1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận lịch sử đảng

13 25 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 258,57 KB

Nội dung

Những hành động của Mỹ thể hiện ở việc chúng xây dựng bộ máy ngụy quyền Ngô Đình Diệm; việc xây dựng quân đội ngụy với lực lượng hơn nửa triệu có 20 vạn quân chính qui; tuyên truyền, mạo

Trang 1

Câu 2: Mỹ đã thực hiện mấy chiến lược để thôn tính miền nam Việt Nam chúng ta?

Âm mưu thôn tính trong từng chiến lược?

Cảm nghĩ của bạn về cuộc chiến tranh này như thế nào?

BÀI LÀM

Thời kỳ 1954 -1975 là khoảng thời gian nhân dân ta vừa kết thúc 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, bước sang giai đoạn vừa kháng chiến chống Mỹ cứu nước vừa xây dựng Chủ nghĩa xã hội Đây là một thử thách đầy cam go đối với Đảng cộng sản Việt Nam – một chính Đảng còn non trẻ Lần này đối mặt với ta là đế quốc Mỹ, tên thực dân hùng mạnh cả về kinh tế lẫn quân sự thời bấy giờ

Cuộc kháng chiến chống Mỹ kéo dài 21 năm có nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn là một thời kỳ đất nước ta có những chuyển biến lớn, nhằm chống lại âm mưu và hành động của Mỹ - Ngụy Mà trong đó, những chủ trương, sách lược, những nhận định và hành động của Đảng là cực kỳ quan trọng

Các giai đoạn gồm có:

1954-1960: Mở đầu sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Quá độ lên CNXH ở miền Bắc

1961-1965: Xây dựng miền Bắc - Đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt ” của đế quốc Mỹ

1965-1968: Chuyển hướng xây dựng miền Bắc - Đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ

1969-1975: Nhân dân ta từng bước làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” – Hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Chúng ta sẽ phân tích âm mưu thôn tính miền Nam Việt Nam của đế quốc Mỹ trong từng giai đoạn như sau:

I Giai đoạn 19541960: Mở đầu sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước -Quá độ lên CNXH ở miền Bắc

Chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội năm 1954 đã dẫn đến thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương, công nhận chủ quyền độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam Tại Việt Nam, vĩ tuyến 17 được chọn làm nơi ngăn cách, là giới tuyến quân sự tạm thời, hai bên đưa quân đội về hai vùng Hiệp định cũng qui định cả nước sẽ tiến hành tổng tuyển cử tự do và tháng 7-1956 Đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền Bắc Nam Trong những ngày đầu ở miền Bắc, đế quốc Mỹ cùng với bọn phản động thân Pháp đã tìm mọi cách để phá hoại, trì hoãn việc thi hành các điều khoản của Hiệp

Trang 2

định Giơnevơ Các hành động trì hoãn việc ngừng bắn trên chiến trường, dụ dỗ cưỡng bức đồng bào miền Bắc di cư vào Nam, phá hoại cơ sở hạ tầng miền Bắc gây khó khăn cho ta tiếp quản vùng giải phóng… đã không làm lung lay chí quyết tâm, tinh thần chiến đấu của toàn Đảng, toàn quân và dân ta Không thực hiện được ý đồ, chúng buộc phải thi hành các điều khoản của hiệp định Ngày 22-5-1955, đội quân viễn chinh Pháp cuối cùng

đã rút khỏi đảo Cát Bà, miền Bắc Việt nam đã hoàn toàn giải phóng, sạch bóng quân thù

Ở miền Nam, Mỹ đã hất cẳng Pháp, xâm chiếm miền Nam Âm mưu cơ bản của chúng là đè bẹp phong trào cách mạng của nhân dân ta, thôn tính miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới.

