Luận văn tiến hành nhận xét mô hình bệnh tật tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa Quốc Oai, Hà Nội năm 2018; đánh giá kết quả chăm sóc bệnh nhi nặng vào cấp cứu tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa Quốc Oai, Hà Nội năm 2018.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO TRƯỜNG ÐẠI HỌC THĂNG LONG -
NGUYỄN THỊ HOÀI NINH
MÔ HÌNH BỆNH TẬT VÀ KẾT QUẢ CHĂM SÓC BỆNH NHI NẶNG VÀO CẤP CỨU TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN QUỐC OAI
HÀ NỘI NĂM 2018
LUẬN VĂN THẠC SỸ ÐIỀU DƯỠNG
HÀ NỘI - 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO TRƯỜNG ÐẠI HỌC THĂNG LONG -
NGUYỄN THỊ HOÀI NINH
MÔ HÌNH BỆNH TẬT VÀ KẾT QUẢ CHĂM SÓC BỆNH NHI NẶNG VÀO CẤP CỨU TẠI KHOA NHI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN QUỐC OAI HÀ
NỘI NĂM 2018
LUẬN VĂN THẠC SỸ ÐIỀU DƯỠNG
CHUYÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 8.72.03.01
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Hoàng Thị Thanh
HÀ NỘI – 2018
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng sau Đại học Trường Đại học Thăng Long cùng các Thầy
cô giáo trong bộ môn Điều dưỡng đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt lại cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong chuyên môn nghề nghiệp Các thầy, các
cô đã luôn dìu dắt, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập, tạo điều kiện để tôi làm tốt đề tài này
Với tất cả sự kính trọng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS.TS
Hoàng Thị Thanh – Giảng viên Bộ môn Điều dưỡng, người thầy đã dành
nhiều thời gian, công sức trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức rất quý báu và đóng góp ý kiến để tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này
Tôi vô cùng biết ơn Trưởng khoa cùng các cô chú, anh chị bác sỹ, điều dưỡng viên khoa Nhi, bệnh viện Đa khoa Quốc Oai đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới bố mẹ và gia đình đã dành cho tôi tình yêu thương và là nguồn động viên giúp tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài này
Hà Nội, ngày 9 tháng 9 năm 2019
Học viên
Nguyễn Thị Hoài Ninh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Nguyễn Thị Hoài Ninh, học viên cao học khóa 6 chuyên ngành Điều dưỡng Trường Đại học Thăng Long, xin cam đoan:
1 Đây là luận văn do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hoàng Thị Thanh – Giảng viên Bộ môn Điều dưỡng
2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam
3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan Những số liệu và thông tin này đã được cơ sở nơi tiến hành nghiên cứu chấp thuận và cho phép lấy số liệu
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này
Hà Nội, ngày 9 tháng 09 năm 2019
Học viên
Nguyễn Thị Hoài Ninh
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT Bảo hiểm y tế
BN Bệnh nhi
BV Bệnh viện
BYT Bộ Y tế
ĐTNC Đối tượng nghiên cứu
DVCSSK Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
DVYT Dịch vụ y tế
KCB Khám chữa bệnh
KCBTN Khám chữa bệnh tự nguyện
SD
SHH
Độ lệch chuẩn (Standard Deviation) Suy hô hấp
TB Trung bình
WHO Tổ chức y tế thế giới
Trang 6MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Mô hình bệnh tật và phân loại bệnh tật 3
1.2 Mô hình bệnh tật trẻ em Việt Nam 5
1.2.1.Tình hình chung 5
1.2.2.Một số nghiên cứu về mô hình bệnh tật 6
1.2.3.Bệnh nhi nặng và chăm sóc bệnh nhi nặng vào cấp cứu 9
1.2.3.1.Chăm sóc bệnh nhi bị tiêu chảy cấp mất nước nặng 10
1.2.3.2.Chăm sóc bệnh nhi bị sốt cao co giật 13
1.2.3.3.Chăm sóc trẻ bị suy hô hấp cấp 16
1.3 Giới thiệu sơ lược Bệnh viện Đa khoa Quốc Oai Hà Nội 17
