Tuy nhiên, những thành quả mà ngành kinh tế thủy – hải sản của Bình Thuận đạt được trong 2 thập niên kể từ sau ngày tái lập tỉnh còn rất khiêm tốn so với tiềm năng; đồng thời, trong quá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
_
PHẠM THỊ BÍCH THUẬN
ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH THUẬN LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY – HẢI SẢN
GIAI ĐOẠN 1991 - 2012
LUẬN VĂN THẠC SĨ SỬ HỌC
Tp Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
Trang 3Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ của các thầy cô, các cá nhân, tập thể, của gia đình và bạn bè
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Ngô Minh Oanh đã đồng ý trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này Chính nhờ sự hướng dẫn rất tận tình của thầy về phương pháp nghiên cứu, cách tiếp cận vấn đề trong suốt quá trình thực hiện nên tôi mới có thể hoàn thành được luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô khoa Lịch sử, phòng Sau Đại học trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn tp.HCM đã nhiệt tình góp ý cho tôi về đề cương luận văn cũng như tạo điều kiện để tôi có thể thực hiện và hoàn thành luận văn này
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn: Trung tâm Lưu trữ - tỉnh ủy tỉnh Bình Thuận, Trung tâm Lưu trữ - UBND tỉnh Bình Thuận, các cô chú, anh chị cán bộ của sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, của Chi cục thủy sản tỉnh Bình Thuận, Chi cục thống kê đã giúp đỡ và hỗ trợ rất tận tình cho tôi trong quá trình tìm tài liệu và thực hiện luận văn này
Cuối cùng, tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã hết lòng ủng hộ, giúp
đỡ và góp ý cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn
Trân trọng!
Trang 41 XHCN : Xã hội chủ nghĩa
2 HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points): tiêu chuẩn đặt ra các nguyên tắc của hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn
3 CNH – HĐH : công nghiệp hóa – hiện đại hóa
4 BVNLB : bảo vệ nguồn lợi biển
5 TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
6 EU : Liên minh châu Âu
7 HĐND : Hội đồng nhân dân
8 NXB : Nhà xuất bản
9 UBND : Ủy ban nhân dân
10 Sở NN&PTNN : Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
11 Cv : công suất tàu
12 FDI: (viết tắt của Foreign Direct Investment) đầu tư trực tiếp nước ngoài
13 GDP: (viết tắt của Gross Domestic Product) tổng sản phẩm quốc nội
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 4
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6
7 Hướng tiếp cận tư liệu 6
8 Kết cấu đề tài 7
PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Các yếu tố tác động đến kinh tế thủy – hải sản Bình Thuận và đường lối phát triển kinh tế thủy - hải sản của Đảng giai đoạn 1991 – 2012 1.1 Các yếu tố tác động đến kinh tế thủy – hải sản tỉnh Bình Thuận 8
1.1.1 Điều kiện tự nhiên và sự hình thành cộng đồng ngư dân Bình Thuận 8
1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên 8
Trang 61.1.2 Sự phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật có ảnh hưởng đến
sự phát triển kinh tế thủy – hải sản 16
1.2 Kinh tế thủy - hải sản ở Bình Thuận trước năm 1991 18
1.3 Đường lối phát triển kinh tế thủy – hải sản của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ Bình Thuận trong giai đoạn 1991 – 2012 23
1.3.1 Đường lối phát triển kinh tế thủy – hải sản của Đảng, Nhà nước 23
1.3.2 Chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lãnh đạo phát triển kinh tế thủy – hải sản giai đoạn 1991 – 2012 29
Chương 2: Quá trình phát triển kinh tế thủy – hải sản của tỉnh Bình Thuận giai đoạn (1991 - 2012) 2.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1991 – 2012 36
2.2 Kinh tế thủy – hải sản Bình Thuận và các giải pháp để phát triển 39
2.3 Những thành tựu trong công tác lãnh đạo phát triển ngành kinh tế thủy – hải sản giai đoạn 1991 – 2012 52
2.3.1 Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy – hải sản 52
2.3.2 Nuôi trồng thủy sản 63
2.3.3 Chế biến và tiêu thụ thủy sản 67
Trang 7Chương 3: Những nhận xét, đánh giá về quá trình phát triển kinh tế
thủy – hải sản của Đảng bộ tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1991 - 2012
3.1 Thành công và hạn chế của Đảng bộ Bình Thuận trong phát triển kinh tế
thủy – hải sản 74
3.1.1 Thành công 74
3.1.2 Một số hạn chế 79
3.2 Những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo phát triển ngành thủy – hải sản của Đảng bộ tỉnh Bình Thuận 82
3.3 Cơ hội, thách thức và triển vọng phát triển kinh tế thủy – hải sản trong thời gian tới 87
3.4 Kiến nghị một số giải pháp 91
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO………102
Trang 8
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thủy – hải sản là một ngành kinh tế giữ vai trò quan trọng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta Trong thập niên vừa qua, đóng góp của kinh tế thủy – hải sản vào GDP toàn quốc dao động trong khoảng từ 3,72% - 3,1% (giá thực tế) và 2,55% - 2,6% (giá so sánh) Năm 2011, thủy – hải sản đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu chung toàn ngành nông nghiệp khoảng 24,44% và 6,34% kim ngạch xuất khẩu toàn quốc Bình quân giai đoạn 2001 – 2011, ngành thủy – hải sản giải quyết công ăn việc làm cho 15.000 lao động/ năm Trong xóa đói giảm nghèo, nhờ tăng trưởng, thủy – hải sản đã đưa 43 xã bãi ngang ven biển đặc biệt khó khăn ra khỏi danh sách xã nghèo.Cũng trong giai đoạn này, thủy –hải sản cung cấp thực phẩm cho trên 80 triệu người dân Việt Nam Bình quân hàng năm thủy sản đáp ứng khoảng 39,31 – 42,86% tổng sản lượng lương thực, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh thực
phẩm và dinh dưỡng quốc gia [61, tr.19]
Cùng với các đóng góp có giá trị về kinh tế, phát triển kinh tế thủy –hải sản còn có ý nghĩa sâu sắc về an ninh quốc phòng Những ngư dân hoạt động khai thác hải sản trên biển chính là
những “công dân biển”, là những chủ nhân đích thực thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Biển bạc
của ta do nhân dân ta làm chủ” [101] Hàng ngày, hàng giờ cùng với các hoạt động khai thác
thủy hải sản, những ngư dân đang gián tiếp tham gia tuần tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động trên biển và phần nào còn hạn chế những tàu nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam
Việt Nam với những ưu đãi của tự nhiên về đất đai, khí hậu, biển, hệ thống ao, hồ, sông ngòi, ….phong phú, nên nhìn chung có thể phát triển kinh tế thuỷ -hải sản khắp các nơi trên toàn đất nước Tuy nhiên ở mỗi vùng có những tiềm năng đặc thù và sản vật đặc sắc riêng
Bình Thuận là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ có bờ biển dài 192 km và 4 cửa biển lớn, diện tích vùng lãnh hải 52.000 km2, là một trong những "vựa cá" lớn của nước ta và lâu nay, thủy - hải sản luôn là ngành kinh tế mũi nhọn của vùng đất này Phát triển toàn diện kinh tế thủy – hải sản theo hướng bền vững, hiện đại là cách mà Bình Thuận tiếp tục chọn lựa
để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương
Trang 9Tuy nhiên, những thành quả mà ngành kinh tế thủy – hải sản của Bình Thuận đạt được trong 2 thập niên kể từ sau ngày tái lập tỉnh còn rất khiêm tốn so với tiềm năng; đồng thời, trong quá trình thực hiện đường lối phát triển ngành kinh tếnày của tỉnh cũng đã bộc lộ không
ít những khuyết điểm, hạn chế và nhiều vấn đề cần suy nghĩ nhằm khai thác và phát huy tiềm năng to lớn của tự nhiên, đồng thời giữ vững an ninh biển, củng cố quốc phòng các vùng ven biển, đảo, mở rộng và phát triển kinh tế để Bình Thuận trở thành một vùng kinh tế năng động…
Để làm được điều đó, đòi hỏi khả năng lãnh đạo và chỉ đạo ngày càng cao của Đảng bộ tỉnh Bình Thuận trong phát triển các ngành kinh tế nói chung, kinh tế thủy – hải sản nói riêng Song cho đến nay, hiện chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về vấn đề này Vì thế, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trước
đây và sự hiểu biết của bản thân, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Bình Thuận
lãnh đạo phát triển kinh tế thủy – hải sản giai đoạn 1991 - 2012” làm luận văn thạc sỹ
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề thực tiễn nảy sinh trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh Bình Thuận
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Việt Nam, kinh tế biển nói chung, kinh tế thủy – hải sản nói riêng chiếm một vị trí quan trọng Vì vậy, đã có nhiều tác phẩm đánh giá được vị thế chiến lược, nguồn tài nguyên trên biển, tình hình kinh tế - xã hội và môi trường biển các tỉnh ven biển phía Nam của nước ta Đối với kinh tế thủy – hải sản ở Bình Thuận, đáng chú ý có các công trình sau:
.- Ngư trường, mùa vụ và nghề đánh bắt hải sản ở vùng biển Bình Thuận, Sở Khoa học,
Công nghệ và Môi trường (1994), đây là một tập sách nhỏ viết về tài nguyên hải sản của ngư trường Bình Thuận và những kinh nghiệm thực tiễn trong đánh bắt hải sản ở vùng biển của tỉnh
- Địa chí Bình Thuận của Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Bình Thuận (2006) Đây là một tác
phẩm đồ sộ của tỉnh gồm hơn 1000 trang viết trong 10 năm, công trình tập hợp những bài nghiên cứu của nhiều tác giả trên nhiều lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội từ thời xa xưa cho
Trang 10đến nay, trong đó, các ngành kinh tế biển như: thủy sản, du lịch, công nghiệp…được đề cập, nghiên cứu khá rõ nét
- Thông tin tư liệu Bình Thuận Đây là một ấn phẩm nhiều kỳ của tỉnh nhằm tập hợp những
bài viết từ rất nhiều nguồn, bao gồm tất cả những lĩnh vực và đời sống của tỉnh, trong đó, rất nhiều bài đề cập về các ngành, lĩnh vực của kinh tế biển
- Bình Thuận 20 năm xây dựng và phát triển (19/4/1975 – 19/4/1995) của Ban Tuyên giáo
Tỉnh ủy Bình Thuận (1995) Đây là công trình nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh Bình Thuận trong vòng 20 năm (19/4/1975 – 19/4/1995), có tổng kết và đánh giá những thành tựu và hạn chế, trong đó, các ngành và lĩnh vực của kinh tế biển được trình bày khá cụ thể
- Chuyên đề một số vấn đề cấp bách về văn hóa – xã hội cư dân vùng biển Bình Thuận
(1991 – 1993) của Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường tỉnh Bình Thuận (2004) Đây là
