1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế (FULL) quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh quảng ninh

104 13 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 482,91 KB

Nội dung

Đặc biệt, số người tham gia BHYT là 70 triệu người, chiếm77% dân số, tăng 8,3% so với năm 2014.Số lao động còn lại chưa tham gia BHXH tập trung chủ yếu ở khu vựcngoài nhà nước như: Các d

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÙI MINH TRANG

QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI

TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2017

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÙI MINH TRANG

QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI

TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Quản lý kinh

tế Mã số: 60.34.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Đình Long

THÁI NGUYÊN - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõnguồn gốc

Thái nguyên, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Bùi Minh Trang

Trang 4

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ của các thầy cô giáotrong quá trình giảng dạy, đã trang bị cho tôi những kiến thức khoa học Đặc

biệt là thầy giáo - TS Đỗ Đình Long người trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tôi

trong suốt thời gian nghiên cứu và học tập

Tôi xin chân thành cảm ơn các ban ngành nơi tôi công tác và nghiêncứu luận văn, cùng toàn thể các đồng nghiệp học viên lớp cao học quản lýkinh tế khóa 12, gia đình bạn bè đã tạo điều kiện, cung cấp tài liệu cho tôihoàn thành chương trình học của mình và góp phần thực hiện tốt hơn chocông tác thực tế sau này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Bùi Minh Trang

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Những đóng góp của luận văn 3

5 Kết cấu của luận văn 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 5

1.1 Cơ sở lý luận chung về BHXH 5

1.1.1 Khái niệm về BHXH 5

1.1.2 Bản chất của BHXH 6

1.1.3 Vai trò của BHXH 9

1.1.4 Đối tượng của BHXH 11

1.1.5 Hệ thống các chế độ trong BHXH 11

1.1.6 Quỹ BHXH 12

1.2 Quản lý thu BHXH 14

1.2.1 Khái niệm chung quản lý thu BHXH 14

1.2.2 Nguyên tắc quản lý thu BHXH 16

1.2.3 Vai trò quản lý thu BHXH 17

1.2.4 Mục đích quản lý thu BHXH 18

1.2.5 Nội dung quản lý thu BHXH 19

1.3 Cơ sở thực tiễn về quản lý thu BHXH 30

Trang 6

1.3.1 Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Thái Bình 30

1.3.2 Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Hải Dương 31

1.4 Bài học kinh nghiệm trong quản lý thu BHXH 32

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 34

2.2 Phương pháp nghiên cứu 34

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 34

2.2.2 Phương pháp tổng hợp thông tin 35

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 35

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 36

2.3.1 Mục tiêu, yêu cầu của hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 36

2.3.2 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 37

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BHXH TẠI BHXH TỈNH QUẢNG NINH 39

3.1 Giới thiệu chung về cơ quan BHXH tỉnh Quảng Ninh 39

3.1.1 Đặc điểm chung của tỉnh Quảng Ninh ảnh hưởng đến thu BHXH 39

3.1.2 Sơ lược lịch sử hình thành, phát triển của BHXH tỉnh Quảng Ninh 40

3.2 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Quảng Ninh 41

3.2.1 Chức năng nhiệm vụ 41

3.2.2 Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Quảng Ninh 45

3.3 Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2014 - 2016 47

3.3.1 Khái quát chung 47

3.3.2 Thực trạng công tác quản lý thu BHXH 47

3.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả công tác quản lý thu BHXH ở BHXH tỉnh Quảng Ninh 66

3.4.1 Tổ chức thu BHXH 66

3.4.2 Công tác kế hoạch - tài chính - chi trả các chế độ BHXH 66

3.4.3 Công tác giám định BHYT 67

3.4.4 Công tác đào tạo công nghệ thông tin, nghiệp vụ, chính trị 68

Trang 7

3.4.5 Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát 69

3.4.6 Công tác tuyên truyền về chế độ chính sách BHXH 70

3.4.7 Công tác thi đua khen thưởng 70

3.4.8 Cơ sở vật chất 71

3.5 Đánh giá về công tác quản lý thu BHXH ở BHXH tỉnh Quảng Ninh 71

3.5.1 Hạn chế 71

3.5.2 Nguyên nhân của những hạn chế 73

Chương 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU BHXH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 74

4.1 Phương hướng 74

4.2 Giải pháp tăng cường quản lý thu BHXH tại tỉnh Quảng Ninh 74

4.2.1 Nâng cao chất lượng phục vụ trong công tác chi trả, thực hiện chế độ BHXH 75

4.2.2 Tăng cường công tác tuyên truyền 78

4.2.3 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát doanh nghiệp 82

4.2.4 Tăng cường công tác khảo sát đôn đốc các doanh nghiệp 82

4.2.5 Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan nhà nước 83

4.2.6 Làm tốt công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho NLĐ 83

4.2.7 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh cần quan tâm hơn nữa đến công tác BHXH 84

4.2.8 Đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý thu BHXH 84

4.2.9 Các giải pháp khác 85

4.3 Một số kiến nghị 86

4.3.1 Kiến nghị với Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ 86

4.3.2 Kiến nghị với BHXH Việt Nam 88

4.3.3 Kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương 89

KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Các mức đóng góp cơ bản qua từng thời kỳ 19

Bảng 1.2: Mức đóng góp theo nhóm đối tượng 20

Bảng 1.3: Tỷ lệ đóng góp vào quỹ BHXH của NLĐ và NSDLĐ 21

Bảng 1.4: Mức đóng của NLĐ và NSDLĐ trong các quỹ thành phần 21

Bảng 3.1: Kết quả thu BHXH, BHYT bắt buộc giai đoạn 2014 -2016 48

Bảng 3.2: Kết quả thu BHXH, BHYT theo khối loại hình giai đoạn 2014 - 2016 50

Bảng 3.3: Kết quả thu BHXH, BHYT các doanh nghiệp ngoài quốc doanh giai đoạn 2014 - 2016 52

Bảng 3.4: Đối tượng tham gia BHXH, BHYT bắt buộc giai đoạn 2014 - 2016 56

Bảng 3.5: Tình hình nợ đọng tiền đóng BHXH của các đơn vị SDLĐ giai đoạn 2014 - 2016 72

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Hệ thống BHXH tỉnh Quảng Ninh 46

Sơ đồ 3.2: Quy trình quản lý thu 63

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Với mục tiêu là bảo vệ quyền lợi, góp phần ổn định cuộc sống choNLĐ và giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, BHXH luôn được coi

là một chính sách vĩ mô quan trọng của Đảng và Nhà nước ta Do đó, chínhsách BHXH luôn cần được nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng cơ sở lý luậnnhằm đổi mới, hoàn thiện chính sách BHXH cho phù hợp với tình hình mới làyêu cầu cấp thiết khách quan Quản lý thu BHXH là một nội dung quan trọngtrong quá trình thực thi chính sách BHXH, có thể nói đây là xương sống củangành BHXH Vì vậy, công tác quản lý thu BHXH tốt là cơ sở để đảm bảocho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển Tuy nhiên, trong thực tếtrong công tác thu không phải là không có những hạn chế, bất cập Do sựthiếu hiểu biết về pháp luật cũng như là ý thức của nhiều doanh nghiệp chưacao cùng với cơ chế quản lý nhà nước còn mỏng, tính răn đe thấp nên vẫn cònrất nhiều doanh nghiệp chưa tham gia, hoặc tham gia không đầy đủ cho NLĐ.Nhiều doanh nghiệp tham gia mang tính đối phó với tổ chức BHXH Nhậnthức của NLĐ còn hạn chế về Luật BHXH, vì vậy quyền lợi và chế độ khitham gia BHXH họ cũng không quan tâm, mà chỉ quan tâm đến thu nhậptrước mắt hàng tháng mà không quan tâm đến quyền lợi được hưởng khi thamgia BHXH cũng như có thu nhập ổn định khi không còn khả năng lao động,

vô hình chung họ đã tiếp tay cho doanh nghiệp làm sai Luật BHXH Khi đóchính NLĐ bị mất quyền lợi, phần trách nhiệm của doanh nghiệp phải tríchnộp BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ bị các doanh nghiệp chiếm đoạt

Theo số liệu của BHXH Việt Nam, tính đến hết năm 2015, tổng sốngười tham gia BHXH, BHYT, BHTN là 70,2 triệu người; tăng 5,37 triệungười so với năm 2014, tương ứng với tăng 8,3% Trong số này, số ngườitham gia BHXH bắt buộc là 12,1 triệu người; số người tham gia BHTN là

Trang 12

10,3 triệu người Đặc biệt, số người tham gia BHYT là 70 triệu người, chiếm77% dân số, tăng 8,3% so với năm 2014.