Trong thời kỳ đầu, mục tiêu của chúng là áp đặt chế độ thực dân mới ở miền Nam, tiêu diệt lực lượng cách mạng và gấp rút chuẩn bị tấn công miền Bắc Những hành động của Mỹ thể hiện ở việc chúng xây dựng bộ máy ngụy quyền Ngô Đình Diệm; việc xây dựng quân đội ngụy với lực lượng hơn nửa triệu (có 20 vạn quân chính qui); tuyên truyền, mạo danh là “Cách mạng quốc gia”, nêu chiêu bài “Đả thực”; ráo riết thực hiện quốc sách “Tố cộng diệt cộng”, lập “Ấp chiến lược”… tất cả đều nhằm mục đích bắt bớ, trả thù tất cả những người yêu nước cũ và đàn áp, dập tắt phong trào cách mạng miền Nam.

Tình hình hai bên ta và địch lúc này có sự biến động lớn

- Ta: Có ưu thế về chính trị và quần chúng nhân dân đông đảo, nhưng không còn lực lượng vũ trang và không có chính quyền

- Địch: Có đầy đủ sức mạnh về kinh tế, quân sự, có trong tay bộ máy Ngụy quyền

đồ sộ

Hoàn cảnh lúc này đặt trách nhiệm lịch sử lên vai Đảng cộng sản Việt Nam - đội quân tiên phong của nhân dân Việt Nam là tìm ra đáp số cho bài toán về “con đường giải phóng miền Nam và con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong thời kỳ

Mỹ thay chân Pháp thống trị miền Nam”

II Giai đoạn 1961-1965: Đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt ” của

đế quốc Mỹ

Từ giữa năm 1961, Mỹ-Diệm đã tiến hành cuộc “chiến tranh đặc biệt” Đó là cuộc chiến tranh “dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam”, kết hợp những thủ đoạn chiến tranh xâm lược tàn bạo của đế quốc có vũ khí và trang bị kỹ thuật hiện đại với những biện pháp khủng bố, đàn áp dã man Lực lượng chủ yếu của Mỹ-ngụy trong chiến

tranh đặc biệt là quân đội của ngụy quyền tay sai do Mỹ tổ chức, trang bị, huấn luyện và chỉ huy Tiến hành cuộc “chiến tranh đặc biệt”, ngoài mục đích xâm lược miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ còn âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành nơi thí nghiệm cuộc chiến tranh đó để rút kinh nghiệm đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, đe doạ các nước mới giành được độc lập, bắt các nước đó phải chấp nhận chính sách thực dân mới

Để tiến hành“chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ đề ra kế hoạch Xtalây-Taylo với 3 biện pháp chiến lược:

Trang 3

1- Tăng cường xây dựng lực lượng quân ngụy, dùng lực lượng quân ngụy mạnh do

cố vấn Mỹ chỉ huy, được một số đơn vị quân Mỹ yểm trợ, áp dụng chiến thuật cơ động bằng máy bay lên thẳng và xe thiết giáp nhanh chóng đập tan lực lượng cách mạng lúc còn đang nhỏ, yếu

2- Giữ vững thành thị, xây dựng bộ máy kìm kẹp ngụy quyền thật mạnh để ngăn chặn phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, khống chế, dập tắt các cuộc đấu tranh cách mạng ở nông thôn, bình định đồng bằng, lập ấp chiến lược

3- Ra sức phong toả biên giới, kiểm soát ven biển, cắt đứt sự chi viện từ miền Bắc,

cô lập cách mạng miền Nam

Thực hiện kế hoạch này, đế quốc Mỹ hy vọng chuyển sang thế tiến công để giành lại thế chủ động hòng “bình định” xong miền Nam trong vòng 18 tháng

Ngày 18-2-1962, Mỹ lập Bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam MACV (Military Assistance Command in Vietnam) do đại tướng P.D Hackin đứng đầu để trực tiếp chỉ huy cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam Việt Nam Cuối năm 1962, quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã lên tới 11.300 tên, gồm 13 đại đội máy bay trực thăng, 5 đại đội máy bay trinh sát, oanh tạc, vận tải, 4 phi đội phản lực chiến đấu với 257 máy bay các loại, 8 đại đội công binh, thông tin và 1 đơn vị thuộc lực lượng đặc biệt, thực chất là quân chiến đấu Mỹ với nhiều xe thiết giáp Số tàu, xuồng chiến đấu của Mỹ-ngụy tham gia các cuộc hành quân càn quét gồm 331 chiếc

