Tiểu luận: THỊ TRƯỜNG GẠO VIỆT NAM

9 12.2K 181
 Tiểu luận: THỊ TRƯỜNG GẠO VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG GẠO VIỆT NAM 1. Mở đầu: Lý do, mục đích nghiên cứu: Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một nước có nền văn minh lúa nước từ lâu đời. Từ xa xưa, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp để phát triển, trong đó gạo là lương thực chính và khó có thể thay thế. Lúa gạo là thức ăn căn bản của người dân Việt Nam. Theo tài liệu của Chương trình điều tra mức sống của dân Việt Nam sống trong nước trong năm 1992-1993, cơm là thức ăn chính của 99.9% hộ dân Việt Nam và gạo đóng góp đến gần ba phần tư số năng lượng thức ăn của người Việt Nam (GSO, 1995). Công việc trồng lúa đã tạo ra tiền của cho dân chúng để trang trải cho các chi tiêu của cuộc sống. Ngành sản xuất lúa gạo là ngành sản xuất căn bản của nông nghiệp Việt Nam từ xưa cho tới ngày nay. Ngành sản xuất này trong 30 năm qua đã đạt nhiều kết quả và thành công quan trọng và chuyển Việt Nam từ một nước nhập khẩu qua xuất khẩu lúa gạo. Qua đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của gạo trong nền knh tế quốc dân cũng như việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu... Dạo gần đây, thị trường gạo Việt Nam đang rất được quan tâm do giá cả biến động cũng như những tin đồn xung quanh chử đề đủ, thiếu gạo... Những tác động này ảnh hưởng nhiều đến lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng. Xuất phát từ vai trò thiết thực và những ảnh hưởng của gạo đối với đời sống con người cũng như với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, nhóm 3 chúng em quyết định chọn đề tài thị trường gạo cho bài tiểu luận của mình. Với đề tài náy chúng em đã cùng nhau thảo luận để có thêm những hiểu biết về các đặc điểm cũng như những biến động về giá cả, về diễn biến của thị trương gạo ở một số giai đoạn nhất định...

Học viện Ngân hàng BÀI TIỂU LUẬN BỘ MÔN Lớp: K15NHM KINH TẾ VI MÔ Nhóm: 3 ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG GẠO VIỆT NAM 1. Mở đầu: Lý do, mục đích nghiên cứu: Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một nước có nền văn minh lúa nước từ lâu đời. Từ xa xưa, trong suốt quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Việt Nam chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp để phát triển, trong đó gạo là lương thực chính và khó có thể thay thế. Lúa gạo là thức ăn căn bản của người dân Việt Nam. Theo tài liệu của Chương trình điều tra mức sống của dân Việt Nam sống trong nước trong năm 1992-1993, cơm là thức ăn chính của 99.9% hộ dân Việt Namgạo đóng góp đến gần ba phần tư số năng lượng thức ăn của người Việt Nam (GSO, 1995). Công việc trồng lúa đã tạo ra tiền của cho dân chúng để trang trải cho các chi tiêu của cuộc sống. Ngành sản xuất lúa gạo là ngành sản xuất căn bản của nông nghiệp Việt Nam từ xưa cho tới ngày nay. Ngành sản xuất này trong 30 năm qua đã đạt nhiều kết quả và thành công quan trọng và chuyển Việt Nam từ một nước nhập khẩu qua xuất khẩu lúa gạo. Qua đó ta có thể thấy được tầm quan trọng của gạo trong nền knh tế quốc dân cũng như việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu . Dạo gần đây, thị trường gạo Việt Nam đang rất được quan tâm do giá cả biến động cũng như những tin đồn xung quanh chử đề đủ, thiếu gạo . Những tác động này ảnh hưởng nhiều đến lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng. Xuất phát từ vai trò thiết thực và những ảnh hưởng của gạo đối với đời sống con người cũng như với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, nhóm 3 chúng em quyết định chọn đề tài thị trường gạo cho bài tiểu luận của mình. Với đề tài náy chúng em đã cùng nhau thảo luận để có thêm những hiểu biết về các đặc điểm cũng như những biến động về giá cả, về diễn biến của thị trương gạo ở một số giai đoạn nhất định . 2. Phân tích thị trường: a. Cấu trúc và đặc điểm của thị trường: Trước hết, thị trường gạo là một điển hình cho cấu trúc thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là một trạng thái tồn tại của thị trường, trong đó có nhiều người sản xuất, mỗi người sản xuất đều không có quyền quyết định đối với giá cả của sản phẩm do mình sản xuất ra. Đặc điểm của loại thị trường này là: 1. Do gạo là loại lương thực chính, thiết yếu nên trên thị trường có vô số người bán và người mua, sản lượng của mỗi người sản xuất chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong sản lượng chung của cả ngành, vì vậy nên mỗi người bán và người mua đều không gây ảnh hưởng đến tình hình chung của thị trường. 2. Gạo là loại sản phẩm mang tính đồng nhất, tiêu chuẩn hóa. Nhiều người sản xuất đều sản xuất cùng một loại gạo, chất lượng gạo của những người sản xuất khác nhau là giống nhau, làm cho người mua không phân biệt được sản phẩm là do ai sản xuất. Trên thị trường, gạo ở những nơi sản xuất khác nhau có thể thay thế cho nhau một cách hoàn hảo (VD: gạo tám thơm được sản suất ở Thái Bình, Nam Định, . là giống nhau, cùng một loại gạo). Nếu các sản phẩm khó thay thế hoàn hảo cho nhau thì mỗi nhà sản xuất không còn là nhỏ bé đối với thị trường tương ứng và không thể hành động như người chấp nhận giá. 3. Giá gạo hoàn toàn do thị trường quyết định, được hình thành thông qua mối quan hệ cung-cầu trên thị trường. Mỗi người sản xuất trên thị trường đều gặp phải đương cầu nằm ngang như hình vẽ. P P 0 D 0 Q Bất kể bán bao nhiêu sản phẩm, người bán đều bán ở mức giá thị trường. Nếu người bán bán giá cao hơn P 0 , người mua sẽ chuyển sang mua hàng của hãng khác giống như sản phẩm của hãng. Như vậy, người bán sẽ không bán được sản phẩm nào. Người bán cũng có thể bán bao nhiêu sản phẩm tùy thích ở mức giá P 0 nên họ sẽ không bán ở mức giá thấp hơn→ đường cầu nằm ngang. 4. Thông tin về thị trường là hoàn hảo. Ngay cả khi người sản xuất sản xuất các loại gạo giống hệt nhau, mỗi người sản xuất đều có khả năng ảnh hưởng chút ít đến giá của sản phẩm nếu người mua không có thông tin hoàn hảo về chất lượng và giá cả của sản phẩm. Để loại bỏ trường hợp này khỏi thị trường, cần phải giả sử rằng người mua có thông tin hoàn hảo về sản phẩm mà họ mua. Như vậy, bất kì ai, người mua hay người bán dù không có mặt tại thị trường họ cũng biết rõ các thông tin về sản phẩm nên quá trình trao đổi mua bán diễn ra nhanh chóng. 