Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 97 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
97
Dung lượng
559 KB
Nội dung
Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS 1 BÁO CÁO THAM LUẬN DẠY HỌC TÍCHHỢP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO CÁC MÔN HỌC CẤP THCS - HUYỆN THANH BÌNH NĂM HỌC 2010 - 2011 Đơn vị: Phòng GD&ĐT huyện Thanh Bình UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN THANH BÌNH PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Thị trấn Thanh Bình, ngày 16 tháng 01 năm 2011 MỤC LỤC Chú ý: Muốn xem bài nào thầy cô nhấn giữ phím Ctrl và nhấp chuột vào bài đó ở mục lục nó sẽ liên kết nhanh đến bài đó. Nếu muốn trở về trang mục lục thì thầy cô nhấn phím Ctrl+phím Home! Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 59 An Phong, ngày 13 tháng 01 năm 2011 .59 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 95 An Phong, ngày 14 tháng 01 năm 2011 .95 Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS 2 ĐỀ DẪN DẠY HỌC TÍCH HỢP GDMT ĐINH VĂN CẠNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH BÌNH Việt Nam và các nước Đông Nam Á là khu vực dễ bị tổn thương nhất, hơn bất cứ nơi nào khi biến đổi khí hậu diễn ra. Tác động lớn của biến đổi khí hậu đang đến gần buộc các nước phải hành động kịp thời, đầu tư ngay từ bây giờ cho các biện pháp ứng phó, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Việt Nam có thể sớm đối mặt với tác động xấu của biến đổi khí hậu ngay từ năm 2020, ảnh hưởng tới sản lượng lúa gạo và đe dọa cuộc sống của các gia đình sống ven biển vào cuối thế kỷ này. Báo cáo nghiên cứu mới nhất về tác động của biến đổi khí hậu ở khu vực Đông Nam Á của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố ngày 28/4/2010 tại Hà Nội cho rằng sản xuất lúa gạo ở Việt Nam có thể giảm mạnh và mực nước biển tăng có thể nhấn chìm hàng chục ngàn hécta đất canh tác vào cuối thế kỷ này, đồng thời khiến cho hàng ngàn gia đình sống ven biển phải tái định cư. ADB dự báo, lượng mưa có thể giảm đáng kể ở Việt Nam trong thập kỷ tới và hơn 12 triệu người sẽ phải chịu tác động của tình trạng thiếu nước ngày càng gia tăng, Nghiên cứu “Tác động kinh tế của Biến đổi khí hậu ở Đông Nam Á: Báo cáo đánh giá Khu vực” của ADB lập luận nếu tiếp tục với ý nghĩ “mọi việc sẽ đâu vào đấy,” các nước Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam có thể phải chịu những tổn thất tương đương với 6% tổng sản lượng trong nước hàng năm của các quốc gia này vào cuối thế kỷ này. ADB cho rằng tổn thất này lớn hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua. Nghiên cứu cũng cho rằng Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á khác cần phải giải quyết cùng lúc hai mối đe dọa là khủng khoảng tài chính toàn cầu và biến đổi khí hậu bằng việc đưa ra các chương trình “Kích cầu Xanh” mà trong đó cần đưa việc giáo dục môi trường vào giảng dạy là việc cần thiết. Năm học 2005 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa việc giáo dục bảo vệ môi trường sẽ được tíchhợp vào các môn học: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Vật lý, Sinh học và Công nghệ ở cấp THCS. Nguyên tắc là lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường vào các bàihọc một cách tự nhiên, phù hợp với nội dung bài học. Việc tíchhợp phải làm cho bàihọc Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS 3 sinh động , gắn với thực tế hơn nhưng không làm quá tải học sinh. Phương pháp giảng dạy các bàitíchhợp giáo dục bảo vệ môi trường phải góp phần phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Và việc kiểm tra đánh giá giáo dục bảo vệ môi trường sẽ được lồng ghép trong kiểm tra đánh giá của môn học, cần chú ý kiểm tra năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề về bảo vệ môi trường trong học tập và thực tiến cuộc sống. Trong thời gian qua việc tích hợp giáo dục môi trường qua các môn học chưa phát đạt hiệu quả cao bởi những lý do sao. Đối với việc dạy và học: Đối với giáo viên: Ngày 31/ 01/ 2005 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, nhiệm vụ của giáo dục phổ thông là đến năm 2010 và những năm tiếp theo, phải trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khóa . Tuy nhiên một số giáo viên thuộc nhiều môn học thực hiện nội dung tíchhợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các tiết học còn ít. 1) Một số giáo viên chưa hướng dẫn các em liên hệ những kiến thức đã học với thực tiễn, chưa rút ra được những bàihọc kinh nghiệm từ thực tiễn sau khi được học lý thuyết. 2) Một số giáo viên đã có liên hệ thực tiễn, tuy nhiên còn ít và hiệu quả giáo dục chưa cao. 3) Việc cập nhật thông tin, số liệu, sự kiện của địa phương ở một số giáo viên chưa liên tục vì vậy quá trình vận dụng để tíchhợp giáo dục môi trường còn nhiều hạn chế. Đối với học sinh: 1) Việc nắm bắt kiến thức, nhìn nhận các vấn đề địa lý còn mông lung (Ví dụ: Chưa hiểu rõ ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường, tác hại của ô nhiễm môi trường, thực trạng của các vấn đề môi trường là do đâu? Vai trò của học sinh hiện nay trong việc bảo vệ môi trường như thế nào? .). 2) Chưa đề cao trách nhiệm của bản thân đối với môi trường. 3) Chưa tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, nơi sinh sống và học tập. Đối với Cán bộ quản lý cần lưu ý Thường xuyên chỉ đạo, vì: 1) Đã tổ chức cho cán bộ giáo viên cốt cán tham gia các đợt tập huấn, trang bị kiến thức và phương pháp để tíchhợp giáo dục môi trường cho nhiều bộ môn. 2) Cần nghiên cứu một số tài liệu về giáo dục bảo vệ môi trường trong môn học, từ lóp 6 đến lớp 9, để chỉ đạo cho giáo viên thực hiện. Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS 4 3) Thường xuyên dự giờ, góp ý, rút kinh nghiệm cho giáo viên bộ môn. Việc tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên chưa đại trà, chưa đi sâu vào việc đánh giá hiệu quả quá trình vận dụng phương pháp tích hợp giáo dục môi trường của giáo viên chưa được sự quan tâm của cán bộ quản lý giáo dục. Để công tác giáo dục này, ngày càng hoàn thiện hơn, giáo viên cần vận dụng hiểu biết của bản thân về môi trường nhằm giáo dục học sinh theo yêu cầu hiện nay, thi giáo viên chúng ta cần thường xuyên cập nhật thông tin trên các thông tin đại chúng về các vấn đề môi trường ( Có thể tìm thông tin trên web www.vnppa.org.vn )để bồi bổ thêm kiến thức cho bản thân., đồng thời nghiên cứu kĩbàisoạn để lồng ghép giáo dục môi trường khi có thể. (Chú ý phần giáo dục môi trường không đưa vào phần nội dung bài ghi.) * Lởi kết Con đường chúng ta day học tích hợp giáo dục môi trường qua các môn học đang đi trên núi cao, rừng sâu, vực thẩm nhưng cũng có trời xanh biển rộng và nắng hồng. Mỗi giáo viên bộ môn, hãy bước trên cuộc hành trình nghiên cứu tìm tòi không mệt mỏi để rồi chúng ta sẽ có một thế hệ tương lai có ý thức bảo vệ môi trường. Thật vậy, mỗi chúng ta cần lựa chọn cho mình mục tiêu để hành động, đó là mục tiêu giáo dục. Có thể sau khi dự hội thảo này, các bạn đồng nghiệp chưa thấy được sức thỏa nãm, nhưng tôi tin rằng mỗi người chúng ta sẽ nhận thấy mục đích của các vấn đề được thể hiện trong nội dung hội thảo, trong các bài viết tham luận của giáo viên, mà bản thân tôi muốn gửi đến các đồng nghiệp, chúng ta cùng công tác, cùng hành động, để ngày một nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh hiện nay, trong đó có giáo dục ý thức vể môi trường sống hôn nay và tương lai. Rất mong nhận được sự cộng tác nhiệt tình của tất cả CBQL, GV tham dự hội thảo, để hội thảo thành công. Xin chân thành cảm ơn. Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS 5 BÀI 1: TỔ XÃ HỘI - THCS TÂN LONG Phòng GD ĐT Thanh Bình CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Trường THCS Tân Long Độc lập – Tự do – Hạnh phú Tổ Xã Hội bõa Họ & tên: Đặng Thị Nguyên BÁO CÁO THAM LUẬN GIÁO DỤC TÍCHHỢP MÔI TRƯỜNG VÀO CÁC MÔN HỌC ( Ngữ văn, GDCD, Địa ) I.Tình hình chung: Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng đề cập rất nhiều đến vấn đề bảo vệ môi trường. Những hiểm họa suy thoái môi trường ngày càng đe dọa cuộc sống loài người. Đó là vấn đề sống còn của toàn nhân loại. Tình hình môi trường Việt Nam hiện nay cũng đang xuống cấp, nhiều nơi bị ô nhiểm nghiêm trọng. Diện tích đất đai trên đầu người thấp, đất canh tác bị thu hẹp, độ che phủ của rừng giảm, thiếu nước, không khí ô nhiễm khói bụi, đa dạng sinh học không cân bằng … Chính vì thế việc tíchhợp giáo dục BVMT vào các môn học là biện pháp hiệu quả nhất, có tính bền vững và kinh tế nhất để thực hiện mục tiêu BVMT và phát triển đất nước. Tuy vậy, việc thực hiện giáo dục tíchhợp môi trường vào các môn học ở trường phổ thông cũng có những thuận lợi khó khăn sau: 1. Thuận lợi: - BGH trường luôn quan tâm và chỉ đạo sâu sát, triển khai kịp thời các công văn, chỉ thị có liên quan. - Tổ chuyên môn tạo mọi điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện công tác giảng dạy. - Giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, có đầu tư nhiều vào công tác giảng dạy. - HS phần nào có ý thức về việc BVMT nói chung. 2. Khó khăn: - Hình thức tuyên truyền BVMT ở một số địa phương chưa sâu rộng, người dân nông thôn chưa có ý thức cao về việc BVMT. - Việc hình thành ý thức, tình yêu thiên nhiên, lối sống ngăn nắp, vệ sinh phải được hình thành trong một quá trình lâu dài, theo thói quen. - Phần lớn HS ở nông thôn chưa có ý thức cao trong việc BVMT. - Trường chưa có điều kiện tổ chức các buổi ngoại khóa cho HS. II. Phương pháp triển khai và thực hiện: 1. Triển khai: Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS 6 - BGH đã tạo mọi điều kiện để giáo viên bộ môn cập nhật thông tin kịp thời qua mạng internet. - Giáo viên thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc HS có ý thức bảo vệ môi trường. - Thực hiện tốt việc trồng cây xanh xung quanh trường, làm bồn hoa trước lớp, trang trí cây và hoa trong phòng học tạo được môi trường thân thiện cho lớp học. 2. Quá trình thực hiện: Hiện nay đa số giáo viên đều có ý thức giáo dục tíchhợp môi trường trong bàidạy của môn học: * Đối với môn Ngữ văn: - Hình ảnh thiên nhiên luôn là tình cảm gắn kết giữa của con người với cuộc sống . Trong đoạn trích “ Lục Vân Tiên gặp nạn” ( Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu )dù cuộc sống rày doi mai vịnh nhưng ông Ngư không hề muốn thay đổi, không muốn rời xa cho thấy môi trường sông nước nơi ông sống thoáng đãng tươi đẹp đến thế nào ? Với cảnh: Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ( Cảnh ngày xuân”- Truyện Kiều – Nguyễn Du) thì cảnh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, quyến rũ đã làm cho cuộc du xuân của chị em Kiều càng thêm thú vị. Nhà thơ Nguyễn Duy thì nhớ mãi kỉ niệm hồi sống ở rừng, có trăng, có đồng và có bể. Dù hiện tại đã định cư ở thành phố. - Môi trường thiên nhiên tươi đẹp còn làm cho người ta rung động, cuộc sống như được tái sinh, tươi trẻ. Trong Cố hương của Lỗ Tấn cảnh làng quê hiện lên thần tiên kì dị của những đêm trăng cùng người bạn Nhuận Thổ đi canh dưa, nhặt vỏ sò trên bãi biển… Trong văn bản “ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”( lớp 6 ) thì đất đai là mẹ, mẹ nuôi sống, chăm sóc và bảo vệ các con. Thí dụ ta có thể hỏi : Dòng sông quê hương của nhà thơ Tế Hanh có gì đẹp và nên thơ? * Đối với