Để tăng cường quân ngụy, Mỹ đã tăng viện trợ quân sự lên gấp bội, từ 321,7 triệu USD (trong đó có 80 triệu USD vũ khí) cho tài khoá năm 1961-1962, đến tài khoá

1962-1963 đã lên tới 675 triệu USD (có 100 triệu USD vũ khí) Vì thế quân ngụy đã tăng nhanh, từ 16 vạn quân chính quy năm 1960 lên 20 vạn quân trong năm 1961 và 36,2 vạn quân trong năm 1962 Quân số lực lượng bảo an từ 70.000 tên năm 1960 lên 174.500 tên năm 1962 Lực lượng dân vệ gồm 128 đại đội và hơn 1.000 trung đội, 2.000 tiểu đội làm lực lượng chiếm đóng, kìm kẹp nhân dân ở ấp, xã

Mỹ-Ngụy coi bình định, dồn dân, lập ấp chiến lược là chiến lược then chốt để bình định phong trào cách mạng miền Nam, là “xương sống” của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, là biện pháp chủ yếu để tiến hành cuộc chiến tranh tổng lực, trong đó hành quân càn quét, đánh phá, triệt hạ làng mạc, dồn dân, chiếm đóng, khống chế quần chúng là chính Từ tháng 8-1962, Ngô Đình Diệm cho công bố: “kế hoạch lập ấp chiến lược toàn quốc”, lập ấp chiến lược được nâng lên thành “quốc sách”, với ý đồ đến hết năm 1962 tập trung được 10 triệu dân ở nông thôn vào 1.600 - 1 700 ấp chiến lược (Với phương châm

“tát nước bắt cá”, coi dân là nước, Đảng viên là cá, tát sạch nước sẽ bắt được cá)

Về triển khai, cuộc chiến dự định chia làm 3 bước:

- Bước 1: Trong 18 tháng dồn toàn bộ 16.000 dân vào ấp chiến lược – Cơ bản bình định miền Nam – Gây gián điệp ở miền Bắc

- Bước 2: Khôi phục nền kinh tế miền Nam trong năm 1963 – Hoàn tất việc tăng cường lực lượng quân Ngụy – Tiến hành gây rối, pha hoại miền Bắc

Trang 4

- Bước 3: Tập trung phát triển kinh tế miền Nam – Tấn công miền Bắc.

Mô hình Ấp Chiến Lược dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm

Trang 5

Năm 1961, khi bắt đầu thí điểm lập ấp chiến lược ở miền Nam, Mỹ-nguỵ đã mở 1.253 cuộc hành quân càn quét từ cấp tiểu đoàn trở lên, tăng hơn năm 1960 gấp 4 lần Năm 1962 chúng tổ chức 2.577 cuộc hành quân, trong đó có trên 200 cuộc hành quân bằng “trực thăng vận” Đầu tháng 1-1962, đế quốc Mỹ bắt đầu thủ đoạn hết sức dã man là rải chất độc hoá học vào các vùng căn cứ

Với tất cả những cố gắng trên, địch thu được một số kết quả, nhất là trên mặt trận“bình định”, gom dân, lập ấp chiến lược, gây cho cách mạng miền Nam những khó khăn, tổn thất

Tuy nhiên, sau 1 năm rưỡi thực hiện kế hoạch Xtalây-Taylo vẫn không cứu vãn được tình thế nguy ngập của ngụy quân, ngụy quyền, Mỹ cho rằng nguyên nhân chính của tình hình đó là do bọn tay sai Ngô Đình Diệm bất tài, bất lực Chúng chuẩn bị “thay ngựa giữa dòng” Mâu thuẫn giữa Mỹ và tay sai trở nên gay gắt Trong nội bộ ngụy quyền, ngụy quân, mâu thuẫn cũng không thể dàn xếp được Tháng 11-1963, đế quốc Mỹ làm đảo chính, lật đổ Ngô Đình Diệm, đưa Dương Văn Minh rồi Nguyễn Khánh lên thay Nhưng bọn tay sai mới tiếp tục đấu đá nhau và không chống đỡ nổi cuộc tiến công nổi dậy ngày càng mạnh mẽ của quân và dân miền Nam

