1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của wto đến quyền tự chủ các quốc gia thành viên trong việc xây dựng và thực thi luật thương mại quốc tế

106 23 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,36 MB

Nội dung

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNNăm học 2012 - 2013 Đề tài ẢNH HƯỞNG CỦA WTO ĐẾN QUYỀN TỰ CHỦ CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Thành

Trang 1

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

Năm học 2012 - 2013

Đề tài

ẢNH HƯỞNG CỦA WTO ĐẾN QUYỀN TỰ CHỦ

CÁC QUỐC GIA THÀNH VIÊN TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Thành phần nhóm:

1 Đỗ Văn Thiện QH709 Nhóm trưởng

2 Lưu Phạm Hồng Vân QH709 Thành viên

3 Tân Bảo Trân QH810 Thành viên

4 Phan Huỳnh Như QH709 Cộng tác viên Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Văn Phái

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 04 NĂM 2013

Trang 2

I ẢNH HƯỞNG CỦA WTO ĐẾN QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁCQUỐC GIA THÀNH VIÊN TRONG XÂY DỰNG VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ .12

1 Quyền tự chủ của các nước thành viên WTO trong xây dựng và thực thi pháp luật về thương mại quốc tế .12

2 Quyền tự chủ quốc gia trong lịch sử trước thời đại toàn cầu hóa .17

3 Những Quan điểm về mối quan hệ giữa WTO và quyền tự chủ các quốc gia thành viên trong thời đại toàn cầu hóa .18

4 Ảnh hưởng WTO đến quyền tự chủ quốc gia thành viên trong xây dựng và thực thipháp luật về thương mại quốc tế .24 Tiểu kết chương I .45

II CÁC TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU: ẢNH HƯỞNG CỦA WTO ĐẾN

QUYỀN TỰ CHỦ QUỐC GIA THÀNH VIÊN TRONG VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ .46

1 Trường hợp: Tác động của WTO đến quyền tự chủ quốc gia trong việc xây dựng pháp luật về thương mại quốc tế của Trung Quốc .46

2 Trường hợp: Ảnh hưởng của WTO đến quyền tự chủ quốc gia trong việc

thực thi pháp luật về thương mại quốc tế trong “vụ kiện bò hormone giữa Liên hiệp các nước châu Âu EU và Hoa Kỳ” .55

3 Ảnh hưởng của WTO đến quyền tự chủ quốc gia trong việc xây dựng và thực thi pháp luật về thương mại quốc tế: Trường hợp Việt Nam .59 Tiểu kết chương II 75

Trang 3

106

1 Ảnh hưởng dựa trên cơ chế thỏa thuận 76

2 Ảnh hưởng công bằng 82

3 Ảnh hưởng của WTO đối với lợi ích chung và lợi ích riêng của các quốc gia thành viên 87

Tiểu kết chương III 95

TỔNG KẾT CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… …98

Trang 4

Quan Hệ Quốc Tế đã tạo điều kiện cho nhóm thực hiện công trình nghiên cứu

trong năm học 2012-2013 vừa qua Đây là một đề tài nhóm theo đuổi bởi sự thiết thực, gần gũi và thực tế với sinh viên Quan hệ Quốc tế

Đặc biệt, nhóm xin gửi lời cảm ơn đến ThS Nguyễn Văn Phái đã hỗ trợ,

giúp đỡ, tư vấn và điều chỉnh nội dung, cách làm việc của nhóm trong suốt thời

gian qua

Dù đã cố gắng hết sức và dốc hết tâm huyết vào đề tài đã chọn, nhưng

do vốn kiến thức còn hạn hẹp nên công trình của nhóm sẽ không tránh khỏi sai

sót Rất mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ từ quý thầy cô

Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 03 năm 2013

Nhóm nghiên cứu

Trang 5

WB: World Bank – Ngân hàng thế giới

AFTA: ASEAN Free Trade Area – Khu vực mậu dịch tự do ASEAN BTA: Bilaterial Trade Agreement – Hiệp định thương mại song phương IMF: International Monetary Fund – Quỹ tiền tệ quốc tế

FDI: Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài

ODA: Official Development Assistance – Tài trợ phát triển chính thức

MFN: Most Favoured Nation – Đãi ngộ tối huệ quốc MNC:

Multi-National Corportion – Công ty đa quốc gia

ADB: Asian Development Bank – Ngân hàng phát triển Châu á

GDP: Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội

ITO: The International Trade Organization – Tổ chức Thương mại Quốc tế GATT: General Agreement on Tariffs and Trade – Hiệp định chung về thuế quan

Trang 6

Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu hướng tất yếu

đối với tất cả quốc gia trên thế giới Các quốc gia đã và đang dần mở cửa, hội nhập

vào các tổ chức, liên kết kinh tế mà nổi bật nhất hiện nay chính là tổ chức thương

mại thế giới (WTO) Một mặt, tham gia vào WTO đem đến cho các quốc gia thành

viên rất nhiều lợi ích liên quan đến kinh tế, xã hội, giúp các quốc gia ngày càng

phát triển và hoàn thiện Mặt khác, tham gia vào WTO lại đem đến một thử thách

cho chủ quyền của các quốc gia thành viên

Công trình nghiên cứu sẽ đi sâu hơn phân tích về “Ảnh hưởngcủa WTO

đến quyền tự chủ các quốc gia thành viên trong việc xây dựng và thực thi pháp luậtvề thương mại quốc tế” Công trình nghiên cứu cung cấp những kiến thức,

thông tin chi tiết, cụ thể nhằm chứng minh sự ảnh hưởng của WTO đến quyền tự

chủ quốc gia thành viên trong việc xây dựng và thực thi pháp luật về thương mại

quốc tế Đồng thời chỉ ra bản chất của những ảnh hưởng đó Từ đó giúp các quốc

gia hình dung về tính hai mặt của WTO, để có thể đưa ra các đối sách phù hợp

trong chiến lược phát triển kinh tế, hội nhập nhưng vẫn giữ vững tối đa những giá

trị mang tính lợi ích của quốc gia

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

những vấn đề đã và đang rất được quan tâm ở Việt Nam và các quốc gia trên thế

giới

Thực tế cho thấy, Nhiều công trình của các học giả nước ngoài đã có những

nghiên cứu cơ bản và chuyên sâu về chủ đề “WTO, chủ quyền quốc gia và những

thay đổi trong pháp luật về thương mại quốc tế”.

Trang 7

Điển hình là quyển “Sovereignty, the WTO and Changing Fundamentals

năm 2006 (361 trang) Sách nói về sự thay đổi to lớn của nền kinh tế thế kỷ 21, đề

cập đến các yếu tố: sự chấp nhận những quy định cơ bản trong luật quốc tế, sự bình

đẳng giữa các quốc gia trước luật, sự hạn chế trong việc hiểu và áp dụng luật kinh

tế quốc tế…

Bên cạnh đó, quyển “Environmental sovereignty and the WTO: Trade

xuất bản năm 2006 Chú ý nhất, chương 9 của cuốn sách viết khá rõ về “Chủ quyền

quốc gia và những ép buộc trong nền kinh tế” Quyển sách còn đưa ra những vấn

đề tranh cãi về chính sách chính trị toàn cầu mang tính đơn phương của Hoa Kỳ, sự

công bằng của luật quốc tế đến các nước nghèo… Đặc biệt, tác giả đưa ra giải pháp

nhằm gắn kết các bộ luật: luật môi trường thế giới, luật kinh tế thương mại quốc

tế…và làm thế nào WTO tránh khỏi sự va chạm và xung đột giữa nền thương mại

tự do và sự bảo vệ môi trường toàn cầu

Quyển “International Trade law” (tạm dịch: Pháp luật về thương mại

mại tự do, những vấn đề tranh cãi trong WTO, thương mại tài chính quốc tế,…

giúp hiểu hơn về bản chất các chính sách và quy định của WTO

Tuy nhiên, thực tế nghiên cứu tại Việt Nam: nhiều tác giả viết về đề tài này

dưới dạng những bài viết ngắn và đi sâu vào các mảng nhỏ của đề tài nhằm phục

vụ cho hội thảo kinh tế hay đăng trên các tạp chí nghiên cứu kinh tế Điển hình là

các website của trung tâm WTO Việt Nam, diễn đàn kinh tế Việt Nam, … Các bài

viết chủ yếu dùng phương pháp nghiên cứu tình huống, từ đó dẫn đến kết luận

Trang 8

mang tính đơn điệu, chưa có sự kết nối mang tính bản chất với nhau Cụ thể, có thể

nhắc đến:

Trần Thăng Long, Chủ quyền quốc gia trong quan hệ kinh tế quốc tế và vấn

chí Khoa học pháp luật số 4/2003

Đóng góp những quan điểm khác nhau về tác động của hội nhập kinh tế

quốc tế đến chủ quyền quốc gia, tác giả tập trung phân tích những ảnh hưởng, tác

động đối với chủ quyền quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mà cụ thể

là tham gia vào các tổ chức, liên kết kinh tế quốc tế Kết luận, tác giả đưa ra một số

kiến nghị nhằm tận dụng hiệu quả và phát huy được lợi thế quốc gia trong quá

trình hội nhập song song với những biện pháp nhằm tối thiểu hóa nguy cơ ảnh

hưởng chủ quyền quốc gia

Chu Văn Cấp, Định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường ở nước

ta, Tạp chí cộng sản số 7, năm 2004

Tác phẩm phân tích và lý giải sâu hơn về những đặc điểm cơ bản của nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Bên cạnh đó là khẳng

định vai trò điều tiết quan trọng của nhà nước trong nền kinh tế thị trường

Đỗ Tuyết Khanh, Quyền tự chủ quốc gia và chuẩn quốc tế trong kinh tế, 11/2006

Tìm hiểu sự tương quan giữa quyền tự chủ trong kinh tế và các chuẩn mực

kinh doanh quốc tế thông qua việc phân tích vai trò nhà nước, các điều khoản hiệp

ước cùng với các cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO Phần kết luận, tác giả

đánh giá lại lần nữa chủ quyền và vai trò của nhà nước dân tộc trong thế giới toàn

cầu hoá

Hoàng Phước Hiệp, Gia nhập WTO – Những cơ hội, thách thức trong đổi

Trang 9

Không chỉ phân tích rõ ràng những cơ hội cũng như thách thức mà Việt Nam

phải đối mặt khi gia nhập vào WTO, tác giả còn đề cập một loạt những vấn đề về

tư duy lập pháp mà Việt Nam để có thể đáp ứng (để Việt Nam có thể đáp ứng)

những yêu cầu của thành viên WTO

Nguyễn Thị Thu Trang, Cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO.