5. Việc gia nhập hoặc rút khỏi thị trường của một cá nhân không bị ràng buộc bởi bất cứ rào cản nào. Vì có vô số người sản xuất tham gia trên thị trường, quy mô sản xuất thường nhỏ nên khi thâm nhập thị trường đòi hỏi một lượng tiền vốn nhỏ, ngoài ra tỷ phần của mỗi nhà sản xuất không đáng kể nên việc thâm nhập thị trường trở nên dễ dàng. Ngay cả khi các nhà sản xuất tập hợp lại với nhau để hạn chế sản lượng và tăng giá thị trường thì sẽ làm tăng số lượng các hãng mới gia nhập ngành. Điều này sẽ làm tăng cung và kéo giá giảm xuống. Ngược lại khi những nhà sản xuất bị lỗ, một vài người sẽ ngừng bán, đóng cửa làm giảm số lượng hãng trong ngành. Điều này làm cung giảm, giá tăng. b. Phân tích diễn biến thị trường giai đoạn 2000-2011: Để làm rõ những đặc điểm cũng như những biến động của thị trường lúa gạo Việt Nam, chúng ta sẽ đi vào phân tích diễn biến của thị trường lúa gạo trong giai đoạn 2000-2011 thông qua các biểu đồ sau: Diễn biến sản xuất lúa gạo tại Việt Nam giai đoạn 2000-2011 Nguồn: Tổng cục Thống kê Giá gạo bình quân tại Việt Nam giai đoạn 2000-2011 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nhìn vào biểu đồ và bảng số liệu trên ta thấy, thị trường lúa gạo Việt Nam giai đoạn 2000-2011 có nhiều biến động, có thể phân chia thành 4 giai đoạn như sau: - Giai đoạn 1: Năm 2000-2001, sản lượng lúa gạo giảm nhẹ từ 32,52 triệu tấn xuống còn 32,1 triệu tấn. theo lý thuyết kinh tế, khi sản lượng giảm thì giá sẽ tăng, tuy nhiên giá gạo bình quân thời kì này lại giảm 13,57 USD/tấn, từ 181,53 USD/tấn xuống còn 167,96 USD/tấn. - Giai đoạn 2: Năm 2002-2003, sản lượng lúa gạo tăng so với 2001 khoảng 2,1 triệu tấn song từ 2002 sang 2003, sản lượng không tăng nhiều, vẫn giữ mức ổn định. Giá gạo năm 2002 tăng mạnh, từ 167,96 USD/tấn năm 2001 lên 224,35 USD/tấn, nhưng đến 2003 lại giảm xuống còn 187,25 USD/tấn. - Giai đoạn 3: Từ năm 2004 đến năm 2007, nhìn chung trong giai đoạn này, cả sản lượng và giá lúa gạo đều rất ổn định, sản lượng tăng khoảng 1,6 triệu tấn so với năm 2003, giá so với 2003 cũng tăng khoảng 30 đến 100 USD/tấn. - Giai đoạn 4: tử năm 2008 đến 2011, đây là thời kì phát triển của sản xuất lúa gạo tại Việt Nam, sản lượng gạo tăng đều nhưng vẫn giữ mức ổn định. Nhìn chung giá và sản lượng tăng qua các năm. Nguyên nhân của những biến động trên là do: Xét trên góc độ cung – cầu ngắn hạn thì đã xảy ra việc cầu tăng vọt trong khi nguồn cung vẫn giữ mức ổn định. Khi cầu lớn hơn cung gấp nhiều lần thì chắc chắn giá buộc phải tăng để cân bằng cung - cầu. Nguyên nhân là do những thông tin về khủng hoảng lương thực trên thế giới được truyền thông rộng rãi nên đã khiến cho người dân hoang mang, làm ảnh hưởng rất lớn đến cung cầu về gạo trên thị trường. Về qui luật cung - cầu của kinh tế học thì không có gì ngạc nhiên khi những người bán gạo liên tục tăng giá. Vì việc tăng giá sẽ hạn chế cầu, khuyến khích cung. Và còn nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sản lượng và giá gạo trên thị trường:  Việt Nam là nước đông dân và dân số tăng liên tục qua các năm, gạo cũng là lương thực chủ yếu. dẫn đến nhu cầu về gạo tăng lên.  Một số vùng sản xuất gạo chủ yếu hàng năm vẫn phải chịu tác động lớn của thời tiêt. Có nhiều vùng mất mùa, sản lượng gạo không năng suất, làm cho lượng gạo sản xuất giảm → cung ít.  Gạo là loại lương thực thiết yếu của con người nhưng khả năng sản xuất lại có hạn. và gạo còn được dùng vào sản xuất, chế biến nhiều loại thực phẩm khác → việc tiêu thụ gạo càng ngày càng tăng→cầu tăng.  