1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Gián án Thuyết minh về bánh ít lá gai (chọn lọc)

4 10K 57

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 98 KB

Nội dung

“Muốn ăn bánh ít gai Lấy chồng Bình Định sợ dài đường đi” (Ca dao ) Câu ca dao từ lâu đã trở nên quen thuộc của người dân Bình Định. Quen thuộc không phải ở nội dung tâm sự của người con gái muốn về làm dâu xứ “nẫu” mà quen thuộc bỡi chiếc bánh ít gai- một đặc trưng của xứ dừa Bình Định. Vâng! Không chỉ đặc trưng từ hương vị ngọt bùi thơm dẻo kết tinh từ lao động và sáng tạo của người nông dân; không chỉ đặc trưng từ hình dáng tựa những ngôi tháp Chàm cổ kính rêu phong, từ sắc màu đen lục của gai và nếp dẻo mà còn đặc trưng bỡi cái tên gọi mang đầy chất huyền thoại. Đến những huyền thọai đẫm chất nhân sinh Theo sự tích xưa, thì sau khi chàng Lang Liêu- con trai của vua Hùng thứ sáu đã thắng cuộc trong hội thi làm các món ăn để cúng trời đất, tổ tiên trong ngày tết đầu năm mới với hai thứ bánh ngon lành và đầy ý nghĩa bánh chưng và bánh dày, một nàng con gái út của vua thường được mọi người gọi trìu mến nàng Ut ít, vốn rất gioi giang, khéo léo trong công việc bếp núc, đã nhân dịp đó trổ tài, sáng tạo thêm ra những món bánh mới. Nàng Út muốn có một thứ bánh mới vừa mang hương vị bánh dày, vừa mang hương vị bánh chưng của anh mình. Nàng liền lấy chiếc bánh dày bọc lấy nhân của chiếc bánh chưng. Thứ bánh mới này quả đã đạt được yêu cầu tuy hai mà một của nàng Út. Có thứ bánh mới, nàng Út lại suy nghĩ rồi quyết định phỏng theo hình dáng của bánh dày và bánh chưng để làm thành hai dáng bánh khác nhau, một thứ dáng tròn không gói lá, giống hệt như bánh dày, một thứ dùng gói kín thành dáng vuông giống hệt như bánh chưng để đạt được ý nghĩa “tuy hai mà một”. Nhưng cả hai thứ bánh đó đều làm nho nhỏ xinh xinh để tỏ ý khiêm nhường với thứ bậc út ít của mình trước các anh chị. Sau hội thi, ngoài bánh dày, bánh chưng được coi như những thứ bánh thiêng liêng ra, những cặp bánh mang ý nghĩa “tuy một mà hai, tuy hai mà một” của nàng Út cũng được mọi người khen ngợi không ngớt. Sau này, những thứ bánh ấy được lưu truyền trong dân gian, mọi người làm theo và cứ gọi bánh này bánh Út Ít để phân biệt với bánh chàng Lang Liêu, tức bánh dày và bánh chưng. Trải qua nhiều thời đại, bánh nàng Út Ít đã được cải tiến trở thành nhiều hình vẻ hơn và tên bánh được gọi vắn tắt bánh út ít, rồi thành bánh ít như ngày nay. Cũng có người giai thích rằng loại bánh này nhiều hình nhiều vẻ : Thứ gói lá, thứ để trần, nặn cao, nặn dẹt, thứ trắng, xanh, đen, thứ nhân dừa , nhân đậu . nên khi làm bánh, dù để ăn hay để bán, người ta cũng thường làm mỗi thứ một ít cho có thứ nọ, thứ kia, đủ vẻ, đủ hình, do đó mà thành bánh ít. Có câu ca dao: Bánh thật nhiều , sao kêu bánh ít Trầu có đầy sao gọi trầu không? cũng bắt nguồn từ sự tích như vậy. Đó cách lý giải của người Việt xưa, còn người Bình Định thì lại lý giải bằng cách liên hệ giữa hình dáng bánh ít với tháp Chàm ở Bình Định. Hầu hết các tháp Chàm ở Bình Định đều đứng trên