Ngày dạy: 12C3…………vắng: …………………………… 12C5………… vắng . Tiết 61 : VỢNHẶT – Tiết 1 (Kim Lân) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Về kiến thức: - Nắm được những nét chính về tác giả và tác phẩm. - Hiểu được niềm khát khao hạnh phúc gia đình, niềm tin bất diệt vào cuộc sống và tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa những con người lao động nghèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết. - Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của thiên truyện: sáng tạo tình huống, gợi không khí, miêu tả tâm lí, dựng đối thoại. 2. Về kĩ năng: - Biết cách phân tích tác phẩm (đặc biệt là diễn biến tâm lí của các nhân vật). 3. Về thái độ: - Bồi dưỡng thêm tình yêu thương, sự sẻ chia lẫn nhau trong cuộc sống. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: - Giáo viên: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bài soạn. TLTK. Bảng phụ - Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi. bảng phụ C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Không thực hiện. 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt *) Hoạt động 1: tìm hiểu phần Tiểu dẫn. - GV yêu cầu HS đọc phần Tiểu dẫn (SGK) và nêu những nét chính về: (?) Nhà văn Kim Lân. (?) Xuất xứ truyện ngắn Vợnhặt (?) Bối cảnh xã hội của truyện. Hs: dựa vào phần Tiểu dẫn và những hiểu biết của bản thân để trình bày. Kim Lân là cây bút truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của ông thường là khung cảnh nông thôn, hình tượng người nông dân. Đặc biệt ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống thôn quê. Kim Lân là nhà văn một lòng một dạ đi về với "đất", với "người", với "thuần hậu nguyên thủy" của cuộc sống nông thôn. I. TI ỂU DẪN 1. Tác giả : Kim Lân (1920 - 2007) Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài. - Quê: làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. - Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2001. - Tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (1955), Con chó xấu xí (1962). 2. Xuất xứ truyện. Vợnhặt là truyện ngắn xuất sắc in trong tập truyện Con chó xấu xí (1962). 3. Bối cảnh xã hội của truyện. Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay nên tháng 3 năm 1945, nạn đói khủng khiếp đã diễn ra. Chỉ trong vòng vài tháng, từ Quảng Trị đến Bắc Kì, hơn hai triệu đồng bào ta chết đói. *) Hoạt động 2: đọc – tóm tắt văn bản. Hs đọc và tóm tắt tác phẩm. II. ĐỌC HIỂU 1. Đọc - tóm tắt - Đọc diễn cảm một số đoạn tiêu biểu. - Tóm tắt diễn biến cốt truyện với những chi tiết chính. *) Hoạt động 3: tìm hiểu ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt. (?) Dựa vào nội dung truyện, hãy giải thích nhan đề Vợ nhặt. - Gv: gợi ý. - Hs: thảo luận và trình bày. - Gv: nhận xét và nhấn mạnh một số ý cơ bản. 2. Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt. - Nhan đề Vợnhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. "Nhặt" đi với những thứ không ra gì. Thân phận con người bị rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể "nhặt" ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng "nhặt" vợ. Đó thực chất là sự khốn cùng của hoàn cảnh. - Nhưng gia đình Tràng từ khi có người vợ nhặt, mọi người trở nên gắn bó, quây quần, chăm lo, thu vén cho tổ ấm của mình. -> Như vậy, nhan đề Vợnhặt vừa thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945 vừa bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng, sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng. *) Hoạt động 4: tìm hiểu về tình huống truyện. (?) Nhà văn đã xây dựng tình huống truyện như thế nào ? Tình huống đó có những ý nghĩa gì ? ( Tố cáo giặc P+Nhật) - Hs: thảo luận và trình bày. - Gv: gợi ý, nhận xét và nhấn mạnh những ý cơ bản. Trong lúc không một ai (kể cả Tràng) nghĩ đến chuyện vợ con của anh ta thì đột nhiên Tràng có vợ.Vì vậy, việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh éo le, vui