Giới thiệu và phân tích sâu về cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO, cơ

chế nhằm đảm bảo việc thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy định có trong Hiệp

định Tác giả đưa ra những đánh giá về cơ chế giải quyết tranh chấp và kết thúc bài

viết bằng những ví dụ về vụ việc thực tế đã được giải quyết theo cơ chế giải quyết

tranh chấp của WTO

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Tên gọi của đề tài nghiên cứu là “ Tác động của WTO đến quyền tự chủ

các quốc gia thành viên trong việc xây dựng và thực thi pháp luật về thương

quốc gia thành viên WTO nói chung trong việc xây dựng và thực thi pháp luật về

4 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Công trình nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu trả lời cho một câu hỏi lớn:

“Tổ chức thương mại thế giới (WTO) có ảnh hưởng như thế nào đến quyền tự chủ các quốc gia thành viên trong xây dựng và thực thi pháp luật về Thương mại Quốc tế”? Để làm sáng tỏ câu hỏi này, nhóm đi sâu vào tìm hiểu, phân tích các vấn đề

nhỏ sau:

1 Thực tế, nhiều công trình nghiên cứu hiện nay tại Việt Nam không có sự phân biệt về nghĩa của

“Quyền tự chủ” và “Chủ quyền” Trong công trình này, tác giả sẽ phân biệt ngữ nghĩa của 2 từ

trên dựa trên lý thuyết công pháp quốc tế

Trang 10

- Chủ quyền các quốc gia thành viên WTO được thể hiện trong việc xây dựng

và thực thi pháp luật về thương mại quốc tế như thế nào?

- WTO có ảnh hưởng đến quyền tự chủ quốc gia trong việc xây dựng và thực thi pháp luật về thương mại quốc tế hay không? Nếu có thì WTO đã ảnh

hưởng bằng phương tiện gì? Và cách thức như thế nào?

- WTO có tác động “áp đặt” các quốc gia thành viên trong việc xây dựng và

thực thi pháp luật về thương mại quốc tế hay không?

Ngoài ra, nhóm sẽ đưa ra những dự báo trong thời gian tới về diễn biến những ảnh hưởng của WTO đến chủ quyền quốc gia thành viên trong xây dựng và thực thi pháp luật về thương mại quốc tế

5 Giả thuyết nghiên cứu

Để tiếp cận và giải quyết nội dung đề tài, nhóm tác giả định hướng giải quyết các câu hỏi nghiên cứu cùng các giả thuyết sau:

Câu hỏi nghiên cứu Giả thuyết tương ứng

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) có

ảnh hưởng đến quyền tự chủ các quốc gia

thành viên trong xây dựng và thực thi

pháp luật về thương mại quốc tế hay

Bản chất của các ảnh hưởng từ WTO đến

quyền tự chủ các quốc gia thành viên

trong xây dựng và thực thi pháp luật về

thương mại quốc tế là gì?

WTO ảnh hưởng một cách áp đặt đến quyền tự chủ các quốc gia thành viên trong xây dựng và thực thi pháp luật về thương mại quốc tế

Trang 11

6 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Tùy theo từng chương, từng phần mà nhóm chúng tôi áp dụng từng phương

pháp nghiên cứu khác nhau Trong suốt quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả ghi

nhận những phương pháp nhóm sử dụng chủ lực và thường xuyên nhất như sau:

Nhóm chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu logic Bằng các thao tác

tìm kiếm, chọn lọc, so sánh, đối chiếu, sắp xếp và xâu chuỗi các vấn đề về: chủ

quyền quốc gia; quyền tự chủ trong xây dựng và thực thi pháp pháp luật về thương

mại quốc tế; những công cụ và cách thức ảnh hưởng của WTO lên quyền tự chủ

các quốc gia thành viên trong xây dựng và thực thi pháp pháp luật về thương mại

quốc tế… nhóm tác giả giải quyết giả thuyết được đưa ra

tự chủ quốc gia thành viên trong việc xây dựng và thực thi pháp pháp luật về thương mại quốc tế.

Bằng phương pháp nghiên cứu tình huống (case study), trên cơ sở lý thuyết

từ chương I, nhóm đưa ra các trường hợp nghiên cứu để làm rõ những ảnh hưởng

từ WTO đã nêu trong chương I Phương pháp này giúp nhóm phân tích các vụ kiện

có thật trong những năm qua dưới góc nhìn: Tác động của WTO như thế nào?

(WTO đã can thiệp đến các quốc gia như thế nào? Dựa trên cơ sở gì?) và sự phản

ứng từ các quốc gia (chấp nhận hay phản đối; thay đổi hay giữ nguyên, kết quả vụ

án nói lên điều gì?)

Ở chương này, chúng tôi sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu logic

như chương I để đánh giá về bản chất sự ảnh hưởng của WTO đến quyền tự chủ

quốc gia thành viên trong xây dựng và thực thi pháp luật về thương mại quốc tế

Trang 12

Dựa trên các yếu tố lợi ích các bên, các quy định từ WTO cũng như cam kết của

các quốc gia… thông qua thao tác lập luận và phân tích theo kết cấu nguyên nhân –

hệ quả, nhóm giải quyết được giả thuyết thứ hai của công trình

7 Kết quả đạt được của Bài nghiên cứu

a Về hình thức: công trình nghiên cứu hoàn chỉnh với 103 trang toàn tập và

86 trang nội dung chính (Cỡ chữ: 14, Font: Times New Roman, cách

dòng 1.5, Cách lề 1 Inch)

b Về nội dung: Giải quyết được 2 câu hỏi nghiên cứu chính (đi kèm là 2 giả

thuyết nghiên cứu) Cụ thể thông qua cấu trúc đề tài:

thành viên trong xây dựng và thực thi pháp luật về thương mại quốc tế”

quốc gia thành viên trong xây dựng và thực thi pháp luật về thương mại quốc tế”

thông qua các trường hợp nghiên cứu

chủ các quốc gia thành viên trong xây dựng và thực thi pháp luật về thương mại

quốc tế”

8 Bố cục và nội dung cơ bản của Bài nghiên cứu

Đề tài nhóm chúng tôi gồm có 3 chương, trong đó:

Ở chương này, chúng tôi hướng đến việc tìm kiếm, chọn lọc, tổng hợp và

sắp xếp những mảng kiến thức lý thuyết về các vấn đề: chủ quyền quốc gia; quyền

tự chủ trong xây dựng và thực thi pháp luật về thương mại quốc tế; những công cụ

và cách thức ảnh hưởng của WTO lên quyền tự chủ các quốc gia thành viên trong

xây dựng và thực thi pháp luật về thương mại quốc tế

Trang 13

Chương 2: Các trường hợp nghiên cứu

Trên cơ sở lý thuyết từ chương I, nhóm đưa ra các trường hợp nghiên cứu

(case study) để làm rõ những ảnh hưởng từ WTO đã nêu trong chương I Chương

này chú trọng phân tích các vụ án có thật trong những năm qua dưới góc nhìn: tác

động của WTO như thế nào? (WTO đã can thiệp đến các quốc gia như thế nào?

Dựa trên cơ sở gì?) và sự phản ứng từ các quốc gia (chấp nhận hay phản đối; thay

đổi hay giữ nguyên, kết quả vụ án nói lên điều gì?) Chúng tôi sẽ đưa ra một vụ

kiện liên quan trực tiếp đến Việt Nam vào bài phân tích

thành viên trong xây dựng và thực thi pháp luật về thương mại quốc tế

Ở chương này, chúng tôi đưa ra đánh giá về bản chất sự ảnh hưởng của

WTO đến quyền tự chủ quốc gia thành viên trong xây dựng và thực thi pháp luật

về thương mại quốc tế Dựa trên tính đặc thù của các đối tượng (các quốc gia thành

viên), với vị trí là lợi ích quốc gia của các bên tham gia, thời gian diễn ra sự ảnh

hưởng của WTO đến mỗi quốc gia, điều kiện và khả năng thực hiện sự thay đổi

nhằm thích ứng môi trường chung WTO của từng quốc gia, chúng tôi đưa ra đánh

giá những ảnh hưởng từ WTO: “Tích cực hay tiêu cực? Phù hợp hay chưa phù

hợp? Áp đặt hay tự nguyện?” đối với các thành viên WTO Từ đó, rút ra bài học và

đưa ra giải pháp nhằm “thích nghi nhanh nhất, tốt nhất” với WTO trong vấn đề

quyền tự chủ quốc gia trong xây dựng và thực thi pháp luật về thương mại quốc tế

9 Hướng ứng dụng

Công trình nghiên cứu bước đầu làm rõ một số vấn đề cơ bản về ảnh hưởng

của WTO đối với các nước thành viên ở góc độ quyền tự chủ quốc gia Với thành

quả nhóm đã nỗ lực thực hiện, sau khi được góp ý và chỉnh sửa phù hợp sau Hội

nghị Nghiên cứu khoa học Sinh viên năm 2013, nhóm hi vọng công trình sẽ được

ứng dụng vào các hoạt động sau đây:

Trang 14

- Làm tài liệu tham khảo cho các môn học trong khoa quan hệ quốc tế: luật WTO (chuyên ngành luật), Kinh tế chính trị quốc tế (chuyên ngành chính trị); Quan hệ kinh tế quốc tế (chuyên ngành kinh tế) khoa Quan hệ Quốc tế và các sinh viên có nhu cầu

- Làm tài liệu cho các công trình nghiên cứu bậc cao học của các giảng viên,

học viên cao học tại khoa QHQT cũng như cung cấp tài liệu cơ bản cho nghiên cứu về WTO những tác động của Tổ chức này đến với các quốc gia

- Tham gia các chương trình nghiên cứu khoa học các cấp

- Phát triển đề tài tham luận để tham gia hội thảo nghiên cứu khoa học các cấp trong tương lai

- Đề tài cũng là màn “mở đầu” cho những tác giả có định hướng, ý tưởng viết sách về ảnh hưởng WTO đến quyền tự chủ quốc gia trong luật pháp về thương mại quốc tế cũng như các lĩnh vực liên quan

Trang 15

I ẢNH HƯỞNG CỦA WTO ĐẾN QUYỀN TỰ CHỦ CỦA CÁCQUỐC

GIA THÀNH VIÊN TRONG XÂY DỰNG VÀ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ

THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

1 Quyền tự chủ của các nước thành viên WTO trong xây dựng và thực thi pháp luật về thương mại quốc tế

Trước tiên, cần phân biệt chủ quyền (sovereignty) và quyền tự chủ

(autonomy) của các quốc gia, bởi trong thực tế 2 cụm từ này thường được dùng

thay thế cho nhau, ít được phân biệt trong sử dụng, làm xuất hiện sự sai lệch về

mặt ngữ nghĩa, nhất là khi sử dụng những từ này như những đối tượng chịu sự

ảnh hưởng của WTO

Niccolo Machiavelli (1469-1527) trong tác phẩm Quân vương đã cho rằng

chủ quyền quốc gia phải tuyệt đối trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, phải được đặt

trên mọi quyền lực khác Nghĩa là trong phạm vi lãnh thổ của mình, một quốc gia

dân tộc có quyền làm mọi điều bất chấp các quốc gia khác, và để tăng cường

quyền lực của mình, quốc gia có thể sử dụng tất cả các phương thức chính sách

khác nhau, kể cả việc sử dụng thủ đoạn

Mô tả một cách chi tiết và cụ thể hơn Niccolo Machiavelli, nhà triết học

Jean-Jacques Rousseau (1712-1778) cho rằng chủ quyền quốc gia dân tộc đồng

nghĩa với độc lập của quốc gia đó và được thể hiện ở ba đặc tính: i) Quyền lực

toàn vẹn (Một quốc gia có quyền can thiệp vào mọi lĩnh vực có lợi cho sự phát

triển tồn tại của dân tộc); ii) Quyền lực chuyên biệt (chủ quyền quốc gia dân tộc

phải độc quyền trên toàn bộ lãnh thổ của mình, trừ trường hợp quốc gia đó muốn

tự hạn chế độc quyền này bởi những cam kết quốc tế với nước ngoài và các tổ

Trang 16

chức quốc tế); và iii) Quyền lực tự chủ: chủ quyền quốc gia phải tự chủ, không

phụ thuộc vào quốc gia nào trong quan hệ đối nội và đối ngoại

Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: “ Chủ quyền quốc gia là thuộc tính chính trị pháp lý không thể tách rời của quốc gia, Nội dung của chủ quyền

quốc gia gồm quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế Quyền tối cao của quốc gia ở

trong nước thể hiện ở quyền lực đầy đủ để giải quyết mọi vấn đề chính trị, kinh

tế, văn hóa…không có sự can thiệp từ phía các quốc gia khác và các tổ chức quốc

tế Quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế thể hiện ở chỗ không có một quyền lực nào, một cơ quan nào, một tổ chức quốc tế nào đứng trên các quốc gia; tất cả các quốc gia tham gia quan hệ quốc tế với tư cách là những chủ thể

bình đẳng và hoàn toàn độc lập, tự quyết định các vấn đền đối nội và đối ngoại

của mình Hai nội dung của chủ quyền quốc gia gắn bó chặt chẽ với nhau và là

tiền đề cho nhau Những nội dung này được khẳng định trong pháp luật của từng

quốc gia vả các văn bản pháp lý Việc tôn trọng chủ quyền quốc gia ngày nay trở

thành “một nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại”

Bên cạnh đó, chủ quyền quốc gia cũng có thể được hiểu là “quyền thiêng

liêng bất khả xâm phạm của một quốc gia độc lập được thể hiện trên mọi phương diện, chính trị, an ninh, quốc phòng, ngoại giao, kinh tế, văn hóa xã hội và được

đảm bảo toàn vẹn, đầy đủ về mọi mặt, cả hành pháp, lập pháp lẫn tư pháp của quốc gia đó trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia mình”2

Nếu như chủ quyền là một khái niệm pháp lý, thì qưyền tự chủ là biểu hiện thực tiễn của khái niệm chủ quyền Do đó chữ chủ quyền thường được hiểu theo

2 Phan Văn Rân & Nguyễn Hoàng Giáp, chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra với Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, 2010, tr.17

Trang 17

nghĩa rộng là bao gồm cả hai mặt này Nếu xét theo định nghĩa trong công pháp

quốc tế, chủ quyền là quyền lực tối cao ban hành và áp dụng các luật lệ và chính

sách, cai quản mọi hoạt động xã hội và chính trị trong một nước, thì có thể nói

không nơi nào chủ quyền bị sứt mẻ, thay đổi hay bị ảnh hưởng kể cả trong những

nước thành viên của Liên hiệp Châu Âu (EU), vì chưa có hệ thống nào thay thế, ở

mức quốc gia, các nhà nước trong chức năng ấy Nghĩa là, không có một siêu

quyền của các nước

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện chủ quyền của mình, các

nhà nước có thật sự chủ động trong việc chọn lựa xây dựng các chính sách, các

luật lệ và biện pháp thi hành luật lại là chuyện khác Điều đó có nghĩa là quyền tự

chủ có thể bị giới hạn bởi nhiều ràng buộc và cản trở, ở mức độ quốc gia và quốc

tế, do nhiều yếu tố, chủ yếu là tình hình kinh tế và chính trị thế giới, tương quan

lực lượng giữa các nước, và hệ thống pháp lý quốc tế trong đó WTO là một trong

những điển hình thuyết phục nhất Ở các phần sau, công trình nghiên cứu này sẽ

chỉ ra những ảnh hưởng của WTO đến quyền tự chủ quốc gia thông qua thể chế

quốc tế được cam kết khi các quốc gia gia nhập WTO

Xây dựng pháp luật về thương mại quốc tế là một trong những quyền cơ bản

quan trọng của quốc gia, ngay cả khi quốc gia đó trở thành thành viên của tổ chức

WTO Đối với một quốc gia, nhà nước được xem là tổ chức có quyền lực tối cao

đại diện cho quốc gia ban hành các luật lệ chính sách nói chung và pháp luật về

thương mại quốc tế nói riêng Luật thương mại của mỗi nước đều sẽ phản ánh các

truyền thống về văn hóa, thương mại và pháp lý đặc thù của nước đó.Tuy nhiên, nó

3 Siêu quốc gia được hiểu đơn giản là một thực thể chính trị có quyền lực cao hơn, quyết định ý

chí quốc gia

Trang 18

cũng phải đáp ứng được tính hợp lý về kinh tế và phải được xây dựng trên những

kinh nghiệp thực tiễn của các nước có nhiểu kinh nghiệm trong các giao dịch thương mại

Trước hết, trong việc xây dựng bộ Luật thương mại, quyền tự chủ quốc gia

được thể hiện qua việc nhà nước có quyền dựa trên trên những mô hình phù hợp về thương mại để áp dụng cho quốc gia mình, mang về lợi ích quốc gia cao nhất Một

số nước xã hội chủ nghĩa đã có luật thương mại từ những ngày đầu của chủ nghĩa

xã hội.Một trường hợp dẫn chứng là bộ luật thương mại của Cộng hòa Séc phù hợp

và hiện đại vào thời điểm năm 1945 và được hiện đại hóa thành công thông qua

các lần sửa đổi; hay một số bộ luật khác phù hợp tại một thời điểm và phải được

sửa đổi điều chỉnh qua thời gian Mỗi nhà nước tự đưa ra các bộ luật của riêng quốc gia mình Luật thương mại Việt Nam năm 2005 quy định: “Thương nhân gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một

cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”4

Vậy để xây dựng pháp luật về thương mại quốc tế, nhà nước cũng có toàn

quyền trong việc điều chỉnh các hoạt động ngoại thương như tiến hành xuất nhập

khẩu, mức thuế quan…hay các đường lối, chính sách ngoại thương Không những

thế, nhà nước còn có thể đổi mới các chính sách và Pháp luật điều chỉnh pháp luật

về thương mại quốc tế sao cho phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.Ta có

thể lấy Mỹ làm một ví dụ điển hình, nhà nước Mỹ luôn đưa ra những nguyên tắc

quan trọng có tính chặt chẽ, bất dịch trong việc thiết lập và thực thi pháp luật về

thương mại Quốc hội Mỹ bao giờ cũng ủng hộ phát triển tự do, thương mại hóa

dựa trên cơ sở phù hợp với lợi ích quốc gia Tuy nhiên, pháp luật thương mại và

các thỏa thuận thương mại ngày càng trở nên phức tạp.Thực tế cho thấy, Mỹ ban

hành rất nhiều văn bản luật bao gồm: Thỏa thuận thương mại; Tiêu chuẩn laođộng;

4 Khoản 1, điều 6 Luật thương mại Việt Nam 2005

Trang 19

Tiêu chuẩn môi trường… Nhìn chung các văn bản pháp luật của Mỹ nói chung và

văn bản luật thương mại nói riêng của Mỹ đều xuất pháp từ Quốc hội Mỹ (đây

được xem như cơ quan xây dựng chính sách kinh tế quan trọng nhất), trên cơ sở

nhất trí ý kiến của các thành viên Quốc hội; các thương gia và các thành viên

chuyên trách khác Việc sửa đổi nội dung các quy phạm pháp luật thương mại cũng

hầu hết bắt đầu từ Quốc hội Ví dụ việc sửa đổi việc sửa đổi Điều 301 Đạo Luật

thương mại năm 1974 Hoặc việc sửa đổi “Luật sở hữu trí tuệ”.Trong đó, các đại

biểu ngành công nghiệp khời xướng lên Quốc hội bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên

phạm vi quốc tế Sau khi chất vấn về các vấn đề trọng tâm, Quốc hội đã ban hành

các quy phạm pháp luật khả thi đối với quyền sở hữu trí tuệ nhằm giải quyết những

quan hệ thực tế mới nảy sinh dựa trên sự điều chỉnh này5

Quyền tự chủ của một quốc gia còn được thể hiện qua quá trình thực thi

Luật pháp thương mại quốc tế Điển hình ở Việt Nam, Hiến Pháp 1992 của Việt

Nam quy định: Nhà nước bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ về

mọi mặt của nhân dân, nghiêm trị mọi hành động xâm phạm đến lợi ích của Tổ

quốc và của nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện quyền công bằng

xã hội Mọi người có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện để phát triển

toàn diện về mọi mặt6 Một trong các luật mà Việt Nam sử dụng nhằm bảo vệ

quyền lợi của nhân dân cũng như là đất nước đó là Luật thương mại Pháp luật

thương mại là một công cụ chiến lược để Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế

quốc tế Các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước Việt Nam như Nghị quyết

số 07/NQ-TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về hội

5 Trung tâm khoa học và xã hội quốc gia-Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật-GS.TS Khoa

học Đào Trí Úc, “Bước đầu tìm hiểu Pháp luật thương mại Mỹ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội-

2002

6 Điều 3 Hiến pháp 1992

Trang 20

nhập kinh tế quốc tế và Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 37/2002/QĐ-TTg

ngày 14/3/2002 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị Quyết

số 07 đã chỉ rõ: “Các Bộ, ngành cần xây dựng các kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ,

công chức, cán bộ quản lý, các luật sư am hiểu luật pháp quốc tế và hội nhập quốc

tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như hội nhập quốc tế”7

Năm 1576, nhà triết học và kinh tế gia Pháp Jean Bodin là người đầu tiên

nêu lên và phân tích khái niệm chủ quyền, nhưng phải đợi đến năm 1648, khi hai

hiệp ước Westphalia được ký kết tại hai thành phố Đức Munster và Osnabrück,

chấm dứt cuộc chiến kéo dài 30 năm (The Thirty Years’s War) giữa các nước Âu

châu, vấn đề chủ quyền quốc gia mới được đặt ra như khái niệm nền tảng của một

“công pháp Âu châu” để chi phối các quan hệ giữa các nước liên can Do đó các

hiệp ước Westphalia được coi là điểm khởi đầu cho sự hình thành và tiến hoá của

nền công pháp quốc tế hiện nay, và khái niệm chủ quyền, theo nghĩa thông thường,

còn được gọi là mô hình Westphalia Trong giai đoạn đó, chủ quyền và quyền tự

chủ dường như chưa có sự phân biệt Nguyên nhân là do khi đó chưa xuất hiện các

yếu tố ngoại lai tác động vào các quyết định, sự tự chủ của các quốc gia (hoặc nếu

có thì cũng chỉ tồn tại dưới hình thức các mối thương mại nhỏ lẻ, chưa có tổ chức

hay thể chế quốc tế đủ mạnh để ảnh hưởng đến sự chủ động của các nước)

Theo tiền đề của mô hình Westphalia, mỗi quốc gia là một tác nhân của

cộng đồng quốc tế, bình đẳng với các nước khác và có toàn quyền tự chủ trong

những sinh hoạt phục vụ lợi ích của mình.Mỗi nước có toàn quyền định đoạt mọi

việc trên lãnh thổ của mình và không được can thiệp vào nội bộ nước khác Nói

7 TS TS Trần Thị Hòa Bình – TS Trần Văn Nam, “Giáo trình Luật thương mại quốc tế”, Nxb

Lao Động Xã hội, Hà Nội, 2005, tr.3

8 Đỗ Tuyết Khanh, Tạp chí thời đại, Quyền tự chủ quốc gia và chuẩn quốc tế trong kinh tế, số 9

tháng 11/2006, tr 3-5

Trang 21

cách khác, chủ quyền quốc gia dừng lại ở biên giới lãnh thổ, cũng như tự do của

mỗi con người chấm dứt ở nơi tự do của người khác bắt đầu Để được các nước

khác công nhận chủ quyền của mình, mỗi nước cũng phải công nhận chủ quyền

của nước khác và chấp nhận tự giới hạn như thế Cũng như chấp nhận những giới

hạn khác do những nghĩa vụ quốc tế phải đảm nhận khi thoả hiệp với nước khác

hay tham gia vào một hình thức tập hợp đa quốc gia

Như vậy, việc chủ quyền quốc gia bị hạn chế trong lãnh thổ khiến thực tiễn

triển khai chủ quyền quốc gia, tức quyền tự chủ quốc gia cũng được đảm bảo cao

độ, tuyệt đối trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó Khi các mối quan hệ ban giao

giữa các quốc gia còn bị hạn chế bởi sự kém phát triển của các phương tiện đi lại

và truyền đổi thông tin thì các quốc gia chưa có các quan hệ kinh tế lớn Khi đó, sự

ràng buộc giữa các quốc gia là chưa đủ mạnh để các nước từ bỏ lợi ích quốc gia

Giai đoạn này, chủ nghĩa hiện thực ảnh hưởng sâu rộng đến các quốc gia, đặc biệt

đề cao vai trò nhà nước trong việc củng cố quyền lực quốc gia dân tộc Như vậy,

sự chủ động trong việc xây dựng, thực thi luật của các nước sẽ cao hơn Các quốc

gia có khả năng ảnh hưởng đến thị trường thương mại thông quan bàn tay chính

phủ Cho đến cuối thế kỷ XX, vị trí độc tôn của nhà nước vẫn là định đề cho mọi

thảo luận thương thuyết dẫn đến những quy tắc mới

3 Những Quan điểm về mối quan hệ giữa WTO và quyền tự chủ các quốc gia thành viên trong thời đại toàn cầu hóa

Khi quá trình toàn cầu hoá diễn ra, khái niệm về quyền tự chủ quốc gia có sự

thay đổi nhất định do vai trò của nhà nước có sự thay đổi Sự xuất hiện của Internet

và những công nghệ mới, cộng với tốc độ tiến hóa của tình hình chung đã đặt ra

nhiều vấn đề mới, trong đó có vai trò của các nhà nước và quan hệ giữa các nước

trong cộng đồng quốc tế

Trang 22

Một trong những biểu hiện của toàn cầu hoá hay được nhắc đến là các giao dịch tài chính Các thị trường tài chính quốc tế, với một số lượng giao dịch hàng ngày cao gấp mấy lần ngân sách quốc gia cả năm của những nước nghèo nhất, quả

là một sức mạnh rất đáng kể, nhất là khi các dòng chảy tư bản có thể di chuyển rất nhanh từ nước này sang nước khác, ảnh hưởng lên giá trị đồng tiền và tình hình kinh tế của cả một nước Hơn thế nữa, với mức độ giao lưu và phụ thuộc vào nhau rất cao hiện nay, mọi biến động ở một nơi sẽ lan ra ngay trong cả một khu vực và

có thể đi xa hơn nữa, vì ảnh hưởng dây chuyền còn được nhân thêm nữa với tốc độ hiện nay của các phương tiện thông tin và giao dịch điện tử Sự khủng hoảng tiền

tệ ở Á châu năm 1997 cho thấy rõ sự bất lực của một số nhà nước không kiềm chế được ảnh hưởng của các luồng vốn và phải tuân theo chỉ thị của IMF để ra khỏi bế tắc Điều này diễn ra tương tự đối với lĩnh vực thương mại khi các quan hệ mua bán không chỉ dừng lại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia Biểu hiện rõ nhất là sự xuất hiện của các công ty xuyên quốc gia Các công ty này có thể bất cứ lúc nào quyết định dời nơi sản xuất sang nước khác, gây ra thất nghiệp và hàng loạt vấn đề kinh tế và xã hội khác, mà chính quyền sở tại không có cách nào ngăn chặn, ngoài vài biện pháp chấp vá chủ yếu để trấn an dư luận trong nước Hiện tượng xuyên quốc gia (transnationalism) cho thấy rõ thế yếu của các nhà nước, bị gò bó trong khuôn khổ lãnh thổ quốc gia, trong khi các đại công ty và thị trường quốc tế tự do hoạt động trên toàn thế giới Quan niệm chủ quyền theo mô hình Westphalia thành

vô nghĩa khi quyền lực của thị trường vượt qua quyền lực của nhà nước, nhất là khi chính quyền ở vào thế phải phụ thuộc các công ty hay khi chính sách kinh tế của một nước bị ảnh hưởng vào sự phồn thịnh và lợi ích của các công ty

Như vậy, thông qua hai trong số nhiều ví dụ về quá trình toàn cầu hóa diễn

ra như một quy luật tất yếu, việc gia nhập WTO có thể mang về nhiều lợi hơn cho nền kinh tế quốc gia, nhưng đồng thời đặt họ trước những thách thức lớn về nhiều

Trang 23

vấn đề kinh tế, xã hội và quyền tự chủ là một trong những vấn đề được đặc biệt chú

trọng Thế nên, việc nhìn WTO lợi hay hại còn tùy thuộc vào quan điểm của các

quốc gia, phản ánh quyền tự chủ quốc gia sau khi gia nhập WTO

WTO

Hiện nay, quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu

Điều này được thể hiện rõ thông qua sự thay đổi cấu trúc của nền kinh tế quốc tế

Cụ thể, cấu trúc quan hệ kinh tế quốc tế xuất hiện 2 xu thế chính 9: Một là khu vực

hoá - hiện tượng, khuynh hướng hợp tác hay liên kết các nước và hình thành

những nhóm, tổ chức khu vực hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau: ASEAN,

NAFTA, AFTA Hai là, toàn cầu hóa: xu hướng làm các mối quan hệ trở nên ít bị

ràng buộc bởi địa lý lãnh thổ mà WTO là một trong những thực thể quan trọng

trong giai đoạn hiện nay

Những người có quan điểm trung dung cho rằng, toàn cầu hóa hay việc gia

nhập WTO là một xu thế phát triển tất yếu của lịch sử, do những nguyên nhân

khách quan và chủ quan, vừa có những tác động tích cực và tiêu cực đối với tất cả

các nước Dù sao cũng không thể phủ nhận xu thế toàn cầu hóa.Vấn đề đặt ra với

các nước là làm thế nào để tận dụng tết nhất các cơ hội do quá trình này tạo ra và

đối phó hiệu quả với những thách thức

Phái lạc quan ủng hộ toàn cầu hóa cho rằng toàn cầu hóa và hội nhập đã

lạo ra những khả năngmới để nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả sản xuất

kinh doanh, mở rộng thị trường chohàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất Do

vậy, tăng khả năng tiêu thụ và tiếp cận các nguồn lực cần thiết cho quá trình sản

xuất kinh doanh (nguyên liệu, vốn, công nghệ ), tạo điều kiện thuận lợi để thúc

9 Mạnh Ngọc Hùng, Tạp chí Khoa học xã hội, “Tác động của toàn cầu hóa đến an ninh các quốc

gia và khu vực”, năm 2007

Trang 24

đẩy sản xuất phát triển, cải thiện mức sống trên loàn thế giới nhờ tăng trưởngkinh

tế và khả năng để mọi người được tiếp cận những hàng hóa, dịch vụ đa dạng

phong phú với giá cả hợp lý hơn Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế không

phải là nguyên nhân gây ra thất nghiệp và phát triển không đồng đều, mà chúng

lại giúp tạo khả năng giải quyết những vấn đề đó

Những người thuộc trường phái chống toàn cầu hóa cho rằng, quá trình

này gây ra nhiều tácđộng tiêu cực về kinh tế, chính trị, xã hội đối với các nước và

những tầng lớp dân chúng trong xã hội Những mặt trái của nó gây nhiều tác hại

làm cho nhiều công ty, xí nghiệp bị phá sản và hàng loạt người lao động mất việc

làm, ngay cả những người lao động tại các nước đang phát triển cũng mất việc

làm vì sự cạnh tranh cao của lao động giá rẻ ở các nước đang phát triển, làm gia

tăng sự bóc lột và bất công trong mỗi xã hội và giữa các nước, làm khoét sâu hố

ngăn cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội và giữa các nước phát

triển với các nước đang phát triển, đe dọa nền dân chủ và sự ổn định xã hội, uy

hiếp độc lập tự chủ các quốc gia, phá hoại truyền thống văn hóa và bản sắc dân

tộc, phá hủy hoại môi trường và làm cạn kiệt nguồn tàinguyên thiên nhiên, là

nguyên nhân gây khủng hoảng tài chính và kinh tế Nhiều nhà phân tích cho rằng,

các nước đang phát triển chính là các nước phải gánh chịu những thua thiệt và bất

lợi lớn nhất10

quốc gia thành viên

Hiện nay, có 3 quan điểm chính về ảnh hưởng của toàn cầu hóa (hay việc

gia nhập WTO) đến quyền tự chủ quốc gia11

Trang 25

Thứ nhất, gia nhập WTO (hay tham gia tiến trình) toàn cầu hóa làm xói mòn quyền tự chủ quốc gia.Có quan điểm cho rằng, gia nhập WTO hay những nỗ lực cho việc toàn cầu hóa kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ đối với quyền tự chủ quốc gia Gia nhập WTO (đồng nghĩa tham gia tiến trình toàn cầu hóa) đang làm lung

lay cả những quan niệm truyền thống về nhà nước, vai trò chức năng của nhà nước và quyền tự chủ quốc gia, quyền tự chủ kinh tế của mỗi nước và kết quả là

dẫn đến sự tiêu vong của nhà nước – dân tộc (nation – state) truyền thống

Điều đó được lý giải ở việc nhìn nhận với sự phát triển ngày càng cao của

xu thế toàn cầu hóa, tính độc lập của các quốc gia bị mất dần, nhiều quyền lực

của nhà nước bị xói mòn và chuyển vào tay các thực thể khác, đồng thời nhiều

vấn đề hiện vượt ra khỏi tầm kiểm soát của các nhà nước đơn lẻ như vấn đề môi

trường sinh thái, các luồng di chuyển vốn, các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia

Có quan điểm còn nêu ra vấn đề “Trong tương lai gần, các thể chế toàn cầu, các

khối kinh tế, các công ty xuyên quốc gia sẽ phát triển mạnh mẽ và trong tương lai

xa chúng sẽ quyết định các quan hệ kinh tế quốc tế” và “các công ty xuyên quốc

gia dưới sự bảo trợ của WTO có khả năng đứng trên các chính phủ và trở thành

một “siêu quốc gia”, ít chịu ràng buộc và dần dần làm lu mờ quyền tự chủ của các quốc gia” Như vậy, suy cho cùng, quyền tự chủ của một quốc gia được quy định trước hết bởi quyền ban hành luật pháp, nhưng giờ đây buộc phải điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với các cam kết của WTO12

Thứ hai, gia nhập WTO (hay tham gia tiến trình toàn cầu hóa) là sự thực

hiện quyền tự chủ quốc gia Có một số quan điểm lại nhìn nhận quyền tự chủ quốc gia trong toàn cầu hóa kinh tế một cách tích cực hơn Quan điểm này cho

12 Nguyễn Cúc, Tạp chí Đảng cộng sản, Việt Nam gia nhập WTO - cơ hội và thách thức đối với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Nghiencuu-

Traodoi/2007/2005/Viet-Nam-gia-nhap-WTO-co-hoi-va-thach-thuc-doi.aspx, truy cập ngày

18/11/2012

Trang 26

rằng, những tác động của toàn cầu hóa đối với quyền tự chủ quốc gia là khách quan và không tránh khỏi Do vậy, các quốc gia cần phải xem lại vấn đề quyền tự

chủ quốc gia hay nói cách khác, san sẻ, hòa hợp quyền tự chủ với những quốc gia

khác để cùng nhau giải quyết những vấn đề có liên quan đến lợi ích của chính quốc gia mình Điều đó cũng có nghĩa là quan điểm về quyền tự chủ đã thay đổi

và việc thông qua những thiết chế, hình thức hợp tác quốc tế, cũng chính là sự

thực hiện quyền tự chủ quốc gia

Những người ủng hộ các quan điểm này lập luận, sự thay đổi, tác động đối

với quyền tự chủ quốc gia thể hiện chủ yếu ở việc lựa chọn và quyết định các chính sách kinh tế – xã hội của quốc gia Với sự chủ động hội nhập, các chính

phủ không hề từ bỏ hoặc giảm bớt quyền lực nhà nước của mình, thậm chí về một

số mặt quyền lực này, nhất là khả năng thực thi quyền lực, còn được củng cố và

mở rộng hơn nhờ có sự hợp tác quốc tế và kết quả của “quá trình học hỏi” Quan

điểm này được minh chứng thông qua mô hình liên minh Châu Âu (EU).Cho đến

nay, các nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU) đã chuyển hầu hết quyền định

đoạt các chính sách về thuế quan, tài chính, tiền tệ cho Ủy ban Châu Âu và quan

điểm của các thành viên Liên minh Châu Âu khi chấp nhận sửa đổi Hiến pháp và

pháp luật của mình để phê chuẩn Hiệp ước Maasstricht đều cho rằng đó là sự chuyển giao quyền tự chủ một cách tự nguyện cho một thiết chế chung nhằm đem lại quyền lợi nhiều hơn cho chính mình

củng cố quyền tự chủ quốc gia Có quan điểm đi xa hơn khi cho rằng, chính hội

nhập, qua hội nhập mà củng cố được quyền tự chủ quốc gia Cơ sở của lập luận

này là trong thế giới ngày nay, không hội nhập thì sớm muộn sẽ lệ thuộc vào nền

kinh tế nước lớn này hay nước lớn khác.Song khi đã hội nhập, trở thành thành viên của tổ chức quốc tế thì một mặt, có khả năng tranh thủ được các lợi thế của

Trang 27

sự hợp tác; mặt khác có cơ hội đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia, giữ vững quyền

tự chủ, góp phần vào cải cách các quy định của luật chơi hiện hành

Như vậy, dù mỗi quan điểm chú trọng vào mặt lợi hay mặt hại của WTO

đến quyền tự chủ quốc gia thì cả 3 quan điểm trên đều hướng tới kết luận chung

“WTO có ảnh hưởng đến quyền tự chủ các nước thành viên”.Một trong những

lĩnh vực quan trọng, điển hình chính là hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật

về thương mại quốc tế

4 Ảnh hưởng WTO đến quyền tự chủ quốc gia thành viên trong xây dựng

luật về thương mại quốc tế giai đoạn đàm phán gia nhập WTO

Đàm phán gia nhập WTO bao gồm 4 giai đoạn14:

nhập phải đệ trình bảng mô tả hiện trạng chính sách thương mại Một Ban công

tác sẽ được thành lập, bao gồm các thành viên quan tâm đàm phán với nước xin

gia nhập Nước xin gia nhập có nghĩa vụ trả lời bằng văn bản các câu hỏi của các

thành viên Ban công tác để làm rõ chính sách kinh tế - thương mại Các câu hỏi

và trả lời này sẽ là dữ liệu để Ban thư ký tổng hợp xây dựng Báo cáo của Ban

công tác sau này

tiến đáng kể trong việc làm rõ chính sách, bao gồm đàm phán đa phương và đàm

13 Trần Thăng Long, tlđd

14 Tờ Trình Số 150/TTr-CP, “Về kết quả đàm phán gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới và phê

chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập tổ chức Thương mại Thế giới, Hà Nội, ngày

15 tháng 11 năm 2006

Trang 28

phán song phương Đàm phán đa phương là đàm phán với cả Ban công tác về việc tuân thủ các hiệp định đa phương của WTO, theo đó, nước xin gia nhập phải

đưa ra các cam kết về việc thực thi các hiệp định, lộ trình điều chỉnh pháp luật và

hình thành các cơ chế, định chế cần thiết cho việc thực thi cam kết Đàm phán

song phương là đàm phán về mở cửa thị trường hàng hoá và dịch vụ với từng thành viên quan tâm, nhằm giải quyết các quyền lợi thương mại riêng Khi kết thúc đàm phán song phương, các thoả thuận riêng sẽ được tổng hợp lại theo nguyên tắc “chỉ lấy cam kết tốt nhất” và mọi thành viên WTO đều được hưởng

các cam kết “tốt nhất” này theo nguyên tắc MFN

phương và song phương, Ban công tác sẽ tổng hợp và hoàn tất bộ văn kiện gia

nhập, bao gồm các tài liệu chính (i) Báo cáo của Ban công tác; (ii) Biểu cam kết

về mở cửa thị trường hàng hoá; (iii) Biểu cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ;

và (iv) dự thảo Nghị định thư gia nhập Sau khi thông qua các văn kiện này, Ban

công tác hoàn thành nhiệm vụ của mình

trưởng hoặc Đại hội đồng thông qua Theo quy định của Hiệp định WTO, Hội nghị Bộ trưởng và Đại hội đồng sẽ thông qua văn kiện gia nhập khi có ít nhất là

2/3 số thành viên tán thành Tuy nhiên, trên thực tế, các nước chỉ có thể gia nhập

khi không có bất cứ thành viên nào phản đối Sau khi bộ văn kiện được thông qua, nước xin gia nhập sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn trong nước Ba mươi ngày

sau khi Ban Thư ký WTO nhận được thông báo của nước xin gia nhập về việc đã

hoàn tất thủ tục phê chuẩn, nước đó mới chính thức trở thành thành viên của WTO

Phần lớn các thành viên của tổ chức WTO là các thành viên của GATT đã

ký hiệp định cuối cùng của vòng Uruguay và cam kết thương lượng về sự xâm

Trang 29

nhập của các hàng hóa dịch vụ vào thị trường của mình theo quyết định của cuộc họp tại Marrakesh năm 1994 Một số nước gia nhập GATT vào cuối năm 1994 còng ký hiệp định cuối cùng, cam kết thương lượng về những chương trình tự do hóa hàng hóa và dịch vụ đã trở thành thành viên WTO Các nước khác cũng tham gia các cuộc thương lượng tại Vòng đàm phán Uruguay, cam kết chỉ trong năm

1995 sẽ thực hiện các thủ tục phê chuẩn trong nước và đã trở thành thành viên sau

đó Ngoài các thỏa thuận liên quan đến các thành viên ban đầu của tổ chức WTO, bất cứ quốc gia hay tổ chức liên minh thuế quan nào có tư cách hoàn toàn độc lập trong các chính sách thương mại đều có thể gia nhập tổ chức WTO với điều kiện

là được các thành viên WTO nhất trí

Tuy nhiên, cần chú ý rằng phương thức “gia nhập bằng đàm phán” đặt nước xin gia nhập vào thế bất lợi bởi vì15:

Đàm phán gia nhập là đàm phán một chiều.Mọi thành viên đều có quyền đòi hỏi trong khi nước xin gia nhập không có quyền đó, chỉ hoặc là chấp nhận,

hoặc là kiên trì thuyết phục các thành viên giảm bớt yêu cầu.Kiểu đàm phán này

dẫn đến 2 hệ quả.Một là, quá trình đàm phán thường bị kéo dài.Hai là, nước xin

gia nhập nhiều khi phải chấp nhận những yêu cầu vượt ra ngoài chuẩn mực của

WTO, thường được gọi là yêu cầu (hoặc cam kết) WTO cộng Tổng hoà các cam kết WTO cộng đã tạo ra một kiểu phân biệt đối xử ngay trong lòng WTO mà nhiều người gọi là “hệ thống tiêu chuẩn kép”

Đàm phán một chiều còn làm nảy sinh xu thế ép nước gia nhập sau phải cam kết ít nhất là bằng, trong nhiều trường hợp là sâu và rộng hơn nước gia nhập trước.Tiêu chuẩn gia nhập, vì vậy, được nâng dần

15 Tờ Trình Số 150/TTr-CP, “Về kết quả đàm phán gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới và phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập tổ chức Thương mại Thế giới, tlđd

Trang 30

Trong một số trường hợp, đàm phán có thể bị ảnh hưởng bởi các toan tính

chính trị hoặc phi thương mại khác khiến nước xin gia nhập rất khó định hướng

hoặc xử lý

Đàm phán gia nhập và các hệ quả của nó, như đã trình bày trên, là một thực

tế mà mọi nước xin gia nhập đều phải chấp nhận, kể cả những quốc gia được coi

là chậm phát triển, lẽ ra phải được hưởng sự đối xử đặc biệt và khác biệt theo quy

định của WTO

Để bắt đầu quá trình đàm phán, các quốc gia buộc phải xây dựng lịch trình

không những phải căn cứ vào điều kiện thực tế của quốc gia, quan điểm chính sách và định hướng của quốc gia mình mà phải căn cứ vào khả năng thực hiện các cam kết, những thỏa thuận đạt được trong việc thực hiện các cam kết với các

thể, để trở thành thành viên của WTO, bên cạnh những quy định về giảm thuế

quan, các nước thành viên không được phép sử dụng các hạn chế về số lượng, trừ

một số trường hợp được quy định chặt chẽ Việc sử dụng các hàng rào phi thuế

quan khác cũng phải dỡ bỏ, nới lỏng và việc áp dụng phải tuân thủ các quy định

của tổ chức WTO.Theo những quy định này, những biện pháp bảo hộ trước đây

như cấp giấy phép nhập khẩu, trợ cấp rất khó áp dụng.Đối với các nước chưa

phải là thành viên và đang trong quá trình gia nhập thì các yêu cầu cắt giảm thuế

quan và phi thuế sẽ được xem xét với từng trường hợp cụ thể và được thỏa thuận

trong quá trình đàm phán.Nhìn chung, các cam kết sẽ dựa trên điều kiện kinh tế

của nước xin gia nhập và các quy định của tổ chức WTO Để gia nhập tổ chức

WTO, các nước muốn xin gia nhập vừa phải đàm phán với tổ chức WTO (đàm

phán đa phương), vừa phải đàm phán song phương với một số thành viên chủ

Trang 31

chốt của tổ chức này, thường là những nước lớn, có quan tâm đến việc các nước

muốn xin gia nhập mở cửa thị trường Đàm phán gia nhập tổ chức WTO thường

kéo dài nhiều năm Việc kết thúc đàm phán sớm hay muộn tuỳ thuộc vào nhiều

yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó, điều quan trọng là phải tính toán các

cam kết sao cho phù hợp với khả năng phát triển của đất nước phù hợp với quy

định của tổ chức WTO có tính đến các cam kết của các nước mới gia nhập tổ chức WTO; khả năng đàm phán và kết quả đàm phán sẽ là tổng hợp của các yếu

tố đó lại Ví dụ như để gia nhập tổ chức WTO, Trung Quốc đã phải trải qua 15

năm đàm phán, trong khi đó, các nước như Gruzia chỉ mất có 4 năm Tuy nhiên,

Gruzia đã đưa ra những cam kết tương đối cao, chấp nhận mở cửa ở hầu hết các

lĩnh vực, còn Trung Quốc tuy có những nhân nhượng mở cửa rất lớn song vẫn đưa ra được lộ trình tương đối dài hạn và dành được một số điều kiện phù hợp với trình độ phát triển của mình

Bên cạnh đó, trong điều chỉnh pháp luật thương mại của quốc gia Điều chỉnh pháp luật là một nghĩa vụ mà tất cả các quốc gia thành viên phải thực hiện

nhằm tạo ra sự hòa hợp giữa pháp luật trong nước với hệ thống những luật lệ, quy định của WTO Các thiết chế kinh tế đều yêu cầu các quốc gia thành viên phải có những điều chỉnh thích hợp các quy định, luật lệ quốc gia cho phù hợp, tiến hành những cải cách, đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế, đổi mới cách thức quản lý và

điều hành nền kinh tế Điều đó tác động trực tiếp đến việc thực hiện chức năng

quản lý kinh tế của mỗi nhà nước vốn thể hiện khá rõ nét quyền tự chủ quốc gia

trong lĩnh vực kinh tế WTO có yêu cầu các quốc gia thành viên phải là những quốc gia có nền kinh tế thị trường và bắt buộc phải tiến hành những cải cách về

kinh tế để chứng minh là một nền kinh tế thị trường Trong quá trình đàm phán

gia nhập tổ chức Thương mại thế giới, các quốc gia đang phát triển hoặc có nền

kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, Trung Quốc phải trả lời hàng ngàn câu hỏi

Trang 32

liên quan đến cơ chế kinh tế, hệ thống pháp lý và những đảm bảo cho việc tuân

thủ các luật lệ và quy định của WTO, đồng thời các thành viên mới phải chứng

minh việc đã tiến hành những thay đổi cần thiết về hệ thống pháp luật và chính

sách thương mại phù hợp với những chuẩn mực của WTO Từ đó, nghĩa vụ của

các quốc gia là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, sửa đổi, bổ sung pháp luật,

chú trọng đến những lĩnh vực thuộc phạm vi điều chỉnh của các thiết chế mà điển

hình là lĩnh vực thương mại

Các quốc gia tham gia vào WTO có nghĩa vụ từng bước mở cửa thị trường

cho sự lưu thông hàng hóa, dịch vụ và đầu tư ở những lĩnh vực tương đối nhạy

cảm hoặc những lĩnh vực vốn trước đây hoàn toàn thuộc chủ quyền quốc gia như

mua sắm công, nông nghiệp Ví dụ, nông nghiệp là một lĩnh vực đã được chính

phủ trợ cấp và bảo hộ ở mức cao độ thì những thay đổi đối với chính sách nông

nghiệp do tác động của các chính sách kinh tế mà các thiết chế kinh tế đặt ra là

một vấn đề hết sức đáng quan tâm, đặc biệt với chính sách về nông nghiệp trong

khuôn khổ WTO

Cuối cùng báo cáo kết quả của nhóm làm việc, bản dự thảo biên bản gia

nhập và các chương trình đã được nhất trí từ các cuộc thương lượng song phương

sẽ được đệ trình lên Hội đồng chung hoặc Hội nghị Bộ trưởng để phê chuẩn Nếu

được 2/3 số nước thành viên WTO tán thành, nước nộp đơn có thể ký vào sau khi

được sự phê chuẩn tại Quốc hội hoặc cơ quan lập pháp của nước đó

pháp luật về thương mại quốc tế khi là thành viên WTO

Với tư cách thành viên của WTO, các quốc gia trước hết phải tuân thủ

những nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của các thiết chế thương mại đã

Trang 33

cam kết với WTO Ví dụ như thủ tục thông qua các quyết định, áp dụng trình tự

thủ tục giải quyết tranh chấp phải tuân thủ những quyết định do WTO thông qua; chấp nhận sự tài phán trong những lĩnh vực mà WTO có thẩm quyền Các thiết

chế kinh tế quốc tế đều có những cơ chế để giám sát quá trình thực hiện và tuân

thủ những quy định của mình Các quốc gia thành viên một mặt phải tuân thủ những quy định của thể chế, đồng thời phải chịu sự giám sát, theo dõi việc thực

thi những quy định đó thông qua những cơ chế đặc biệt Chẳng hạn cơ chế duyệt

chính sách (TPRM) nhằm đảm bảo các thành viên thực thi đúng những nguyên tắc và quy định của WTO Đồng thời các Hội đồng chuyên biệt về thương mại,

dịch vụ và sở hữu trí tuệ sẽ theo dõi việc thực thi các cam kết trong khuôn khổ

các Hiệp định GATT, GATS và TRIMS và có báo cáo lên Đại hội đồng WTO về mọi vấn đề liên quan đến việc thực thi các Hiệp định nói trên

Trong xây dựng chính sách, pháp luật về thương mại quốc tế, các quốc gia

sẽ không còn giữ quyền tối cao của mình như trước đây mà phải căn cứ vào chính sách kinh tế chung của những thiết chế kinh tế WTO Các quốc gia sẽ không thể

tự mình quyết định các vấn đề về chính sách kinh tế của quốc gia mà phải căn cứ vào các chính sách kinh tế của WTO Mỗi quốc gia có quyền tự do quyết định các chính sách cụ thể, nhưng rõ ràng không thể tuyệt đối, không giới hạn như trước

đây Điều này dẫn đến quyền tự chủ quốc gia bị hạn chế trong việc xây dựng chính sách, quyết định cơ chế kinh tế thể hiện trong lĩnh vực lập pháp và hành pháp của quốc gia – những yếu tố của chủ quyền đối nội

Đồng thời, nghĩa vụ thành viên của WTO bắt buộc các quốc gia phải tiến

hành các cải cách.Trong đó cải cách hành chính và cải cách cơ chế điều hành với mục tiêu làm cho các chính sách và pháp luật trở nên minh bạch, rõ ràng hơn, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của thiết chế về không phân biệt đối xử Ví dụ,

một trong những nguyên tắc cơ bản của WTO là pháp luật ngày càng minh bạch

Trang 34

và có thể tiên liệu được Do đó, cơ chế ban hành pháp luật phải công khai, minh

bạch và có sự tham gia của nhân dân Thủ tục thông qua và áp dụng quyết định

của các cơ quan công quyền phải rõ ràng, đúng đắn và khách quan Do vậy, cải

cách hành chính và các thủ tục là một đòi hỏi quan trọng mà tất cả các thành viên

phải tuân thủ triệt để

gia trong xây dựng pháp luật về thương mại quốc tế với thành viên

Từ ngày 1/1/1995, WTO đã thực hiện chức năng như một khuôn khổ thể

chế đối với các hiệp định hình thành hệ thống thương mại đa phương Hệ thống

thể chế, pháp lí của WTO gây ảnh hưởng lên quyền tự chủ các quốc gia có thể

được phân tích qua ba lĩnh vực hoạt động của WTO: Cơ chế duyệt các chính sách

thương mại (Trade Policy Review Mechanism – TPRM), các điều khoản của các

hiệp ước, và hệ thống DSU

a Các hiệp định đa phương

Các hiệp ước ký kết sau vòng đàm phán Uruguay, thường gọi là hiệp ước

WTO hay hiệp ước Uruguay Round, có rất nhiều điều khoản ràng buộc các thành

viên, không chỉ là các điều lệ phủ định (negative regulations) cấm không được

làm điều gì, mà còn có các điều lệ thực định (positive regulations) bắt buộc phải

làm điều nào đó Mỗi hiệp ước được một uỷ ban riêng của WTO quản lý, và đều

quy định các nghĩa vụ thông báo, cứ 6 tháng hay hàng năm, về những biện pháp

và chính sách quốc gia trong lĩnh vực liên quan Các thành viên khác có thể chất

vấn và đặt câu hỏi cho đến khi thoả mãn với các câu trả lời16

16 Đỗ Tuyết Khanh, tlđd, tr.10-11

Trang 35

Các hiệp định của WTO khẳng định những nguyên tắc, luật chơi cơ bản

trong thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ và thương mại liên quan đến sở

hữu trí tuệ trên phạm vi toàn cầu mà các nước, các tổ chức, cá nhân tham gia

quan hệ thương mại quốc tế cần tuân thủ và cả những ngoại lệ mà các nước, tổ

chức, cá nhân đó có thể được phép áp dụng Các hiệp định này cũng khẳng định

những cam kết mà các nước đã đạt được trong quá trình đàm phán thương mại

quốc tế thời gian qua về giảm thuế quan và các rào cản thương mại khác, về mở

cửa và duy trì mở cửa thị trường dịch vụ, quy định về thủ tục giải quyết tranh

chấp, về các quy định đối xử đặc biệt, đối xử khác biệt cho các nước đang phát

triển và kém phát triển, về bảo đảm minh bạch, công khai trong chính sách, pháp

pháp luật về thương mại quốc tế thông qua các quy định về thông báo cho WTO

biết những luật lệ hiện hành và các biện pháp được áp dụng trong nước, về các

báo cáo định kỳ của Ban thư ký về chính sách thương mại của các nước và các

quy định khác17

Mục lục của cuốn sách “Kết quả Vòng đàm phán Urugoay về Hệ thống

phụ lục, quyết định và bản ghi nhớ Theo thống kê chưa đầy đủ của Ban thư ký

WTO đến năm 1998, số lượng các văn bản pháp lý của WTO đến hơn ba vạn

trang A4 điện tử 19 Đó là chưa tính đến các quyết định của các cơ quan giải quyết

tranh chấp đưa ra theo các quy định của Hiệp định GATT 1947 từ năm 1948 đến

khi thành lập WTO và đưa ra trong khuôn khổ của WTO từ năm 1996 đến nay

17 Hoàng Phước Hiệp, Quyền và nghĩa vụ thành viên tổ chức Thương mại thế giới của Việt Nam,

Đặc san tuyên truyền pháp luật của Hội đồng phối hợp công tác giáo dục pháp luật của Chính

phủ, Hà Nội, năm 2010

18 Cuốn sách này đã được Bộ Thương mại dịch ra tiếng Việt, nxb Thống kê in năm 2000.Uỷ ban

quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế đã có những biên tập cần thiết và cho in thành hai thứ tiếng

Việt-Anh “Các văn kiện cơ bản của Tổ chức thương mại thế giới” Hà nội 2003

19 Xem: John Croome, Reshaping the World Trading System A history of Uruguay Round

Geneva 1998; Xem thêm: WTO, Guide to the Uruguay Round Agreements Geneva 1998, p.2

Trang 36

22 WTO những quy tắc cơ bản, NXB Khoa học xã hội, 2003, trang 17

Nếu xét về nội dung của các hiệp định, dễ thấy quyền chủ động hay quyền

tự chủ các quốc gia trong xây dựng và xây dựng pháp luật về thương mại quốc tế

bị giới hạn một cách hết sức chi tiết và cụ thể trong nhiều lĩnh vực Dười đây là

một số hiệp định đa phương tiêu biểu của WTO

on Tariffs and Trade - GATT)

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) còn được xem như là

tiền thân của tổ chức thương mại quốc tế (WTO) Đây là một hiệp ước được ký kết

vào năm 1947 nhằm điều hòa chính sách thuế quan giữa các nước ký kết, có hiệu

lực từ ngày 01/01/1948 Đó là văn bản đầu tiên có tính toàn cầu điều chỉnh quan hệ

thương mại hàng hoá quốc tế Hiệp định này và các quyết định được thông qua trên

cơ sở Hiệp định này là phần quan trong trong luật lệ của WTO điều chỉnh quan hệ

thương mại hàng hoá quốc tế20 Hiệp định GATT là thể chế thương mại đa biên

đầu tiên trong lịch sử thế giới, cũng là bộ luật cơ bản về quản lí và duy trì trật tự

thương mại quốc tế21 Để giải quyết tranh chấp thường xảy ra trong thương mại

quốc tế.GATT đã đưa ra những quy tắc và trình tự giải quyết tranh chấp Với cơ

chế giải quyết tranh chấp đa biên của GATT có lợi cho các nước phát triển vừa và

nhỏ22

Kể từ khi GATT được thành lập vào năm 1948, các nước tham gia GATT đã

cùng nhau tiến hành nhiều đợt đàm phán (hay còn gọi là vòng đàm phán) để ký kết

thêm những thỏa thuận thương mại mới Nhìn chung, những thỏa thuận thương

mại trong các vòng đàm phán đó ràng buộc các nước ký kết phải tiến hành giảm

thuế xuất, nhập khẩu cũng như giảm bớt các hàng rào thương mại phi thuế khác

20 Đặc san tuyên truyền pháp luật số 06/2010, Chủ đề: Quyền và nghĩa vụ thành viên tổ chức

thương mại thế giới của Việt Nam, trang 85

21 WTO những quy tắc cơ bản, NXB Khoa học xã hội, 2003, trang 16

Trang 37

24 WTO những quy tắc cơ bản, NXB Khoa học xã hội, 2003, trang 18

đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu Mức độ giảm thuế khác nhau tùy theo từng nước cũng như từng loại hàng hóa 23 Sau những nỗ lực của các bên, đến nay Hiệp định

GATT có bốn nguyên tắc cơ bản:

phân biệt đối xử giữa hàng hóa của các nước khác nhau Nguyên tắc này được quy định cụ thể qua “quy tắc tối huệ quốc” và “quy tắc đối xử quốc gia”

mỗi quốc gia thành viên chỉ có thể bảo hộ ngành công nghiệp của nước mình thông qua việc áp dụng thuế quan Hạn ngạch và các hạn chế định lượng khác bị ngăn cấm áp dụng

cách công khai cho các thành viên

cắt giảm hoặc loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với cái bên ký kết là những nước đang phát triển, không mong được sự ưu đãi ngang bằng

Qua 8 vòng đàm phán thương mại, rất nhiều Hiệp định đã được ký kết góp

phần làm phong phú, phát triển và hoàn thiện thể chế thương mại đa biên Phạm vi

áp dụng các qui tắc của GATT đã vượt ra ngoài khuôn khổ thương mại hàng hóa

(thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại) GATT đã có công trong việc quản lý cũng như cải tiến môi trường thương mại quốc tế, thuế quan đã được cắt giảm mạnh, đưa ra được những qui tắc về các biện pháp phi thuế quan, đạt được những cải thiện quan trọng trong việc tiếp cận thị trường của các

bên ký kết24 GATT đã góp phần không hề nhỏ trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng

23 Các vòng đàm phán của GATT, tuoitre.vn, http://tuoitre.vn/Kinh-te/185683/cac-vong-dam-

phan-cua-gatt.html (truy cập ngày 23/2/2013)

Trang 38

của kinh tế thế giới Hệ thống GATT/WTO phát triển trong nửa cuối thế kỷ 20

giúp các chính phủ có một nhãn quan cân bằng hơn về Chính sách thương mại25

Tuy vậy, GATT còn có những hạn chế nhất định cho đến nay vẫn chưa giải

quyết được triệt để Cụ thể như trong các quy phạm pháp luật của GATT chưa

được kiện toàn26 Một số quy tắc thiếu tính khoa học, khó có thể lượng hóa, gây

khó khăn trong việc kiểm tra và giám sát, có những quy định có ngoại lệ và thể chế

của GATT cũng chưa được hoàn thiện

Trade in Services - GATS)

Dịch vụ ngày càng chiếm phần quan trọng trong nền kinh tế các quốc gia

trên thế giới tại các nước công nghiệp phát triển lẫn các nước đang phát triển

Trong khoảng 20 năm trở lại đây thương mại quốc tế về dịch vụ đã có tốc độ phát

triển nhanh hơn rất nhiều so với thương mại hàng hóa Dịch vụ là lĩnh vực tăng

trưởng nhanh nhất của nền kinh tế thế giới; chúng chiếm 60% sản xuất trên toàn

thế giới, tạo ra 30% việc làm và chiếm gần 20% thương mại27 Do vai trò quan

trọng không thể phủ nhận được của dịch vụ trong nền kinh tế các nước và cả trong

thương mại quốc tếvòng đàm phán Uruguay đã đưa vấn đề dịch vụ vào đàm phán

Từ đó đã hình thành GATS - Hiệp định chung về thương mại dịch vụ Thực tế, đây

cũng là Hiệp ước đa biên đầu tiên về thương mại dịch vụ có hiệu lực trên toàn cầu

(mang tính bắt buộc với 158 thành viên của WTO - Lào là thành viên thứ 158 vào

ngày 2/2/201328)

25 Trương Cường, WTO kinh doanh và tự vệ, NXB Hà Nội, trang 39

26 WTO những quy tắc cơ bản, NXB Khoa học xã hội, 2003, trang 19

27 Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS) quy định gì?,

http://tbt.xaydung.gov.vn/tbt/module/news/viewcontent.asp?id=115&langid=1(truy cập ngày

24/2/2013)

28 Thái Sơn, Lào trở thành Thành viên chính thức thứ 158 của WTO vào tháng 2/2013,

nciec.gov.vn, http://www.nciec.gov.vn/index.nciec?2433(truy cập ngày 23/2/2013)

Trang 39

Tuy nhiên, đây chỉ là các nguyên tắc chung về thương mại dịch vụ Nghĩa vụ

cụ thể của mỗi nước thành viên trong việc mở cửa thị trường dịch vụ của nước mình (cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ từ các nước thành viên WTO khác) được nêu trong cam kết dịch vụ riêng của nước đó (cam kết này là kết quả của đàm phán mở cửa thị trường dịch vụ của nước đó khi gia nhập WTO)29

Hiệp định được ký kết sau khi kết thúc Vòng đàm phán Uruguay và bắt đầu

có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 và đã trở thành một bộ phận không thể

tách rời trong hệ thống pháp lý của tổ chức thương mại thế giới Hiệp định được

thiết lập nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của hệ thống thương mại đa phương

sang lĩnh vực dịch vụ chứ không chỉ điều chỉnh một mình lĩnh vực thương mại hàng hóa như trước đó Các nguyên tắc cơ bản của WTO về đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia cũng đều áp dụng với GATS GATS đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong hệ thống pháp lý của WTO GATS được soạn thảo

một cách hết sức mềm dẻo, cả về mặt quy định chung lẫn những cam kết cụ thể về

tiếp cận thị trường

Hiệp định chung về thương mại dịch vụ bao gồm ba phần: văn bản chính của hiệp định nêu ra những nghĩa vụ và quy định chung, phần phụ lục bao gồm các quy định được áp dụng cho các lĩnh vực khác nhau và các cam kết cụ thể của các nước

nhằm đảm bảo mở cửa thị trường nội địa, kể cả những chỉ dẫn đối với trường hợp

các nước tạm thời từ bỏ nguyên tắc không phân biệt đối xử, nền tảng của điều khoản tối huệ quốc

GATS bao gồm các nguyên tắc được áp dụng vô điều kiện (không phụ thuộc vào quá trình đàm phán) và các biện pháp áp dụng có điều kiện (chủ yếu là dựa

trên các cam kết từ kết quả đàm phán của mỗi nước) Loại hình dịch vụ được chi

29 Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Hiệp định GATS và biểu cam kết dịch vụ, trang

3

Trang 40

làm 12 ngành và 155 phân ngành Theo GATS, việc cung cấp các loại dịch vụ này

có thể tiến hành theo bốn phương thức hoặc kết hợp giữa các phương thức được

nêu sau đây: 30

của một nước này sang lãnh thổ của một nước khác Ví dụ: Gọi điện thoại quốc tế,

khám bệnh từ xa trong đó bệnh nhân và bác sỹ khám ngồi ở hai nước khác nhau

đi đến một nước khác và sử dụng dịch vụ ở nước đó Ví dụ: Sửa chữa tàu biển, lữ

hành, du học, chữa bệnh ở nước ngoài

đến một nước khác, lập ra một pháp nhân và cung cấp dịch vụ ở nước đó Ví dụ:

một ngân hàng thương mại mở một chi nhánh ở nước ngoài

một nước đi đến một nước khác và cung cấp dịch vụ ở nước đó Ví dụ: Một giáo sư

được mời sang một trường đại học ở nước ngoài để giảng bài

Mục đích chính của GATS là tạo ra khuôn khổ pháp lý cho tự do hóa thương

trường; Thừa nhận lẫn nhau; Thanh toán Quốc tế; Dịch vụ tài chính; Dịch vụ viễn

thông; Dịch vụ vận tải hàng không; Di chuyển tự nhiên của công dân

Mục tiêu cơ bản của GATS trong thương mại dịch vụ giữa các quốc gia

bảo đối xử bình đẳng và công bằng đối với tất cả các bên tham gia (nguyên tắc

không phân biệt đối xử); Thúc đẩy các hoạt động kinh tế thông qua việc cam kết

30 Mai Hồng Quý, Luật thương mại Quốc tế, Nxb ĐHQG TP.HCM, tr.210

31 Trương Cường, WTO kinh doanh và tự vệ, Nxb Hà Nội, trang 42

32 Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, tlđd trang 5

Ngày đăng: 07/05/2021, 22:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w