đồi cao, tạo môt đỉnh nhọn ở giữa như chiếc bánh ít.Và thực tế, tại Bình Định cũng có hẳn một ngôi tháp mang tên Bánh Ít đi vào ca dao: Tháp Bánh Ít đứng sít cầu Bà Di Vật vô tri cũng thế huống chi tui với bà. Cách lý giải thứ hai dựa vào tục lễ hồi dâu của các cặp vợ chồng mới cưới. Ở Bình Định, mỗi khi về hồi dâu sau ba ngày cưới, cô gái nào cũng chuẩn bị một quả bánh ít do tự tay mình làm, mang về cúng gia tiên và biếu bố mẹ ruột làm quà để tỏ lòng hiếu thảo. Món quà tuy “ít”, nhưng “của ít lòng nhiều”, ở đó nó còn có cả những giọt mồ hôi, sự nhẫn nại kiên trì , đôi bàn tay khéo léo, và đặc biệt tấm lòng hiếu để của cô gái xa cha mẹ về làm dâu xứ người. Dù chỉ trong ba ngày cưới, bận rộn với bao nhiêu niềm hạnh phúc ,lo toan, song người con gái vẫn không quên cha mẹ mình, vẫn dành thì giờ để làm những chiếc bánh “ít” thơm thảo chờ ngày hồi dâu mang về làm quà cho bố mẹ. Nghĩa cử ấy thật không có gì bằng! Có lẽ chính vì thế mà nghề làm bánh ít ngày nay vẫn được lưu truyền khá nhiều ở nông thôn Bình Định. Nó không chỉ đơn thuần mang lại những khoản thu nhập nho nhỏ cho người dân mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc gìn giữ giá trị truyền thống, giá trị giáo dục lòng yêu thương, tôn kính cha mẹ và rèn luyện tính kiên trì khéo léo cho con cái. - Và những cách làm nên tình bánh Để làm được chiếc bánh ít, người ta phải trải qua nhiều công đoạn, dụng khá nhiều công sức, sự dẻo dai , bền bĩ và khéo léo. Đầu tiên phải chọn nếp để xay (nếp dùng làm bánh ít phải nếp mới , thơm, độ dẻo vừa) rồi vo kỹ, ngâm với nước vài giờ, sau đó mới xay nhuyễn. Nếu xay bằng cối xay thủ công, phải đăng cho ráo nước để được một khối bột dẻo. Để có màu xanh đen và hương vị thơm chát cho bánh, người ta hái gai non (Cây gai thường mọc sẵng ở các hàng rào quanh nhà), rửa sạch rồi luộc chín, vắt khô, sau đó trộn với bột dẻo đem đi giã. Đây công đoạn dụng khá nhiều sức. Vì nếu giã chưa nhuyễn, bánh ăn lợn cợn, tạo cảm giác không ngon.Tiếp đến công đoạn làm nhân “nhưng” bánh.”Nhưng” bánh ít gai bao gồm đậu xanh, đường, dừa, có chút quế và bột va-ni cho thơm. Đậu xanh đem xay bửa đôi rồi ngâm và đãi cho sạch vỏ trước khi luộc chín . Cùi dừa được bào ra thành sợi , bỏ vào chảo gang xào chung với đường một lúc cho đến độ chín tới mới trộn tiếp đậu xanh. Xào “nhưng” trên bếp lửa liu riu cho đến khi nào đường chín tới, ”nhưng“ có màu vàng sẫm, dẻo quánh, mùi thơm bốc lên ngào ngạt vừa. Làm bánh ít không khó, nhưng đòi hỏi phải khéo léo. Sau khi đã xào “nhưng” xong, ngắt một miếng bột nếp , tẻ thành bánh mỏng hình tròn trên lòng bàn tay, rồi vốc một nhúm nhưng bỏ vào giữa, túm bốn bên lại cho khít mối, sau đó vo tròn trong lòng bàn tay. Lúc này bột nếp đã bọc toàn bộ nhưng bánh thành một khối tròn. Để cho bánh khỏi dính, người ta chấm một chút dầu phộng, xoa đều trên tấm chuối xanh, sau đó bọc bánh lại theo hình tháp rồi mang đi hấp. Có nơi, người ta hấp bánh trần, bánh chín mới gói để giữ màu xanh của chuối. Khi ăn chỉ cần bóc nhẹ lớp chuối xanh hiện ra lớp da bánh ít màu đen bóng, đầy vẻ quyến rũ, huyền bí. Ngoài bánh ít gai, có một số nơi làm bánh ít thường bằng bột nếp, màu trắng, có nhưng đậu xanh, nhưng dừa đường hoặc nhưng tôm, thịt; có loại gói chuối, có loại để trần; Cũng có loại làm bằng bột khoai mì, bột củ dong . và đều làm chín bằng phương pháp hấp như trên, song người An Nhơn, Bình Định thì chỉ làm bánh ít gai nhưng dừa hoặc nhưng đậu xanh gói chuối rồi mới đem đi hấp. Vĩ thanh cho một món quà quê Ở hầu hết các làng quê Bình Định, đám giỗ nào cũng có bánh ít gai ( còn trong lễ tết thì không có bánh ít mà thay bằng bánh tét ). Bánh cúng xong được dọn lên mâm cỗ làm món quà tráng miệng và làm quà bánh cho người ở nhà. Đây cũng nét khác biệt trong văn hoá ẩm thực và văn hoá ứng xử của người Bình Định . Ngày nay, dù có nhiều loại bánh hiện đại, ngon, rẻ và hấp dẫn hơn nhiều, song người Bình Định vẫn không bỏ nghề làm bánh ít gai. Nếu không làm để bán được thì cũng làm để cúng giỗ và làm quà cho lễ hồi dâu. Họ truyền nghề này cho thế hệ con cái, nhất con gái, như một thứ bảo bối gia truyền. Thiết nghĩ trong bộ môn kỹ thuật bậc trung học, cũng nên đưa cách làm bánh ít vào giảng dạy cho học sinh, bỡi đây không đơn thuần một nghề, mà một nét đẹp văn hoà cần lưu truyền và gìn giữ Bánh ít gai Bình Định dẻo nhưng không dính răng. Cắn một miếng, đầu lưỡi sẽ thấy ngay vị ngọt của đường, vị thơm của nếp, vị béo của dầu, vị bùi của đậu, hương cay nồng của gừng, tạo một cảm giác khoái khẩu và rất riêng Bánh này còn gọi bánh ít đất võ, được gói bằng chuối tơ, mướt dịu. Bánh làm rất công phu. Thoạt tiên, chọn gai trồng trong vườn. phải có hình trái tim, hơi xốp, và khô. Làm một trăm bánh ít phải hái đến hai ba thúng gai. đem rửa sạch, luộc chín, để thật ráo nước rồi đem vào cối giã nhuyễn. Phải trai lực lưỡng mới đủ sức quết. Gọi quết vì cần nhuyễn như bột nên phải giã lâu. Bấy giờ mới đem bột nếp, thứ nếp thơm dẻo, trộn với đường bánh màu đen, sau đó đổ bột nếp vào cối. Quết tiếp hai ba chày đến khi phải thoa dầu phộng, hoặc dầu dừa vào đầu chày để bột khỏi dính và dầu được trộn đều. Nhân bánh, có thể dùng đậu xanh, đậu đen hay cơm dừa nạo nấu chín với đường, đôi khi người ta dùng tôm xào với thịt để làm nhân, đó loại bánh ít mặn. chuối cắt khoanh tròn, hơ lửa cho mềm, thoa dầu phộng và gói bánh thành hình tháp vuông rồi đem hấp cách thủy. Nhìn chiếc bánh người ta có thể biết được độ ngon của bánh và kỹ thuật gói của người con gái đất võ. Bánh ít gai thật dẻo nhưng không dính răng. Cắn một miếng, đầu lưỡi sẽ thấy ngay vị ngọt của đường, vị thơm của nếp, vị béo của dầu, vị bùi của đậu, hương cay nồng của gừng, tạo một cảm giác khoái khẩu và rất riêng. Bạn có thể ăn nhiều bánh ít gai mà không sợ đau bụng. Theo lời giải thích của người dân đất võ thì trong gai có vị thuốc chống đau bụng, đặc biệt vị gừng tạo độ ấm và gai còn tác dụng chữa trị bệnh no hơi. Ở vùng Tam Quan (Hoài Nhơn) xứ dừa nên thường nhân bánh ít được làm bằng bánh dừa xay nhỏ. Ăn bánh ít gai Tam Quan, có vị béo lẫn vị ngọt không sao quên được. Ở vùng gần biển thì nhân bánh ít làm bằng tôm và thịt. Giống tôm rằn vị ngọt đậm đà xào với thịt ba chỉ, thêm một ít muối, hành, tiêu thành hương vị biển. Bánh ít gai đặc sản của Bình Định. Sau này, cách làm bánh lan rộng khắp vùng ven biển miền trung. Bánh ít gai Bình Định nổi tiếng vì hương vị thơm ngon. Khi đi chơi xa hay thăm người thân, người Bình Định thường làm, hoặc mua vài ba chục bánh mang theo ăn dọc đường, hoặc để biếu, làm quà. Dù để năm, sáu ngày sau, bánh vẫn ngon.Nhất vào những ngày Tết Nguyên đán, mồng Một, Rằm, Tết Đoan Ngọ (5-5) người Bình Định, rồi cả Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên . đều làm, hay mua ba bốn chục chiếc bánh ít gai để cúng tổ tiên.Ông bà thường dặn con cháu: ""Con gái Bình Định không biết làm bánh ít gai thì chưa thể làm dâu nhà chồng"". Làm nên chiếc bánh phải kỳ công, vất vả cùng với sự khéo léo, thành thục.Nguyên liệu phải đủ năm thứ: gai, gạo nếp, đường, đậu xanh và chuối. gai luộc chín, cho vào cối quết nhuyễn. Gạo nếp giã, xay, nghiền thành bột. Đường thì nấu đến độ đặc sánh. Ba thứ nguyên liệu đó trộn, nhồi thật đều, rồi đem chia ra thành từng miếng. Đậu xanh đãi vỏ, đem hấp, giã mịn, viên tròn dùng làm nhân. Nhân điểm mấy miếng bí đao xắt hạt lưu, chuối hơ lửa gói bánh. Cho vào nồi hấp chín. Để nguội, khi ăn bóc lớp chuối, chiếc bánh lộ ra một mầu đen tuyền, bóng láng. Thưởng thức miếng bánh ta thấy được vị thơm rất đặc trưng, tinh khiết của gai, của gạo nếp, của đường, đậu xanh hòa quyện vào nhau. Bánh ít gai - thứ bánh dân dã mà ngon ngọt, đậm đà, quyến rũ. Mỗi khi nhớ về xứ dừa Bình Định, người xa quê lại nao nao nhớ về vị thơm ngọt của bánh ít gai. Bình Định một tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền Trung.Xưa kia, người Bình Định đã từng nổi tiếng về tài sáng tạo và sự khéo léo trong ẩm thực, ấy thế nên đã có câu ca dao: "Tiếng đồn Bình Định có tài Nấu một chén gạo nổi hai cũng đầy" Và nhắc đến đặc sản Bình Định người ta không thể quên nhắc về bánh ít gai,một đặc sản của người dân nơi đây! Để có chiếc bánh ít gai thật ngon, người ta phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mẩn. Đầu tiên phải chọn loai nếp mới, thơm, độ dẻo vừa phải đem vo kỹ, ngâm trong nước lạnh vài giờ, để ráo nước sau đó xay nhuyễn. Kế đó chọn gai. Chiếc bánh ít gai có màu xanh đen đặc trưng, vị thơm mát nhờ vào hương vị đặc biệt của chiếc gai. (Cây gai thường mọc sẵn ở các hàng rào quanh nhà, rất phổ biến ở Bình Định). Khi hái gai, người ta chú ý chọn lấy loại bánh tẻ sau đó rửa sạch rồi luộc chín, vắt lấy nước đem trộn với bột nếp thành một khối dẻo. Để bánh dẻo hơn nữa, người ta đem bột đã trộn với nước cốt gai giã thêm lần nữa. Đây công đoạn mất khá nhiều sức. Vì nếu giã không nhuyễn, bánh ăn lợn cợn, tạo cảm giác khó chịu, không ngon. Tiếp đến công đoạn làm nhân (nhưn) bánh. Nhân bánh bao gồm đậu xanh, đường, dừa, một chút bột quế hoặc bột va-ni cho thơm. Đậu xanh đem xay vỡ đôi rồi ngâm, đãi với nước lạnh cho sạch vỏ trước khi luộc chín. Cùi dừa bào ra thành từng sợi nhỏ, bỏ vào chảo gang xào chung với đường cho chín tới, đem trộn tiếp đậu xanh. Hỗn hợp trên được xào với lửa liu riu cho đến khi chuyển màu vàng sẫm, dẻo quánh, mùi thơm bốc lên ngào ngạt vừa. Sau khi đã xào nhân xong, ngắt một miếng bột nếp, ép mỏng thành hình tròn trên lòng bàn tay, cho một nhúm nhân vào giữa, túm bốn bên lại cho khít mối, dùng hai tay vo tròn. Lúc này bột nếp đã bọc toàn bộ nhân bánh thành một khối. Để cho bánh khỏi dính, người ta chấm một chút dầu phộng, xoa đều trên tấm chuối xanh, sau đó bọc bánh lại theo hình tháp rồi mang đi hấp. Có nơi, người ta hấp bánh trần, bánh chín mới gói để giữ màu xanh của chuối. Khi ăn chỉ cần bóc nhẹ lớp chuối xanh hiện ra lớp da bánh ít màu đen bóng, đầy vẻ quyến rũ, huyền bí. Bánh ít gai mang vị thơm rất đặc trưng, đó vị tinh khiết của gai, vị dẻo thơm của gạo nếp, vị ngọt của đường, vị bùi đậu xanh hoà quyện vào nhau. Tuy đơn sơ mộc mạc nhưng rất gần gũi. Đây thứ bánh không thể thiếu trong những ngày cưới xin, giỗ kỵ, lễ tết . của người dân Bình Định. Phân lượng này làm được khoảng 10 cái bánh cỡ 10x10cm, dày chừng 2cm. - 500gr gai tươi. - 500gr bột nếp - 100gr bột sắn. - 300gr đậu xanh cà (đậu xanh hột đã làm sạch vỏ và tách làm hai) - 300gr đường trắng. - 150gr dừa khô nạo sợi thật nhỏ. - 30gr mè trắng. - 100gr mỡ gáy heo. - Dầu ăn. - Nước hoa bưởi (tùy ý sử dụng hay không). - Chuẩn bị ít chuối tươi, rọc bỏ cuống, trải phơi cho khô úa, cắt miếng cỡ 20x30cm. Lạt tre mềm hoặc dây nhựa tương tự dùng để cột. - Xửng hấp. THỰC HÀNH 1. LÀM VỎ BÁNH - Chọn gai tươi, sắc xanh đậm, không non không già. Nếu non quá thì không đủ bột còn già quá lại nhiều xơ khó giã cho mịn. Xé làm hai, tước bỏ xơ, bỏ sống lá, rửa sạch, luộc cho thật mềm nhừ vớt ra, để nguội, vẩy cho thật ráo nước. Cho vào cối hoặc máy nghiền từng ít một, giã cho nhuyễn mịn. Lưu ý phải giã thật mịn nếu không bánh sau khi làm sẽ lợn cợn. Sau khi luộc và giã mịn bột gai sẽ có màu xanh đen rất đậm. - Có thể dùng máy xay cắt có dao hình chữ S để xay cắt nhiều lần cho thật nhuyễn mịn. - Trộn đều bột nếp + bột sắn. Nhồi hoặc quết đều hỗn hợp bột với gai đã giã mịn. Phải nhồi quết thật kỷ, nếu không hỗn hợp bột sẽ bị lợn cợn làm vỏ bánh không mịn. - Nấu tan 150gr đường với chừng ¼ lít nước, để nguội. Dùng nước đường cho vào từ từ hỗn hợp bột + gai, nhồi kỷ cho thật mịn bóng, hỗn hợp vừa dẻo được. Tùy chất lượng bột, không nhất thiết phải dùng hết lượng nước đường. - Nếu thích vỏ bánh ngọt nhiều thì tăng lượng đường trong khoảng 50gr. Bánh ngọt nhiều sẽ để được lâu hơn. - Chia lượng bột vỏ bánh này làm 10 phần đều nhau. - Mè rang vàng, để nguyên vỏ. 2. NHÂN BÁNH Bánh gai - ảnh T.C - Đậu xanh cà ngâm nước nóng khoảng 2 giờ, hong chín, giã nhuyễn mịn. - Mỡ gáy heo luộc chín, xắt hạt lựu nhỏ, trộn với khoảng 2 muỗng cà phê đường cát trắng, để chỗ thoáng cho đến khi tan đường, mỡ trở trong. Vớt lấy phần mỡ, bỏ nước đường dư. - Dừa nạo sợi trụng qua nước sôi, để ráo. - Trộn đều hỗn hợp đậu xanh, mỡ hạt, dừa với khoảng 150gr đường còn lại. Nếu thích cho vào hỗn hợp nhân vài giọt tinh dầu hoa bưởi. - Chia đều nhân thành 10 phần. - Trong phần nhân bánh có người chỉ làm thuần túy với đậu xanh tán nhuyễn chứ không dùng dừa nạo và mỡ gáy heo nhưng cũng có người chỉ dùng dừa để làm nhân và để làm bánh chay thì họ không dùng mỡ gáy heo. 3. GÓI VÀ HẤP BÁNH - Lau sạch chuối khô bằg khăn ướt cho dịu xuống; chuẩn bị ít dầu thực vật, rửa sạch tay, xoa tay với ít dầu. - Nhấn dẹp từng phần bột vỏ ra cho dày đều, đặt một phần nhân vào giữa miếng bột vỏ, bọc lại phần bột vỏ rồi vo tròn lại cho đều sao cho phần vỏ có độ dày đồng đều bao quanh nhân, lăn bánh vào mè. - Lót từ hai đến ba miếng chuối xếp mí lên nhau liền lạc, thoa lên mặt trong cùng ít dầu ăn rồi đặt viên bánh vào giữa, ấn hơi dẹp ra rồi xếp kín bốn cạnh thành hình vuông cạnh khoảng chừng 10cm xong rồi vuốt ép cho bánh chạy trải đều bên trong lớp lá, gói thêm ra ngoài ba bốn lớp nữa và lưu ý một lần gói một lớp xoay ngược mí xếp vào nhau chứ không phải chồng bốn lần lên và xếp bốn mí cùng một lúc, có vậy bánh mới thật kín gói cho thật kín. Xếp hai bánh thành một cặp hoặc 4 - 5 cái gì cũng được miễn sao cho phần mí mỗi bánh ép vào nhau, dùng lạt ràng lại vừa chắc tay kẻo rách lá. - Hấp bánh trong xửng nhiều nước và để sôi lớn lửa, xếp thưa bánh và không quá hai chồng bánh để bánh dễ chín đều. Hấp khoảng 30 phút sau khi nước sôi được. Lấy bánh ra, để bánh ra chỗ thoáng gió cho mau ráo khô. * Bánh gai muốn để lâu, phải tăng lượng đường cho vỏ bánh gọt gắt và láng nhiều dầu vào gói. Bánh mới làm qua 2 - 3 ngày mà bị chảy nhựa hoặc mốc do chất lượng bột nhồi không kỷ và thiếu đường. Chiếc bánh ít gai ngoại nấu có mùi gai thơm ngan ngát, lớp bột mềm mịn, dai nhưng không dính lưỡi, dính tay, nhân và bánh ngọt quyện vào nhau. Tôi một kẻ đạo nếp. Tôi có thể ăn xôi thay cơm. Và tôi nghiền ăn các loại chè, bánh làm từ nếp. Ngay từ thuở bé, tôi đã được mẹ mớm cho những miếng bánh ít ngọt lịm của quê ngoại. Mãi đến lớn, tôi mới biết đó những chiếc bánh ít gai khác hẳn với món bánh ít Nam Bộ bán nhiều tại Sài Gòn. Tác giả của những chiếc bánh ít gái đó chính bà ngoại từ Bình Định gửi vào làm quà cho cháu. Con gái lấy chồng ở Sài Gòn, sợ cháu mình quên quê hương nên có dịp bà gởi quà quê vào. Tuy "của một đồng, công một lượng" nhưng đó cách bà yêu con, thương cháu không gì có thể so sánh được. May mắn mỗi dịp hè, anh em chúng tôi lại được mẹ đưa về quê ngoại. Đó khoảng thời gian hạnh phúc với cảnh đồng ruộng với sự yêu chiều của bà ngoại. Dĩ nhiên, đó cũng chính lúc tôi được ăn no nê với những chiếc bánh ít đen óng, lấm tấm mè tuyệt ngon của bà. Để làm món bánh ít cho cháu từ Sài Gòn về quê, ngoại dậy từ sớm, đi ra sau vườn cắt gai. gai thoạt nhìn khá giống dâu tằm ăn mọc đầy khắp ngõ quê. Ngoại cẩn thận chọn những gai xanh tươi, to vừa phải để trộn vào bột bánh vừa thơm ngon lại không gây lợn cợn. Ngoại vốn một người khó tính nên chuyện làm bánh ít gai cả sự cầu kỳ công phu không qua loa như những nhà khác. Anh em chúng tôi thường phụ ngoại cắt gân gai để bánh ít có vị thơm thanh tao hơn. gai cắt gân xong sẽ được đem đi luộc. Từ màu xanh tươi rói, gai bắt đầu chuyển sang màu xanh đen. Sau đó, ngoại bắt đầu công việc vắt gai cho khô nước. Công đoạn mà anh em chúng tôi thích nhất nhìn bà giã bột. Tiếng chày giã vào cối nghe thậm thịch vui tai. Ngoại tôi đã ngoài 60 tuổi nhưng vẫn còn khá khoẻ nên tự tay giã bột mà không cần nhờ con cháu. Bà vẫn thường đùa "con gái Bình Định múa roi riết nên khỏe vậy đó". Chúng tôi thường yêu cầu ngoại cho chúng tôi giã bột nhưng chỉ được vài phút chán, lại chạy ra sân chơi đùa. gai được để vào cối rồi lần lượt ngoại bỏ bột nếp khô vào, rồi thêm đường giã đều cho quyện vào nhau. Chỉ riêng khâu bột nếp khô cũng một nhiêu khê khác của ngoại được chuẩn bị lâu từ trước. Nếp được vo sạch, ngâm nước và giã thành bột. Bột nếp được lọc lại nhiều lần để được một mầu trắng tinh. Nhân cho bánh ít cũng được chuẩn bị cực khổ không kém. Đậu xanh đãi vỏ, đem nấu rồi giã nhuyễn cho mịn. Sau khi có được loại bột đen đặc quánh ưng ý, bà bắt đầu đem đi hấp. Ngoại một người kỹ tính nên sợ hấp một khối bột sẽ không chín đều hoặc bị nhão nên phải chia khối bột thành nhiều miếng nhỏ như lòng bàn tay để đem hấp. Trong lúc hấp bột bà lại thoăn thoắt chuẩn bị nhân. Dừa Tam Quan được bào nhuyễn xào với đường, đậu xanh rồi vo thành viên. Bột hấp chín xong được ngoại gom lại nhồi thêm một lần nữa để đảm bảo lớp vỏ bánh ít mềm mịn đều như nhau. Sau đó, mới được chia làm nhiều phần nhỏ lần thứ 2 để gói nhân. Cuối cùng bọc lớp chuối thoa ít dầu phộng và mè. Khi mở ra, chiếc bánh ít gai đen tuyền, óng ả và điểm xuyết màu vàng của mè. Cảm giác đầu tiên khi ăn chiếc bánh ít gai của ngoại nấu mùi thơm ngan ngát. Lớp bột mềm mịn, có độ dai nhưng không dính lưỡi, dính tay như các loại bánh nếp khác. Nhân và bánh ngọt đều như hoà quyện vào nhau. Thỉnh thoảng vị ngọt của bánh càng thêm ngất ngây khi cắn trúng phải vị bùi của hạt mè. Mãi đến sau này, tôi mới biết đó một cách làm công phu tỉ mỉ vì nhiều người gói bột sống vào nhân rồi đem đi hấp. Khá ngộ khi ngoại tôi không chăm sóc vẻ bề ngoài của chiếc bánh ít. Ngoại tôi chỉ gói bánh ít tròn, dùng chuối túm 2 đầu thế xong. Trong khi, nhiều nơi lại gói bánh ít theo hình chóp như gợi hình ảnh quê hương Bình Định với chiếc Tháp bánh ít. Kỳ công và cực nhọc thế đó nhưng bà lại vui vì được ngắm nhìn lũ con cháu vui cười, chạy quanh quẩn bên cối bột. Niềm vui của bà chỉ giản dị như vậy, mong cháu về quê để gói bánh cho cháu ăn. Điều làm ngoại buồn không thể làm cho lũ chúng tôi món bánh ít gai trong dịp Tết vì chỉ có những hè được nghỉ nhiều, tôi mới về quê. Ngoại thường gọi đây bánh ít đen. "Ăn bánh ít đen nghĩa nhiều đỏ rồi. May mắn suốt năm" ngoại cười móm mém nói với chúng tôi… . bánh ít lá gai ( còn trong lễ tết thì không có bánh ít mà thay bằng bánh tét ). Bánh cúng xong được dọn lên mâm cỗ làm món quà tráng miệng và làm quà bánh. hình dáng của bánh dày và bánh chưng để làm thành hai dáng bánh khác nhau, một thứ dáng tròn không gói lá, giống hệt như bánh dày, một thứ dùng lá gói

Ngày đăng: 04/12/2013, 07:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w