buồn lẫn lộn, cười ra nước mắt. Việc lấy vợ, lấy chồng là 1 sự kiện vui mừng lớn lao trong mỗi người vậy mà trong trường hợp này niềm vui không sao cất cánh, cái đói , nghèo luôn rình rập bủa vây họ…> 3. Tìm hiểu tình huống truyện. a/ KL đã miêu tả nạn đói có 1 không 2 trong lsử: - Cái đói tràn vào xóm chợ, làm đảo lộn mọi cảnh sinh hoạt “ k0 có tiếng trẻ con đùa, lũ trẻ ngồi ủ dột ko nhúc nhích”, con đường “ khẳng khiu”, người đói dắt díu nhau xanh xám như những bóng ma - Ko khí của mùi rác rưởi hòa lẫn mùi gây của xác chết… b/ Nạn đói có ảnh hưởng tới số phận của mỗi con người: - Đẩy con người phải bỏ lòng tự trọng và danh dự của mình sà vào miếng ăn ( Thị -vợ Tràng). -Việc Tràng "nhặt" được vợ là nhặt thêm một miệng ăn cũng đồng thời là nhặt thêm nỗi lo cho mình, đẩy mình đến gần hơn với cái chết. "Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ". Thậm chí sáng hôm sau Tràng vẫn chưa hết bàng hoàng. - Dân xóm ngụ cư ngạc nhiên, cùng bàn tán, phán đoán rồi cùng nghĩ: "biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?", cùng nín lặng. -Hai hào dầu , 4 bát bánh đúc và bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu của Bà cụ Tứ thể hiện một nỗi tủi hờn xót xa. - Đêm tân hôn của đôi vợ chồng trẻ diễn ra thật ảm đạm :” Mùi đống dấm, tiếng khóc tỉ tê, khóc hờ…”cái đói, cái chết vẫn đeo đuổi bám diết - Tình huống truyện mà Kim Lân xây dựng vừa bất ngờ lại vừa hợp lí. Qua đó, tác phẩm thể hiện rõ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật. *) Hoạt động 5: tìm hiểu giá trị của tác phẩm. - Hs: hoạt động nhóm + Nhóm 1,2: tìm hiểu giá trị hiện thực; - Thời gian: 7 phút - Đại diện nhóm trình bày. - Thầy: nhận xét, bổ sung. + Nhóm 3,4: tìm hiểu giá trị nhân đạo; - Thời gian: 7 phút - Đại diện nhóm trình bày. - Gv: nhận xét, bổ sung. (?) Nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện ? 4. Giá trị của tác phẩm * Giá trị hiện thực: - Tố cáo tội ác thực dân, phát xít qua bức tranh xám xịt về thảm cảnh chết đói. - Nhặtvợ là cái khốn cùng của cuộc sống. Cái đói quay quắt dồn đuổi đến mức người đàn bà chủ động gợi ý đòi ăn. Chỉ vì đói quá mà người đàn bà tội nghiệp này ăn luôn và "ăn liền một chặp bốn bát bánh đúc". Chỉ cần vài lời nửa đùa nửa thật thị đã chấp nhận theo không Tràng. Giá trị con người bị phủ nhận khi chỉ vì cùng đường đói khát mà phải trở nên trơ trẽn, liều lĩnh, bất chấp cả e thẹn. Cái đói đã bóp méo cả nhân cách con người. * Giá trị nhân đạo: - Tình nhân ái, cưu mang đùm bọc nhau, khát vọng hướng tới sự sống và hạnh phúc. - Điều mà Kim Lân muốn nói là: trong bối cảnh bi thảm, giá trị nhân bản không mất đi, con người vẫn cứ muốn được là con người, muốn được nên người và muốn cuộc đời thừa nhận họ như những con người. Tràng lấy vợ là để tiếp tục sự sống, để sinh con đẻ cái, để hướng đến tương lai. Người đàn bà đi theo Tràng cũng để chạy trốn cái đói, cái chết để hướng đến sự sống. Bà cụ Tứ, một bà lão nhưng lại luôn nói đến chuyện tương lai, chuyện sung sướng về sau, nhen lên niềm hi vọng cho dâu con. Đó chính là sức sống bất diệt của Vợ nhặt. - Đặc biệt tình người, lòng nhân ái, sự cưu mang đùm bọc của những con người nghèo đói là sức mạnh để họ vượt lên cái chết. * Giá trị nghệ thuật: - Tình huống truyện khiến diễn biến phát triển dễ dàng và làm nổi bật được những cảnh đời, những thân phận đồng thời nổi bật chủ đề tư tưởng tác phẩm. 3. Củng cố luyện tập: - Gv: nhấn mạnh về giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm. 4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: Soạn tiếp phần còn lại của tác phẩm./. . cơ bản. 2. Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt. - Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. " ;Nhặt& quot; đi với những thứ không ra. rơm, cái rác, có thể " ;nhặt& quot; ở bất kì đâu, bất kì lúc nào. Người ta hỏi vợ, cưới vợ, còn ở đây Tràng " ;nhặt& quot; vợ. Đó thực chất là sự khốn