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 20
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 20
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 20
2.1.3 Thời gian nghiên cứu 20
2.2 Phương pháp nghiên cứu 20
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu: 20
2.2.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu 20
2.3 Nội dung nghiên cứu 21
2.3.1 Thông tin chung về bệnh nhi 21
2.3.2 Mô hình bệnh tật tại khoa nhi 21
2.3.3 Kết quả chăm sóc bệnh nhi nặng vào cấp cứu 21
Trang 72.4 Phương pháp thu thập thông tin và các chỉ tiêu, kỹ thuật sử
dụng trong NC 27
2.5 Xử lý và phân tích số liệu 29
2.6 Đạo đức nghiên cứu 29
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1 Mô hình bệnh tật bệnh nhi điều trị nội trú 31
3.1.1.Tỷ lệ bệnh nhi 31
3.1.2 Mô hình bệnh tật tại khoa nhi năm 2018 34
3.2 Kết quả chăm sóc bệnh nhi nặng vào cấp cứu tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa Quốc Oai 41
3.2.1 Kết quả chăm sóc bệnh nhi tiêu chảy mất nước 42
3.2.2 Kết quả chăm sóc bệnh nhi suy hô hấp do viêm phổi 49
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN 61
4.1 Mô hình bệnh tật tại khoa nhi, bệnh viện đa khoa Quốc Oai, Hà Nội năm 2018 61
4.1.1 Tỷ lệ bệnh nhi và mô hình bệnh tật trẻ em theo ICD 10 61
4.1.2 Những bệnh hay gặp tại khoa nhi bệnh viện đa khoa Quốc Oai 64
4.2 Kết quả chăm sóc bệnh nhi nặng tại khoa Nhi bệnh viện Quốc Oai năm 2018 66
4.2.1 Tỷ lệ và lứa tuổi của bệnh nhi nặng 66
4.2.2 Quá trình chăm sóc, điều trị bệnh nhi nặng 67
4.2.3 Kết quả chăm sóc, điều trị bệnh nhi nặng: 68
KẾT LUẬN 71
KHUYẾN NGHỊ 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 1 Phân loại mức độ mất nước của bệnh nhi tiêu chảy 11
Bảng 2 1 Các chỉ số và biến số nghiên cứu 24
Bảng 3.1 Tỷ lệ bệnh nhân khoa Nhi năm 2018 31
Bảng 3.2 Tỷ lệ bệnh nhi theo tuổi và giới 31
Bảng 3.3 Tỷ lệ bệnh nhi theo tháng trong năm 2018 33
Bảng 3.4 Mô hình bệnh tật của bệnh nhi điều trị nội trú 34
Bảng 3.5 Các bệnh hay gặp của bệnh nhi điều trị nội trú 35
Bảng 3.6 Bệnh hay gặp theo mùa trong năm 37
Bảng 3.7 Bệnh hay gặp theo tuổi 38
Bảng 3.8 Bệnh hay gặp theo giới 39
Bảng 3.9 Bệnh hay gặp và ngày điều trị trung bình 40
Bảng 3.10 Số lượng bệnh nhi nặng trong tình trạng cấp cứu vào khoa Nhi bệnh viện đa khoa Quốc Oai năm 2018 41
Bảng 3.11 Tuổi, giới, tình trạng dinh dưỡng và bệnh kèm theo của bệnh nhi tiêu chay mất nước khi vào viện 42
Bảng 3.12 Thay đổi triệu chứng tiêu hóa của BN tiêu chảy trong quá trình điều trị, chăm sóc 43
Bảng 3.13 Thay đổi triệu chứng mất nước của BN tiêu chảy trong quá trình điều trị, chăm sóc 44
Bảng 3.14 Kết quả điều trị, chăm sóc và thời gian nằm viện của bệnh nhi mất nước nặng do tiêu chảy cấp 47
Bảng 3.15 Tuổi, tình trạng dinh dưỡng và bệnh kèm theo của bệnh nhi suy hô hấp khi vào viện 49
Trang 9Bảng 3.16 Thay đổi nhịp thở và triệu chứng ho của bệnh nhi suy hô hấp
50
Bảng 3.17 Thay đổi triệu chứng và mức độ suy hô hấp của bệnh nhi 52
Bảng 3.18 Điều trị và chăm sóc bệnh nhi suy hô hấp 53
Bảng 3.19 Thời gian và kết quả điều trị, chăm sóc bệnh nhi SHH 54
Bảng 3.20 Tuổi và tình trạng dinh dưỡng của BN sốt cao co giật khi vào viện 55
Bảng 3.21 Chăm sóc, điều trị bệnh nhi sốt cao co giật 57
Bảng 3.22 Thời gian và kết quả điều trị, chăm sóc bệnh nhi SCCG 59
Bảng 3.23 Tổng hợp kết quả cuối cùng của bệnh nhi 60
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ bệnh nhi theo nhóm tuổi 32
Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ bệnh nhi vào viện theo tháng trong năm 33
Biểu đồ 3.3 Thay đổi mức độ mất nước của BN 46