Càng ngày công nghệ hiện đại sản xuất ra nhiều loại máy móc, máy gặt… đẩy mạnh công việc sản xuất lúa→sản lượng, năng suất ngày càng tăng.  Chính phủ góp phần lớn cho người nông dân trong việc trợ cấp vốn và mở rộng sản xuất.  Có một số trở ngại để tăng chất lượng, sản lượng và năng suất mặt gạo. Các vấn đề chính của nhà sản xuất gạo là tính biến động cao của thiên nhiên và quy mô đất trồng nhỏ, gây ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất, chi phí sản xuất và lợi nhuận khiến cho một số người sản xuất bỏ công việc của mình và chuyển sang công việc khác. Kết quả là Chính phủ phải hỗ trợ thống nhất lại đất đai nhằm làm tăng hiệu quả đất trồng lúa và quy mô đất canh tác. c. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và khó khăn của thị trường: Điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội và khó khăn, thách thức của thị trường sản xuất lúa gạoViệt Nam được trình bày trong bảng sau: Điểm mạnh Điều kiện tự nhiên thích hợp cho việc trồng lúa gạo Lao động nông thôn dồi dào Chi phí sản xuất thấp tại khu vực đồng bằng sông Mekong Sản lượng cao Kinh nghiệm trồng lúa lâu đời Các chính sách ưu tiên của Chính phủ Điểm yếu Nhạy cảm với thiên tai (hạn hán, bão) Phụ thuộc nhiều vào giống từ Trung Quốc Đất canh tác nhỏ lẻ Tổn thất sau thu hoạch lớn Kho chứa và các cơ sở vật chất khác (xếp hàng, cảng) nghèo nàn, khiến cho phí giao dịch cao Không có các chính sách bình ổn giá Kênh marketing hoạt động không hiệu quả Nhà xuất khẩu không tiếp cận được với các nguồn tín dụng vào mùa thu hoạch cao điểm Gạo xuất khẩu không có thương hiệu Tỉ lệ gạo xuất trực tiếp thấp Cơ hội Các giống mới Các phương pháp trồng mới Mở rộng thị trường do hội nhập kinh tế Các ưu tiên của Chính phủ trong việc đầu tư cải tiến công nghệ, giống, nghiên cứu Các ưu tiên của Chính phủ trong việc phát triển kĩ thuật xử lý sau thu hoạch và chế biến, các dịch vụ marketing. Thách thức Thiên tai (hạn hán, bão) Cạnh tranh từ các nhà xuất khẩu khác, đặc biệt từ Thái Lan, Trung Quốc và Ấn Độ Cạnh tranh từ các nhà xuất khẩu tiềm năng như Campuchia và Myanmar Cạnh tranh từ những cây trồng sinh lợi nhiều hơn Giá đầu vào tăng Sản lượng đang đạt mức trần, do đó còn ít khả năng tăng thêm Lợi nhuận cho người nông dân giảm Chính những nguyên nhân trên đã ít nhiều ảnh hưởng đến thị trường gạo Việt Nam, gây ra những biến động cũng như đưa Việt Nam lên hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. d. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường: Có rất nhiều các nhân tố gây ảnh hưởng đến thị trường gạo Việt Nam, trong đó có thể kể đến những yếu tố cơ bản sau: - Nhu cầu của thị trường về sản phẩm gạo: Gạo là hàng hóa thiết yếu, giống như những loại hàng hóa khác, cầu về gạo cũng phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu, dân cư, thị hiếu, . Khi thu nhập cao thì cầu về số lượng gạo giảm nhưng cầu về gạo chất lượng cao có xu hướng tăng lên, ngược lại cầu về gạo chất lượng thấp giảm đi. Chính vì vậy tỉ trọng tiêu dùng cho gạo trong tổng thu nhập vẫn tăng. - Cung gạo trên thị trường là một nhân tố quan trọng. Các doanh nghiệp tham gia cung cấp gạo cần phải tìm hiểu kỹ về khả năng cung cấp từng loại gạo của mình cũng như khả năng của các đối thủ cạnh tranh. Trên thị trường, sản phẩm gạo rất đa dạng, phong phú, cầu về gạo co giãn