công trình nghiên cứu đời sống của cư dân vùng biển Bình Thuận với những vấn đề rất bất cập không chỉ tồn tại trong những năm 1991 – 1993 mà cả giai đoạn sau này, cho đến nay, cần được các ban ngành nhìn nhận và giải quyết
- Bình Thuận 10 năm phát triển (1992 – 2002) của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận
(2002) – đây là công trình đánh giá chặng đường phát triển của Bình Thuận trong 10 năm (1992 - 2002) về tất cả các lĩnh vực và đời sống nhân dân, trong đó có cả kinh tế thủy sản, nhưng chỉ ở mức độ khái quát
- Bình Thuận thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Ủy Ban nhân dân tỉnh Bình Thuận (2000) và
Bình Thuận tiềm năng và cơ hội đầu tư, Ủy Ban nhân dân tỉnh Bình Thuận (1994) là hai ấn
phẩm mang tính chất quảng bá về lợi thế và tiềm năng để phát triển kinh tế của tỉnh nhà, mà chủ yếu là lợi thế để phát triển các ngành kinh tế biển
- Quy hoạch phát triển kinh tế thủy sản Bình Thuận đến năm 2010 và Quy hoạch phát triển
kinh tế thủy sản Bình Thuận 2011 - 2020, Ủy Ban nhân dân tỉnh Bình Thuận Đây là công
trình nghiên cứu khá cụ thể về lợi thế, tiềm năng và thực trạng phát triển của ngành thủy sản
Trang 11của tỉnh, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp để phát triển hơn nữa ngành thủy sản, đưa thủy sản trở thành ngành mũi nhọn của tỉnh trong tương lai
Những luận văn, luận án liên quan đến đề tài nghiên cứu:
- Luận văn Thạc sĩ lịch sử về “Quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận
(1991 - 2002)” của Đặng Thị Kim Oanh (2004) Công trình nghiên cứu những chuyển biến
kinh tế - xã hội của tỉnh từ sau khi chia tách tỉnh Thuận Hải thành hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.Tác phẩm làm rõ được những bước phát triển rõ nét trong kinh tế - xã hội của tỉnh (1991 - 2002).Đặc biệt, giai đoạn từ sau năm 1995 các ngành kinh tế biển (thủy sản và du lịch)
đã dần khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế của tỉnh nhà
- Luận văn Thạc sĩ lịch sử về “Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình
Thuận(1992 – 2008)” của Nguyễn Quốc Triều (2010) trình bày quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế tỉnh Bình Thuận, trong đó cũng phần nào làm rõ được sự chuyển biến của ngành kinh
tế thủy sản
- Luận văn Thạc sĩ về “Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lãnh đạo phát triển kinh tế biển giai đoạn
2000 – 2008” của Phạm Thị Phương Thanh (2010) trong đó có phần khai thác, nuôi trồng
thủy sản gắn với biển, tuy chưa tách biệt được sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh với quá trình tổ chức thực hiện
Ngoài ra, có thể tìm thấy những thông tin về ngành thủy – hải sản của Bình Thuận qua một
số bài viết trên các báo của Chính phủ, những chuyên đề về thủy sản trên các tập san, báo địa phương, các trang web của tỉnh và Chính phủ
Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu trên đều trình bày những vấn đề khái quát có liên quan đến biển hoặc kinh tế thủy – hải sản, một bộ phận trong nền kinh tế biển của Bình Thuận Tuy nhiên, các công trình phần lớn đều chưa trình bày đầy đủ, hệ thống về sự phát triển của các lĩnh vực thủy sản, hải sản mà đề cập đến việc khai thác là chủ yếu, đặc biệt là chưa làm rõ được quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế thủy - hải sản của Đảng và Đảng bộ tỉnh Học viên đã nghiên cứu kế thừa, chọn lọc tất cả những nguồn tư liệu trên để hoàn thành
Trang 12đề tài “Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lãnh đạo phát triển kinh tế thủy – hải sản giai đoạn 1991
- 2012”
3 Mục đích và nhiệm vụ của đề tài:
Đề tài “Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lãnh đạo phát triển ngành thủy – hải sản giai đoạn
1991 - 2012” nhằm mục đích:
+ Làm rõ quá trình lãnh đạo, chỉ đạo phát triển ngành thủy – hải sản của Đảng bộ tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1991 – 2012, trên cơ sở đường lối của Đảng, Nhà nước và các chủ trương, chính sách của Đảng bộ Bình Thuận
+ Làm rõ vai trò của Đảng bộ tỉnh trong việc định hướng phát triển kinh tế thủy – hải sản
Từ đó, những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm làm cơ sở để Đảng bộ tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của mình trong giai đoạn tiếp theo
- Nhiệm vụ của đề tài:
+ Trình bày chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ Bình Thuận trong khi xây dựng chính sách cụ thể,quá trình triển khai thực hiện những chủ trương, chính sách đó trong việc phát triển kinh tế thủy – hải sản tỉnh Bình Thuận
+ Đánh giá thành tựu, hạn chế trong quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong việc phát triển ngành kinh tế thủy – hải sản địa phương.Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình lãnh đạo của Đảng bộ trong những giai đoạn sau và một số giải pháp để phát triển kinh tế thủy – hải sản
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm cơ bản của Đảng là cơ
sở lý luận
Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic.Ngoài ra, đề tài còn áp dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, phân tích tài liệu để làm rõ những vấn đề
mà đề tài đặt ra
Trang 13Vì nghiên cứu một ngành kinh tế cụ thể trong một địa phương cụ thể, phương pháp điền dã
sử học và điền dã xã hội học sẽ được sử dụng như những phương pháp chính để thực hiện đề tài
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
- Đối tượng của đề tài:
Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Thuận trong việc phát triển kinh tế thủy – hải sản tại địa phương giai đoạn 1991 – 2012; trong đó, bao gồm những chủ trương, chính sách cũng như công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ để phát triển các lĩnh vực của kinh tế thủy- hải sản như: khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy – hải sản, nuôi trồng thủy – hải sản, chế biến tiêu thụ thủy – hải sản, dịch vụ thủy – hải sản
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Về không gian: Tỉnh Bình Thuận hiện nay
+ Về thời gian: Đề tài tậptrung vào giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2012
6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học:
Đề tài làm rõ những cơ sở khoa học, trên cơ sở đó Đảng bộ tỉnh Bình Thuận đề ra chủ trương chính sách để phát triển kinh tế thủy - hải sản của tỉnh
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đề tài cung cấp những tư liệu cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong phát triển kinh tế thủy
- hải sản của địa phương Những thành tựu, hạn chế và bài học kinh nghiệm đề tài rút ra có thể làm tài liệu tham khảo cho cho các tỉnh lân cận trong công tác phát triển ngành kinh tế biển này
+ Làm tài liệu cho nghiên cứu, giảng dạy và những ai quan tâm về các vấn đề kinh tế hải sản Bình Thuận
thủy-+ Làm tư liệu giảng dạy Lịch sử Đảng khi vận dụng vai trò lãnh đạo của Đảng ở địa
Trang 147 Hướng tiếp cận tư liệu:
Nguồn tư liệu của đề tài đó là:
- Các văn kiện của Đảng từ Đại hội VI đến đại hội XI
- Các văn bản của Chính phủ chỉ đạo phát triển kinh tế thủysản, hải sản
- Nghị quyết các Hội nghị Trung ương Đảng qua các kỳ Đại hội
- Các Văn kiện của Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Thuận các kỳ VIII, IX, X, XI, XII
- Các báo cáo, tổng kết của Sở thủy sản, Sở Nông Nghiệp, Chi cục thủy sản, Chi cục thống kê…
- Kế thừa và sử dụng số liệu, nhận xét, đánh giá của một số công trình nghiên cứu khoa học
có liên quan
8 Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia thành 3 chương
Chương 1: Các yếu tố tác động đến kinh tế thủy – hải sản Bình Thuậnvà đường lối phát triển kinh tế thủy - hải sản của Đảng giai đoạn 1991 – 2012
Chương 2: Quá trình phát triển kinh tế thủy – hải sản của Đảng bộtỉnh Bình Thuận giai đoạn (1991 - 2012)
Chương 3: Những nhận xét, đánh giá về quá trình phát triển kinh tế thủy – hải sản của Đảng bộ tỉnh Bình Thuận giai đoạn 1991 - 2012
Trang 15CHƯƠNG 1 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ THỦY – HẢI SẢN BÌNH THUẬN VÀ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY – HẢI SẢN CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1991 – 2012 1.1 Các yếu tố tác động đến sự phát triển kinh tế thủy –hải sản tỉnh Bình Thuận 1.1.1 Điều kiện tự nhiên và sự hình thành cộng đồng ngư dân tỉnh Bình Thuận
1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Bình Thuận nằm trong vùng duyên hải cực Nam Trung Bộ, có mối liên hệ chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam Phía Bắc giáp Lâm Đồng và Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, Tây Nam giáp
Bà Rịa – Vũng Tàu, Đông và Đông Nam giáp biển Đông với đường bờ biển dài 192km Ngoài khơi có đảo Phú Quý cách thành phố Phan Thiết 120km Có tọa độ địa lý từ 10033’42’’ đến
11033’18’’ vĩ độ Bắc, từ 107023’41’’ đến 108052’42’’ kinh độ Đông [50, tr.15] Bình Thuận cách thành phố Hồ Chí Minh 200km, cách thành phố Nha Trang 250km, có quốc lộ I, đường sắt thống nhất chạy qua nối Bình Thuận với các tỉnh phía Bắc và phía Nam của cả nước; quốc
lộ 28 nối liền thành phố Phan Thiết với các tỉnh Nam Tây Nguyên; quốc lộ 55 nối liền với
trung tâm du lịch và dầu khí Vũng Tàu.Bình Thuận có khí hậu nhiệt đới – gió mùa biển Đông
với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình năm toàn tỉnh khoảng 27,20C (không có chênh lệch lớn giữa các năm), chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không quá 50C, nền nhiệt tương đối ổn định; lượng mưa trung bình năm khoảng 1.024mm; độ ẩm tương đối 79% và có tổng số giờ nắng trong năm 2.459 giờ
Hệ thống sông ngòi tỉnh Bình Thuận thường có lưu vực hẹp, độ dốc lòng sông lớn, dòng chảy phụ thuộc vào lượng mưa là chủ yếu Vào mùa khô, đỉnh điểm các tháng 2,3,4, dòng chảy các sông bắt đầu cạn kiệt, nguồn cung cấp nước từ các sông suối lớn trở nên không đảm bảo, gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt và sản xuất của người dân Phân bố rải rác trên địa bàn tỉnh có các sông chính như: sông La Ngà (dài 272 km, lưu vực 4170 km2), sông Lũy (dài 85
Trang 16km, lưu vực 1973 km2), sông Lòng Sông (dài 53 km, lưu vực 520 km2), sông Cái Phan Thiết (dài 75 km, lưu vực 800 km2), sông Dinh (dài 67 km, lưu vực 812 km2) …
Biển Bình Thuận có chế độ triều hỗn hợp theo hai khuynh hướng chính đó là bán nhật triều không đều và nhật triều không đều.Vùng chịu tác động của nhật triều không đều: vùng biển Lagi – Phan Thiết trở lên phía Bắc tính chất triều thiên về nhật triều (ngày – đêm), số ngày nhật triều khống chế vào khoảng 18 – 20 ngày/tháng (mỗi ngày có một lần triều lên và một lần triều xuống); các ngày còn lại trong tháng giữa lần nước triều lên và triều xuống có xuất hiện thêm một kỳ nước lên phụ có biên độ và thời gian ngắn hơn kỳ triều lên chính Vùng chịu ảnh hưởng bán nhật triều không đều: vùng biển Lagi – Phan Thiết trở xuống phía Nam nhật triều (nửa ngày – đêm) mạnh dần lên, số ngày bán nhật triều khống chế khoảng 26 – 27 ngày/tháng (mỗi ngày có hai lần triều lên và hai lần triều xuống) nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của nhật triều,
vì vậy có chênh lệch giữa các con nước triều rõ rệt, thủy triều biến thiên khá phức tạp, nhất là
ở lận cận các cửa sông.Vào thời kỳ gió mùa Tây Nam, hiện tượng nước trồi xuất hiện ở vùng biển Nam Trung Bộ với phạm vi ảnh hưởng mạnh nhất là từ vùng biển Ninh Thuận đến Bình Thuận, thời gian từ tháng 5 đến tháng 9, mạnh nhất vào các tháng 7 – 8, tốc độ trồi đạt giá trị lớn nhất ở tầng 100 – 125mm Hiện tượng nước trồi đã có tác động tích cực đến môi trường sống cũng như nguồn lợi hải sản cho vùng biển Bình Thuận, đây được xem là điều kiện sống tốt, cơ sở thức ăn phong phú, tập trung nhiều loài hải sản vùng cận nhiệt đới tạo nên sự phong phú cho quần xã sinh vật biển
Địa hình tỉnh Bình Thuận khá phức tạp, phần đất liền có thể chia làm 4 vùng: vùng núi trung bình (>500m), chiếm 31,65% diện tích tự nhiên, chủ yếu tập trung phía Bắc và thấp (cao
độ trung bình 200 – 500m), chiếm 40,7% diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất lâm nghiệp và rừng; Vùng đồng bằng phù sa (cao độ 5 – 10m), chiếm 9,43% diện tích, gồm các đồng bằng Tuy Phong (Lòng Sông), Phan Rí, Sông Mao (sông Lũy), Đức Linh, Tánh Linh (sông La Ngà); và vùng đồi, đụn cát ven biển (cao từ 100 đến 200m), gồm các đồi cát phân bố dọc bờ biển từ Tuy Phong tới Hàm Tân có hình dạng gò đồi lượn sóng, chiếm 18,22% diện tích tự
nhiên Địa hình bờ biển có hình thái đơn giản và cấu tạo tương đối đồng nhất đó là sự đan xen
giữa những mũi đá và bờ cát vật liệu bở rời, phần lớn chiều dài bờ biển là những bãi cát biển
Trang 17Quá trình bồi tụ xói lở thường chỉ diễn ra ở các cửa sông, khu vực lân cận các cửa sông và các đoạn bờ chịu tác động trực giao của sóng Một số nơi đã và đang diễn ra xói lở mạnh theo mùa
và đặc biệt trong những lúc thời tiết bất thường như lũ lụt, nước dâng trong bão Điển hình cho loại xói lở này là bờ biển Vĩnh Hảo, Phước Thể huyện Tuy Phong; Hàm Tiến, Đức Long thuộc
thành phố Phan Thiết; khu vực cửa Lagi thị xã Lagi.Địa hình đáy biển (vùng thềm lục địa)
phân chia thành 2 vùng: Vùng thứ nhất từ Phan Thiết hướng lên phía Bắc (thuộc thềm lục địa Phú Yên – Bắc đảo Phan Thiết): thềm lục địa hẹp (rộng trung bình 50km) và khá dốc có dạng phân bậc với các bậc thềm sâu dần ra khơi tới độ sâu 200m Vùng thứ hai kéo dài từ Phan Thiết đến mũi Cà Mau (vùng phía Nam đảo Phú Quý); thêm lục địa khá rộng (rộng trung bình 300km) và thoải , có dạng một đồng bằng lớn, tuy nhiên trên bề mặt có những hệ thống rãnh ngầm, nhiều bãi cạn và sườn dốc
Vùng biển Bình Thuận có hầu hết khoảng 2000 loài cá của khu hệ phía Nam; đã phát hiện được 538 loài, 300 loài là đối tượng khai thác Nguồn lợi cá biển: Tổng trữ lượng cá vùng biển ven bờ của Bình Thuận 220 – 240 nghìn tấn, khả năng khai thác 100 – 120 nghìn tấn/năm, trong đó 60% cá nổi tập trung ở 3 ngư trường Phan Thiết, Lagi và đảo Phú Quý [50, tr.444].Mùa vụ đánh bắt tập trung 2 mùa chính: mùa gió Đông Bắc (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) tập trung khai thác chủ yếu là cá đáy và gần đáy; mùa gió Tây Nam (từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm) tập trung khai thác nhóm cá nổi Sản lượng khai thác vào mùa gió Tây Nam chiếm khoảng 70% tổng sản lượng cá cả năm, bao gồm cá nục (60%), cá cơm, cá trích,
cá chỉ, cá mòi… Các loại cá có giá trị kinh tế cao như: cá hồng, cá sạo, cá bớp, cá cam, cá bông lau, cá thu, cá mú,… được thị trường xuất khẩu ưa chuộng.Trữ lượng hải sản các loại của Bình Thuận có khoảng 250.000 tấn.Sản lượng khai thác cho phép là 150.000 tấn/năm Biển Bình Thuận hàng năm cung cấp cho người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh 55.000 đến 60.000 tấn
cá các loại [50, tr.444]; Đặc biệt cá mòi, cá cơm và cá nục là nguồn nguyên liệu lớn của sản phẩm nước mắm Bình Thuận.Các loài hải đặc sản của Bình Thuận như điệp quạt (không tỉnh nào có), sò lông (nhiều nhất cả nước), mực, tôm các loại, dòm, ốc hương, ốc giác, đồi mồi, …
có giá trị kinh tế cao Trữ lượng tổng các loài hải sản tính được khoảng 90.000 tấn, khả năng cho phép khai thác 40 – 50 ngàn tấn/năm; trong đó, mực khoảng 11.000 tấn/năm, tôm xuất
Trang 18miền Trung.Các loại hải đặc sản có giá trị đặc hiệu trong dược liệu gặp được ở biển Bình Thuận gồm cá ngựa, đẻn (rắn biển), rong câu, hải sâm, bào ngư, vi cá mập, san hô, sao biển,
… Những loại hải sản quý này đang được các nhà khoa học quan tâm, cho sinh sản nhân tạo
và nuôi lớn, phát triển thành kinh tế hàng hóa
Các khu bảo tồn biển:
Khu bảo tồn biển Phú Quý: nơi đây có nhiều vực san hô rộng lớn ở vùng biển ngoài khơi, đồng thời phía Tây ngoài khơi của đảo có dải đá ngầm bằng phẳng rộng tới 600m tạo thành một dải đầm phủ đầy thảm cỏ biển Vùng biển khơi có đảo Phú Quý là vùng đánh bắt thủy sản quan trọng nhất của tỉnh Bình Thuận, có nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế Ngoài ra khu bảo tồn này cũng chứa đựng giá trị tiềm năng rất cao về du lịch do có phong cảnh đẹp, các bãi cát và khu vực lặn Tuy nhiên, trong những năm gần đây việc đánh bắt quá mức đang là mối nguy hại lớn nhất với các nguồn tài nguyên biển
Khu bảo tồn biển Hòn Cau: có nhiều rạn san hô bao quanh cù lao Cau và các dải đá ngầm ở phần bờ viền dưới nước biển; do đó nơi đây được đánh giá là đặc biệt quan trọng trong công tác bảo tồn các rạn san hô (hầu như chưa bị tác động và độ che phủ đạt 43%) Đồng thời, đây
là vùng có tính đa dạng sinh học cao nhất về khu hệ san hô mềm tại Việt Nam với 175 loài thực vật phù du, 163 loài cỏ biển, 147 loài san hô, 80 loài thân mềm, 46 loài giáp xác, 26 loài
da gai và 211 loài cá được ghi nhận Do nơi đây cũng là khu bãi đẻ của nhiều loài thủy sản nên cần đặc biệt quan tâm tới các hoạt động khai thác thủy sản
Biển Bình Thuận với tiềm năng nguồn lợi to lớn, đã được Bộ thủy sản xếp vào loại ngư trường trọng điểm và đứng hàng thứ ba của Việt Nam (sau Kiên Giang và Cà Mau) Vùng ven biển Bình Thuận còn có khả năng nuôi trồng thủy sản.Toàn tỉnh có trên 3000 ha mặt nước triều có thể đưa vào nuôi tôm, làm ruộng muối Trong đó, diện tích có khả năng nuôi tôm là 1.500 ha: tập trung ở Tuy Phong (575 ha), Bắc Bình (50 ha), Phan Thiết (115 ha), Hàm Thuận Nam (360 ha), Hàm Tân – Lagi (340 ha) [79]
Nhìn chung, Bình Thuận có vị trí địa kinh tế khá thuận lợi, có vùng biển rộng lớn với đường bờ biển dài, nguồn tài nguyên biển phong phú, ngoài khơi có đảo Phú Quý với diện tích 18km2 nằm cách Phan Thiết 120km về phía Đông Nam Diện tích mặt nước nội địa tương đối
Trang 19khá, mật độ sông suối bể hồ, ao, bàu tự nhiên nhiều, đặc biệt có các sông lớn như: sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cà Ty, sông Cái, sông Phan, sông Dinh nguồn nước dồi dào vào mùa mưa Diện tích các bãi bồi, bãi triều ven sông, biển, trải dài các huyện, thị.Khí hậu của tỉnh mang đặc trưng của miền nhiệt đới gió mùa.Nền nhiệt cao, ổn định.Vị trí địa lý lại tiếp giáp các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thông thương đường biển ra các tỉnh, các nước trong khu vực dễ dàng.Điều này sẽ tạo ra những yếu tố thuận lợi để tỉnh phát triển kinh tế thủy - hải sản Với vị trí đó, bên cạnh mối quan hệ kinh tế truyền thống với địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Thuận sẽ có điều kiện mở rộng mối quan hệ giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh Tây Nguyên và cả nước Sức hút của các thành phố và trung tâm phát triển như thành phố
Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Nha Trang tạo điều kiện cho tỉnh đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật Đồng thời cũng là một thách thức lớn đặt ra cho Bình Thuận phải phát triển nhanh nền kinh tế nhất là những lĩnh vực, những sản phẩm đặc thù để mở rộng, liên kết, không bị tụt hậu so với khu vực và cả nước
1.1.1.2.Sự hình thành cộng đồng ngư dân Bình Thuận
Cư dân bản địa trên vùng đất Bình Thuận xưa kia là đồng bào Chăm Với nhiều biến động trong lịch sử thì hiện nay người Chăm sống thành những cộng đồng làng của mình gắn liền với nghề nông là chủ yếu.Qua các tài liệu và thực tế điền dã thì ngư dân của tỉnh hầu hết là dân di
cư từ miền Bắc và miền Trung vào.Trong nhiều thời kỳ khác nhau, Bình Thuận trở thành điểm dừng chân, lập nghiệp của những đoàn người nguyên quán Đàng Ngoài đang có chiến tranh loạn lạc, khắc nghiệt, khó làm ăn.Trong bối cảnh Trịnh – Nguyễn phân tranh (thế kỷ 17), ông cha ta từ các tỉnh Đàng Ngoài đã men theo bờ biển xuôi dạt về phương Nam lập nghiệp Một trong những điểm dừng chân là vùng đất Bình Thuận.Nơi định cư đầu tiên của họ là những bãi ngang, cửa biển, nhiều cá.Họ làm chủ yếu là nghề chài lưới, đánh cá ven biển.Họ lập thành từng xóm nhỏ, sau lớn dần thành làng, số dân ngày càng đông đúc hơn.Sau khi nhà Nguyễn lên ngôi, đã thi hành nhiều chính sách di dân vào khai phá phía Nam nhất là dưới thời Minh Mạng và Tự Đức, nhiều luồng dân cư đã vào vùng đất Bình Thuận Các làng biển Phan Rí,
Phố Hài, Phan Thiết ngày càng đông hơn và sầm uất hơn.“Còn như thuyền chài cá, thuyền
Trang 20buôn bán qua lại tấp nập, cư dân trù mật, phố xá liền nhau, thì Phan Thiết là nơi đô hội và Phan Rí là thứ hai, người ta gọi là đất cá mắm”[32, tr.12]
Khi thực dân Pháp xâm lược và thống trị đất nước ta, Bình Thuận là vùng đất còn hoang sơ
và “bỏ ngõ” nhiều chính sách khắt khe của chúng nên đây còn là nơi tụ nghĩa của những người yêu nước, đồng thời là nơi lập nghiệp của dân di cư vào.Qua điều tra điền dã dọc theo các địa phương ven biển thì rất nhiều gia đình có nguồn gốc từ các tỉnh miền Trung như: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, nên dân gian có câu, dân Bình Thuận là “Nam, Nghĩa, Phú, Bình” Chẳng hạn, ở Phan Thiết dân ở Đức Thắng, Đức Nghĩa, Bình Hưng, Phú Trinh có quan
hệ dòng họ với Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Thừa Thiên Huế Dân Lagi có quan hệ dòng họ với Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định… Hiện nay, ở làng biển Bình Thạnh có
4 họ lớn: Lê, Nguyễn, Huỳnh, Phạm quê gốc Quảng Nam đến nay đã chín đời [32, tr.13]
Thời kỳ sau năm 1954, khi Mỹ xâm lược miền Nam, dân di cư vào Bình Thuận có 2 bộ phận:
Sau Hiệp định Gieneve, nhiều gia đình đồng bào Công giáo di cư vào Nam theo “Chúa vào Nam” do kẻ địch tuyên truyền Khi vào Bình Thuận, họ sống quần tụ trong những làng ven
biển, xây dựng nhà thờ và gắn bó với vùng đất này cho đến ngày nay.“Theo tài liệu cũ, tỉnh
Bình Thuận có 17 trại định cư được sáp nhập vào hành chính địa phương, trong đó, Phan Thiết có Phú Hải, Bình Hưng, Hưng Long, Thanh Hải, Vĩnh Thủy; Tuy Phong có Phan Rí Cửa
A, B và có một số điểm ở Lagi Hàm Tân Bộ phận dân cư này gồm hơn 10.000 người… Bên cạnh đó, các cuộc cưỡng ép đi dinh điền của ngụy quyền trong những năm 1960 – 1962 cũng làm tăng dân số vùng biển Bình Thuận, Bình Tuy…” [32, tr.15 – 16]
Dân các tỉnh miền Trung đổ vào như: Quảng Nam, Quảng Ngãi…do chiến tranh ác liệt, họ vào Bình Thuận – một vùng đất ít có những trận đánh lớn và thương vong do chiến tranh để lập nghiệp
Năm 1972, chính phủ Việt Nam Cộng hòa cũng tiếp tục đưa một số dân miền miền Trung vào những vùng trọng điểm, vùng đồng bằng ven biển
Sau năm 1975, khi đất nước thống nhất, Bình Thuận cũng trở thành nơi định cư của những
bộ phân dân cư vào lập nghiệp sinh sống, xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: chuyển công
Trang 21tác, khó khăn ở chốn quê cũ và tìm một nơi khác làm ăn…Cộng đồng cư dân nghề biển hiện nay ở Bình Thuận hình thành nên từ nhiều luồng di dân trong suốt tiến trình lịch sử
Từ những ngư dân đầu tiên sinh sống, lập nghiệp bằng nghề đánh bắt cá gần bờ với phương tiện thô sơ, qua nhiều năm họ đã hình thành những làng xóm dân cư đông đúc Cuộc sống sinh nhai của họ gắn liền với biển và đời sống văn hóa – tín ngưỡng của cư dân biển.Họ lập ra các vạn chài để quản lý, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, xây dựng các Dinh Vạn để thờ cúng Cá Ông Hằng năm, họ đều tổ chức lễ hội Nghinh Ông để cầu mong một năm được mùa cá, tôm
và bình an trên biển…Nếu những giai đoạn đầu, họ chỉ đánh bắt gần bờ bằng thuyền chèo tay bằng sức người, lưới gai thì dần họ đã thay thế bằng thuyền máy, đèn măng sông, lưới ni lông
và hiện nay, thuyền với công suất ngày càng lớn, không chỉ đánh bắt gần bờ mà còn đánh bắt ngoài khơi xa… Cộng đồng cư dân cũng tăng dần và phong phú về nghề nghiệp như: ngư dân, diêm dân, cư dân nuôi trồng và chế biến hải sản, cư dân làm các dịch vụ thu mua trên biển… Theo thống kê của tỉnh Bình Thuận, đến năm 2010, tổng số lao động trực tiếp, thường xuyên trong 3 lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản của ngành là 51.370 người, trong đó: 33.000 người trong khai thác thủy sản, 4.370 người trong nuôi trồng thủy sản, 14.000 người trong chế biến thủy sản [79, tr.47].Nếu tính cả lao động dịch vụ thuỷ sản, ước khoảng 5.600 người thì tổng lao động thuỷ sản đến năm 2010 khoảng 56.970 người Với tình hình thực tế của những năm gần đây và những năm tới thì lực lượng lao động thủy sản sẽ còn tiếp tục gia tăng
Trình độ lao động thủy sản nhìn chung còn thấp Theo kết quả điều tra nông nghiệp nông thôn tỉnh Bình Thuận năm 2006, lực lượng lao động qua đào tạo của chủ trang trại chỉ chiếm 11,36%, lao động trực tiếp 5,26%, cán bộ chủ chốt xã 62,7% [79, tr.48] Trình độ lao động thấp nên việc chuyển giao và ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào thực tiễn sản xuất gặp rất nhiều khó khăn và sẽ là rào cản lớn trong công cuộc hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.Theo số liệu của Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm, Thuỷ sản tỉnh Bình Thuận, trong tổng số 4.010 lao động của 13 cơ sở chế biến lớn trên địa bàn Thành phố Phan Thiết có 3.749 lao động là trực tiếp (công nhân tại các phân xưởng sản xuất), còn lại lao động gián tiếp
là 261 người chiếm 6,5% tổng số lao động.Về trình độ lao động quản lý sản xuất: đại học
Trang 22chiếm 24,1%, cao đẳng 11,5% và trung cấp 64,4% Nếu chia bình quân thì 01 lao động gián tiếp quản lý 15 công nhân Nhìn chung, trình độ lao động quản lý tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản là tương đối cao, đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất Tuy nhiên lực lượng lao động trực tiếp thì hầu hết có trình độ văn hóa còn thấp, đa số họ chưa được đào tạo nghề bài bản mà chỉ qua các lớp bồi dưỡng ngắn ngày do các cơ sở đào tạo lao động hoặc do doanh nghiệp tự tổ chức Đây là một hạn chế lớn của ngành chế biến mà muốn giải quyết được thì cần có sự chung tay của cả Nhà nước và các doanh nghiệp chế biến thủy sản
Như vậy, cách đây trên dưới 300 năm, ở những bãi ngang, cửa biển của Bình Thuận đã xuất hiện những cư dân đầu tiên Quá trình mưu sinh để tồn tại và những biến thiên lịch sử chính trị, xã hội của đất nước đã làm cho cộng đồng dân cư ngày càng đông đúc hơn và nghề biển theo đó cũng từng bước phát triển Trải qua một thời gian dài chung sống, cộng đồng ngư dân của tỉnh đã hình thành nên nhiều đặc điểm chung đáng chú ý như sau:
Vấn đề nơi định cư: Do đặc thù ngay từ buổi đầu định cư các ngư dân đều tập trung nơi các
cửa sông, bãi ngang, sát ven biển mà không có quy hoạch hay định hướng nên ngày nay, khi quá trình đô thị hóa ngày càng cao thì nơi ở của họ không còn phù hợp Những bộ phận ngư dân nghèo, họ tụ tập sống thành các làng xóm ngay sát bãi biển để tiện cho công việc, song lại
không an toàn và bảo đảm cho cuộc sống lâu dài của họ.Vấn đề phương tiện đánh bắt: Tuy các
ngư dân đã có nhiều cải tiến, song hiện nay phương tiện đánh bắt của họ đã lạc hậu so với thế giới Song để đầu tư thì họ lại thiếu vốn Ngoài ra, một bộ phận ngư dân nghèo chỉ đánh bắt bằng thuyền công suất nhỏ, thuyền thúng lại kiếm sống bấp bênh qua ngày Tư liệu sản xuất không có, trình độ học vấn thấp (hầu hết mù chữ hoặc chỉ học qua tiểu học) họ chật vật xoay
xở cuộc sống của mình.Vấn đề đời sống văn hóa tinh thần:Cộng đồng ngư dân của tỉnh gồm
nhiều tôn giáo, chủ yếu là: Công giáo, Phật giáo và bộ phân ngư dân không theo đạo, với những tín ngưỡng, lễ hội khác nhau Do đó, đã tạo nên sự phong phú và đa dạng cho đời sống
tính ngưỡng tinh thần của ngư dân.Vấn đề dân số và nguồn nhân lực: Nhìn chung, tỷ lệ sinh
trong cộng đồng của ngư dân còn tăng cao, gây khó khăn cho việc nuôi dạy, giáo dục con cái
và là gánh nặng cho xã hội Hầu hết, con em các gia đình ngư dân đều khó khăn theo học lên cao hơn Vì vậy, ngày nay, để có thể hình thành đội ngũ lao động trên biển sánh vai cùng các quốc gia khác trên biển thì lực lượng lao động có chất lượng cao của tỉnh lại rất khan hiếm
Trang 23Những đặc điểm ban đầu này sẽ là cơ sở để Đảng và Nhà nước hoạch định những giải pháp, chính sách nhằm đảm bảo đời sống ngư dân, một lực lượng đóng vai trò quan trọng cho
sự phát triển của kinh tế thủy – hải sản hiện nay và trong tương lai
1.1.2 Sự phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến kinh tế thủy sản
Giao thông đường bộ tỉnh Bình Thuận mặc dù còn nhiều hạn chế, song đã có bước phát triển khá tốt, hỗ trợ cho giao thông đường thủy nội địa vốn là thế yếu của tỉnh Sự phát triển của hệ thống giao thông thủy, bộ đã có tác động tích cực đến sản xuất ngư nghiệp
Bên cạnh việc mở rộng các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ, tỉnh cũng chủ trương phát triển nâng cấp mạng lưới giao thông nông thôn gắn với phát triển kinh tế nông thôn, các vùng chuyên môn hóa, trang trại, các cụm điểm dân cư Đảm bảo lưu thông thuận lợi trên thị trường nông thôn gắn với thị trường đô thị và toàn tỉnh Đến năm 2010, chiều dài đường nông thôn là 1.533 km với chất lượng nền, mặt đường bằng các loại kết cấu phù hợp Hệ thống giao thông nông thôn phát triển sẽ phục vụ thiết thực cho hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi thủy sản nước ngọt tại các vùng tập trung Các sông suối tại Bình Thuận thường bị cạn kiệt trong mùa khô, nhưng có tổng lượng nước hàng năm lớn Để khai thác nguồn nước này phục
vụ cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt, tỉnh đã chú trọng xây dựng các công trình đập dâng, hồ chứa để điều tiết dòng chảy và kiên cố hóa kênh mương.Diện tích lưu vực sông có thể khai thác là 4.969 km2/ 9.880 km2 diện tích lưu vực tự nhiên (chiếm tỷ lệ 50,3%) Tổng lượng nước đến tại các tuyến công trình thủy lợi là 3.973 triệu m3 Tổng lượng nước có khả năng khai thác
là 1.952 triệu m3, trong đó nguồn nước tại chỗ 1.218 triệu m3 và chuyển nước lưu vực là 734 triệu m3. Trên địa bàn tỉnh đã xây dựng một số hồ chứa vừa và lớn có khả năng điều tiết dòng chảy rất tốt như: Hồ sông Quao, HồCà Dây, hồ Lòng Sông, hồ sông Dinh,… và nhiều hồ chứa nhỏ khác
Công nghiệp Bình Thuận đang trong giai đoạn chuẩn bị hạ tầng và thu hút đầu tư Ngoài Khu công nghiệp Phan Thiết đã thu hút 24 dự án, tỉnh đang mở rộng khu công nghiệp Phan Thiết thêm 52 ha, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Hàm Kiệm 579 ha, khu công nghiệp Sơn
Mỹ 2.500 ha, Trung tâm điện lực Vĩnh Tân và 15 cụm công nghiệp – trung tâm công nghiệp với các sản phẩm mía đường, gạch ngói Ngoài các sản phẩm truyền thống như: nước mắm,
Trang 24nước khoáng, tảo, hàng hải sản xuất khẩu, sau đổi mới Bình Thuận có thêm các sản phẩm như: thủy điện, phong điện, hàng may mặc, nhựa composite, đồ gỗ, tôn… Gần đây, ngoài nguồn điện lưới quốc gia, nguồn cung cấp điện cho tỉnh sẽ được bổ sung từ thủy điện Đại Ninh, thủy điện Bắc Bình, La Ngâu, sông Dinh…., nhiệt điện Vĩnh Tân (Tuy Phong), nhiệt điện Sơn Mỹ, điện gió ở Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Nam và Phú Quý Đặc biệt, Bình Thuận là mỏ titan lớn nhất nước, nếu phát triển được công nghiệp khai khoáng sẽ có thêm các sản phẩm chủ lực Nhiều cảng cá đã được xây dựng ở Phan Thiết, La Gi, Phú Quý, Bình Thuận đang chuẩn
bị để xây dựng cảng nước sâu Khe Gà, cảng chuyên dùng cho nhiệt điện Vĩnh Tân.Công nghiệp – Thủ công nghiệp Bình Thuận trong thời gian qua đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, tạo được nhiều sản phẩm đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nhân dân
Đáng nói nhất là du lịch biển, sau 15 năm phát triển rất nhanh (1995 – 2010), du lịch Bình Thuận đã thu hút được 2,5 triệu lượt khách/năm (trong đó 10% là khách nước ngoài), doanh thu du lịch đạt 2.500 tỷ đồng Du lịch Bình Thuận đã thu hút hàng ngàn dự án đầu tư trong và ngoài nước, trong đó riêng FDI có số vốn hàng tỷ USD Kinh tế du lịch đã và sẽ là một thế mạnh nổi bật của Bình Thuận những năm tới.Phát triển du lịch sẽ có tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế - xã hội nghề cá ở chỗ: phát triển du lịch sẽ kèm theo phát triển cơ sở hạ tầng
về giao thông, điện nước, khi đó ngành thủy sản sẽ tận dụng được lợi thế để song hành cùng phát triển; ngoài ra còn có cơ hội để quảng bá sản phẩm và thương hiệu thủy sản với khách du lịch, thu hút đầu tư vào lĩnh vực thủy sản và tiêu thụ sản phẩm.Tuy vậy, phát triển du lịch cũng
có những tác động ngược chiều đối với phát triển nghề cá, đó là các mâu thuẫn giữa phát triển dịch vụ du lịch và ngành thủy sản trên các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến ở các khu vực ven biển Thậm chí để phát triển du lịch sẽ phải hạn chế một số khu vực nuôi trồng thủy sản, di dời các khu chế biến thủy sản và các khu neo đậu tàu thuyền
1.2.Kinh tế thủy – hải sản ở Bình Thuận trước năm 1991
Vùng đất Bình Thuận trước đây vốn thuộc đất của vương quốc Chămpa, đến khoảng thế kỷ XVII do nhiều nguyên nhân vương quốc Chămpa tiêu vong, sát nhập vào đất của chúa Nguyễn
(Đàng Trong) [50, tr.224].Sau khi lập phủ Bình Thuận (1697), ở các vùng ven biển những khu
Trang 25vực thuận lợi như Phan Rí, Mũi Né, Phú Hài,… làng xóm mọc lên nhanh chóng gắn liền với lập vạn chài Thời kì này những người làm biển chủ yếu khai thác nghề câu và nghề lưới ven
bờ và đã bước đầu biết chế biến nước mắm, mắm ướp và dầu cá… Nhà Nguyễn cũng bắt đầu chú ý đến nghề cá Họ cho thành lập các đội Hải môn (cửa biển) để thu hồi hải sản, phục vụ triều đình.Riêng ở Bình Thuận đã có 10 đội Hải môn đóng ở đảo Phú Quý Nhiều sắc thuế áp đặt lên ngư nghiệp, gồm: thuế bến bãi, thuế hải sản thay cho sưu dịch, thuế đầm, vịnh, thuyền
bè, cửa biển, đánh bắt cá Khi lên kế nghiệp, các vua Nguyễn chú trọng khôi phục và phát triển ngư nghiệp sau một thời gian bị đình đốn trong cuộc chiến tranh giữa chúa Nguyễn và Tây Sơn Lúc này, sản lượng đánh bắt cá tăng, sản phẩm chế biến đa dạng và phong phú hơn Về mắm có mắm nêm, mắm ruột, mắm ruốc, mắm dòm, mắm mòi, mắm dảnh … Về cá có cá muối mặn, muối dùi, cá khô xẻ Đến khi đường sá đi dễ dàng hơn thì thêm cá hấp, cá mòi kho thùng và bắt đầu đưa ra bán sản phẩm ở các tỉnh miền Trung.Cùng với những luồng di dân không ngừng, các thị tứ phát triển sầm uất hơn, đông đúc hơn với hai ngành chính: ngư nghiệp
và thương nghiệp Ghe thuyền của nhà buôn và thương lái được đóng mới lớn hơn để đi khơi
và vận chuyển hàng hóa, buôn bán… Phương tiện đánh bắt lúc này là các loại ghe lưới, ghe câu, nốc chà Lưới đánh cá được đan bằng nhợ tốc, tơ gốc nhuộm huyết bò hoặc vỏ cây sắn Phao lưới là than cây vong to, chì làm bằng thỏi sành Nghề câu lúc này gồm có: câu mực, câu khơi, câu bủa, câu dầm, câu chạy … Nhìn chung bộ mặt vùng biển và đời sống ngư dân ở giai đoạn này ổn định, thu nhập cao với một ngư trường phong phú sản vật
Sau khi đặt ách cai trị lên đất Bình Thuận (1887), để vơ vét thực dân Pháp đã thực hiện ngay chính sách khai thác ngư nghiệp Các nghề đánh bắt, khai thác hải sản phại chịu áp lực nặng nề về các sắc thuế Pháp còn chú ý đến nghề làm muối, tổ chức quản lý chặt chẽ để thu thuế cao Từ năm 1900 trở đi, ngư nghiệp Bình Thuận tiếp tục phát triển hơn, tuy các phương tiện đánh bắt vẫn ở dạng ghe buồm, thuyền chèo, thúng bơi và chế biến thủ công Lúc này nghề biển đã vươn lên chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế và trên thương trường nội địa
và khu vực Các cơ sở chế biến, kinh doanh lớn đã hình thành, đầu tiên phải kể đến đó là Liên Thành thương quán Cách đây hơn 100 năm, vào tháng 06/1906, từ ý tưởng của chí sỹ yêu nước Phan Châu Trinh, công ty Liên Thành được thành lập tại Phan Thiết Phong trào Duy
Trang 26một cơ sở đã được gây dựng và phát triển của nhà yêu nước Phan Châu Trinh với tinh thần đề cao dân tộc, dân quyền, dân chủ với việc nâng cao dân trí thu dụng người tài, bồi dưỡng dân khí, đó là những việc nhằm nâng cao tinh thần và nghị lực, tính tự chủ trong đấu tranh giải phóng dân tộc Liên Thành cùng là chủ sở hữu và sáng lập ra trường Dục Thanh, Phan Thiết, nơi thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã từng dạy học
Ngoài Liên Thành thương quán thì thời gian này còn có các cơ sở chế biến khác là Phong Thạnh (1913), Đông Thạnh (1924) ở Tuy Phong … với các sản phẩm như nước mắm, cá hấp,
cá khô chiếm tỷ trọng cao và đưa đi xuất khẩu với số lượng lớn
“Năm 1895, xuất khẩu: nước mắm 3.739.000 lít, cá khô: 1.249 lít Năm 1909, kim ngạch xuất khẩu: nước mắm 7.004.555 Franc, cá khô 643.077 Franc, muối 94.441 Franc Đặc biệt đến năm 1927, giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng vọt đến mức 82.928.707 Franc Trong đó các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là nước mắm (12 triệu lít) và cá khô (1.500 tấn)”[50, tr 448]
Và trong khoảng thời kỳ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930, nghề sản xuất nước mắm đã trở thành một ngành công nghiệp độc đáo so với cả nước, vừa là công nghiệp độc nhất của địa phương Bên cạnh việc chế biến nước mắm, ngư dân còn làm thêm các nghề rớ, lấy rong câu, lặn bắt tôm hùm, nạo mức Đặc biệt nghề mành chà, nghề câu vốn có lại phát triển mạnh hơn với câu cá mập để lấy vi, câu dằm, câu khơi (cá hồng) … Thời kỳ này có thêm các cơ sở chế biến như thương quán Hiệp Thạnh (1940) ở La Gàn, xí nghiệp nước mắm Cá Bạc (1939) ở Phan Thiết.Các nghề tiểu, thủ công nghiệp phục vụ ngư nghiệp cũng phát triển như: đóng sửa ghe thuyền, làm tỉn, lò hấp cá, khai thác dầu chai, đánh nhợ, dây neo, đan lưới và dệt đệm buồn, đan mê cho thuyền nan và thúng chai…Ngư nghiệp Bình Thuận ở giai đoạn (1887 – 8/1945) hình thành và tăng trưởng với những bước tiến đáng kể so với thời kỳ nhà Nguyễn, sau đó tụt dài do thực dân Pháp càn quét vào các vùng ngư nghiệp sầm uất, tàn sát ngư dân và cấm ngư dân ra khơi để ngăn chặn luồng tiếp tế cho cách mạng
Sau khi tiếp quản miền Nam theo Hiệp định Gioneve 1954, chính quyền Sài Gòn đã đề ra các chính sách khuyến khích phục hồi nghề cá với chương trình canh tân ngư nghiệp, động cơ hóa ghe thuyền và xây dựng tạm thời một vài cơ sở hạ tầng cho nghề cá Trong thời kỳ chiến tranh (1954 – 1975), ven biển Bình Thuận hình thành 3 vùng rõ rệt:
Trang 27Vùng có đông dân cư do chính quyền Sài Gòn kiểm soát như Phan Rí, Phan Thiết, Mũi Né, Lagi và đảo Phú Quý … ít bị chiến tranh tàn phá Ngư nghiệp có kế hoạch đầu tư về nhiều mặt nên phát triển nhanh Việc du nhập kỹ thuật mới cũng như việc khai thác vốn đầu tư của nước ngoài đều tập trung ở vùng này
Vùng tranh chấp giữa địch và ta như vùng Vĩnh Hảo, La Gàn, Xóm Trại, Tân Phú…, cư dân ở đây luôn mỏng lại luôn bị địch khống chế bao vây, do đó nghề biển không phát triển được Phương tiện đánh bắt thô sơ, ghe thuyền bị đốt, ngư dân phải chuyển sang nghề nông tạm sống
Vùng giải phóng thường là những vùng hẻo lánh như chiến khu Lê Hồng Phong, Tiến Thành, Tân Thành, Tân Thuận Ghe thuyền ở đây rất nhỏ, cá đánh bắt được chủ yếu để ăn hàng ngày
Việc phát triển nghề cá trong giai đoạn này đã đạt được một số kết quả đáng kể:
Số thuyền và số lao động biển tăng: năm 1963, tổng số ngư thuyền là 4.637 chiếc; đến năm
1972 tổng số ngư thuyền là 8.269 chiếc với 75.733 CV và 31.129 lao động biển [50, tr 451] Các nghề đánh bắt cổ truyền được cải tiến nên có bước phát triển và mạnh hơn Ngoài ra, các nghề soi tôm, bắt cua, lặn sò, ốc hương, vớt sứa cũng được làm quanh năm Vào đầu thập kỷ
60, ghe thuyền được lắp động cơ thay mái chèo tay và buồm lá buông Năm 1963, Bình Thuận
có 1.163 chiếc thuyền được gắn máy, mười năm sau (1973), tăng lên 5.400 chiếc Việc chế biến hải sản cũng được áp dụng công nghệ tiên tiến Năm 1955, nhà máy cá hộp USING (và sau này INTRACO) ở Phan Thiết được thành lập, sản phẩm là cá trích, cá mòi, mỗi tháng xuất xưởng 70.000 hộp Năm 1963, INTRACO có 90 công nhân, sản xuất được 538.543 hộp cá Năm 1959, toàn tỉnh Bình Thuận có 196 lều nước mắm, sản xuất 20 triệu lít/năm Năm 1963,
số lều nước mắm tăng lên 240, sản xuất 35 triệu lít và đến năm 1974 là 37,5 triệu lít [65, tr.39) Các cơ sở đóng tàu thuyền lớn được hình thành đều nằm ở các vùng nghề cá phát triển,
có khả năng đóng thuyền gắn máy đến 120 mã lực Cơ sở đóng sửa tại Phan Rí Cửa lớn nhất, được trang bị cơ giới Kích thước tàu thuyền lớn hơn trước nhiều và bắt đầu áp dụng kiểu thuyền Thái Lan thay thế ghe bầu Các điểm có nghề cá lớn như: Phan Rí Cửa, Phan Thiết, Lagi được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cố như cầu cá, bến cá, chợ cá Riêng ngư cảng
Trang 28Cồn Chà có đê kiên cố, có chợ cá rộng 273m2 Như vậy, ngư nghiệp Bình Thuận trong thời kỳ
1954 – 1975 đã có những bước tiến đáng ghi nhận: đó là việc thay đổi kỹ thuật đánh bắt từ lưới sợi lên lưới nylon, từ thuyền buồm lên thuyền máy Nghề dã cào, do được gắn động cơ máy nên đạt năng suất cao, song do cào mất đi lớp bùn đáy (thức ăn) và các ổ đẻ của cá nên làm ảnh hưởng đến sự sinh tồn của một số loài cá như cá mòi, cá đối dầu, bông lau, đỏ dạ, … Sau khi Bình Thuận được giải phóng, trong chính sách phát triển kinh tế của tỉnh, ngư nghiệp được đặt vào vị trí kinh tế mũi nhọn, hải sản là một trong ba thế mạnh của tỉnh Dù trải qua những bước thăng trầm trong cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, vùng biển Bình Thuận mang đậm những dấu ấn biến đổi hết sức lớn lao trong lịch sử hình thành và phát triển Đặc biệt từ sau khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 đề xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, sức sản
xuất ở vùng biển Bình Thuận lớn mạnh không ngừng.Về năng lực sản xuất: cuối năm 1975,
phương tiện đánh bắt toàn tỉnh có 3.889 chiếc thuyền gắn máy tổng công suất 57.153 mã lực (trước năm 1975 có 5.400 chiếc) Trong cuộc di tản ra nước ngoài sau năm 1975 và những năm tiếp theo đã mất đi 209 chiếc tàu , số còn lại (công suất nhỏ, cũ nát) phải bỏ bờ 934 chiếc Đến năm 1981, số thuyền máy toàn tỉnh chỉ còn 2.746 chiếc [50, tr.453] Để khắc phục, tỉnh
đã tập trung cho đóng mới tàu thuyền đánh cá, thành lập các cơ sở đóng thuyền: tại thị xã Phan Thiết thành lập xí nghiệp đóng sửa tàu thuyền Thuận Hải (1978), tại Hàm Tân có hợp tác
xã đóng sửa tàu thuyền Tiền Phong (1980) Từ đầu năm 1989, tỉnh thực hiện chủ trương cho ngư dân cá thể được mua sắm mới phương tiện tàu thuyền, không hạn chế công suất và được miễn thuế 1 năm đầu, đã góp phần làm tăng năng lực đánh bắt (gần gấp 2 lần năm 1980) Trong 5 năm (1987 – 1991), ngư dân trong tỉnh đã chi hàng ngàn lượng vàng đóng mới 1.390 thuyền máy, nâng số tàu thuyền trong tỉnh lên 5.165 chiếc/ 87.000 CV (năm 1991) [23,
tr.158] Về khai thác: Nghề khai thác ở Bình Thuận đã hình thành khoảng 20 nghề như vây rút
chì, lưới giã (đơn và đôi), lưới cản (các loại), câu, lặn, rớ, rùng, rập (ốc hương, tôm hùm), bóng mực mai, … nằm trong 6 họ nghề cá của cả nước Với phương tiện đánh bắt được cải tiến, khai thác hải sản năm 1988 đạt trên 80.000 tấn (tăng 45%), là năm có sản lượng cao nhất trong nhiều năm qua Từ năm 1989 đến 1991, sản lượng khai thác hải sản hàng năm tăng lên (năm 1986 đạt 67.000 tấn, năm 1991 đạt 90.000tấn) [23, tr.158]
Trang 29Về chế biến nội địa: Sau ngày giải phóng, năm 1976 có 559 hộ chế biến nước mắm Tổng
sản lượng chế biến 24.102 tấn với 6.886 thùng Các hộ chế biến lớn từ 2 que nước trở lên (1 que 24 thùng loại 4 tấn) đều tập trung ở Phan Thiết Nếu trước năm 1975, chế biến nước mắm đạt sản lượng trên 35 triệu lít thì những năm sau sản lượng giảm dần, năm 1976 chỉ còn17 triệu lít, thậm chí năm 1987 còn 8,6 triệu lít [50, tr.456] Nguyên nhân là do vùng sinh thái vùng ven bờ bị phá hoại nghiêm trọng, nhiều loài cá mất đi với sản lượng lớn; cộng với hậu
quả của công cuộc cải tạo nghề cá nói chung đã kìm hãm năng lực sản xuất Chế biến xuất
khẩu: sau giải phóng chỉ có mỗi nhà máy cá hộp ở Phan Thiết, sau chuyển thành nhà máy
đông lạnh Phan Thiết Từ năm 1989 trở đi, cơ chế thị trường bước đầu hình thành, 8 công ty trách nhiệm hữu hạn và hàng trăm doanh nghiệp tư nhân chế biến hải sản lần lượt thành lập và hoạt động bình đẳng với các công ty, xí nghiệp quốc doanh Các mặt hàng xuất khẩu cũng đa dạng dần lên Sản lượng chế biến tăng, năm 1976 chỉ đạt 172 tấn, năm 1980: 276 tấn, năm 1990: 1.183 tấn [50, tr.457]
Nuôi trồng thủy sản: Trước năm 1990 việc này chưa được chú ý vì dựa vào nguồn lợi biển
còn dồi dào Năm 1980, thành lập trại cá giống Tánh Linh, đến năm 1988 giải thể Từ sau năm
1990, phong trào nuôi trồng thủy sản với phát triển mạnh lên
Công tác bảo vệ nguồn lợi: Bình Thuận có số lượng lớn tàu thuyền đánh cá, trong đó loại
nhỏ chiếm tới 75% , số này đã khai thác quá mức nguồn lợi Thêm vào đó, các nghề khai thác kết hợp ánh sáng như mành đèn, mành chà, mành chụp, pha xúc điện đã bắt vô số kể cá, mực con Các giàn khoan dầu và ánh sáng của nó đã thu hút và chặn lại một số loài cá biển từ phía Tây Nam lên ngư trường Bình Thuận Các nguyên nhân trên đã làm cho nguồn lợi hải sản cạn kiệt Từ năm 1980 trở về trước, năng suất khai thác đạt 1,4 tấn/cv, đến 1995 chỉ còn 0.6 tấn/cv[50, tr.459] Trước tình hình đó, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã được thành lập với 4 trạm kiểm ngư đặt tại các vùng nguyên liệu trọng điểm ở Hàm Tân, Phan Thiết, Tuy Phong, bước đầu ngăn chặn được một phần tình trạng khai thác hải sản trái phép (như đánh cá bằng thuốc nổ, đánh bắt điệp non …)
Kể từ sau ngày giải phóng đến trước khi tái lập tỉnh (năm 1991), Bình Thuận là một bộ phận của tỉnh Thuận Hải, cũng như cả nước, Bình Thuận rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế -
Trang 30xã hội Nền kinh tế vận hành theo cơ chế cũ kém hiệu quả, mất cân đối, không phát huy được nguồn lực của tỉnh Ngành khai thác hải sản – được xem là chủ lực của tỉnh song vẫn không phát huy được vai trò mũi nhọn của mình, hiệu quả kinh tế thấp Bên cạnh đó, ngư trường, nguồn tài nguyên biển chưa được bảo vệ tốt gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bảo vệ nguồn lợi hải sản sau này
1.3.Đường lối phát triển kinh tế thủy – hải sản của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ Bình Thuận trong giai đoạn 1991 – 2012
1.3.1 Đường lối phát triển kinh tế thủy – hải sản của Đảng, Nhà nước
Là một quốc gia biển nên từ thời phong kiến, nhân dân ta đã biết tiến hành các hoạt động
sử dụng biển truyền thống như: đánh bắt hải sản và đi lại trên biển, tổ chức các hoạt động khai thác và nghiên cứu biển, tổ chức tuần tra trên biển để trấn áp nạn cướp biển, tổ chức phòng thủ
bờ biển, tổ chức mạng lưới thương mại với các tàu thuyền nước ngoài và cứu nạn các thuyền
bị bão, bị đắm theo bờ biển…
Sau năm 1954, khi cả nước tiến hành thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc khai thác, bảo vệ vùng biển, coi đó là nhiệm vụ rất quan trọng
Ngày 31/3/1959 khi về thăm làng cá Cát Bà, Người dạy: “Biển bạccủa ta do dân ta làm
chủ”[101] Tư tưởng của Người là phải làm chủ tiềm năng của biển, bảo vệ biển và khai thác
các nguồn lợi từ biển để phục vụ cho sự phát triển đất nước và đời sống của nhân dân Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi là động lực thúc đẩy, là ý chí và hành động của ngành thủy sản Việt Nam Năm 1961 khi Bác Hồ đến thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ hải quân, Người
căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển Bờ biển ta
dài, tươi đẹp ta phải biết giữ gìn lấy nó”[102] Lời căn dặn của Bác với các chiến sĩ hải quân
ngày ấy ẩn chứa sâu xa luận điểm của Người, là sự khái quát rất ngắn gọn và dễ hiểu về lịch sử truyền thống về Tổ quốc, về tiềm năng của biển nước ta và trách nhiệm của mọi thế hệ người Việt Nam phải biết khai thác, quản lý và bảo vệ biển
Tuy nhiên, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1930 - 1975),
do hoàn cảnh chiến tranh, đất nước bị chia cắt nên những chính sách về biển của Đảng chưa cụ thể và chưa có một khung pháp lý đầy đủ, phù hợp với xu hướng chung của luật biển quốc tế
Trang 31Sau Đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước hai miền thống nhất, từ đây Đảng ta đã định hình xây dựng một chính sách quốc gia về biển Đại hội lần thứ IV (năm 1976) đã đề cập đến một nền kinh tế mới – kinh tế miền biển “tiến hành phân vùng quy hoạch sản xuất để phát triển tất
cả các vùng: đồng bằng, trung du, miền núi và miền biển” và chủ trương “…xây dựng ngành hải sản nước ta thành một ngành công nghiệp quan trọng”, “đóng tàu vận tải biển, tàu đánh cá, tàu hút bùn”, “phát triển nhanh đội tàu biển, xây dựng, mở rộng, quản lý tốt hệ thống cảng biển”[97]
Trong thời kỳ 1976 – 1986, Đảng ta đã ký kết nhiều văn bản quan trọng, đặt nền móng cho việc xây dựng các văn bản pháp luật về biển và quản lý biển của nước ta sau này như: Chính phủ ra Tuyên bố về các vùng biển Việt Nam (ngày 12/5/1977), trên cơ sở đó ngày 12/11/1982, Chính phủ ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam…chiến lược tiến ra biển của Việt Nam đã đi được một bước dài trong việc xác định các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam Các ngành kinh tế biển đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ này, đặc biệt ngành thủy sản, giao thông vận tải Và cũng trong năm1982, Việt Nam đã ký kết Công ước biển 1982, càng khẳng định quyết tâm tiến ra biển của Đảng ta Tháng 12/1986, Đảng ta tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI – Đại hội của đường lối đổi mới, nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Với nhận thức “Thủy hải sản là một nguồn thực
phẩm không những quan trọng cho nhu cầu tiêu dùng mà còn là một nguồn hàng xuất khẩu lớn rất có giá trị Đây là một tiềm năng lớn và cũng là một khả năng thực tế” [24, tr.125],
trong phần Những phương hướng cơ bản của chính sách kinh tế - xã hội, Đại hội nêu rõ: Coi
trọng cả đánh bắt và nuôi trồng, đi đôi với việc giải quyết tốt việc chế biến, vận chuyển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và tăng nhanh hàng xuất khẩu Tăng đầu tư và bổ sung chính sách nhằm tận dụng mọi diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản Những diện tích mặt nước mà các cơ sở quốc doanh và tập thể quản lý không sử dụng hết, thì giao cho nhân dân mượn hoặc nhận khoán để mở rộng sản xuất [24, tr.38] Từ đó, Đại hội đề ra phương
hướng, mục tiêu cụ thể đối với ngành thủy - hải sản trong thời kì 1986 – 1991 là: Ở những nơi
có mặt nước, phải tổ chức nuôi cá, tôm và các thủy sản khác, kết hợp với chăn nuôi gia súc,
Trang 32cần đầu tư để tận lực phát triển Sắp xếp hợp lý lực lượng lao động ngư nghiệp, khuyến khích nhân dân phát triển nuôi, trồng và đánh bắt thủy sản, mở mang ngành nghề vùng ven biển Nhà nước đầu tư tăng thêm phương tiện, sửa chữa, khôi phục tàu thuyền và công cụ đánh bắt, xây dựng bến bãi và cơ sở hậu cần Ngư trường vùng biển Tây Nam nước ta là ngư trường trọng điểm, có ý nghĩa lớn về kinh tế, quốc phòng, an ninh Nhà nước Trung ương có trách nhiệm đầu tư và tổ chức việc liên kết giữa các địa phương trong việc đánh bắt, nuôi trồng; đồng thời cần có quy chế bảo vệ nguồn lợi hải sản ở vùng này Các cơ sở quốc doanh làm tốt nhiệm vụ hướng dẫn kỹ thuật, chỉ đạo việc chuyển ngư trường theo thời vụ, tổ chức tốt việc thu mua, bảo quản và chế biến thủy sản Bảo đảm đủ lương thực, hàng tiêu dùng thiết yếu cho ngư dân [24, tr.125].Điều này đã chứng tỏ, cùng với những ngành khác trong kinh tế biển, ngành
thủy – hải sản đã được Đảng, Nhà nước rất quan tâm và là một bộ phận quan trọng của 3 chương trình về lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.Báo cáo Chính trị
tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (1991) đã chỉ rõ: “Khai thác tổng hợp kinh
tế biển, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, nhất là các loại có khả năng xuất khẩu, gắn liền với chiến lược khai thác và bảo vệ vùng biển của đất nước” [24, tr 198], với mục tiêu,
biện pháp cụ thể “phát triển đánh bắt và nuôi trồng các loại thủy, hải sản nhất là các loại có
khả năng xuất khẩu Thực hiện nghiêm quy chế bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản, ngăn chặn việc khai thác hủy diệt tài nguyên Xây dựng đội ngũ lao động giỏi nghề biển, cơ sở hạ tầng và chế biến, bảo hộ nghề cá nhân dân Phát triển lực lượng tàu thuyền khai thác vùng biển xa”[24, tr
252] Đồng thời, Đại hội cũng đã thông qua phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế biển
và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển của nước ta đến năm 2000 là “Vùng biển và hải đảo
hướng vào khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản, khai thác chế biến dầu khí, phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ về hàng hải, mở mang du lịch …Từng bước khai thác toàn diện các tiềm năng to lớn của kinh tế biển, phát triển kinh tế ở hải đảo, làm chủ lãnh hải và thềm lục địa, thực hiện chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế… Các tỉnh ven biển phát triển
và bảo vệ kinh tế gắn liền với củng cố quốc phòng, an ninh ”[24, tr 257]
Trên tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết Đại hội VII (1991), Đại hội VIII (tháng 6/1996) tiếp tục có những chỉ đạo cụ thể hơn đối với ngành thủy – hải sản Phương hướng, nhiệm vụ, mục
tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1996 – 2000 nêu rõ: “Phát triển
Trang 33nghề nuôi trồng thủy hải sản cả ở nước ngọt, nước lợ và nước mặn Bảo vệ và khôi phục rừng ngập mặn Chuyển một số ruộng trũng, thường bị úng lụt hoặc bị nhiễm mặn, năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản Cải tạo con giống, tổ chức tốt dịch vụ hậu cần về thức ăn, phòng chống dịch bệnh, từng bước áp dụng phương thức nuôi công nghiệp Đến năm 2000, diện tích nuôi trồng thủy sản trên 60 vạn ha
Quản lý tốt việc đánh bắt trong từng ngư trường để bảo tồn sự sinh sản và phát triển đàn
cá Khuyến khích ngư dân tự sắm phương tiện và tổ chức khai thác tốt các nguồn lợi thủy hải sản Phát triển mạnh nghề đánh bắt xa bờ thông qua việc hỗ trợ cho ngư dân vay vốn và phát triển lực lượng quốc doanh Chống ô nhiễm môi trường biển, sông ngòi, ao hồ và nghiêm cấm khai thác thủy hải sản bằng phương pháp hủy diệt Tiếp tục điều tra tài nguyên và sinh vật biển để có kế hoạch khai thác, bảo vệ.Sản lượng thủy hải sản vào năm 2000 khoảng 1,6 đến 1,7 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng khoảng 50 – 55 vạn tấn, xuất khẩu thủy hải sản 1- 1,1 tỉ USD”[24, tr 402]
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (tháng 2/2002) cũng đã đưa ra định hướng phát triển từng ngành và từng vùng trong cả nước Trong đó, đối với ngành thủy – hải sản, Đại hội nêu
rõ “Phát huy lợi thế về thủy sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên hàng đầu
trong khu vực Phát triển mạnh nuôi, trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn, nhất là nuôi tôm, theo phương thức tiến bộ, hiệu quả và bền vững môi trường Tăng cường năng lực
và nâng cao hiệu quả khai thác hải sản xa bờ; chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, ổn định khai thác gần bờ; nâng cao năng lực bảo quản, chế biến sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế và trong nước Mở rộng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá Giữ gìn môi trường biển và sông, nước, bảo đảm cho sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản” [24, tr
513]
Đối với vùng biển và hải đảo, việcđẩy mạnh nuôi trồng, khai thác chế biến hải sản; thăm
dò, khai thác và chế biến dầu khí, phát triển đóng tàu thuyền và vận tải biển; mở mang du lịch; bảo vệ môi trường … sẽ tạo nên thế tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác được lợi thế của các khu vực cửa biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triển cao, thúc đẩy các vùng khác
Phương hướng, nhiệm vụ của ngành thủy sản trong giai đoạn 2001 – 2005 là “Phát triển khai
Trang 34thác hải sản xa bờ và điều chỉnh nghề cá ven bờ hợp lý Đầu tư phát triển mạnh ngành nuôi, trồng thủy sản, xây dựng vùng nuôi, trồng tập trung, gắn với phát triển công nghiệp chế biến chất lượng cao; đẩy mạnh nuôi tôm xuất khẩu theo phương thức tiến bộ, bảo vệ môi trường Xây dựng đồng bộ công nghiệp khai thác cả về đội tàu, cảng, bến cá, đóng và sửa chữa tàu thuyền, dệt lưới, dịch vụ hậu cần, an toàn trên biển Phấn đấu đạt sản lượng năm 2005 vào khoảng 2,4 triệu tấn, giá trị xuất khẩu thủy sản khoảng 2,5 tỷ USD”[24, tr 578]
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (tháng 4/2006) của Đảng, định hướng phát triển
ngành ngành nuôi trồng thủy – hải sản đã rõ nét hơn “Phát triển nuôi trồng thủy sản theo
hướng sản xuất hàng hóa lớn đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái; chuyển đổi cơ cấu khai thác qua việc lựa chọn ngư trường, loại hình nghề nghiệp và sản phẩm để nâng cao giá trị hàng hóa, sử dụng hợp lý nguồn lợi, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh, bảo đảm tăng trưởng bền vững” [24, tr 696] Đại hội X cũng đưa ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010 về kinh tế biển, theo hướng“Phát triển kinh tế biển vừa
toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm với những ngành có lợi thế so sánh để đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế
… Nhanh chóng phát triển kinh tế - xã hội ở các hải đảo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh”[24, tr.714].Như vậy, đây là lần đầu tiên, chính sách phát triển kinh tế biển và hải đảo
của nước ta được thể hiện một cách đầy đủ và toàn diện trong văn kiện Đại hội Đảng
Dựa trên tư tưởng chỉ đạo của Đại hội X, ngày 9/2/2007, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 09 – NQ/TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, đây là Nghị quyết quan trọng và có ý nghĩa cấp thiết trước mắt, vừa
cơ bản, vừa lâu dài bởi nó đáp ứng được yêu cầu của đất nước trong thời đại hiện nay Nghị quyết đã đánh giá tình hình thực trạng quản lý và khai thác biển cũng như hiện trạng phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển của Việt Nam, từ đó vạch ra định hướng chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 Nghị quyết đưa ra 3 quan điểm chỉ đạolà:
“Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển trên cơ sở phát huy mọi
tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn
Trang 35Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội với bảo đảm an ninh quốc tế và bảo vệ môi trường, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Thu hút mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực mở cửa Phát huy đầy đủ, có hiệu quả các nguồn lực bên trong, tranh thủ
sự hợp tác quốc tế và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước”[9, tr 32-33]
Nghị quyết đã nêu rõ mục tiêu tổng quát là: đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh Mục tiêu cụ thể là: Xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học – công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, làm cho đất nước giàu, mạnh từ biển, bảo vệ môi trường biển Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53 – 55% tổng GDP của cả nước Giải quyết tốt các vấn đề
xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người cao gấp hai lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước Xây dựng một số thương cảng quốc tế có tầm cỡ trong khu vực, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh Phát triển mạnh cả về khai thác, chế biến sản phẩm từ biển và phát triển các ngành dịch
vụ biển Xây dựng một số khu kinh tế mạnh ven biển, xây dựng cơ quan quản lý nhà nước tổng hợp thống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực về biển [9,tr 33-34].Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP – Chương trình hành động về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 Trong đó nêu rõ, đến năm 2020 và sau năm 2020, khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản vẫn là 1 trong số 5 ngành kinh tế biển được ưu tiên phát triển
Đến đại hội Đảng lần thứ XI (2011), định hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng đã đề cập
cụ thể đến việc phát triển kinh tế thủy sản : Phát triển ngư nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, coi trọng hình thức nuôi công nghiệp, thâm canh là chủ yếu đối với
Trang 36thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn; gắn nuôi trồng với chế biến bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm Đẩy mạnh việc đánh bắt hải sản xa bờ với ứng dụng công nghệ cao trong các khâu tìm kiếm ngư trường, đánh bắt và hiện đại hoá các cơ sở chế biến thuỷ sản
Với định hướng đó, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 quy định “Xây dựng
ngành thuỷ sản Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”
Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng sẽ chỉ đạo các tỉnh, trong đó có Bình Thuận vạch ra được những định hướng đúng trong phát triển kinh tế biển nói chung, kinh tế thủy - hải sản nói riêng phù hợp cho tỉnh mình
1.3.2 Chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lãnh đạo phát triển ngành kinh tế thủy – hải sản giai đoạn 1991 - 2012
Dưới ánh sáng đường lối đổi mới của Đảng, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tiễn địa phương, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ VIII (12/1992) đã xác định cơ cấu kinh tế của tỉnh là nông – lâm – ngư nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến, coi trọng các ngành dịch
vụ phục vụ sản xuất và đời sống, trong đó nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, thủy sản là ngành mũi nhọn, tích cực đưa công nghiệp chế biến phát triển nhanh Đối với kinh tế thủy - hải sản, Đại hội nêu rõ: “ Khai thác tổng hợp kinh tế biển cả 3 khâu đánh bắt, chế biến, nuôi trồng Đánh bắt đi đôi với bảo vệ nguồn lợi, ngư trường Nắm sản phẩm và chế biến sản phẩm là khâu quan trọng nhất Phát triển nghề cá nhân dân theo hướng chiều sâu, mua sắm thuyền lớn và trang bị kỹ thuật mới, khai thác cá đáy Tiếp tục xây dựng 3 cụm kinh tế biển Tuy Phong, Phan Thiết và Hàm Tân bao gồm nuôi trồng, khai thác, thu mua, chế biến và dịch vụ
kỹ thuật … Khảo sát quy hoạch để mở rộng diện tích nuôi tôm ở các vùng có điều kiện” [1, tr.27]
Tiếp đó, Đại hội IX (1996) đã có những chỉ thị cụ thể cho sự phát triển của kinh tế thủy -
hải sản: “Ngành thủy sản coi trọng cả 4 khâu: khai thác, nuôi trồng, chế biến và bảo vệ nguồn
lợi gắn với bảo vệ an ninh vùng biển Phát triển nhanh các loại tàu có công suất lớn, đổi mới
cơ cấu thuyền nghề, chuyển mạnh ra khai thác ở ngư trường xa khơi, khai thác vùng biển Trường Sa, từng bước trang bị kỹ thuật khai thác hiện đại, thông tin liên lạc, thiết bị bảo quản
và sơ chế trên tàu Bình quân mỗi năm khai thác 110.000 tấn, năm 2000 đạt sản lượng
Trang 37115.000 tấn hải sản các loại Phát triển mạnh nghề nuôi tôm, đặc biệt là tôm giống, khoanh nuôi và bảo vệ các loại hải đặc sản Mở rộng diện tích nuôi cá nước ngọt” [2, tr.37] Đồng
thời “Nâng cấp và hiện đại hóa công nghệ các cơ sở chế biến thủy sản hiện có, phát triển mới
cơ sở chế biến xuất khẩu ở phan Thiết và Phú Quý; đầu tư chế biến các loại nhuyễn thể, sản phẩm ăn liền Có chính sách phù hợp thu hút 65% - 70% nguyên liệu đưa vào chế biến Sắp xếp các cơ sở sản xuất và nâng cao chất lượng nước mắm, khôi phục các nghề chế biến truyền thống, sản phẩm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu” [2, tr.38] Như vậy, Nghị quyết đại hội IX đã
gắn liền sự phát triển của ngành thủy hải sản với việc bảo vệ an ninh chủ quyền vùng biển, một nhiệm vụ mang tính thời sự sâu sắc và thật thiêng liêng đối với mỗi người dân đang từng ngày gắn bó cuộc sống của mình với vùng biển, đảo của quê hương
Từ đường lối chỉ đạo chung của Đảng và Nhà nước và những thành tựu đã đạt được trong phát triển kinh tế biển của tỉnh Bình Thuận giai đoạn trước năm 2000, trong giai đoạn 2001 –
2012, Đảng bộ tỉnh đã chú trọng đẩy mạnh và phát triển ngành thủy - hải sản của tỉnh
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ Xdiễn ra từ ngày 14 đến ngày 16/2/2001
đã có những tổng kết đánh giá sâu sắc tình hình kinh tế - chính trị - văn hóa của tỉnh giai đoạn (1996 - 2000), rút ra kinh nghiệm và phương hướng trong nhiệm kỳ Đại hội kế tiếp Đối với các ngành kinh tế biển, dựa trên những kết quả đã đạt được Đại hội đưa ra phương hướng phát triển cụ thể, đó là:
“Trong những năm trước mắt tiếp tục thực hiện cơ cấu kinh tế nông – ngư – lâm nghiệp,
công nghiệp, dịch vụ để chuyển sang cơ cấu công nghiệp, dịch vụ - nông – ngư, lâm nghiệp, trong đó, coi trọng khai thác và phát huy lợi thế kinh tế biển Đến năm 2005 giá trị nhóm hàng nông, lâm, thủy sản chiếm 37,6%, …Phát triển mạnh kinh tế biển đi đôi với bảo vệ ngư trường, môi trường và an ninh vùng biển Coi trọng cả 5 khâu: khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm và bảo vệ nguồn lợi, trọng tâm là làm tốt khâu chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh nuôi trồng, nhất là nuôi tôm giống, tôm thịt, cá nước ngọt Thực hiện chuyển đổi ngành nghề, phát triển thuyền có công suất lớn, trang bị kỹ thuật hiện đại đánh bắt xa bờ, tổ chức dịch vụ, hậu cần, chế biến tiêu thụ có hiệu quả, đồng thời xác định, hướng dẫn ngành nghề khai thác gần bờ phù hợp gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường
Trang 38biển Bình quân mỗi năm khai thác 120 ngàn tấn, năm 2005 đạt sản lượng 135 ngàn tấn thủy sản các loại” [3, tr.59-60]
Đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ các ngành kinh tế biển, Đại hội chỉ rõ cần: hoàn thiện cảng cá Phan Thiết, Lagi, khai thác có hiệu quả các cảng cá, hoàn thiện cảng vận tải Phan Thiết, đầu tư nạo vét, xây dựng các bãi neo đậu tàu ở Liên Hương (Tuy Phong), Phú Hài (Phan Thiết), Ba Đăng (Hàm Tân) Nhựa hóa các tuyến đường tỉnh lộ, nội ô thành phố, thị trấn, tỉnh lỵ Xây dựng và nâng cấp các tuyến đường vào các khu công nghiệp, du lịch…khôi phục sân bay Phú Quý, hoàn thiện, nâng cấp quốc lộ 28…
Để đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ X vào cuộc sống và tiếp tục thực hiện Nghị quyết 17 về phát triển kinh tế - xã hội biển (ngày 15/01/1998) Đảng bộ tỉnh vẫn khẳng định
quan điểm chỉ đạo: “Kinh tế biển là ngành kinh tế mũi nhọn có vai trò quan trọng đối với sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh” và đưa ra mục tiêu tổng quát đến năm 2010 là:
“Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm 15% Đến năm 2010 GDP của kinh tế biển
chiếm 32% so với GDP của nền kinh tế” [56, tr.4] Và để đạt được mục tiêu như vậy thì ngành
kinh tế thủy hải sản phải phát huy được vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn với những bước đột phá mạnh mẽ
Nhằm tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được và khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIđã diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 12 năm 2005 tại thành phố Phan Thiết Đại hội đã đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa X (nhiệm kỳ 2001 - 2005) Đại hội đã khẳng định những thành tựu quan trọng mà Đảng bộ và nhân dân Bình Thuận đã làm được trong giai đoạn này góp phần đưa đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương nâng cao, kinh
tế ngày càng phát triển Điều đó đã chứng tỏ sự đúng đắn trong đường lối, chính sách của Đảng và sự chỉ đạo sâu sát của Đảng bộ tỉnh
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ khóa X trình Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XI nhiệm kỳ 2005 – 2010 đã đánh giá những thành tựu của các ngành kinh tế biển đã đã đạt được giai đoạn 2001 – 2005, đồng thời vạch ra phương hướng phát triển trong thời gian tới như sau:
Trang 39Đối với ngành thủy sản: “Phát triển kinh tế thuỷ sản toàn diện theo hướng nâng cao chất
lượng và giá trị sản phẩm gắn với công nghiệp chế biến và xuất khẩu.Tập trung đầu tư hoàn thiện các cảng cá Phan Thiết, Phan Rí, La Gi, các khu neo đậu tàu thuyền Phú Hài, Liên Hương, Ba Đăng, Mũi Né, Chí Công, nạo vét mở rộng cửa sông Cô Kiều, nạo vét chỉnh trị phần hạ lưu sông Cà Ty; các khu quy hoạch đóng sửa tàu thuyền và dịch vụ tiêu thụ sản phẩm khai thác, kết cấu hạ tầng nuôi trồng thủy sản Tích cực chuyển đổi cơ cấu thuyền nghề, tập trung vào các nghề khai thác các loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao Tiếp tục đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ, sử dụng rộng rãi các trang thiết bị hiện đại gắn với dịch vụ hậu cần, bảo đảm hiệu quả kinh tế; hạn chế phát triển thuyền công suất nhỏ, tổ chức lại hoạt động khai thác gần bờ gắn với công tác bảo vệ nguồn lợi hải sản Qui hoạch và phát triển nuôi thuỷ sản trên biển, tập trung ở Phú Quý, đẩy mạnh sản xuất tôm giống và nuôi trồng thủy sản nước ngọt, phát triển nuôi tôm thịt theo hướng thâm canh, công nghiệp Quản lý tốt nguồn nguyên liệu thủy sản để phục vụ chế biến, nhất là chế biến xuất khẩu; đẩy mạnh liên kết giữa cơ sở chế biến với cơ sở nuôi trồng, với ngư dân đánh bắt Phấn đấu giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân hàng năm từ 9 - 10%, bình quân mỗi năm khai thác 150.000 tấn; năm 2010 sản lượng nuôi trồng thủy sản các loại 20.000 tấn; sản xuất tôm giống gấp 2 lần so với năm 2005 Kim ngạch xuất khẩu đạt 95 triệu USD”[4, tr.35-37]
“Hoàn thành đầu tư hạ tầng kỹ thuật và thu hút các dự án chế biến hải sản vào Khu chế biến hải sản Nam cảng cá Phan Thiết, khu Phú Hải và các khu chế biến thủy sản ở LaGi, Tuy Phong Tiếp tục thu hút, lấp đầy khu công nghiệp Phan Thiết…”[4, tr.38]
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XI đã đề ra các biện pháp phát triển ngành thủy hải sản hiệu quả bằng việc đẩy mạnh công nghiệp chế biến, đầu tư cơ sở hạ tầng (cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền …), khai thác xa bờ, đồng thời đẩy mạnh việc nuôi trồng thủy hải sản nước ngọt, thủy hải sản trên biển… Bên cạnh đó, lần đầu tiên mối liên kết giữa cơ sở chế biến với
cơ sở nuôi trồng, với ngư dân đánh bắt được đưa vào Nghị quyết đại hội, điều này sẽ là định hướng tốt giúp ngành thủy hải sản điều chỉnh những mặt hàng đáp ứng nhu cầu thị trường
Tiếp đó, Đại hội Đảng bộ lần thứ XII (tháng 12 năm 2005) trên cơ sở chủ trương chung
“Phát triển nông – lâm – ngư nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với giải
Trang 40quyết tốt các vấn đề nông dân, nông thôn”, cũng đã có định hướng riêng để đối với kinh tế
thủy hải sản “Phát triển thủy sản toàn diện và bền vững; gắn khai thác, nuôi trồng với chế
biến, tiêu thụ và xuất khẩu; coi trọng nhiệm vụ bảo vệ, tái tạo nguồn lợi, nhất là nguồn lợi ven
bờ Phát triển hợp lý năng lực đánh bắt, giảm thuyền nhỏ; điều chỉnh cơ cấu nghề theo hướng khai thác các loại hải sản có giá trị cao; nhân rộng các mô hình khai thác hải sản xa bờ, tổ chức sơ chế, bảo quản trên tàu, gắn củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ Đoàn kết đánh bắt hải sảnvới nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về khai thác thủy hải sản của Việt Nam và các nước lân cận; tổ chức cho ngư dân tham gia chương trình hợp tác khai thác hải sản với các nước trong khu vực” Đồng thời, đẩy
mạnh ngành nuôi trồng và chế biến, đưa tỷ lệ hai ngành này ngày càng cao trong cơ cấu ngành
thủy sản: “Khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới công nghệ chế biến thủy sản,
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng đáp ứng xuất khẩu, tăng nhanh số lượng các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn chất lượng thị trường EU và các thị trường khác Đẩy mạnh sản xuất tôm giống và nuôi thủy sản nước lợ, trên biển và nước ngọt tập trung tại vùng
có điều kiện thuận lợi Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên tại Cù Lao Câu và đảo Phú Quý”[5, tr.72]
“Đầu tư hoàn thành cơ bản các khu tránh bão cho tàu cá theo quy hoạch (Liên Hương, Phan Rí, Chí Công, Mũi Né, Phú Quý), nạo vét cửa biển, luồng lạch, nâng cấp cảng cá và xây dựng chợ thủy sản đầu mối Phan Thiết, tiếp tục giải tỏa, nạo vét xây dựng kè bờ sông Cà Ty, chống xâm thực bờ biển gắn với tổ chức, sắp xếp lại khu dân cư ven biển”
Như vậy, chủ trương, chính sách phát triển ngành thủy hải sản của Đảng bộ tỉnh Bình
Thuận thể hiện tập trung ở những vấn đề sau: Phát triển kinh tế thuỷ sản toàn diện theo hướng
bền vững; nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranhcủa sản phẩm thủy sản; gắn chế biến
với khai thác, nuôi trồng; gắn sản xuất với tiêu thụ Ưu tiên đầu tư phát triển công nghiệp chế
biến thuỷ sản trên cơ sở đổi mới công nghệ, chế biến các sản phẩm có lợi thế, tăng sức cạnh
tranh của các doanh nghiệp để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
cả trong và ngoài nước Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ, chú trọng
khai thác các loại hải sản có giá trị kinh tế cao gắn với cải tiến công nghệ bảo quản sau khai thác Quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác vùng ven bờ theo đúng quy định của pháp luật, theo