1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng SKKN tieng anh 8

19 645 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 5,25 MB

Nội dung

Sáng kiến kinh nghiệm 2008 - 2009 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài. Tiếng Anh là một trong những tiếng nước ngoài đã, đang và sẽ được rất nhiều người Việt Nam học do nhu cầu giao tiếp, học tập và nghiên cứu. Ở các trường THCS giáo viên đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc giảng dạy do sĩ số lớp quá đông, trình độ học sinh còn yếu, tầm nhận thức không đồng đều, do phương tiện giảng dạy và tài liệu chuyên môn còn hạn chế, do quá trình vận dụng phương pháp của giáo viên còn lúng túng và thời gian của một tiết học thường không đủ để truyền đạt hết nội dung của bài. Với rất nhiều khó khăn được nêu trên thì đối với người giáo viên việc xác định phương pháp cũng như các thủ thuật để áp dụng thành công cho một tiết dạy là khó khăn nhất. Trong tiếng Anh lớp 8 bậc THCS, cứ mỗi đơn vị bài học được chia thành nhiều phần, trong đó khác với các lớp 6, 7 là có một số phần đi sâu vào rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và bắt đầu mỗi đơn vị bài học có phần giới thiệu ngữ liệu mới (Listen and read). Đây là phần vô cùng quan trọng vì những ngữ liệu mới này là trọng tâm được rèn luyện hầu hết trong cả một đơn vị bài học, những nội dung này là tiền đề cơ bản giúp học sinh học tập tốt hơn ở các lớp tiếp theo. Tuy nhiên lại có rất nhiều giáo viên dạy không thành công ở phần này – một số giáo viên đã nhầm lẫn giữa tiêu đề của bài ( Listen and Read – nghe và đọc ) với mục tiêu bài học nên chỉ chú trọng vào việc rèn luyện hai kĩ năng nghe và đọc do đó làm cho tiết học khó hơn mức cần thiết mà học sinh vẫn không tiếp thu và khắc sâu được nội dung trọng tâm của bài. Thực tế nếu một cấu trúc mới chưa được giới thiệu hoặc giới thiệu qua loa học sinh chưa nắm được thì cơ sở để các em áp dụng thực hành ở các tiết học Phạm Thị Tuyết Minh 1 Sáng kiến kinh nghiệm 2008 - 2009 tiếptheo nhằm rèn luyện kĩ năng là không thể thực hiện được. Do vậy mà không khí lớp học lúc nào cũng căng thẳng, nặng nề. Qua thực tế hơn ba năm giảng dạy tiếng Anh khối 8 bậc THCS với những khó khăn như trên tôi đã quyết định chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm vận dụng các thủ thuật dạy phần Listen and Read ” trong Tiếng Anh 8 để nghiên cứu. II. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1. Mục đích nghiên cứu: Trong chương trình tiếng Anh bậc THCS gồm 4 khối 6,7,8,9 thì chương trình tiếng Anh lớp 8 là nặng và khó nhất đối với học sinh, vì hầu hết các ngữ liệu mới học sinh lần đầu được làm quen để áp dụng rèn luyện kĩ năng. Bên cạnh đó trình độ học sinh trong huyện nhà hầu hết là học sinh trung bình , yếu kém lại lơ là việc học hành nói chung và tiếng Anh nói riêng. Mục đích nghiên cứu đưa ra một số kinh nghiệm để đồng nghiệp tham khảo nhằm tìm ra những phương pháp tích cực nhất giúp cho quá trình giảng dạy tiếng Anh đặc biệt là phần giới thiệu ngữ liệu mới (Listen and Read) trong tiếng Anh lớp 8 đạt hiệu quả hơn. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Những khó khăn của giáo viên và học sinh khi dạy và học phần “Listen and Read” và biện pháp khắc phục. - Thực tiễn của việc dạy tiếng Anh lớp 8 bậc THCS. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 8, sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 8, thực tế của việc dạy và học Tiếng Anh trong huyện. Phạm Thị Tuyết Minh 2 Sáng kiến kinh nghiệm 2008 - 2009 - Phạm vi nghiên cứu: Nội dung phần Listen and Read trong tiếng Anh 8 và một số phương pháp giải quyết khó khăn trong quá trình dạy phần này. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Đọc và nghiên cứu tài liệu để rút kinh nghiệm. - Điều tra, khảo sát thực trạng dạy và học tiếng Anh ở lớp 8 bậc THCS. - Thống kê và đối chiếu kết quả của học sinh qua các hoạt động dạy và học, qua các bài kiểm tra so với những quan điểm đã đặt ra. - Áp dụng lý thuyết và thực nghiệm trong môi trường thục tếđể xây dựng lên đề tài. PHẦN B: NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận. Phương pháp dạy tiếng Anh là một khoa học vì vậy việc nghiên cứu cơ sở lý thuyết và áp dụng thực tế là một tất yếu. Trên thực tế ít có giáo viên phải trăn trở làm thế nào để các em học sinh khá giỏi tiếp thu được bài học, nhưng với đối tượng học sinh yếu kém thì người giáo viên lại thực sự vất vả vì họ phải suy nghĩ tìm mọi biện pháp làm sao giúp các em nắm được điểm trọng tâm nhất của một đơn vị bài học. Bên cạnh đó phần Listen and Read ở mỗi đơn vị bài học trong chương trình tiếng Anh lớp 8 là phần rất quan trọng vì nó là tiết học giới thiệu ngữ liệu mới thông qua bài hội thoại.Học sinh tiếp thu được các ngữ liệu mới này thì sẽ học các tiết học sau dễ dàng hơn đặc biệt khắc sâu được nội dung, chủ điểm ngữ pháp của mỗi đơn vị bài học. Tuy nhiên với đối tượng học sinh đa số là trung bình và yếu, kém thì đối với hầu hết giáo viên để dạy thành công phần Listen and Read là một khó khăn rất lớn. Vì vậy việc nghiên cứu và vận dụng Phạm Thị Tuyết Minh 3 Sáng kiến kinh nghiệm 2008 - 2009 sáng tạo những phương pháp, thủ thuật phù hợp với từng đối tượng học sinh là rất cần thiết và có ý nghĩa . II. Cơ sở thực tiễn. Trong thực tế cái mới bao giờ cũng khó, như chúng ta thấy nội dung sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 8 so với các lớp 6,7,9 là khó nhất vì hầu hết các cấu trúc ngữ pháp khó mới bắt đầu được giới thiệu như: Câu nói trực tiếp, gián tiếp (Reported Speech), câu bị động ( Passive form ), thì hiện tại hoàn thành ( Present Perfect )…, cũng như các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết đều mới bắt đầu được rèn luyện một cách cụ thể. Bên cạnh đó đối tượng học sinh trong huyện nhà đa số là trung bình, yếu, kém vì vậy các em tiếp thu kiến thức mới rất chậm nên giáo viên rất khó khăn trong việc giảng dạy. Qua thăm dò ý kiến các đồng nghiệp trên địa bàn huyện thì hầu hết các đồng chí dạy không hết phần Listen and Read, một số đồng chí khác chỉ dạy được nửa bài như giới thiệu được một số từ vựng và cho học sinh thực hành bài đối thoại theo cặp là hết giờ, một số giáo viên khác thì đưa ra được cấu trúc ngữ pháp mới trong bài nhưng không còn thời gian để học sinh luyện tập. Hơn nữa lại có một số giáo viên nhầm lẫn giữa tiêu đề của bài Listen and Read ( nghe và đọc ) với mục tiêu của bài nên chỉ chú trọng rèn luyện hai kĩ năng nghe và đọc cho học sinh mà quên mất trọng tâm của bài này là giới thiệu ngữ liệu mới. Do đó đã làm cho bài học khó hơn mức cần thiết . Với nhiều lý do chủ quan và khách quan như trên mà chất lượng học tập môn tiếng Anh của học sinh rất yếu. Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên nên tôi đi sâu vào nghiên cứu phần Listen and read và chọn đề tài này để thực hiện. Phạm Thị Tuyết Minh 4 Sáng kiến kinh nghiệm 2008 - 2009 III. Một số kinh nghiệm vận dụng các thủ thuật dạy phần “Listen and Read ” Một tiết học có thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất vẫn là phương pháp dạy của người giáo viên. Tôi đã dạy thành công phần Listen and Read với những quan điểm sau: Thứ nhất: xác định rõ Listen and Read là phần dạy theo kiểu giới thiệu ngữ liệu mới ( Presentation ), tiến trình gồm 4 bước: Bước1. Warm up ( Khởi động ) Bước 2. Presentation (Giới thiệu ngữ liệu mới ) Bước 3. Pratice ( Luyện tập ) Bước 4. Production ( Củng cố ) Thứ hai: dùng một số tranh ảnh có sẵn photo dán lên bảng hoặc một số thủ thuật gây hứng thú cho HS trước khi vào bài. Thứ ba: thông qua việc giới thiệu cấu trúc làm rõ nội dung của bài (hoặc ngược lại) để tiết kiệm thời gian. Thứ tư: GV tự thiết kế một số bài tập đơn giản hoặc lấy bài tập ở phần L.Focus làm phiếu bài tập cho HS luyện các cấu trúc mới thông qua hai hoạt động nói và viết Thứ năm: để mục trả lời câu hỏi( answer the questions) hoặc T/F dạy ở phần củng cố (Production), nếu hết thời gian GV tranh thủ hướng dẫn và yêu cầu HS về nhà làm vào vở hôm sau GV kiểm tra. Phạm Thị Tuyết Minh 5 Sáng kiến kinh nghiệm 2008 - 2009 1. Warm up: Đây là một bước khởi động của một tiết dạy, theo cấu trúc sách giáo khoa tiếng Anh lớp 8 thì mục Getting started thông thường đã giúp giáo viên thực hiện phần này. Tuy nhiên nếu không biết cách khai thác thì mục Getting stared sẽ không đạt được kết quả như mong muốn. Ở mục này giáo viên có thể sử dụng một số thủ thuật khác nhau để làm cho không khí lớp học sôi nổi hơn và dẫn dắt vào chủ đề của bài học. 1.1. Dùng tranh ảnh (picture): Giáo viên dùng sẵn tranh ảnh trong SGK photo phóng to treo lên bảng để giới thiệu chủ đề sắp học cho học sinh. Ví dụ :Unit 3 – (P.27) + Giáo viên dán các bức tranh phần Getting started phóng to lên bảng. + Giáo viên chỉ vào tranh hỏi học sinh một số câu hỏi: What is she doing? Is she doing the housework (the chores) ? - Học sinh trả lời: Yes, she is + Giáo viên lần lượt chỉ vào các bức tranh và hỏi: What is she doing here? Sau đó giúp các em đưa ra đáp án đúng: Tranh a: She is washing up Tranh d: She is cooking Tranh b: She is making Tranh e: She is tidying her room Tranh c: She is sweeping the floor Tranh f: She is feeding the chicken Phạm Thị Tuyết Minh 6 Sáng kiến kinh nghiệm 2008 - 2009 + Giáo viên đặt ra một số câu hỏi sau để dẫn dắt vào nội dung phần Listen and read: What about you? Do you do these things? Do you have to cook meal? 1.2. Đặt câu hỏi có liên quan (making questions): Giáo viên hỏi học sinh các câu hỏi có liên quan đến chủ đề của bài bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt và từng bước dẫn dắt vào bài. Ví dụ :Unit 6- ( P.54 ): + Giáo viên đặt câu hỏi bằng tiếng Việt : Đoàn TN và đội TN trường ta thường tham gia vào các hoạt động gì mang tính chất tình nguyện? - Hs: Mua tăm ủng hộ người mù/ Trồng cây xanh ở sân trường Quyên góp tiền ủng hộ trẻ em khuyết tật/ ………………… + Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn các hoạt động mà tổ chức thanh thiếu niên thường làm trong sách giáo khoa. + Giáo viên đặt câu hỏi: What do you often do in summer? Và dẫn dắt vào nội dung bài ( Nd: Nga đăng kí tham gia vào hoạt động hè ) 1.3. Hỏi các kiến thức bài cũ liên quan: Giáo viên hỏi học sinh các câu hỏi liên quan đến nội dung các em đã học từ đó dẫn dắt học sinh vào bài mới, có thể hỏi các câu hỏi bằng Tiếng Anh hoặc giáo viên dẫn dắt từ nội dung bài đã học sang bài mới bằng tiếng Việt. Ví dụ: Unit 3 : + Giáo viên dẫn dắt : Ở bài 11 chúng ta đã tìm hiểu một số nơi nổi tiếng ở Việt Nam, các em còn nhớ không ? Vậy bây giờ cô nói sở thích của mình các em khuyên cô nên đi đến nơi nào nhé: I like swimming and visiting the Oceanic Institute. Where should I go? - Hs: You should go to Nha Trang. Phạm Thị Tuyết Minh 7 Sáng kiến kinh nghiệm 2008 - 2009 Trên cơ sở này giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK: 1/ Tom likes swimming and sunbathing He should go to Nha Trang / Ha Long Bay. 2/ David is interested in ancient cities He should go to Hoi An. 3/ Huckleberry likes mountain climbing He should go to Sapa. 4/ Oliver is keen on pottery He should go to Ha Noi. 5/ Robinson is fond of crowded places He should go to Festivals. + Gv: Can you tell me some Festivals in Vietnam? (các em có thể nói cho cô biết về một số lễ hội ở Việt Nam không ? ) Học sinh sẽ nói được một số lễ hội quen thuộc như: đua thuyền; boating (ở vùng sông nước ), Chọi trâu – bull fighing (ở phía Bắc ), vv … + Gv: các em có biết về hội thi nấu cơm ( rice cooking ) không? Và dẫn dắt học sinh vào nội dung bài. 1.4. Khai thác các kiến thức có sẵn của học sinh: Giáo viên hỏi học sinh một số câu hỏi liên quan đến bản thân học sinh hoặc trong thực tế đời sống từ đó dẫn dắt vào bài. Ví dụ: Unit 9 – ( P.80 ) + Cho học sinh chơi Hangman từ : E M E R G E N C Y ( việc khẩn cấp ) + Gv: Trong các trường hợp khẩn cấp chúng ta phải làm gì trước khi đưa bệnh nhân tới bệmh viện? Gv hướng dẫn học sinh đưa ra câu trả lời: việc sơ cứu ( a first aid ) Phạm Thị Tuyết Minh 8 Sáng kiến kinh nghiệm 2008 - 2009 + Gv cho học sinh thảo luận và đưa ra các cách sơ cứu đối với các trường hợp trong sách giáo khoa. ( Chú ý: vì mục này có nhiều từ mới khó đối với học sinh TB, yếu nên giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cho học sinh ở từng trường hợp ) + Gv: em sẽ làm gì khi một người bạn của em bị ngã xe đạp chảy máu đầu nghiêm trọng? Từ đây dẫn dắt học sinh vào nội dung bài. 2. Presentation: Đây là phần giới thiệu ngữ liệu mới: ngữ liệu mới có thể là nội dung liên quan đến chủ đề bài học, là từ vựng hoặc cấu trúc, vì thế trước khi dạy giáo viên cần xem xét kỹ nội dung bài học và các điểm trọng tâm của bài để vận dụng các thủ thuật một cách hợp lý giúp cho các hoạt động dạy và học của thầy trò đạt hiệu quả cao. Có thể dùng trang ảnh, bảng phụ hoặc các thủ thuật gợi mở ( eliciting ) để giới thiệu ngữ liệu mới. 2.1. Dùng tranh ảnh giới thiệu ngữ cảnh và nội dung bài: Giáo viên có thể vẽ tranh hoặc sử dụng các tranh có sẵn trong sách giáo khoa photo to dán lên bảng để giới thiệu. Giáo viên cần vận dụng một cách sáng tạo các trang trong sách, có thể lấy trang ở phần Speak hoặc L.focus để dạy phần Listen and read hoặc bất cứ tranh ở phần nào nếu giáo viên thấy phù hợp. Ví dụ: Unit 3 – ( P.27 ) + Gv photo tranh b, c phần L.Focus dán lên bảng để giới thiệu ngữ cảnh của bài đối thoại qua đó làm rõ nội dung bài học giúp tiết học thêm sôi nổi, gây hứng thú và sự chú ý của học sinh. + Giáo viên chỉ vào tranh b, c đặt câu hỏi : Who is this ? Học sinh trả lời: This is Nam ( tranh b ) This is Mrs Vui – Nam’s mother. ( Tranh c ) Phạm Thị Tuyết Minh 9 Sáng kiến kinh nghiệm 2008 - 2009 + Gv hỏi: What does Nam have to do? - Hs: He has to cook meal. Why does he have to cook meal?(Gv:dùng tranh gợi ý giúp hs đưa ra câu trả lời ) - HS : Because Mrs Vui comes home late . She visits Nam’s grandmother. Qua đó giáo viên đã làm rõ ngữ cảnh và nêu bật lên nội dung của bài đối thoại một cách dễ dàng. 2.2. Dùng bảng phụ và nói rõ nội dung của bài và giới thiệu cấu trúc mới: Giáo viên có thể dùng các bài tập có sẵn trong sách giáo khoa hoặc thiết kế một số câu bài tập dạng T/F để vừa làm rõ nội dung bài vừa giới thiệu được cấu trúc mới. Ví dụ :Unit 4- (P.38): Giáo viên tự thiết kế bài tập sau cho học sinh làm giúp các em hiểu thêm nội dung bài đối thoại và thông qua đó giới thiệu cấu trúc mới (used to + bare – infinitive). ** These statement are True or False? 1/ Grandma used to cook meals 3/ Grandma used to live on a farm 2/ Grandma used to go to school 4/ Her dad used to tell her stories. Phạm Thị Tuyết Minh 10 [...]... xem tổng quát toàn bài để từ đó biết được trọng tâm của tiết dạy và định hướng cho học sinh 3 Không nhất thiết phải dạy hết phần đọc và trả lời câu hỏi (answer the question ) cuối bài nếu không đủ thời gian Vì nội dung của bài đã được giáo Phạm Thị Tuyết Minh 16 Sáng kiến kinh nghiệm 20 08 - 2009 viên làm rõ thông qua việc giớ thiệu ngữ cảnh, từ vựng cũng như cấu trúc ngữ pháp của bài. Phần này giáo viên... S1 : I like jogging / I enjoy chatting with my friends 3.3.2 Thông qua hoạt động viết : Thông thường tôi sử dung một số bài tập liên quan phần L focus viết thành phiếu bài tập cho các em làm theo cặp / nhóm và sửa trên bảng Ví dụ : Unit 3 (P.27) Dùng bài tập phần L fous2 làm phiếu bài tập cho học sinh làm để luyện cấu trúc : ought to +bare – infintive Tình huống 1 I failed my English test Lời khuyên... học sinh về nhà làm vào vở và hôm sau kiểm tra 4 Nên sử dụng bài tập phần L focus hoặc giáo viên tự thiết kế một số bài tập đơn giản giúp học sinh luyện tập cấu trúc mới 5 Không nên tách rời phần giới thiệu ngữ liệu mới một cách riêng lẻ mà nên gắn kết phần giới thiệu ngữ liệu thông qua nội dung bài PHẦN C: KẾT LUẬN Việc dạy và học tiếng Anh có thành công hay không? Thành công ở mức độ nào? Điều đó... Production: a Ngữ pháp b Nội dung II CƠ SỞ THỰC TIỄN III MỘT SỐ KINH NGHIỆM VẬN DỤNG CÁC THỦ THUẬT DẠY PHẦN LISTEN AND READ 1 Warm up: IV KẾT QUẢ V BÀI HỌC KINH NGHIỆM C KẾT LUẬN D MỤC LỤC a.Dùng tranh ảnh Phạm Thị Tuyết Minh 18 Sáng kiến kinh nghiệm 20 08 - 2009 Ý KẾN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………... 