Số lao động còn lại chưa tham gia BHXH tập trung chủ yếu ở khu vựcngoài nhà nước như: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tổ hợp tác, ngườibuôn bán nhỏ… trốn tránh không tham gia BHXH cho NLĐ hoặc còn cố tìnhtìm mọi cách trốn đóng BHXH mặt khác nợ đọng BHXH thời gian dài, thậmchí có những đơn vị sử dụng lao động lạm dụng quỹ BHXH, lạm dụng tiềnđóng BHXH của NLĐ để làm vốn sản xuất kinh doanh… Do đó đã ảnhhưởng không nhỏ đến việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH cho NLĐ nóichung và việc thực hiện công tác quản lý thu BHXH nói riêng, làm ảnh hưởngđến việc thu, nộp BHXH

Một trong những vấn đề chủ chốt và có ý nghĩa quyết định đối với toàn

bộ hoạt động của ngành BHXH đó là phải thực hiện tốt công tác thu BHXHvới nguyên tắc thu đúng, thu đủ, thu kịp thời và nhằm đảm bảo quyền lợi chongười lao động Chính những vấn đề nêu trên đã đặt ra sự cấp thiết cho việcnghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn, đồng thời là một cán bộ công tác tại

Bảo hiểm xã hội Quảng Ninh do vậy tôi chọn đề tài “Quản lý thu BHXH tại

BHXH tỉnh Quảng Ninh” cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về công tácquản lý thu BHXH

Trang 13

- Phân tích thực trạng quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Quảng Ninhgiai đoạn 2014 - 2016.

- Phân tích các yếu tố tác động tới công tác quản lý thu BHXH tạiBHXH tỉnh Quảng Ninh

- Đề xuất những giải pháp phù hợp để tăng cường công tác quản lý thuBHXH tại BHXH tỉnh Quảng Ninh

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là công tác quản lý thu BHXHtại BHXH tỉnh Quảng Ninh và những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản

lý thu BHXH

3.2 Nghiên cứu thực trạng quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh Quảng Ninh

- Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý thu

4 Những đóng góp của luận văn

Cơ sở lý luận và thực tiễn của luận văn góp phần hệ thống hóa lý luậnliên quan đến công tác quản lý thu BHXH Đây là nguồn tài liệu tham khảohữu ích cho những nghiên cứu tiếp theo có liên quan đến chủ đề này

Dựa trên các số liệu nghiên cứu, đề tài đánh giá thực trạng công tácquản lý thu BHXH ở BHXH tỉnh Quảng Ninh, qua đó đưa ra được các yếu tốảnh hưởng đến quản lý thu BHXH ở BHXH tỉnh Quảng Ninh, từ đó đề xuấtcác giải pháp phù hợp, hữu hiệu nhằm tăng cường quản lý thu BHXH trên địabàn tỉnh Quảng Ninh, đảm bảo quyền lợi cho NLĐ

Trang 14

Những giải pháp được đề xuất sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho BHXH tỉnh Quảng Ninh trong việc tăng cường quản lý thu BHXH ở địa

phương

5 Kết cấu của luận văn

Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu ngoài phần mở đầu và kết luận,luận văn được cấu trúc bao gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu BHXH.

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng công tác quản lý thu BHXH tại BHXH tỉnh

Quảng Ninh

Chương 4: Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu BHXH trên địa

bàn tỉnh Quảng Ninh

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1 Cơ sở lý luận chung về BHXH

1.1.1 Khái niệm về BHXH

Bảo hiểm và BHXH đã hình thành rất sớm trong lịch sử phát triển của

xã hội loài người và đã được nhiều nhà khoa học đề cập và nghiên cứu mộtcách sâu sắc dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau BHXH đã xuất hiện

và phát triển theo cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại.Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì nước Phổ (nay là Cộng hòa Liênbang Đức) là nước đầu tiên trên thế giới ban hành chế độ BHXH ốm đau vàonăm 1883, đánh dấu sự ra đời của BHXH Đến nay, hầu hết các nước trên thếgiới đã thực hiện chính sách BHXH và coi nó là một trong những chính sách

xã hội quan trọng nhất trong hệ thống chính sách bảo đảm an sinh xã hội Mặc

dù đã có quá trình phát triển tương đối dài, nhưng cho đến nay còn có nhiềukhái niệm về BHXH, chưa có khái niệm thống nhất Bởi lẽ BHXH là đốitượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau như kinh tế, xã hội,pháp lý…

Theo từ điển Bách khoa: “BHXH là sự đảm bảo, thay thế hoặc bù đắpmột phần thu nhập cho NLĐ khi họ mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau,thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tửtuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham giaBHXH, có sự bảo hộ của nhà nước theo pháp luật, nhằm đảm bảo, an toàn đờisống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội”

Công ước 102 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra khái niệm vềBHXH như sau: “BHXH là sự bảo về xã hội cung cấp cho các thành viên củamình thông qua một loạt các biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khókhăn về kinh tế và hội dẫn đến việc ngừng hoặc giảm sút đáng kể về thu nhập

Trang 16

gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già vàchết; đồng thời bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con”.Khái niệm này đã phản ánh được sự kết hợp hai mặt của BHXH là mặt kinh tế

Như vậy, có thể khái quát về BHXH như sau: BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần cho NLĐ, khi họ gặp phải những biến cố rủi

ro làm suy giảm sức khỏe, mất khả năng lao động, mất việc làm, chết; gắn liền với quá trình tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung được hình thành bởi các bên tham gia BHXH đóng góp và việc sử dụng quỹ đó cung cấp tài chính nhằm đảm bảo mức sống cơ bản cho bản thân NLĐ và những người ruột thịt (bố, mẹ, vợ/chồng, con) của NLĐ trực tiếp phải nuôi dưỡng, góp phần đảm bảo an toàn xã hội (Theo Luật Bảo hiểm xã hội)

1.1.2 Bản chất của BHXH

Một là, BHXH mang tính xã hội, tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc.

Tính xã hội, tính nhân đạo và nhân văn trong các chế độ BHXH quyđịnh bản chất của BHXH, đó là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viêncủa mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng, nhằm chống lại nhữngkhó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm thu nhập, gây ra bởi

ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết;đồng thời đảm bảo các chăm sóc và trợ cấp cho các gia đình đông con Đốivới các rủi ro như trên, nhiều khi từng cá nhân không đủ khả năng tài chính để

Trang 17

khắc phục, do vậy Nhà nước ban hành các quy định để huy động mọi ngườitrong xã hội đóng góp một khoản nhất định cùng với Nhà nước hình thànhquỹ BHXH để chi trả cho một số người gặp rủi ro cần khắc phục hay do điềukiện sinh học như tuổi tác, môi trường sống, điều kiện làm việc mà NLĐ phảinghỉ làm việc, khi đó cần có một khoản kinh phí để đảm bảo cuộc sống chochính bản thân và gia đình họ.

BHXH là chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước Đây là một loạihoạt động dịch vụ công, mang tính xã hội, lấy hiệu quả xã hội làm mục tiêuhoạt động Quỹ để thực hiện chế độ BHXH là do NLĐ, NSDLĐ đóng góp vàNhà nước hỗ trợ, đấy chính là tính chất xã hội trong kết cấu nguồn lập quỹ(riêng đối với nước ta Ngân sách nhà nước hỗ trợ ít nhất là 50% cho quỹBHXH đối với đối tượng mới tham gia BHXH bắt buộc, nên bản chất của chế

độ BHXH nước ta là do Ngân sách nhà nước bao cấp) Tính xã hội còn đượcthể hiện thông qua các chế độ BHXH được hưởng Thời điểm bắt đầu tham giađóng BHXH đồng thời là thời điểm được hưởng chế độ BHXH, đó là chế độtrợ cấp ốm đau, thai sản, trợ cấp TNLĐ-BNN Tính chất xã hội trong chế độhưu trí được thể hiện trong tiền lương hưu thời gian đóng góp của người thamgia đóng và mức đóng với mức hưởng thấp nhất bằng mức lương tối thiểuchung hoặc tỷ lệ từ 45% đến 75% tiền lương bình quân đóng BHXH và đượchưởng chế độ BHYT Trường hợp không đủ điều kiện nghỉ hưu được trợ cấpmỗi năm đóng BHXH bằng 1,5 tháng lương bình quân, đấy chính là phần xãhội mà NSDLĐ đã đóng góp vào và Ngân sách nhà nước hỗ trợ mà có Tínhchất xã hội còn thể hiện ở chế độ tử tuất, ngoài trợ cấp mai táng phí, ngườiđóng BHXH chết có thân nhân phải nuôi dưỡng được hưởng trợ cấp tuất theoquy định BHXH là sự san sẻ rủi ro, chia nhỏ rủi ro cho nhiều cá nhân trongcộng đồng cùng gánh chịu, hay nói cách khác "lấy số đông bù số ít", tức làdùng số tiền đóng góp của số đông người tham gia BHXH để bù đắp, chia sẻcho một số ít người khi gặp phải những biến cố rủi ro gây tổn thất

Trang 18

Như vậy, mục tiêu của BHXH là tạo ra mạng lưới an toàn gồm nhiềutầng, nhiều lớp bảo vệ cho tất cả các thành viên của cộng đồng trong nhữngtrường hợp bị giảm hoặc bị mất thu nhập hoặc phải tăng chi phí đột xuất trongchi tiêu của gia đình do những biến cố và những "rủi ro xã hội", vì vậy để tạo

ra lưới an toàn gồm nhiều tầng, nhiều lớp, BHXH phải dựa trên nguyên tắcsan sẻ trách nhiệm và thực hiện công bằng xã hội, được thực hiện bằng nhiềuhình thức, phương thức và các biện pháp khác nhau Có thể thấy rõ bản chấtcủa BHXH là nhằm che chắn, bảo vệ cho các thành viên của xã hội trước mọibiến cố xã hội bất lợi BHXH thể hiện chủ nghĩa nhân văn cao đẹp: mọi ngườitrong xã hội với tư cách là một công dân, họ phải được đảm bảo mọi mặt đểphát huy đầy đủ những khả năng của mình, không phân biệt địa vị xã hội,chủng tộc, tôn giáo đều bình đẳng về BHXH

Hai là, BHXH là một công cụ để quản lý xã hội, là sự bảo đảm của

Nhà nước để ổn định đời sống cho người tham gia BHXH và an toàn xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển Đồng thời đây là quá trình phân phối lại thu nhập xã hội.

BHXH được coi là một chính sách xã hội quan trọng, song hành cùngvới chính sách kinh tế, nhằm bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho mọiNLĐ, chống các tệ nạn xã hội, góp phần tăng thu nhập, thúc đẩy sản xuất pháttriển Với tư cách là công cụ để quản lý xã hội, Nhà nước quy định quyền vàtrách nhiệm giữa các bên tham gia BHXH, đặc biệt mối quan hệ giữa NLĐ vàNSDLĐ; yêu cầu NSDLĐ phải thực hiện những cam kết, đảm bảo điều kiệnlàm việc, nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần cho NLĐ, trong đó có nhucầu cơ bản về tiền lương, tiền công, chăm sóc sức khoẻ khi bị ốm đau, tainạn Đây là những ràng buộc mang tính nguyên tắc và thông qua đó Nhànước thực hiện quản lý nhà nước về BHXH BHXH dựa trên sự đóng góp củacác bên tham gia, gồm NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước trong một số trường hợp,thực chất quỹ BHXH là quỹ của NLĐ tiết kiệm được, bất luận trong hoàn

Trang 19

cảnh nào Nhà nước phải đứng sau hỗ trợ, duy trì, bảo toàn để thực hiện cácchế độ trợ cấp cho NLĐ, nếu không thì xã hội sẽ mất ổn định, kinh tế sẽ trìtrệ Ngược lại, nếu quỹ BHXH được hình thành và phát triển lớn mạnh sẽ cókhoản nhàn rỗi để đầu tư trở lại giúp cho sản xuất phát triển.

BHXH là quá trình phân phối lại thu nhập xã hội Đây là quá trìnhphân phối lại theo hướng có lợi cho người tham gia BHXH khi gặp phải rủi rotrong lao động sản xuất và đời sống xã hội, vì chính việc tổ chức thu, chiBHXH là quá trình thực hiện phân phối lại thu nhập: Thu BHXH dựa trên cơ

sở mức tiền lương, tiền công do Nhà nước quy định và mỗi người tham gia cómột mức đóng BHXH khác nhau tương ứng với mức tiền lương, tiền công đó;hàng năm Nhà nước còn trích một khoản nhất định từ Ngân sách để hỗ trợquỹ BHXH Chi BHXH là việc trả tiền cho người có nhu cầu phát sinh vềBHXH dựa trên mức đóng và thời gian đóng BHXH trong chế độ dài hạn,nhưng trong chế độ ngắn hạn thì không dựa trên nguyên tắc này mà có sự chia

sẻ giữa người khoẻ cho người ốm, người trẻ cho người già

1.1.3 Vai trò của BHXH

Hoạt động BHXH là hoạt động sự nghiệp của toàn xã hội, phục vụ mọithành viên trong xã hội, lợi nhuận không phải là mục tiêu của hoạt độngBHXH Do đó, chính sách BHXH có vai trò quan trọng trong đời sống kinhtế-xã hội của một quốc gia và được thể hiện ở các mặt sau đây:

Thứ nhất, BHXH góp phần ổn định đời sống của NLĐ và gia đình khi

đã hết tuổi lao động hoặc không đủ sức tiếp tục lao động, hoặc quá trình làm

việc không may gặp phải rủi ro.

Mục đích lớn nhất của BHXH là đảm bảo đời sống cho NLĐ và giađình họ, người tham gia BHXH sẽ được thay thế một phần thu nhập bị mấthoặc giảm thu nhập, nó làm cho NLĐ yên tâm cống hiến và không phải lolắng khi rủi ro có thể xảy ra Đồng thời, BHXH góp phần hạn chế và điều hòacác mâu thuẫn có thể xảy ra giữa NSDLĐ và NLĐ, tạo môi trường làm việc

Trang 20

bình đẳng, ổn định, đảm bảo cho hoạt động sản xuất, công tác đạt hiệu quảcao, từ đó góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước Đây là vai trò

cơ bản nhất của chính sách BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất,phương thức hoạt động của BHXH

Thứ hai, BHXH làm gắn bó lợi ích giữa NLĐ, NSDLĐ đối với Nhà

nước

BHXH không những đảm bảo ổn định cuộc sống cho NLĐ và gia đình

họ mà còn góp phần bảo vệ lợi ích của NSDLĐ khi rủi ro xảy ra đối với NLĐcủa mình, nó tạo điều kiện cho NSDLĐ có thể nhanh chóng ổn định sản xuất.Đồng thời, thể hiện sự quan tâm của NSDLĐ đối với NLĐ thông qua việcđóng góp vào quỹ BHXH, do đó NLĐ có trách nhiệm hơn trong công việc,tích cực, sáng tạo trong quá trình lao động Đối với Nhà nước, thông qua việc

tổ chức hoạt động BHXH nhằm đảm bảo cho mọi NLĐ, mọi tổ chức, đơn vịhoạt động sản xuất, kinh doanh bình đẳng, công bằng trong lao động sản xuất,

xã hội phát triển an toàn

Thứ ba, BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội

BHXH dựa trên nguyên tắc NLĐ bình đẳng trong nghĩa vụ đóng góp vàthụ hưởng Thông qua hoạt động của mình, BHXH tham gia vào việc phânphối và phân phối lại thu nhập xã hội giữa những NLĐ thế hệ trước với thế hệsau, giữa những ngành nghề sản xuất, giữa những người thu nhập cao và thunhập thấp, giữa những người may mắn và không may mắn Mặt khác mứchưởng BHXH phụ thuộc vào mức đóng, thời gian đóng dài hay ngắn theonguyên tắc "có đóng có hưởng" và "đóng ít hưởng ít, đóng nhiều hưởngnhiều"; đối tượng tham gia không chỉ trong khu vực nhà nước mà ở mọi thànhphần kinh tế Vì vậy, BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội, giảm bớtkhoảng cách giàu nghèo trong xã hội