ít so với giá do đó nếu lượng cung tăng quá nhiều có thể dẫn đến dư cung. Điều đó là bất lợi cho doanh nghiệp. - Giá cả là thước đo sự cân bằng cung-cầu trong nền kinh tế thị trường, tuy giá gạo trên thị trường ít biến động nhưng đối với những sản phẩm gạo đặc sản như gạo Tám xoan Hải Hậu, gạo hương lài, . thì giá có vai trò quyết định khá lớn. - Các yếu tố về cơ sở vật chất, công nghệ kỹ thuật và tiêu thụ quan trọng trong việc tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ gạo. Hệ thống chế biến với công nghệ dây chuyền hiện đại sẽ giúp nâng cao chất lượng, sản lượng và giá trị gạo. 4. Giải pháp phát triển thị trường lúa gạo Giải pháp phát triển thị trường lúa gạo có thể xem là biện pháp lâu dài để kích thích và ổn định sản xuất, giảm thiểu rủi ro cho nông dân và gia tăng lợi nhuận. a . Nghiên cứu chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo Nghiên cứu chuỗi giá trị trong sản xuất lúa gạo, tìm giải pháp nâng cao chuỗi giá trị từ khâu sản xuất, xử lý giảm thất thoát sau thu hoạch, tăng cường đầu tư kho tàng bảo quản tồn trữ, bảo đảm chất lượng, cơ sở hạ tầng, lưu thông phân phối .tạo cơ chế cân đối và phát huy tối đa lợi nhuận của chuỗi giá trị. b . Xây dựng thương hiệu lúa gạo Từ cánh đồng mẫu lớn, tiến tới vùng chuyên canh, với sản lượng lớn đồng đều nghiên cứu xây dựng thương hiệu lúa gạo giúp người sản xuất hướng đến thị trường, sản xuất theo tiêu chuẩn, bảo đảm chất lượng, tăng giá trị gạo và tăng thu nhập. c . Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin thị trường và thông tin quảng bá Xây dựng hệ thống cung cấp thông tin thị trường và thông tin quảng bá rất cần thiết để giúp người sản xuất dễ dàng quyết định sản xuất và có kế hoạch sản xuất, dự đoán được thị trường, giảm thiểu rủi ro do dư thừa và rớt giá. d. Một số chính sách của Nhà nước - Chính sách quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo. - Chính sách tín dụng, ưu đãi, bảo hộ cho sản xuất và xuất khẩu gạo. - Chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất và xuất khẩu gạo. - Chính sách thực hiện giải pháp đồng bộ cho sản xuất lúa gạo. - Chính sách Marketing mở rộng thị trường xuất khẩu gạo. 5. Kết luận: Song song với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, tham gia vào tổ chức thương mại WTO, ngành lúa gạo Việt Nam đang đứng trước những khó khăn và thách thức lớn về chất lượng gạo và ổn định thị trường tiêu thụ. Điều kiện mới đặt ra những yêu cầu tất yếu mà mọi khâu: “ sản xuất - chế biến – tiêu thụ” lúa gạo của nước ta phải tiến hành qui trình liên kết đồng bộ. Trong đó mở rộng thị trường tiêu thụ nước ngoài và ổn định thị trường trong nước của hàng hoá lúa gạo là vấn đề then chốt. Do đó, Nhà nước cần có những biện pháp, chính sách thích hợp để thúc đẩy phát triển thị trường gạo trong và ngoài nước.

Ngày đăng: 03/12/2013, 15:28

Hình ảnh liên quan

Nhìn vào biểu đồ và bảng số liệu trên ta thấy, thị trường lúa gạo Việt Nam giai đoạn 2000-2011 có nhiều biến động, có thể phân chia thành 4 giai đoạn như  sau: -  Tiểu luận: THỊ TRƯỜNG GẠO VIỆT NAM

h.

ìn vào biểu đồ và bảng số liệu trên ta thấy, thị trường lúa gạo Việt Nam giai đoạn 2000-2011 có nhiều biến động, có thể phân chia thành 4 giai đoạn như sau: Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan