1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Gián án SKKN- toan 7

13 307 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 237 KB

Nội dung

PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH NẮM VỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN TẠI LỚP Họ và tên tác giả: Đơn vị công tác: 1/.Lí do chọn đề tài: Để đáp ứng được nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, bản thân tôi cảm thấy sự cần thiết phải nghiên cứu “phương pháp hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức cơ bản tại lớp” nhằm mục đích: -Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản tại lớp -Học sinh có thể vận dụng kiến thức vừa tiếp thu được để giải một số bài tập áp dụng đơn giản -Rèn cho học sinh một số kĩ năng cơ bản khi giải Toán -Làm cho học sinh thấy yêu thích môn Toán hơn và học tập nó một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn. 2/.Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: -Học sinh khối 7 trường trung học cơ sở -Thông qua các tiết dạy trực tiếp trên lớp -Thông qua dự giờ, rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp. -Triển khai nội dung đề tài và kiểm tra, đối chiếu kết quả học tập của học sinh từ đầu năm học đến kết quả học kì một. 3/.Đề tài đưa ra giải pháp mới: -Phát huy tính tích cực,độc lập họat động của học sinh trong giờ học. -Thu hút sự chú ý của học sinh 4/.Hiệu quả áp dụng: Hơn 70% học sinh có học lực từ khá trở xuống nắm được kiến thức cơ bản khi lên lớp và vận dụng để giải một số bài toán áp dụng cơ bản. Học sinh dạng trung bình, yếu cũng thấy thích môn Toán hơn và mạnh dạng hỏi lại giáo viên khi phần nào chưa hiểu. Sự tập trung chú ý khi học của học sinh cũng phần nào được nâng cao. 5/.Phạm vi áp dụng: Đề tài được áp dụng cho tất cả các học sinh có học lực trung bình, yếu,kém ở các khối lớp trong trường Trung học cơ sở ….Nhưng cụ thể hơn là học sinh lớp … được áp dụng, theo dõi và so sánh kết quả cụ thể. Trang1 Người thực hiện A/.MỞ ĐẦU: : PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH NẮM VỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN TẠI LỚP 1./Lí do chọn đề tài: Trong nhà trường, môn Toán có một vai trò, vị trí và ý nghĩa hết sức quan trọng. Thứ nhất, môn Toán có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu chung của giáo dục. Môn Toán góp phần phát triển nhân cách cho học sinh. Cùng với việc tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo những tri thức và rèn luyện kĩ năng Toán học cần thiết, môn Toán Trang2 còn góp phần phát triển năng lực trí tuệ chung như phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, …, rèn luyện những đức tính của người lao động như tính cẩn thận, chính xác, tính kỉ luật, tính phê phán và óc thẩm mĩ.Thứ hai là môn Toán cung cấp những vốn văn hóa phổ thông một cách có hệ thống và tương đối hòan chỉnh bao gồm kiến thức, kĩ năng và tư duy. Thứ ba, môn Toán còn là công cụ giúp cho việc dạy và học các môn học khác. Cùng với việc kiến tạo tri thức, môn Toán trong nhà trường còn rèn luyện cho học sinh những kĩ năng tính toán, vẽ hình, kĩ năng sử dụng những dụng cụ Toán học và máy tính điện tử, khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác.Bước đầu hình thành thói quen tự học, diễn đạt chính xác ý tưởng của mình và hiểu được ý tuởng của ngừơi khác. Để đạt được mục tiêu đào tạo con người mới , toàn bộ hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lí “ học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà truờng kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”. (Luật giáo dục 2005, chương I, điều 3). Nhưng để có thể vận dụng được những kiến thức Toán học vào thực tiễn thì trước hết đòi hỏi người học phải nắm vững được phần kiến thức được truyền thụ trên lớp. Có nắm vững lí thuyết thì học sinh mới có thể vận dụng một cách linh họat, chính xác vào việc giải một số bài tập áp dụng cơ bản và ứng dụng chúng vào thực tiễn. Nhưng làm thế nào để học sinh có thể nắm được dễ dàng những kiến thức mà giáo viên truyền thụ khi lên lớp. Công việc này cũng rất khó khăn. Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: phương pháp giảng dạy của giáo viên, mức độ chú ý của học sinh,trình độ của mỗi học sinh, tác động của yếu tố bên ngòai, sự thích thú, đam mê của học sinh… Vì vậy, hôm nay tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Phương pháp hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức tại lớp” nhằm rút ra những giải pháp hữu hiệu trong quá trình dạy học. 2/.Đối tượng nghiên cứu: -Học sinh có học lực trung bình, yếu -Các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới -Khả năng tiếp thu kiến thức mới của học sinh trong từng tiết học. 3/.Phạm vi nghiên cứu: -Học sinh trong lớp … trường Trung học cơ sở … 4/.Phương pháp nghiên cứu: -Thông qua các tiết dạy trực tiếp trên lớp -Thông qua dự giờ, rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp. -Triển khai nội dung đề tài và kiểm tra, đối chiếu kết quả học tập của học sinh từ đầu năm học đến kết quả học kì một. Giả thiết khoa học đặt ra: Học sinh nắm được kiến thức trên lớp, vận dụng giải các bài tập áp dụng. Học sinh thấy yêu thích môn Toán hơn và có các kĩ năng cơ bản khi giải Toán. B/.NỘI DUNG: 1/.Cơ sở lý luận: Trang3 Luật giáo dục 2005 (chương I, điều 3) có qui định “ học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lí luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà truờng kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội”. Nhưng trước khi muốn thực hành thì học sinh phải nắm vững lí thuyết cơ bản trên lớp. Và để cho học sinh nắm vững lí thuyết trên lớp thì giáo viên cần phải “ đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều của người học, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo…” ( nghị quyết trung ương 2 khóa VIII) Để đáp ứng nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học thì người giáo viên cần phải nỗ lực nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu nhằm cho học sinh thấy được vai trò chủ đạo của mình. Từ đó học sinh sẽ hình thành tính độc lập họat động, tự lĩnh hội tri thức dưới sự dẫn dắt của giáo viên. Tuy nhiên, với trình độ hiện nay học sinh không thể tự mình lĩnh hội khối lượng lớn kiến thức cùng một lúc. Vì vậy, giáo viên cần phải nghiên cứu, tìm ra những phương pháp thích hợp nhằm đảm bảo cho học sinh nắm vững những tri thức được truyền thụ và ứng dụng nó trong việc giải bài tập và ứng dụng thực tế. 2/.Cơ sở thực tiễn: Hiện nay, tình hình học tập của học sinh chiều hướng đi xuống do nhiều yếu tố tác động như: sự chủ quan của học sinh, sự quan tâm gia đình giảm sút , tác động từ các trò chơi điện tử, internet,…. Các em không ý thức được vai trò, ý nghĩa của việc học tập đối với bản thân nên lơ là trong học tập. Một bộ phận học sinh xem việc học như là một sự bắt buộc. Vì vậy các em không chú ý đến việc học. Nếu không có sự yêu thích thì sẽ không có sự nỗ lực trong học tập và việc học của các em nhất định sẽ bị hạn chế. Bên cạnh đó trình độ của học sinh trong lớp không đồng bộ và mức độ chú ý của các học sinh khác nhau nên công việc giảng dạy nhằm giúp tất cả học sinh nắm vững kiến thức khi lên lớp là một việc làm rất khó khăn. 3/.Nội dung vấn đề: Ở chương trình Toán lớp 7 có rất nhiều kiến thức rất quan trọng và được vận dụng nhiều ở các lớp sau . Vì vậy không những đòi hỏi học sinh phải nắm kiến thức mà còn phải nắm một cách chính xác để vận dụng một cách linh họat vào việc giải bài tập. Nhưng làm thế nào để học sinh nắm vững kiến thức khi lên lớp là vấn đề quan trọng và khó khăn. Để làm được điều này đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi những phương pháp cụ thể nhằm giúp cho học sinh thích thú hơn với môn Toán, thấy môn Toán không còn khó khăn và gần với thực tế hơn. Do đó trong một tiết dạy để học sinh nắm kiến thức tại lớp thì thừơng thông qua các bước sau: 1.1/.Xây dựng những kiến thức mới thông qua cơ sở la các kiến thức cũ đã học hoặc thông qua phương pháp đo đạc. 1.2/.Học sinh tự phát hiện kiến thức mới thông qua sự dẫn dắt của giáo viên. 1.3/.Giải thích kiến thức mới vừa phát hiện. 1.4/.Rút ra những vấn đề trọng tâm. 1.5/.So sánh với những kiến thức cũ cùng loại. 1.6/.Ap dụng giải một số dạng toán cơ bản. 1.1/.Xây dựng những kiến thức mới thông qua cơ sở là các kiến thức cũ đã học hoặc thông qua phương pháp đo đạc: Trang4 Từ những kiến thức cũ mà học sinh đã biết, giáo viên liên hệ hình thành cho học sinh những định nghĩa tính chất mới có liên quan. Lúc đó học sinh không cảm thấy bỡ ngỡ mà dễ dàng tiếp thu những kiến thức mới. Học sinh sẽ cảm thấy kiến thức mới vừa tiếp thu có vẻ gần gũi hơn. Ví dụ như trong chương trình đại số 7, tiết 2: “Cộng trừ số hữu tỉ”. Để hình thành công thức cộng, trừ hai số hữu tỉ, giáo viên có thể thực hiện như sau: -GV: cho 2 học sinh thực hiện ví dụ sau và nêu lại qui tắc cộng, trừ hai phân số cùng mẫu và không cùng mẫu. -HS: thực hiện -GV: Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng số nào? -HS: Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số? -GV: vậy muốn cộng hay trừ hai số hữu tỉ ta phải viết số hữu tỉ dưới dạng số nào? -HS: Viết số hữu tỉ dưới dạng phân số -GV: hình thành qui tắc cộng hai số hữu tỉ cho học sinh Ví dụ: 3 5 3 5 8 /. 4 2 2 2 2 a + + = = = 5 2 20 6 26 13 /. 3 4 12 12 12 6 b + = + = = 6 4 6 4 2 /. 7 7 7 7 c − − = = 4 1 8 5 8 5 3 /. 5 2 10 10 10 10 d − − = − = = Tuy nhiên không phải kiến thức nào cũng được xây dựng dựa trên cơ sở là kiến thức cũ. Đối với những bài về hình học giáo viên có thể thông qua cách đo đạc trực tiếp để hình thành kiến thức mới cho học sinh. Lúc đó, học sinh có thể tiếp nhận kiến thức mới một cách trực tiếp và rèn cho học sinh cách sử dụng dụng cụ đo đạc một cách linh họat hơn. Ví dụ minh họa: Bài “Tổng ba góc của một tam giác” -Gv: gọi học sinh lên bảng vẽ tam giác ABC. -HS: vẽ hình -GV: gọi học sinh dùng thước đo góc để đo các góc µ µ µ , ,A B C và nhận xét về số đo của các góc đó -Hs: µ µ µ 0 180A B C+ + = -GV: gọi học định phát biểu định lí tổng ba góc trong một tam giác µ µ µ 0 180A B C + + = 1.2/.Học sinh tự phát hiện kiến thức mới thông qua sự dẫn dắt của giáo viên: Từ sự phân tích và dẫn dắt của giáo viên, học sinh là người tự mình phát hiện ra kiến thức mới thông qua sự hiểu biết của mình. Tuy nhiên cũng không lọai trừ trường hợp học sinh nhìn vào sách giáo khoa để đọc nguyên văn định nghĩa hoặc tính chất trong sách giáo khoa. Nhưng lúc đó học sinh cũng phải theo dõi sự dẫn dắt của giáo viên mới biết là học tới phần nào. Và từ đó học sinh cũng nắm được một phần kiến thức giáo viên Trang5 B C A muốn truyền đạt ( dù là phần nhỏ). Cũng phải nhìn nhận rằng với trình độ của mình và với quĩ thời gian ít ỏi trong một tiết học, học sinh chỉ có thể phát hiện, lĩnh hội một phần kiến thức đặt ra. Vì vậy giáo viên cần phải đưa ra các câu hỏi gợi mở một cách rõ ràng, hợp lí. Ví dụ:Khi dạy bài định lí Pytago, giáo viên có thể đặt ra cho học sinh vấn đề cần giải quyết là tính diện tích của phần không bị che khuất bởi các tam giác vuông bằng nhau trong các hình sau và thông qua các câu hỏi gợi mở của giáo viên để hình thành định lí: -Gv: cho học sinh quan sát cách ghép hình như sách giáo khoa trang 129. -GV: phần không bị che khuất bởi các tam giác vuôngcủa hình 121, 122 là hình gì? -GV: cho học sinh tính diện tích của hình không bị che khuất bởi các tam giác vuông ở cả hai hình vuông. -HS: hình 121: S = c.c = c 2 Hình 122: S = a.a + b.b = a 2 + b 2 -Gv: Diện tích của hình không bị che khuất của cả hai hình vuông trên như thế nào với nhau? -HS: bằng nhau -Gv: Cho học sinh ghi công thức liên hệ -HS: ghi c 2 = a 2 + b 2 -GV: c ,a,blà độ dài các cạnh nào trong tam giác vuông? -HS: c:cạnh huyền; a,b: cạnh góc vuông -GV: gọi học sinh phát biểu mối quan hệ giữa cạnh huyền và 2 cạnh góc vuông trong tam giác vuông và giới thiệu định lí Pytago -HS: phát biểu Hình 121 Hình 122 c 2 = a 2 + b 2 Cạnh huyền 2 = cạnh góc vuông 2 + cạnh góc vuông 2 1.3/.Giải thích kiến thức mới vừa phát hiện: Sau khi học sinh đã hình thành được kiến thức , giáo viên cần lưu ý rằng dù cho người học tự mình kiến tạo được kiến thức mới nhưng nhiều khi học sinh vẫn không nắm bắt được kiến thức một cách trọn vẹn và không biết kiến thức đó có thể được dùng trong những trường hợp nào. Vì vậy, giáo viên cần phải giải thích cặn kẽ cho học sinh về kiến thức mới nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức mới hình thành. Trong khi giải thích những kiến thức mới cho học sinh, giáo viên có thể lấy các ví dụ minh họa cụ thể trong đời sống để học sinh dễ hình dung. Ví dụ minh họa: Khi hình thành công thức hai đại lượng tỉ lệ thuận, giáo viên có thể cho học sinh lấy các ví dụ thức tế trong cuộc sống như: vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ thuận; khối lượng và thể tích của vật đồng chất. 1.4/.Rút ra những vấn đề trọng tâm: Trang6 a a a a a b b b b b a c c c c Thường trong một bài học, học sinh phải tiếp nhận nhiều kiến thức mới. Nhưng khơng phải kiến thức nào cũng quan trọng. Vì vậy để cho học sinh dễ nhớ và khắc sâu được kiến thức thì giáo viên nên rút ra những kiến thức trọng tâm của bài. Giáo viên nên đưa ra những tính chất quan trọng, phát biểu định nghĩa một cách cơ đọng để học sinh dễ nhớ và học bài một cách tốt hơn. Ví dụ 1: Sau khi hình thành cho học sinh định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng thì giáo viên nhấn mạnh cho học sinh: Đường thẳng d muốn là đường trung trực của một đoạn thẳng AB thì phải có 2 yếu tố: -Đường thẳng d đi qua trung điểm I của đọan thẳng AB -Đường thẳng d vng góc với AB tại I -Kí hiệu: ( ) d AB d IA AB I AB ⊥  ⇒  = ∈  là đường trung trực của AB Ví dụ 2: Khi hình thành kiến thức về hai đại lượng tỉ lệ thuận, giáo viên có thể rút ra cho học sinh: Hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau khi cùng tăng hoặc cùng giảm. 1.5/.So sánh với những kiến thức cũ cùng loại: (nếu có) Thơng thường khi xây dựng kiến thức mới giáo viên dựa trên những kiến thức mà học sinh đã được tiếp nhận. Vì vậy, sau khi hình thành được những kiến thức mới cần thiết thì giáo viên nên cho sinh so sánh chúng với những kiến thức cũ (cùng lọai). Học sinh tự so sánh và rút ra những gì giống và khác nhau của hai loại kiến thức đó. Việc làm này nhằm giúp cho học sinh vừa củng cố lại kiến thức cũ vừa khắc sâu kiến thức mới. Ví dụ minh họa: Sau khi hình thành cho học sinh những kiến thức về đại lượng tỉ lệ nghịch, giáo viên có thể cho học sinh so sánh với đại lượng tỉ lệ thuận đã học Tỉ lệ thuận Tỉ lệ nghịch Định nghĩa y = Kx (K là hằng số khác 0) a y x = hoặc xy = a (a là hằng số khác 0) Tính chất 1 2 . 1 2 1 1 2 2 y y K x x x y x y = = = = . . . 1 1 2 2 1 2 2 1 x y x y a x y x y = = = = 1.6/.Ap dụng giải một số dạng tốn cơ bản: Sau khi hình thành, giải thích cho học sinh nắm những kiến thức cơ bản thì giáo viên đưa ra một số ví dụ áp dụng hoặc giải các bài tập áp dụng cơ bản. Học sinh nắm được kiến thức nhưng chưa hẳn học sinh đã biết vận dụng kiến thức đó trong việc giải bài tập và trình bày bài giải một cách logic. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh vận dụng vào việc giải bài tập và cách trình bày để bài giải rõ ràng xúc tích nhất. Trong q trình giải, giáo viên hình thành cho học sinh những kĩ năng cơ bản khi giải. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần chú ý rằng, nên đưa những bài tập phù hợp với từng đối tượng học Trang7 sinh. Và cũng cần chú ý là nên đưa một số lượng bài tập vừa phải. Vì đối với học sinh trung bình, yếu kém thì mức độ vận dụng được kiến thức vào việc giải bài tập áp dụng cơ bản rất thấp.Các em đã bị nhiều “lỗ hỏng” về tri thức, tiếp thu chậm và phương pháp học tập Toán chưa tốt. Ví dụ: Trong bài cộng , trừ số hữu tỉ, giáo viên hình thành cho học sinh kĩ năng cộng, trừ hai số nguyên cùng dấu, hai số nguyên khác dấu, kĩ năng qui đồng phân số thông qua một số ví dụ và bài tập cơ bản như sau: -GV:để cộng, hay trừ các số hữu tỉ thì ta thực hiện như thế nào? -HS: ta viết chúng dưới dạng phân số rồi thực hiện phép tính -GV:cho HS nêu qui tắc cộng, trừ hai số nguyên cùng dấu ( và khác dấu) và qui tắc cộng phân số cùng mẫu (và không cùng mẫu) -GV: gọi 4 học sinh trình bày trên bảng -GV: nhận xét bài làm của học sinh và nhấn mạnh qui tắc cộng, trừ hai số nguyên cùng dấu một cách cô đọng hơn: “cùng, cộng, dấu chung; trái, trừ (lớn trừ nhỏ), dấu số lớn.” Bài tập: Thực hiện phép tính a/. 1 3 2,5 2 + c/. 5 1 12 6 + b/. 1 1 2 1 4 4 − + d/. 4 8 7 3 − Giải 1 7 5 7 5 12 /.3 2,5 6 2 2 2 2 2 1 1 9 5 9 5 4 /. 2 1 1 4 4 4 4 4 4 5 1 5 2 5 2 7 /. 12 6 12 12 12 12 4 8 12 56 12 56 44 /. 7 3 21 21 21 21 a b c d + + = + = = = − − + − − + = + = = = − + + = + = = − − = − = = − Bên cạnh đó, thông qua những bài tập, giáo viên cũng có thể nhấn mạnh cho học sinh những bước khi giải một bài toán. Dựa trên các bước mà giáo viên xây dựng, học sinh có thể từng bước giải các các bài tập cơ bản. Ví dụ :như khi dạy các trường hợp bằng nhau của tam giác, giáo viên có thể rút ra kết luận sau: Thông thường khi chứng minh hai tam giác bằng nhau( ở dạng cơ bản) ta có thể trả lời 3 câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Hai tam giác đang xét là tam giác gì? (Tam giác thường hay tam giác vuông) +Tam giác thường thì cần có 3 điều kiện +Tam giác vuông thì cần có 2 điều kiện Câu hỏi 2: Hai tam giác đang xét có yếu tố gì chung? ( về cạnh hay về góc) Câu hỏi 3: Hai tam giác đang xét có yếu tố gì bằng nhau? (về cạnh hay về góc) Và trình bày một bài toán chứng minh hai tam giác bằng nhau thường theo 3 bước sau: Bước 1:Xét hai tam giác cần chứng minh (tam giác thường hoặc tam giác vuông) Bước 2:Điều kiện bằng nhau ( về cạnh, góc): tam giác thường thì cần đủ 3 điều kiện, nhưng tam giác vuông thì chỉ cần 2 điều kiện. Trang8 Bước 3:Do đó: kết luận sự bằng nhau của hai tam giác và trường hợp bằng nhau của hai tam giác đó. Ví dụ minh họa: GV: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình -GV: hướng dẫn học sinh cách chứng minh thông qua việc trả lời 3 câu hỏi trên. -GV: cho học sinh trả lời 3 câu hỏi trên: 1/.Tam giác MDB và MEC là tam giác gì? Tam giác vuông ( chỉ cần 2 điều kiện) 2/.Có gì chung? Không có gì chung 3/.Có gì bằng nhau? Có: MB = MC µ µ B C= -GV: vậy 2 tam giác trên đã đủ điều kiện để chứng minh không? -HS: trình bày dựa vào 3 bước chứng minh trên Câu b: Tương tự như trên: 1/. ∆ AMB và ∆ AMC là tam giác thừơng ( nên cần 3 điều kiện) 2/. Có cạnh AM chung 3/.Có : MB = MC AB = AC Bài tập:Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi M là trung điểm của BC. Từ M kẻ MD vuông góc với AB tại D, ME vuông góc với AC tại E. Chứng minh rằng: a/. ∆ MDB = ∆ MEC b/. ∆ AMB = ∆ AMC Giải a/.Xét 2 tam giác vuông MDB và MEC có: MB = MC (gt) µ µ B C= Do đó: ∆ MDB = ∆ MEC (cạnh huyền- góc nhọn) b/.Xét ∆ AMB và ∆ AMC có: AM: cạnh chung MB = MC (gt) AB = AC (gt) Do đó: ∆ AMB = ∆ AMC (c.c.c) *Bên cạnh những bước nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức trên lớp, giáo viên cũng cần quan tâm đến tinh thần học tập của học sinh. Trong tiết dạy, giáo viên nên tạo không khí thỏai mái, gần gũi với học sinh nhằm giúp học sinh có cảm giác thích thú. Được học trong không khí thỏai mái thì học sinh sẽ dễ tiếp thu hơn 2/.Kết quả nghiên cứu vấn đề: Qua quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm tôi nhận thấy học sinh có sự tiến bộ. Các em nắm kiến thức tại lớp tốt hơn, vận dụng được những kiến thức cơ bản đó vào việc áp dụng giải bài tập. Các em học sinh yếu, kém cũng dần dần nắm được kiến thức (dù là phần nhỏ) và giải được một số bài tập áp dụng cơ bản. Từ đó kích thích sự phấn đấu học tập của học sinh. Các em cảm thấy học Toán không khó như mình đã nghĩ. Cụ thể qua sự điều tra của giáo viên về kết quả học tập của học sinh qua các giai đọan sau: TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % Trang9 M C B A D E Đầu năm 44 5 11,4 13 29,5 11 25 15 34,1 0 0 Giữa HKI 44 7 15,9 14 31,8 10 22,7 13 29,6 0 0 HKI 44 10 22,7 17 38,7 7 15,9 10 22,7 0 0 C/. KẾT LUẬN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi nhận thấy rằng việc tìm tòi các phương pháp hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức cơ bản tại lớp rất quan trọng. Vì có nắm kiến thức thì học sinh mới có thể giải một số bài tập áp dụng cơ bản. Giải được bài tập sẽ làm cho học sinh hứng thú học hơn. Từ đó, học sinh sẽ cảm thấy học Toán dễ hơn, dẫn đến kết quả học tập khả quan hơn. Và khi nắm kiến thức cơ bản tại lớp sẽ làm giảm thời gian học bài ở nhà của học sinh. Học sinh chỉ cần coi lại lí thuyết và có nhiều thời gian để làm bài tập hơn. Làm nhiều bài tập sẽ hình thành cho học sinh nhiều kĩ năng khi giải toán. 1/.Bài học kinh nghiệm: Ưu điểm: -Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản tại lớp -Học sinh có thể vận dụng kiến thức vừa tiếp thu được để giải một số bài tập áp dụng đơn giản -Kích thích được niềm say mê học tập của học sinh và học sinh học tập tốt hơn. -Hình thành cho học sinh một số kĩ năng cơ bản khi giải bài tập -Làm tăng khả năng quan sát của học sinh -Học sinh thấy được ứng dụng thực tế của Toán học Nhược điểm: -Rất tốn thời gian khi lên lớp. Vì muốn học sinh nắm bài thì giáo viên phải đưa ra nhiều câu hỏi gợi mở, liên hệ với các kiến thức cũ, đưa ra một số ví dụ, ứng dụng thực tế…Mà thời gian một tiết quá ngắn giáo viên không thể vừa truyền thụ kiến thức vừa cho thực hiện các bài tập áp dụng cơ bản. -Học sinh không thể tự mình hình thành đầy đủ khối lượng kiến thức có trong bài. 2/.Hướng phổ biến áp dụng đề tài: Trang10 [...]... hiện 7 1.4Rút ra những vấn đề trọng tâm .8 1.5So sánh với những kiến thức cũ cùng loại .8 1.6Ap dụng giải một số dạng toán cơ bản 9 -Kết quả nghiên cứu .11 C/.KẾT LUẬN 12 -Bài học kinh nghiệm 12 -Hướng phổ biến, áp dụng đề tài 12 -Hướng nghiên cứu tiếp đề tài 12 D/.MỤC LỤC 13 E/.PHIẾU ĐIỂM 14 F/.Ý KIẾN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI... Tổng cộng: điểm Xếp loại: Thị Trấn, ngày tháng năm 20 07 Họ tên giám khảo 1: chữ ký: Họ tên giám khảo 2: .chữ ký: Họ tên giám khảo 3: .chữ ký: Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC I/.CẤP TRƯỜNG: 1/.Nhận xét: ...Phổ biến và áp dụng trong các tiết Toán ở trường THCS … MỤCLỤC NỘI DUNG TRANG A/.PHẦN MỞ ĐẦU 3 -Lí do chọn đề tài 3 -Đối tượng nghiên cứu 4 -Phạm vi nghiên cứu .4 -Phương pháp nghiên cứu .4 B/.NỘI . 11,4 13 29,5 11 25 15 34,1 0 0 Giữa HKI 44 7 15,9 14 31,8 10 22 ,7 13 29,6 0 0 HKI 44 10 22 ,7 17 38 ,7 7 15,9 10 22 ,7 0 0 C/. KẾT LUẬN Trong thời gian nghiên. d/. 4 8 7 3 − Giải 1 7 5 7 5 12 /.3 2,5 6 2 2 2 2 2 1 1 9 5 9 5 4 /. 2 1 1 4 4 4 4 4 4 5 1 5 2 5 2 7 /. 12 6 12 12 12 12 4 8 12 56 12 56 44 /. 7 3 21 21

Ngày đăng: 04/12/2013, 04:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Từ những kiến thức cũ mà học sinh đã biết, giáo viên liên hệ hình thành cho học sinh những định nghĩa tính chất mới cĩ liên quan - Gián án SKKN- toan 7
nh ững kiến thức cũ mà học sinh đã biết, giáo viên liên hệ hình thành cho học sinh những định nghĩa tính chất mới cĩ liên quan (Trang 5)
-Gv: gọi học sinh lên bảng vẽ tam giác ABC. - Gián án SKKN- toan 7
v gọi học sinh lên bảng vẽ tam giác ABC (Trang 5)
Ví dụ: Trong bài cộng, trừ số hữu tỉ, giáo viên hình thành cho học sinh kĩ năng - Gián án SKKN- toan 7
d ụ: Trong bài cộng, trừ số hữu tỉ, giáo viên hình thành cho học sinh kĩ năng (Trang 8)
GV: Hướng dẫn học sinh cách vẽ hình -GV: hướng dẫn học sinh cách chứng minh  thơng qua việc trả lời 3 câu hỏi trên. - Gián án SKKN- toan 7
ng dẫn học sinh cách vẽ hình -GV: hướng dẫn học sinh cách chứng minh thơng qua việc trả lời 3 câu hỏi trên (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w