môn Địa lí: Khi dạybài Ô nhiễm môi trường đới ôn hòa giáo viên có thể đặt một số tình huống như sau: Phương tiện giao thông thải ra nhiều khói bụi ảnh hưởng gì đến môi trường? Chúng ta cần làm gì để hạn chế ô nhiễm? Hay ở bài Môi trường nhiệt đới thì giúp học sinh phát hiện: Tại sao Xavan ngày càng mở rộng? Nếu Xavan và hoang mạc mở rộng thì ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? * Với môn Giáo dục công dân: Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS 7 Ở bài Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể giáo viên có thể yêu cầu học sinh nêu những việc làm để tự bảo vệ chăm sóc và rèn luyện thân thể của mình? Từ đó, học sinh có thể thấy được sự cần thiết phải giữ gìn vệ sinh bản thân, nơi ở trong nhà cũng như môi trường xung quanh. Hay trong bài Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên có thể tổ chức cho học sinh thực hiện các dự án bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước và các tài nguyên thiên nhiên khác ở địa phương. 3. Kiểm tra đánh giá: Kết hợp với đổi mới kiểm tra đánh giá và tùy theo nội dung từng bài mà việc kiểm tra, đánh giá nội dung tíchhợp BVMT có tỉ lệ câu hỏi khác nhau, theo nguyên tắc lồng ghép một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, thoải mái. Không làm nặng thêm kiến thức bài học, không áp đặt học sinh. III. Bàihọc kinh nghiệm: - Khi tíchhợp cần chia nhỏ các vấn đề, chỉ tíchhợp 1 khía cạnh nhỏ cho mỗi bài dạy. - Áp dụng phương pháp phù hợp, hình thức tíchhợp linh hoạt sẽ đảm bảo hiệu quả và đạt được mục tiêu bài học. - Ở các tiết học có tíchhợphợp lí sẽ tạo được không khí hứng thú trong việc học tập của học sinh, giáo viên cũng cảm thấy yêu thích công việc giảng dạy của mình. - Để việc tíchhợp hiệu quả còn cần ở khả năng và nghệ thuật của từng giáo viên theo nguyên tắc không gượng ép, không miễn cưỡng mà chỉ lồng vào các đơn vị kiến thức tíchhợp một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và chủ yếu chỉ để tuyên truyền ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. IV. Kiến nghị: - Cung cấp thêm tranh ảnh, đồ dùng dạyhọc cho môn Ngữ văn và GDCD. ( tư liệu tham khảo về pháp luật cho môn GDCD lớp 9). - Cấp trên cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa, cho giáo viên và học sinh tham quan để học hỏi. V. Kết luận: Việc tíchhợp môi trường vào các môn học là việc làm thiết thực. Thiên nhiên là cuộc sống của chúng ta, bảo vệ MT là bảo vệ cuộc sống của chính mình. Thờ ơ với việc bảo vệ môi trường xung quanh là đi ngược lại với lợi ích của cá nhân và cộng đồng. Thiên nhiên trong lành là quà tặng của cuộc sống . Việc tíchhợp giáo dục môi trường vừa góp phần xã hội hóa hoạt động BVMT không chỉ cho địa phương, cho một tổ chức, cá nhân mà cho toàn nhân loại. Vừa góp phần hình thành cho học sinh ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường không chỉ vì cuộc sống của hành tinh hôm nay mà cho cả nhân loại ngày mai. Trên đây là vài ý kiến chủ quan của cá nhân, rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của quí đồng nghiệp. Xin cảm ơn. Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS 8 BÀI 2: TỔ TỰ NHIÊN- THCS TÂN HUỀ BÀI THAM LUẬN “DẠY HỌCTÍCHHỢP BẢO VỆ MỘI TRƯỜNG (BVMT) CẤP THCS” Đơn vị: Trường THCS Tân Huề Họ tên: Nguyễn Thanh Bình Tổ: Tự Nhiên I/ Tình hình chung 1/ Thuận lợi - Các giáo viên môn Vật lý, Công nghệ, Sinh học đều được tập huấn dạyhọctíchhợp BVMT. - Được sự quan tâm của cấp lãnh đạo phòng giáo dục, địa phương và BGH nhà trường về việc chỉ đạo thực hiện giáo dục BVMT. - Giáo viên đều thực hiện giáo dục BVMT vào các tiết học có tích hợp. 2/ Khó khăn - Nhà trường chưa có phòng thực hành riêng nên gặp khò khăn trong các khâu thực hành đặc biệt là những tiết có tíchhợp giáo dục BVMT. - Trường Tân Huề nằm ở vùng cù lao xa các vùng đô thị phát triển nên học sinh chưa có ý thức cao trong vấn đề BVMT nhất là nơi học tập cũng như nơi sinh sống của các em do vẫn còn thói quen không thân thiện với môi trường từ trước. - Phương tiện truyền đạt cho học sinh trong các môn học như kênh hình minh họa, các lôgô, khẩu hiệu .v.v. về bảo vệ môi trường còn hạn chế. II/ Phương pháp triển khai và thực hiện 1/ Triển khai - Giáo viên các môn được học tập huấn do sở giáo dục tổ chức nhiều lần ( tại Phú Ninh và TP. Cao Lãnh ) - BGH trường tổ chức thực hiện lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa, các buổi lao động và đôn đốc các giáo viên phụ trách các môn học thực hiện tốt vấn đề BVMT trong từng tiết học cần tích hợp. - Lựa chọn các nội dung tíchhợp BVMT phù hợp với tình địa phương. 2/ Thực hiện Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS 9 - Các môn khoa học tự nhiên là các môn thực nghiệm do đó ngoài việc giáo dục BVMT trong tiết học cần hình thành thói quen để trở thành ý thức cho học sinh bằng cách giao công việc về nhà để học sinh tự thực hiện ( ví dụ như có thể dùng hai lon nước ngọt và một sợi dây và hai mãnh nilông để làm đồ chơi về chiếc điện thoại…vừa giúp cá em khắc sâu kiến thức vừa giúp các em có ý thức tái chế rác thải để mang lại lợi ích cho cá nhân.v.v ) - Các kỳ kiểm tra hay hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp phải lồng vào nội dung tíchhợp môi trường. - Hàng tháng tổ chức ngày Sạch – Xanh trong trường lớp như tổng vệ sinh và góp phần trồng và bảo vệ cây xanh. 3/ Kiểm tra đánh giá - Kiểm tra 15 phút và kiểm tra 1 tiết thì phần trăm số điểm dành cho các câu hỏi giáo dục BVMT là từ 10% - 20%. - Trong tiết dạy khi có tíchhợp BVMT cần có hoạt động riêng cho vấn đề tích hợp, nếu làm được thí nghiệm thực tế thì cần thực hiện cho học sinh dể khắc sâu hơn. ( ví dụ dùng gương phẳng để trang trí nhà cửa cho gia đình thì làm cho ta có cảm giác thoáng mát và làm cho nhà sáng hơn.v.v.) - Kiểm tra thường xuyên thì nên dựa vào sự hiểu biết thực tế của học sinh về tình hình môi trường ở địa phương, huyện, tỉnh, đất nước… III/ Bàihọc kinh nghiệm - GDBVMT không phải là nhiệm vụ của riêng ngành nào đối tượng nào mà là của chung tất cả những ai đang tồn tại, đứng về góc độ ngành giáo dục thì xem là trách nhiệm của các thầy cô giáo vì có sự ảnh hưởng lớn đến học sinh, do đó làm sao phải hình thành ý thức thân thiện với môi trường cho các em và từ đó có sự liên kết tốt với địa phương và gia đình để cùng chung thực hiện. - Bên cạnh đó trong quá trình dạyhọc vẫn có những vấn đề GDBVMT khi tíchhợp mà học sinh khó hình dung ( ví dụ như môn Vật lý có các vấn đề Từ trường, năng lượng ánh sáng ) do đó giáo viên cần khéo léo dẫn dắt học sinh có ý thức bảo vệ môi trường gần nơi sinh sống chủ yếu để hình thành ý thức và đưa đến những hành động thực tiễn cho học sinh. IV/ Kiến nghị Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS 10 [...]... ngoại khóa, giáo viên còn phổ biến cho học sinh tham gia trả lời những câu hỏi có liên quan đến môi trường 2.Quá trình thực hiện: - Đối với môn Ngữ văn gồm có 49 bài chúng ta cần phải tịchhợp GDMT vào bài giảng, cụ thể là: Lớp 6: 16 bài Lớp 7: 9 bài Lớp 8: 9 bài Lớp 9: 15 bài Đối với những bàidạy cần phải tíchhợp GDMT, Giáo viên thể hiện rõ những nội dung cần tíchhợp trong giáo án, khi lên lớp giáo... trường vào bàihọc một cách tự nhiên, phù hợp với nội dung bài học; không đưa vào một cách tràn lang, làm quá tải nội dung bàihọc - Tíchhợp nội dung Giáo dục Bảo vệ Môi trường sẽ làm cho bàihọc sinh động hơn, gần gũi với thực tế hơn… - Giáo viên chọn phương pháp dạytíchhợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường sao cho phù hợp nhằm góp phần phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh... tíchhợp giáo dục bảo vệ môi trường phù hợp với môn dạy của mình - BGH, Tổ trưởng thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở và kiểm tra giáo viên việc thực hiện tíchhợp BVMT trong các tiết dạy, trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, trong các buổi ngoại khóa - Từ những nội dung đã được tập huấn, giáo viên đều tíchhợp GDMT trong các tiết dạy, từ đó học sinh đều có ý thức tham gia bảo vệ môi trường Khi dạy. .. chung quanh sân trường III Bàihọc kinh nghiệm: Trong giảng dạytíchhợp giáo dục bảo vệ môi trường bản thân tôi rút ra những bàihọc kinh nghiệm như sau: - Muốn dạy tốt bài họctíchhợp giáo dục bảo vệ môi trường Những buổi sinh hoạt chuyên môn thường xuyên ở tổ, khối nên đưa ra những vướng mắc trong quá trình giảng dạy để cùng bàn bạc, xác định hướng giải quyết hợp lí Đồng thời học hỏi những kinh nghiệm... thực hiện tíchhợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường vào các môn học, khi kiểm tra đánh giá học sinh làm được bài Kết quả không thấp hơn so với những đề không tíchhợp môi trường Bởi đây là vấn đề khá gần gũi và thiết thực… III Bàihọc kinh nghiệm: - Tíchhợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường là vấn đề thiết thực, gần gũi, dễ thực hiện… đối với môn Ngữ văn trong một số tiết dạy - Tíchhợp nội dung... dục bảo vệ môi trường trong tiết dạy thật phù hợp Còn nếu giáo viên quá chú trọng việc tíchhợp giáo dục bảo vệ môi trường trong tiết học sẽ làm mất chất văn trong giờ dạyhọc văn Dẫn đến học Tài liệu kỷ yếu dạy học tích hợp giáo dục môi trường – THCS 26 sinh không thích nghe giáo viên giảng dạy hoặc không học giờ Văn, vì nhàm chán - Những địa chỉ bài tíchhợp giáo dục bảo vệ môi trường trong... khai thực hiện tíchhợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường vào các bàihọc có thể tíchhợp được, không gò bó, gượng ép… Tíchhợp nội dung Giáo dục bảo vệ Môi trường vào một số bài cụ thể của môn học Ngữ văn từ khối 6 đến khối 9: (1) Phần Văn: Có thể tíchhợp ở nhiều văn bản của từng khối lớp, ở đây chỉ nêu điển hình một vài ví dụ: - Khối 6: + Văn bản “ Ếch ngồi đáy giếng”, “Mẹ hiền dạy con”…- Có thể... xuyên nhắc nhở các em học sinh phải tích cục bảo vệ môi trường ,giữ gìn trường lớp xanh ,sạch, đẹp -Giáo viên bộ môn có tíchhợp vào các nội dung ở các bàihọc thuộc các môn :Sinh học, Hóa học, Vật lý, Sinh học với những nội dung phù hợp 2)Quá trình thực hiện: -Hàng tuần, thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ, Ban thi đua, Tổng Phụ trách,Ban Giám hiệu đều nhắc nhở các học sinh toàn trường tích cực tham gia... về tíchhợp giáo dục bảo vệ môi trường cho tất cả giáo viên Trong đó có những bài quy định cần tíchhợp Từ đó giáo viên có những bước chuẩn bị, hình thành nghiên cứu kĩ khi đưa vào tích hợp giảng dạy nhằm giúp học sinh có ý thức trong việc bảo vệ môi trường - Nhà trường triển khai, nhắc nhở, tạo mọi điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt chương trình tíchhợp giáo dục bảo vệ môi trường trong tiết dạy. .. môi trường một cách sinh động - Trong giảng dạy những bài có tíchhợp môi trường giáo viên phải hết sức khéo léo kết hợp các phương pháp cho phù hợp với nội dung cũng như cách đặt câu hỏi để giáo dục các em Trong tíchhợp không nên lạm dụng quá mức về môi trường , như thế thì nội dung bàihọc sẽ bị loãng , thời gian cũng không cho phép - Những nội dung tíchhợp nên gần gũi với thực tế , cho các em liên . kiến thức bài học, không áp đặt học sinh. III. Bài học kinh nghiệm: - Khi tích hợp cần chia nhỏ các vấn đề, chỉ tích hợp 1 khía cạnh nhỏ cho mỗi bài dạy. -. dung bảo vệ môi trường vào các bài học một cách tự nhiên, phù hợp với nội dung bài học. Việc tích hợp phải làm cho bài học Tài liệu kỷ yếu dạy học