Thứ tư, BHXH góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển

kinh tế của đất nước, góp phần đảm bảo ổn định chính trị, xã hội

Do BHXH tập trung được nguồn tài chính nhàn rỗi tương đối lớn, thựcchất đây là tiền của NLĐ tồn tích lại, nguồn tài chính này tương đối nhàn rỗi,

Trang 21

được đầu tư vào các dự án kinh tế - xã hội để bảo toàn, phát triển quỹ BHXH

và tăng thêm nguồn lực cho sự phát triển nền kinh tế đất nước Đảng và Nhànước đã khẳng định phát triển kinh tế - xã hội dựa trên nội lực là chính thìnguồn đầu tư từ quỹ BHXH nhàn rỗi là một kênh quan trọng

1.1.4 Đối tượng của BHXH

BHXH là một hệ thống đảm bảo khoản thu nhập bị giảm hoặc bị mất đi

do NLĐ bị giảm hoặc bị mất khả năng lao động, bị mất việc làm vì cácnguyên nhân rủi ro như ốm đau, tai nạn lao động, già yếu… Chính vì vậy đốitượng của BHXH chính là thu nhập của NLĐ bị biến động giảm hoặc bị mất

đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm của những ngườitham gia BHXH

Đối tượng tham gia BHXH là NLĐ và NSDLĐ Tuy vậy, tùy theo điềukiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước mà đối tượng này có thể là tất cảhoặc một bộ phận những NLĐ nào đó

Hầu hết các nước khi mới có chính sách BHXH, đều thực hiện BHXHđối với các viên chức Nhà nước, những người làm công hưởng lương ViệtNam cũng không vượt ra khỏi thực tế này, mặc dù biết rằng như vậy là khôngbình đẳng giữa tất cả những NLĐ

Nếu xem xét trên mối quan hệ ràng buộc trong BHXH, ngoài NLĐ còn

có NSDLĐ và cơ quan BHXH, dưới sự bảo trợ của Nhà nước NSDLĐ đónggóp vào quỹ BHXH là trách nhiệm của họ để bảo hiểm cho NLĐ mà họ sửdụng Các cơ quan BHXH nhận sự đóng góp của NLĐ và NSDLĐ, phải cótrách nhiệm quản lý và sử dụng quỹ để thực hiện mọi công việc về BHXH đốivới NLĐ Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của BHXH một cách ổn định

và bền vững

1.1.5 Hệ thống các chế độ trong BHXH

Hệ thống các chế độ trong BHXH là những quy định cụ thể về điềukiện mức trợ cấp, thời gian trợ cấp, mức đóng góp và mức hưởng BHXH Hệ

Trang 22

thống này được xây dựng trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và cơ

sở pháp lý của mỗi nước Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) có khuyến cáoBHXH gồm 9 chế độ sau:

Tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi nước mà có thể thực hiện các chế

độ khác nhau Nhưng nhất thiết phải thực hiện được ba chế độ trong đó có cácchế độ (3, 4, 5, 8, 9); ở nước ta mới thực hiện được 5 chế độ (1, 2, 4, 5, 7,) và

từ năm 2010 thực hiện thêm chế độ (3) do đó đã góp phần đảm bảo đượcquyền lợi cho những NLĐ làm công ăn lương

1.1.6 Quỹ BHXH

Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sáchNhà nước Quỹ có mục đích và chủ thể riêng Mục đích tạo lập quỹ BHXH làdùng để chi trả cho NLĐ, giúp họ ổn định cuộc sống khi gặp các biến cố hoặcrủi ro Chủ thể của quỹ BHXH chính là những người tham gia đóng góp đểhình thành nên quỹ, do đó có thể bao gồm cả: NLĐ, NSDLĐ và Nhà nước

Quỹ BHXH có những đặc điểm chủ yếu sau:

- Quỹ ra đời, tồn tại và phát triển gắn với mục đích đảm bảo ổn địnhcuộc sống cho NLĐ và gia đình họ khi gặp các biến cố, rủi ro làm giảm hoặcmất thu nhập từ lao động Hoạt động của quỹ không nhằm mục đích kinhdoanh kiếm lời Vì vậy, nguyên tắc quản lý quỹ BHXH là: Cân bằng thu - chi

Trang 23

- Phân phối quỹ BHXH vừa mang tính chất hoàn trả vừa mang tính chấtkhông hoàn trả Tính chất hoàn trả thể hiện ở chỗ, NLĐ là đối tượng tham gia

và đóng góp BHXH đồng thời họ cũng là đối tượng được nhận trợ cấp, đượcchi trả từ quỹ BHXH cho dù chế độ, thời gian trợ cấp và mức trợ cấp của mỗingười sẽ khác nhau, tùy thuộc vào những biến cố hoặc rủi ro mà họ gặp phải,cũng như mức đóng góp và thời gian đóng góp BHXH của họ Tính khônghoàn trả thể hiện ở chỗ, cùng tham gia và đóng góp BHXH, nhưng có ngườiđược hưởng trợ cấp nhiều lần và nhiều chế độ khác nhau, nhưng cũng cónhững người được ít lần hơn, thậm chí không được hưởng Chính từ đặc điểmnày nên một số đối tượng được hưởng trợ cấp từ quỹ BHXH thường lớn hơnnhiều so với mức đóng góp của họ và ngược lại Điều đó thể hiện tính chất xãhội của toàn bộ hoạt động BHXH

- Quá trình tích lũy để bảo tồn giá trị và bảo đảm an toàn về tài chínhđối với quỹ BHXH là một vấn đề mang tính nguyên tắc

- Quỹ BHXH là hạt nhân, là nội dung vật chất của tài chính BHXH Nó

là khâu tài chính trung gian cùng với ngân sách Nhà nước và tài chính doanhnghiệp hình thành nên hệ thống tài chính quốc gia

- Sự ra đời, tồn tại và phát triển BHXH phụ thuộc vào trình độ pháttriển kinh tế - xã hội của từng quốc gia và điều kiện lịch sử trong từng thời kỳnhất định của đất nước Kinh tế - xã hội càng phát triển thì càng có điều kiệnthực hiện đầy đủ các chế độ BHXH, nhu cầu thỏa mãn về BHXH đối vớiNLĐ càng được nâng cao Đồng thời kinh tế - xã hội phát triển, NLĐ vàNSDLĐ sẽ có thu nhập cao hơn, dó đó họ càng có điều kiện tham gia và đónggóp BHXH…

Nguồn hình thành quỹ BHXH:

Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau đây:

- NSDLĐ đóng góp

- NLĐ đóng góp

Trang 24

sự đóng góp một phần để BHXH cho mình vừa biểu hiện sự tự gánh chịutrực tiếp rủi ro của chính mình, vừa có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyềnlợi một cách chặt chẽ.

Mối quan hệ chủ - thợ trong BHXH thực chất là mối quan hệ lợi ích Vìthế, cũng như nhiều lĩnh vực khác trong quan hệ lao động, BHXH không thểthiếu được sự tham gia đóng góp của Nhà nước Ngoài ra, bằng nhiều hìnhthức, biện pháp và mức độ can thiệp khác nhau, Nhà nước không chỉ tham giađóng góp và hỗ trợ thêm cho quỹ BHXH mà còn trở thành chỗ dựa để đảmbảo cho hoạt động BHXH chắc chắn ổn định

1.2 Quản lý thu BHXH

1.2.1 Khái niệm chung quản lý thu BHXH

Quản lý là sự tác động có tổ chức có hướng đích của chủ thể quản lý tớiđối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra Quản lý bao giờ cũng là mộttác động hướng đích, có xác định mục tiêu, thể hiện mối quan hệ giữa chủ thểquản lý (quản lý, điều khiển) và đối tượng quản lý (chịu sự quản lý), đây làquan hệ giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo, không đồng cấp và có tính bắt buộc Nódiễn ra trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người với nhiều cấp độ, nhiềumối liên hệ với nhau Đối với hoạt động BHXH thì quản lý được bao gồm cả

Trang 25

quản lý các đối tượng tham gia và thụ hưởng, quản lý thu, quản lý chi trả vàquản lý nguồn quỹ từ đầu tư tăng trưởng.

Khi nói đến quản lý thu BHXH là nói đến một loạt quan hệ, bao gồmquan hệ giữa Nhà nước, NSDLĐ, NLĐ và cơ quan BHXH Trong mối quan

hệ trên đây, thì NLĐ, NSDLĐ là đối tượng quản lý; Nhà nước giao cho cơquan BHXH chủ thể quản lý; Nhà nước là chủ thể duy nhất điều tiết và quản

lý BHXH, vì các bên tham gia có lợi ích khác nhau thậm chí trái ngược nhau(NLĐ muốn đóng ít nhưng lại muốn được hưởng thụ quyền lợi nhiều,NSDLĐ muốn đóng BHXH càng ít càng tốt để giảm chi phí sản xuất nâng

cao lợi nhuận) Nhà nước với hai tư cách: một là, thông qua cơ quan lập pháp

(Quốc hội) đề ra Luật BHXH, thông qua Chính phủ đề ra các quy định về

BHXH; hai là, thông qua các cơ quan nhà nước để thực hiện nộp BHXH cho

NLĐ hưởng lương từ Ngân sách nhà nước và thành lập cơ quan chuyên trách(BHXH Việt Nam) thực hiện chính sách BHXH Để quản lý thu BHXH đảmbảo theo đúng các quy định của Nhà nước, cơ quan BHXH phải xây dựngbiện pháp, kế hoạch, tổ chức các thao tác nghiệp vụ, phối hợp với các cơ quanhữu trách và hình thành hệ thống chuyên thu từ Trung ương đến cấp tỉnh, thựchiện theo một quy trình chặt chẽ, khép kín Như vậy, trong quản lý thuBHXH, mối quan hệ ba bên là NLĐ, NSDLĐ và cơ quan BHXH được xác lậpquyền và trách nhiệm của mỗi bên do pháp luật về BHXH quy định, các quyđịnh này là những căn cứ pháp lý mà mỗi bên phải tuân thủ, thực hiện nghiêmtúc Mặt khác để thu đúng, đủ, kịp thời, không để thất thoát tiền thu, đòi hỏi

cơ quan BHXH phải có phương pháp và biện pháp hữu hiệu, kể các các biệnpháp hỗ trợ "Thu BHXH là một khái niệm phức hợp, bao gồm các địnhhướng, chủ trương, phương pháp và biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệuquả quản lý, chỉ đạo, khuyến khích đẩy mạnh công tác thu BHXH" và "Quản

lý thu BHXH là một quá trình chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý,trong hoạt động dự báo, xây dựng chỉ tiêu kế hoạch, tổ chức thực hiện, điều

Trang 26

chỉnh và kiểm tra để đạt được mục tiêu quản lý bằng các nguyên tắc vàphương pháp nhất định".

Từ phân tích trên, về quản lý thu BHXH, theo tác giả được hiểu như sau:

Quản lý thu BHXH là sự tác động của Nhà nước thông qua các quy định mang tính pháp lý bắt buộc các bên tham gia BHXH phải tuân thủ thực hiện; trong

đó cơ quan BHXH sử dụng các biện pháp nghiệp vụ và các phương pháp đặc thù tác động trực tiếp vào đối tượng đóng BHXH để đạt mục tiêu đề ra.

1.2.2 Nguyên tắc quản lý thu BHXH

Thứ nhất: Thu đúng, đủ, kịp

thời

- Thu đúng, là đúng đối tượng, đúng mức, đúng tiền lương, tiền công

và đúng thời gian quy định: mọi NLĐ khi có HĐLĐ hoặc giao kết lao độngtheo quy định, được trả công bằng tiền đều là đối tượng đóng BHXH bắtbuộc Việc xác định đúng đối tượng, đúng tiền lương, tiền công làm căn cứđóng BHXH của NLĐ là cơ sở quan trọng để đảm bảo thu đúng; việc thuđúng còn phụ thuộc vào tính chất hoạt động của đơn vị sử dụng lao động đểxác định đúng đối tượng, mức thu, phương thức thu

- Thu đủ, là thu đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và sốtiền phải đóng BHXH của NLĐ, NSDLĐ

- Thu kịp thời, là thu kịp về thời gian khi có phát sinh quan hệ laođộng, tiền công, tiền lương mà những quan hệ đó thuộc đối tượng, phạm vitham gia BHXH Chế độ BHXH thường xuyên thay đổi để phù hợp với pháttriển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, ở mỗi thời điểm thay đổi đó cần phải tổchức thực hiện thu BHXH của NSDLĐ và NLĐ đảm bảo kịp thời, không đểtồn đọng tiền thu, không bỏ sót lao động tham gia BHXH

Thứ hai: Tập trung, thống nhất, công bằng, công khai

Cơ chế thu BHXH được quy định thống nhất, nguồn thu BHXH tậptrung quản lý, điều tiết ở Trung ương là BHXH Việt Nam Việc tham giaBHXH của NLĐ, NSDLĐ đảm bảo công khai, thực hiện công bằng ở các

Trang 27

thành phần kinh tế Các đơn vị tham gia BHXH đều phải công khai minh bạch

số lao động phải đóng BHXH và số tiền đóng theo đúng quy định, có sự kiểmtra, thanh tra, kiểm soát của Nhà nước và giám sát của các cơ quan chức năng

và các tổ chức chính trị - xã hội Tính công bằng được thể hiện trong việc thunộp BHXH, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, tức là đều có

tỷ lệ phần trăm thu BHXH như nhau

Thứ ba: An toàn, hiệu quả

Thực hiện quản lý chặt chẽ tiền thu BHXH theo chế độ quản lý tàichính của Nhà nước và sử dụng nguồn thu đúng mục đích Nguồn thu BHXH

do được tồn tích cộng đồng, nên thường có khối lượng tiền nhàn rỗi tương đốilớn chưa sử dụng cần được đầu tư tăng trưởng, vừa nâng cao hiệu quả sửdụng, vừa an toàn tiền thu BHXH về mặt giá trị do các yếu tố trượt giá Vìvậy, thông qua cơ chế quản lý nghiêm ngặt về thu BHXH để tránh lạm dụng,thất thoát; đồng thời nghiên cứu các lĩnh vực đầu tư để đảm bảo thu hồi đượcvốn và có lãi, tức là hiệu quả sử dụng nguồn thu

1.2.3 Vai trò quản lý thu BHXH

BHXH có nội hàm rất rộng và phức tạp, bao gồm thu, chi, thực hiệncác chế độ, chính sách dài hạn, ngắn hạn; đối tượng và phạm vi áp dụng rộng

và liên quan đến đời sống của NLĐ làm công ăn lương; thực hiện tốt các chế

độ BHXH là đảm bảo đời sống kinh tế cho NLĐ có tham gia BHXH được coinhư là "đầu ra" của BHXH và thu BHXH được coi là yếu tố "đầu vào" củaBHXH, trong đó quản lý thu BHXH là khâu đầu tiên trong việc xác lập mốiquan hệ về BHXH giữa NLĐ, NSDLĐ và cơ quan BHXH Mối quan hệ ấyxác định quyền và trách nhiệm của các bên; đây là mối quan hệ quan trọnghàng đầu, vì có thực hiện mối quan hệ này thì mới có cơ sở để tổ chức thuBHXH, hình thành quỹ BHXH, thực hiện chi trả các chế độ BHXH

Mặt khác, BHXH thực hiện trên nguyên tắc tương trợ cộng đồng, lấy

số đông bù số ít nên khi tham gia BHXH NLĐ sẽ được san sẻ rủi ro khi ốm

Trang 28

đau, thai sản, tai nạn lao động NLĐ khi nghỉ hưu để duy trì cuộc sống, sẽ

đỡ gánh nặng cho gia đình, góp phần cho từng tế bào của xã hội ổn định,bền vững là cơ sở tạo lập nên một xã hội ổn định, bền vững Khi người dân

có cuộc sống được đảm bảo, sẽ hạn chế được phân biệt đối xử, giảm bớtđược sự phân cách giàu nghèo Thông qua hoạt động BHXH, Nhà nước sẽ

là trung gian đứng ra điều chỉnh thu nhập, đảm bảo hài hoà lợi ích và côngbằng xã hội cho NLĐ trong mọi thành phần kinh tế Hay nói cách khác,NLĐ sẽ được công bằng hơn về quyền lợi, khi Nhà nước thực hiện phânphối và phân phối lại thu nhập thông qua chính sách BHXH, nhất là trongthời điểm hiện nay thu nhập của NLĐ, nhất là khu vực lao động trực tiếpcòn thấp hơn các khu vực khác