Biểu đồ 3.4 Kết quả điều trị, chăm sóc BN mất nước do tiêu chảy 48
Biểu đồ 3.5 Kết quả điều trị bệnh nhi suy hô hấp 55
Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ bệnh nhi SCCG theo nhóm tuổi 56
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
“Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội Bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước” [21] Nhu cầu được chăm sóc sức khỏe đã có từ khi loài người ra đời và ngày càng tăng, đặc biệt là tại các nước đang phát triển và kém phát triển Theo
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Hoa Kỳ đã dành 8,608 đô la bình quân đầu người cho chăm sóc sức khỏe và chiếm tới 17,2% tổng sản phẩm quốc gia [40] Ở Việt Nam từ sau khi đất nước giành được độc lập, nền kinh tế ngày càng phát triển, cùng với đó ngành Y tế cũng có những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực phòng, chữa bệnh, nhu cầu được chăm sóc sức khỏe, được khám và điều trị bệnh của người dân ngày càng được đáp ứng tốt hơn [8], [9], [21]
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại bởi vì trẻ có đặc điểm sinh
lý rất khác nhau theo lứa tuổi, do đó biểu hiện bệnh lý cũng khác nhau, nhu cầu điều trị, theo dõi và chăm sóc khác nhiều so với người lớn Mô hình bệnh tật của trẻ em cũng thay đổi nhiều, nếu như trước đây trẻ vào viện chủ yếu là vì bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, viêm phổi do vi khuẩn, viêm màng não mủ, những bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn như thấp tim, viêm cầu thận cấp, suy dinh dưỡng, còi xương thì ngày nay mô hình này đã thay đổi tương đối lớn Trẻ vào viện hầu hết là các tình trạng nhiễm virus, rối loạn chuyển hóa, bệnh liên quan đến môi trường ô nhiễm… biểu hiện bệnh
hô hấp, tiêu hóa, thần kinh [8], [12], [16] Tại tuyến bệnh viện huyện, trẻ mắc bệnh vào khám và điều trị cũng hầu hết là các bệnh của hệ hô hấp, tiêu
Trang 12hóa Tình trạng bệnh nặng vào cấp cứu chủ yếu là mất nước do tiêu chảy, suy hô hấp do viêm phổi và co giật do sốt cao
Nhu cầu được chăm sóc tại bệnh viện của người bệnh nói chung, bệnh nhi nói riêng phải được thỏa mãn, điều này được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật và đó chính là nhiệm vụ của nhân viên y tế Bệnh nhân vào viện điều trị nội trú được chăm sóc theo quy định và theo quy trình chung Với bệnh nhi, mô hình bệnh tật và nhu cầu chăm sóc khác với người lớn Mỗi lứa tuổi, mỗi nhóm bệnh, mỗi bệnh cụ thể có đặc điểm riêng và do đó nhu cầu chăm sóc cũng khác nhau Nghiên cứu mô hình bệnh tật của trẻ em sẽ giúp cho việc chuẩn bị nguồn lực phù hợp để điều trị
và chăm sóc trẻ bệnh có hiệu quả hơn
Tại bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai, hàng năm số lượng bệnh nhi điều trị nội trú khoảng 3500 -4000, chiếm khoảng 23 -25% tổng số bệnh nhân vào viện Nhân lực hiện nay của khoa Nhi gồm 21 người, trong đó có
13 điều dưỡng Với số lượng bệnh nhi vào khám, điều trị hiện nay và nhân lực thực tế có được, việc chăm sóc bệnh nhi như thế nào ? Có đáp ứng được nhu cầu của người bệnh hay không? Để góp phần trả lời cho câu hỏi
đó và đưa ra giải pháp tốt hơn trong công tác chăm sóc điều dưỡng, em tiến
hành đề tài nghiên cứu: “Mô hình bệnh tật và kết quả chăm sóc bệnh nhi
nặng vào cấp cứu tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa Quốc Oai, Hà Nội năm 2018” với hai mục tiêu sau đây:
1 Nhận xét mô hình bệnh tật tại khoa Nhi bệnh viện Đa khoa Quốc Oai, Hà Nội năm 2018
2 Đánh giá kết quả chăm sóc bệnh nhi nặng vào cấp cứu tại khoa
Nhi bệnh viện Đa khoa Quốc Oai, Hà Nội năm 2018