4 My tooth aches 4 ………………………… 4 Production : Đây là phần củng cố bài giáo viên nên chốt lại các điểm ngữ pháp và nội dung chính của bài 4.1 Ngữ pháp: Trên cơ sở học sinh luyện nói và viết theo cặp, nhóm phần Practice thì sang phần củng cố giáo viên gọi học sinh lên bảng viết lại một số Phạm Thị Tuyết Minh 14 Sáng kiến kinh nghiệm 20 08 - 2009 câu mà các em đã nói và viết theo cặp và nhóm để luyện thêm... đa phần là những học sinh trung bình, yếu kém ở khối 8 Tôi nhận thấy hoạt Phạm Thị Tuyết Minh 15 Sáng kiến kinh nghiệm 20 08 - 2009 đông dạy học của mình nhẹ nhàng hơn, đặc biệt khi dạy phần Speak và L focus sau đó Bên cạnh đó tôi thấy học sinh học tập trung hơn, không khí trong lớp sôi nổi và các em đã trở nên yêu thích bộ môn hơn, đặc biệt qua bài kiểm tra khảo sát giữa học kì I và cuối kì I đã thu... kích thích niềm say mê học tập của học sinh Đối với tiếng Anh lớp 8, theo nhận định của các giáo viên với 45 phút của một tiết học thì không đủ thời gian cho các em luyện tập mà chỉ giới thiệu ngữ liệu mới xong là hết giờ, vì thế người giáo viên phải kết hợp các mục với nhau Có thể thông qua hoạt động đọc hiểu để giới thiệu cấu trúc mới như : các bài tập T/F trên bảng phụ, hoạt động nói như câu hỏi gợi... viên nói nghĩa của từ bằng tiếng Việt học sinh dịch từ đó sang tiếng Anh và đọc to lên ( khoảng 4…6 từ) Ví dụ unit 5: Rèn luyện 5 từ report card / be proud of / improve / believe Gv nói : tin tưởng Phạm Thị Tuyết Minh Hs đáp lại : believe 12 Sáng kiến kinh nghiệm 20 08 - 2009 Gv: ………… Hs: ………… + Matching: Thường dùng khi dung lượng của bài dài và số lượng từ vựng nhiều Sau khi giới thiệu từ vựng xong yêu... 2009 Ngêi viÕt Ph¹m ThÞ TuyÕt Minh Phạm Thị Tuyết Minh 17 Sáng kiến kinh nghiệm 20 08 - 2009 D MỤC LỤC A ĐẶT VẤN ĐỀ b.Đặt câu hỏi có liên quan I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI c.Hỏi các kiến thức bài cũ liên quan II MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, ĐỐI d Khai thác các kiến thức có sẵn của TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN học sinh CỨU 2 Presentation: a.Dùng tranh ảnh 1 Mục đích nghiên cứu b Dùng bảng phụ 2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3 Đối tượng,...Sáng kiến kinh nghiệm 20 08 - 2009 + Sau khi cho học sinh đọc bài và làm các câu trên giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét : các hoạt đông trên diễn ra khi nào? Các câu trên có gì giống nhau?.Từ đó rút ra cấu trúc : used to + bare – infinitive ( = diễn tả các hoạt động đã từng xảy ra trong quá khứ ) Sau đó cho học sinh luyện tập 2.3 Eliciting nhằm giới thiệu nội dung bài và cấu trúc mới : Giáo viên . việc dạy tiếng Anh lớp 8 bậc THCS. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 8, sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 8, thực tế của. Tiếng Anh trong huyện. Phạm Thị Tuyết Minh 2 Sáng kiến kinh nghiệm 20 08 - 2009 - Phạm vi nghiên cứu: Nội dung phần Listen and Read trong tiếng Anh 8 và

Ngày đăng: 02/12/2013, 11:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.2. Dùng bảng phụ và nói rõ nội dung của bài và giới thiệu cấu trúc mới: - Bài giảng SKKN tieng anh 8
2.2. Dùng bảng phụ và nói rõ nội dung của bài và giới thiệu cấu trúc mới: (Trang 10)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w