1.2.4 Mục đích quản lý thu BHXH

Thứ nhất, đảm bảo cho yếu tố "đầu vào" (tiền nộp BHXH) đủ khả năng

thực hiện quá trình tái sản xuất xã hội, tức là có thu đúng, thu đủ, thu kịp thờimới đảm bảo chi trả chế độ cho NLĐ, góp phần ổn định đời sống của NLĐtrong quá trình lao động không may bị rủi ro, nghỉ hưu, cũng như khi về già

Thứ hai, xác lập rõ ràng quyền và trách nhiệm của các bên tham gia

BHXH, đó là: NLĐ, NSDLĐ và cơ quan BHXH; phân định rõ chức năngquản lý nhà nước với chức năng hoạt động sự nghiệp của BHXH

Thứ ba, không bỏ sót nguồn thu, quản lý chặt chẽ, đảm bảo nguồn thu

BHXH được sử dụng đúng mục đích; đồng thời làm cho nguồn thu BHXHliên tục tăng trưởng

Thứ tư, đảm bảo cho các quy định về thu BHXH được thực hiện

nghiêm túc, hiệu quả, khắc phục được tính bình quân nhưng vẫn bảo đảm tính

xã hội thông qua việc điều tiết, chia sẻ rủi ro Trong điều kiện hội nhập kinh

tế hiện nay, quản lý thu BHXH lại càng có ý nghĩa sâu sắc trong việc phòngngừa, ngăn chặn những lạm dụng của NSDLĐ với NLĐ nhất là việc thuêmướn, sử dụng, trả tiền lương, tiền công bất bình đẳng

Trang 29

1.2.5 Nội dung quản lý thu BHXH

a Quản lý mức thu BHXH

- Giai đoạn trước năm 1994

Điều lệ tạm thời về BHXH ban hành theo Nghị định số 218/CP ngày27/12/1961 của Hội đồng Chính phủ, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1962.Theo quy định của Điều lệ này đối tượng tham gia BHXH chỉ mới thực hiện ởphạm vi hẹp: toàn thể công nhân viên chức nhà nước ở các cơ quan, xínghiệp, công trường, nông trường, lâm trường, không phân biệt dân tộc, giớitính, quốc tịch Việc thực hiện các chế độ BHXH dựa trên nguyên tắc phânphối theo lao động, theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung Mức đóng góp BHXHrất thấp, NLĐ không trực tiếp đóng mà được lấy từ Ngân sách nhà nước, nênnguồn thu hạn chế Tổng mức đóng BHXH là 4,7% tổng quỹ tiền lương, dohai ngành quản lý: Bộ nội vụ (nay là Bộ Lao động Thương binh & Xã hội)quản lý 1% thông qua hệ thống Ngân sách nhà nước; Tổng Công đoàn ViệtNam (nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) quản lý 3,7% Qua các giaiđoạn phát triển của đất nước, mức đóng được điều chỉnh phù hợp với chínhsách tiền lương và việc làm, theo Bảng 1.1 sau:

Bảng 1.1 Các mức đóng góp cơ bản qua từng thời kỳ

Trang 30

được hình thành từ nguồn đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và có sự hỗ trợ củaNgân sách nhà nước Thời kỳ này, đối tượng tham gia BHXH được mở rộngrất nhiều, không những khu vực nhà nước mà ở các thành phần kinh tế khuvực ngoài nhà nước, các tổ chức kinh tế có sử dụng từ 10 lao động trở lên.Tổng mức đóng BHXH giai đoạn này là 20%, trong đó NLĐ là 5% tiềnlương, NSDLĐ là 15% tổng quỹ tiền lương.

Năm 1995, Chính phủ ban hành Điều lệ BHXH kèm theo Nghị định số12/CP ngày 26/01/1995, sau đó hàng loạt Nghị định của Chính phủ được banhành sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ BHXH Đối tượng tham giaBHXH được tiếp tục mở rộng đến cán bộ cấp xã, các thành phần kinh tế, các

tổ chức, đơn vị, cá nhân có thuê mướn và trả công cho NLĐ, có sử dụng từ 01lao động trở lên, tức là quan hệ BHXH được xác lập trên cơ sở quan hệ laođộng và tiền lương Tổng mức đóng BHXH vẫn là 20%, nhưng có một số đốitượng đặc thù chỉ đóng 15%, cụ thể theo Bảng 1.2 sau:

Bảng 1.2: Mức đóng góp theo nhóm đối tượng NĐ

ban

hành

NĐ 12/CP 26/1/1995

NĐ 45/CP 15/7/1995

NĐ 09/CP 23/7/1998

NĐ 152/CP 19/8/1999

NĐ 73/CP 20/9/1999

NĐ 121/CP 21/10/2003

Mức

đóng 20% 20% 15% 15% 20% 20%Trong đó

-

NSDLĐ 15% 15% 10% 0% 15% 15%

(Nguồn: Tổng hợp các Nghị định của Chính phủ về BHXH)

- Giai đoạn từ 01/01/2007 trở đi

Luật BHXH được ban hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007,đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thực hiện chính sách BHXH, phùhợp với thông lệ quốc tế khi Việt Nam tham gia WTO Mức đóng BHXH là

Trang 31

20% được ổn định trong thời gian ngắn đến hết năm 2009, sau đó tăng dần và

ổn định vào năm 2014, nhưng tỷ lệ đóng góp vào các quỹ thành phần củaNLĐ, NSDLĐ có khác so với các quy định trước khi chưa có Luật BHXH Từngày 01/01/2007, NLĐ chỉ đóng góp vào quỹ dài hạn (quỹ hưu trí, tử tuất);NSDLĐ, ngoài việc đóng góp vào quỹ dài hạn trên, còn phải đóng góp vàoquỹ ngắn hạn, chi tiết theo các Bảng 1.3 và bảng 1.4 sau:

Bảng 1.3: Tỷ lệ đóng góp vào quỹ BHXH của NLĐ và NSDLĐ

ĐVT: %

Đối tượng 01/2007

-12/2009

01/2010 12/2011

01/2012 12/2013

-Từ 01/2014

(Nguồn: Tổng hợp từ Luật BHXH, Nghị định của Chính phủ về BHXH)

Bảng 1.4: Mức đóng của NLĐ và NSDLĐ trong các quỹ thành phần

ĐVT: %

Thời kỳ Chỉ tiêu

12/2009

01/2007- 12/2011

01/2010- 12/2013

01/2012-Từ 01/2014

31

31

31

(Nguồn: Tổng hợp từ Luật BHXH, Nghị định của Chính phủ về BHXH)

Trang 32

b Quản lý nguồn hình thành quỹ BHXH

Nguồn thu để hình thành quỹ BHXH bao gồm: tiền đóng BHXH củaNLĐ; tiền đóng BHXH của NSDLĐ; tiền hỗ trợ của Nhà nước; và tiền sinhlời từ đầu tư quỹ BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác

Nguồn thu vào quỹ BHXH được phân chia theo ba quỹ thành phần:+ Quỹ ốm đau và thai sản do NSDLĐ đóng bằng 3% quỹ tiền lương,tiền công đóng BHXH

+ Quỹ TNLĐ - BNN, do NSDLĐ đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiềncông đóng BHXH

+ Quỹ hưu trí và tử tuất do NLĐ đóng bằng 5% và NSDLĐ đóngbằng 11%

Như vậy, NLĐ chỉ đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; các quỹ còn lại doNSDLĐ đóng và hỗ trợ của Nhà nước, nhưng NLĐ được thụ hưởng tất cả cácchế độ BHXH không phân biệt các quỹ thành phần khi phát sinh các yêu cầu

về BHXH

Hình thức quản lý nguồn thu BHXH (quỹ BHXH)

- Quản lý các quỹ thành phần được phân cấp cho BHXH tỉnh quản lý

và sử dụng để trả chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, hưu trí và tử tuất

- Trong tổng số mức đóng BHXH cho NLĐ, NSDLĐ được giữ lại 2%trong 3% đóng vào quỹ ốm đau và thai sản để trả kịp thời chế độ ốm đau, thaisản cho NLĐ và thực hiện quyết toán hằng quý với cơ quan BHXH Phần cònlại của mức đóng, NSDLĐ trực tiếp chuyển vào Kho bạc hoặc Ngân hàng, nơiBHXH mở tài khoản chuyên thu để đóng BHXH cho NLĐ

- Tiền hỗ trợ của Nhà nước: thực hiện các biện pháp bảo toàn và tăngtrưởng quỹ BHXH do BHXH Việt Nam thực hiện, không giao cho BHXH cácđịa phương

- NLĐ đóng BHXH phải thông qua NSDLĐ và phải đóng cùng một lúcvào tài khoản chuyên thu BHXH, nếu thu bằng tiền mặt thì sau 3 ngày kể từ

Trang 33

ngày cơ quan BHXH thu tiền đóng BHXH phải nộp vào tài khoản chuyên thuBHXH theo quy định Hệ thống Kho bạc, Ngân hàng thực hiện chuyển tiền từtuyến tỉnh đến tuyến tỉnh và từ tuyến tỉnh đến Trung ương theo quy định cứ

10 ngày một lần hoặc khi có số dư từ năm tỷ đồng trở lên

c Quản lý mức đóng và phương thức đóng BHXH

- Mức đóng và phương thức đóng BHXH của NLĐ

NLĐ theo quy định tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cán bộ, côngchức, viên chức; NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thờihạn hoặc hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên, nếu dưới 03 tháng nhưng sau

đó tiếp tục làm việc tại đơn vị cũ

Mức đóng và phương thức đóng BHXH được quy định: hàng tháng,NLĐ đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từnăm 2010 trở đi, cứ 2 năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng

là 8% Riêng NLĐ hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản xuất, kinhdoanh trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêmnghiệp được đóng BHXH hằng tháng, hằng quý hoặc 06 tháng một lần

- Mức đóng và phương thức đóng BHXH của NSDLĐ

NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm: cơ quan hành chính, sựnghiệp, Đảng, đoàn thể, doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị hoạt động theo quyđịnh của pháp luật; hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật Hợptác xã; hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuêmướn, sử dụng và trả công cho NLĐ; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài,

tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động làngười Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác

Mức đóng và phương thức đóng BHXH: hàng tháng NSDLĐ đóngtrên quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của những NLĐ với mức3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 1% vào quỹ TNLĐ-BNN; 11% vào quỹ hưu

Trang 34

trí và tử tuất, từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm một lần đóng thêm 1% cho đến khiđạt mức đóng là 14%.

Hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối tháng, NSDLĐ đóng BHXH trênquỹ tiền lương, tiền công của những NLĐ tham gia BHXH; đồng thời trích từtiền lương, tiền công tháng của từng NLĐ để đóng cùng một lúc vào tài khoảnchuyên thu của cơ quan BHXH mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước

NSDLĐ là các doanh nghiệp sản xuất (nuôi, cấy, trồng trọt) thuộcngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện trả tiềnlương, tiền công cho NLĐ theo mùa vụ hoặc theo chu kỳ có thể đóng BHXHtheo quý hoặc 6 tháng một lần nhưng phải xuất trình phương án sản xuất vàphương thức trả lương cho NLĐ để cơ quan BHXH có căn cứ thu nộp

Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, cá nhân có thuê mướn, trả công choNLĐ, sử dụng dưới 10 lao động có thể đóng BHXH theo quý nhưng phảiđăng ký và được sự chấp thuận của cơ quan BHXH

NLĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (trừ trường hợp NLĐ làmtrong các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu hoặc đầu tư ra nướcngoài) đóng theo quý, 6 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc có thể đóng trướcmột lần theo thời hạn hợp đồng; NSDLĐ thu, nộp BHXH cho NLĐ và đăng

ký phương thức đóng với cơ quan BHXH hoặc NLĐ đóng thông qua NSDLĐ

mà NLĐ tham gia BHXH trước đó hoặc đóng trực tiếp tại cơ quan BHXH nơiNLĐ cư trú trước khi đi làm việc ở nước ngoài Trường hợp NLĐ được giahạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới ngay tại nước tiếp nhận hợp đồng thìthực hiện đóng BHXH như trên hoặc truy đóng cho cơ quan BHXH sau khi

về nước

- Tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH

+ NLĐ hưởng lương theo chế độ tiền lương của Nhà nước thì tiềnlương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụcấp: chức vụ, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề (nếu có)

Trang 35

+ NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quy định thìtiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghitrong hợp đồng lao động nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểuchung và không cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng.

+ Tiền lương, tiền công để tính đóng BHXH của người quản lý doanhnghiệp là chủ sở hữu, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danhcông ty hợp danh, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viênhội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giámđốc, kế toán trưởng và kiểm soát viên là mức tiền lương, tiền công do Điều lệcủa công ty quy định nhưng phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước

về lao động tỉnh, thành phố

+ Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của NLĐ trong hợp tác xã

là mức tiền lương, tiền công được đại hội xã viên thông qua và phải đăng kývới cơ quan quản lý nhà nước về lao động theo phân cấp quản lý

+ Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của NLĐ thuộc các hộ kinhdoanh cá thể, tổ hợp tác và cá nhân là mức tiền lương, tiền công do NSDLĐquy định nhưng phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động theophân cấp quản lý

+ NLĐ có tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động bằngngoại tệ thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH được tính bằng đồng ViệtNam trên cơ sở tiền lương, tiền công bằng ngoại tệ được chuyển đổi sangđồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liênNgân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vào ngày 02 tháng 01cho 6 tháng đầu năm, vào ngày 01 tháng 7 cho 6 tháng cuối năm Trường hợptrùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng nhà nước Việt Nam chưa công bố thìđược lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề

+ NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động thuộc các công ty nhà nướcchuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty TNHH nhà nước một thành viên

Trang 36

trở lên nếu áp dụng thang, bảng lương do Nhà nước quy định thì phải đăng

ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sởtại thời điểm chuyển đổi, thực hiện chuyển xếp lương, nâng bậc hoặc chuyểnngạch lương phải đúng theo quy định của Nhà nước đối với công ty nhà nướctrên cơ sở thang, bảng lương đang áp dụng và đóng BHXH trên cơ sở mứclương đó

d Quản lý trình tự, thủ tục tham gia BHXH

- Tham gia BHXH lần đầu:

+ NLĐ: Căn cứ hồ sơ gốc (quyết định tuyển dụng, quyết định nânglương hoặc hợp đồng lao động ) kê khai 03 bản "Tờ khai tham gia BHXH,BHYT" (Mẫu số TK01 - TS) nộp cho NSDLĐ; trường hợp đã được cấp sổBHXH thì không phải kê khai mà chỉ nộp sổ BHXH

+ NSDLĐ kiểm tra, đối chiếu Tờ khai tham gia BHXH với hồ sơ gốc

của từng NLĐ; ký xác nhận và phải chịu trách nhiệm về những nội dung trên

Tờ khai của NLĐ Lập 01 bản "Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT,BHTN" (Mẫu D02 - TS) và bản sao quyết định thành lập hoặc chứng nhậnđăng ký kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động; trường hợp NSDLĐ là cá nhânthì nộp bản hợp đồng lao động Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày

ký hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng, NSDLĐ phải nộp toàn bộ

hồ sơ theo quy định của NLĐ cho cơ quan BHXH

+ Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra số lượng, tính hợp pháp

của các loại giấy tờ, đối chiếu với hồ sơ của NLĐ; ghi mã số quản lý đơn vị

và từng NLĐ trên danh sách và trên Tờ khai tham gia BHXH bắt buộc (mãđơn vị và NLĐ ghi theo quy định của BHXH Việt Nam) Trường hợp hồ sơchưa đủ, cơ quan BHXH phải hướng dẫn cụ thể để đơn vị hoàn thiện Kýđóng dấu vào "Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN"; trongthời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phải trả lại đơn

vị 01 bản Danh sách để đơn vị thực hiện đóng BHXH, cơ quan BHXH lưu 01

Trang 37

bản Danh sách; riêng 03 Tờ khai của NLĐ sau khi cấp sổ BHXH hoàn chỉnhthì trả lại đơn vị 02 Tờ khai cùng với sổ BHXH.

- Đang tham gia BHXH:

+ NSDLĐ: Lập danh sách theo mẫu (D02 - TS) nếu tăng; giảm laođộng hoặc điều chỉnh tiền lương, mức đóng BHXH, BHYT; kèm theo hồ sơnhư: Tờ khai, quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển, nghỉ việc, thôi việc hoặchợp đồng lao động, quyết định tăng, giảm lương và thẻ BHYT (nếu có), nộpcho cơ quan BHXH trước ngày 20 của tháng Các trường hợp tăng, giảm từngày 16 của tháng trở đi thì lập danh sách và thực hiện vào đầu tháng kế tiếp

+ Cơ quan BHXH tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định hồ sơ; ký, đóng dấu

vào danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT; các Tờ khai (nếu có),thông báo cho đơn vị đóng BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT kịpthời cho NLĐ

+ Khi NLĐ di chuyển địa bàn từ tỉnh này sang địa bàn tỉnh khác, phải

xuất trình hồ sơ kèm theo Mẫu số D02 - TS; đóng đủ BHXH cho NLĐ đếnthời điểm di chuyển; cơ quan BHXH tỉnh nơi đi xác nhận sổ BHXH choNLĐ; NSDLĐ đăng ký tham gia BHXH với cơ quan BHXH tỉnh nơi chuyểnđến theo thủ tục tham gia BHXH lần đầu như quy định trên

+ NSDLĐ thay đổi pháp nhân, chuyển quyền sở hữu; sáp nhập hoặc

giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật phải thông báo bằng văn bản cho

cơ quan BHXH và đóng đủ BHXH cho NLĐ đến thời điểm thay đổi Cơ quanBHXH xác nhận sổ BHXH cho NLĐ theo nguyên tắc đóng đến thời điểm nàothì xác nhận đến thời điểm đó

e Thanh tra, kiểm tra về quản lý thu BHXH

Trong thực tiễn, công tác kiểm tra, thanh tra là một chức năng thiết yếukhông thể thiếu được trong công tác quản lý nói chung, trong quản lý BHXH

và quản lý thu nói riêng, có thể thấy vai trò của kiểm tra trong biểu thức:Quản lý = Quyết định + Tổ chức thực hiện + Kiểm tra

Trang 38

Bản chất của công tác kiểm tra BHXH, quản lý thu BHXH là phải xácđịnh và sửa chữa được những sai lệch trong hoạt động của cơ quan BHXH sovới chính sách pháp luật, mục tiêu và kế hoạch vạch ra.

Thực tế đã chỉ ra nội dung kiểm tra, thanh tra BHXH, chỉ có thể kiểmtra, thanh tra một số khu vực và một số lĩnh vực quan trọng tác động đến cả

hệ thống hoặc kiểm tra, thanh tra phát sinh đột biến cần phải có thông tinphản hồi phục vụ yêu cầu quản lý

Các phương thức kiểm tra hoạt động của BHXH gồm có: Kiểm tra củacác cơ quan quyền lực Nhà nước, kiểm tra chuyên ngành và kiểm tra nhândân (gồm thanh tra nhân dân, kiểm tra của tổ chức đảng, đoàn thể ) Tuỳthuộc vào mục đích, yêu cầu, nội dung và thời gian kiểm tra để có loại hìnhkiểm tra cho phù hợp: theo thời gian thì có loại hình thường xuyên hay địnhkỳ; kiểm tra trước, kiểm tra sau, kiểm tra đột xuất; nếu theo phạm vi tráchnhiệm thì có kiểm tra nội bộ, kiểm tra của các cơ quan ngoài hệ thống theoquy định của pháp luật (Tổ chức thanh tra Nhà nước, thanh tra nhân dân,thanh tra lao động ) Nội dung kiểm tra về BHXH thường có kiểm tra vềquản lý thu BHXH, BHYT; kiểm tra chi trả BHXH, BHYT; kiểm tra thựchiện các chế độ BHXH, BHYT; kiểm tra quản lý đối tượng được hưởng cácchế độ BHXH, BHYT; kiểm tra quản lý, sử dụng tài chính, tài sản

Nội dung kiểm tra quản lý thu BHXH, bao gồm:

- Kiểm tra nguồn hình thành quỹ BHXH:

+ Đóng góp của đối tượng tham gia BHXH bằng 20% so với tổng quỹtiền lương của các đơn vị tham gia BHXH

+ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để chi trả các đối tượng đanghưởng các chế độ BHXH trước ngày 01/01/1995; đóng và hỗ trợ thêm đểđảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với NLĐ sau ngày ban hành Điều

lệ BHXH

Trang 39

+ Tiền lãi, tiền sinh lời từ việc thực hiện phương án bảo toàn, đầu tưtăng trưởng quỹ BHXH.

+ Thu từ nguồn tài trợ, viện trợ trong và ngoài nước

+ Thu từ giá trị tài sản BHXH được đánh giá lại theo quy định củaNhà nước

- Kiểm tra đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định củapháp luật:

+ Danh sách lao động được biên chế hưởng lương từ Ngân sách Nhànước hay hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên hoặc dưới 3 tháng nhưngvẫn tiếp tục làm việc tại đơn vị

+ Bảng thanh toán tiền lương, tiền công tháng của NLĐ

+ Hồ sơ gốc của NLĐ đang lưu tại đơn vị làm việc

+ Hồ sơ pháp nhân của đơn vị trong trường hợp tham gia BHXH lần đầu

- Kiểm tra việc trích tiền lương, tiền công tháng của NLĐ và phần tríchcủa đơn vị đóng BHXH cho NLĐ thông qua chuyển khoản vào hệ thốngNgân hàng hoặc Kho bạc

- Kiểm tra và đối chiếu phần để lại 2% tiền đóng BHXH của đơn vị đểthanh toán các chế độ ngắn hạn cho NLĐ

- Kiểm tra, đối chiếu công nợ BHXH và thực hiện tính lãi, phạt tiền do

vi phạm pháp luật BHXH về đóng BHXH đối với NSDLĐ

h Tạm dừng đóng BHXH

Theo quy định hiện nay chỉ tạm dừng đóng BHXH đối với quỹ hưu và

tử tuất, như sau:

- Trong trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa hoặc lý

do bất khả kháng khác mà NSDLĐ buộc phải thu hẹp sản xuất, tạm dừng sảnxuất, kinh doanh, giảm chỗ làm việc Thời gian tạm dừng đóng BHXH khôngquá 12 tháng

- NSDLĐ được tạm dừng đóng BHXH nếu có một trong các điều kiện:

số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc phải tạm thời nghỉ việc chiếm

Trang 40

từ 50% trở lên so với tổng số lao động có mặt trước khi tạm thời dừng sảnxuất, kinh doanh Bị thiệt hại trên 50% tổng số giá trị tài sản do thiên tai, hoảhoạn, dịch bệnh, mất mùa hoặc lý do bất khả kháng khác gây ra (không kể tàisản là đất).

- NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lêntrong tháng thì cả NLĐ và NSDLĐ không phải đóng BHXH của tháng đó,thời gian này không được tính là thời gian đóng BHXH Thời gian nghỉ việchưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng BHXH, nhưng NLĐ vàNSDLĐ không phải đóng BHXH

Trong quản lý BHXH, quản lý thu BHXH được xem là nhiệm vụ quantrọng hàng đầu do vị trí, vai trò, mục đích và sự cần thiết khách quan của nóquy định Luận văn tập trung nghiên cứu chủ yếu về công tác quản lý thuBHXH bắt buộc

1.3 Cơ sở thực tiễn về quản lý thu BHXH

1.3.1 Kinh nghiệm của BHXH tỉnh Thái Bình

Theo báo cáo của BHXH tỉnh Thái Bình: qua khảo sát đầu năm 2015,trên địa bàn tỉnh có 3.842 đơn vị đang sử dụng 210.074 lao động, nhưng thực

tế mới có 3.342 đơn vị với 140.294 lao động đóng BHXH; một số đơn vị nợđọng BHXH kéo dài với số tiền trên 3 tỷ đồng Kết quả công tác thu BHXHnăm 2015 số thu đạt 1.967,7 tỷ đồng đạt 105.7% kế hoạch được giao

Để giải quyết vấn đề này, BHXH tỉnh đã có nhiều biện pháp thực hiện

có hiệu quả, đó là: hằng năm, trên báo địa phương, Đài Phát thanh & Truyềnhình tỉnh đều có chuyên trang, chuyên mục giải đáp chế độ, chính sáchBHXH, kể cả các đài truyền thanh địa phương Trên một số trục đường lớn,khu công nghiệp đều có pa nô, áp phích; in các tài liệu phát tay, các văn bảnhướng dẫn gửi các doanh nghiệp Thực hiện ký kết công tác phối hợp với Banquản lý khu công nghiệp về việc đảm bảo quyền lợi cho NLĐ Trên cơ sở đó,

cơ quan BHXH nắm bắt được chính xác số doanh nghiệp và lao động để có

Ngày đăng: 08/05/2021, 19:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w