Từ tháng 3-1964, đế quốc Mỹ thực hiện kế hoạch mới, kế hoạch Giônxơn - Mắc Namara, nhằm bình định miền Nam trong vòng 2 năm (1964-1965) Chúng lập ra bộ chỉ

huy liên hợp Việt-Mỹ, tăng thêm 6.000 cố vấn và lính chiến đấu Mỹ, đưa số quân Mỹ ở miền Nam lên 2 vạn tên vào cuối năm 1964

Âm mưu mới của Mỹ đã vấp phải sức phản kháng vô cùng mãnh liệt của các tầng lớp nhân dân cả nước, trực tiếp là nhân dân miền Nam Phong trào chống Mỹ-Khánh từ Huế, Sài Gòn lan ra các thành phố và thị xã toàn miền Nam Ngày 20-8-1964, 20 vạn đồng bào Sài Gòn bao vây “Dinh Độc lập”, đòi Nguyễn Khánh từ chức Ngày 24-8-1964,

3 vạn đồng bào thành phố Đà Nẵng tuần hành kết hợp với bãi chợ, bãi khoá Ngày

20-9-1964, hơn 10 vạn công nhân Sài Gòn-Gia Định bãi công và tuần hành phản đối chế độ độc tài quân sự Mỹ-Khánh, v.v

Phong trào đấu tranh sôi sục của nhân dân miền Nam đã đẩy nhanh cuộc khủng hoảng trong nguỵ quyền Sài Gòn Chỉ trong vòng 1 năm rưỡi, từ tháng 11-1963 đến tháng 6-1965, đã xảy ra 14 cuộc đảo chính và phản đảo chính giữa bọn tay sai Mỹ Nhân dân thành phố Sài Gòn và nhiều thành phố khác đã tạo điều kiện cho các lực lượng vũ trang giải phóng tổ chức nhiều trận đánh rất táo bạo, có hiệu suất cao, nhằm thẳng vào bọn chỉ huy Mỹ và các lực lượng kỹ thuật của chúng ở sào huyệt: Trận tiến công Toà đại sứ Mỹ diệt 217 tên; trận tập kích rạp chiếu bóng Kinh Đô diệt 150 tên Mỹ; trận đánh đắm tàu chở máy bay Cađơ 15 nghìn tấn ở cảng Sài Gòn; trận đánh tàu chở xăng của Mỹ trên sông Nhà Bè thiêu huỷ 70 vạn lít xăng; trận đánh sập khách sạn Caraven (Sài Gòn) giết

và làm bị thương gần 100 quân Mỹ; trận đánh mìn vào Khách sạn Brinh (Sài Gòn) khiến

68 tên chết và bị thương; trận bắn súng cối vào sân bay Biên Hoà phá huỷ và làm hỏng

13 máy bay; trận tiến công sân bay Plâycu diệt 359 tên Mỹ và 42 máy bay; trận đánh sân bay Đà Nẵng, diệt 139 tên Mỹ và phá huỷ 47 máy bay, v.v

Trang 6

Từ ngày 1 đến ngày 8-11-1964, tại một địa điểm thuộc vùng giải phóng Tây Ninh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ II, nhằm động viên nhân dân miền Nam dốc toàn lực, thực hiện đến cùng cuộc kháng chiến toàn diện và trường kỳ chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai bán nước, tiến lên giành thắng lợi

to lớn hơn nữa trong thời gian trước mắt Đại hội kêu gọi mọi người Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, đảng phái, giai cấp, tầng lớp xã hội, trong và ngoài nước đoàn kết chặt chẽ dưới lá cờ cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kiên cường chiến đấu vì độc lập, tự do của cả nước Đại hội đã nhất trí bầu lại Luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch

ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam

Tháng 12-1964, quân và dân miền Nam giành thắng lợi lớn trong trận Bình Giã (Bà Rịa) đây là trận đầu tiên quân chủ lực giải phóng chủ động tiến công quân chủ lực ngụy trong 6 ngày đêm, diệt gọn 2 tiểu đoàn cơ động và 1 chi đoàn xe bọc thép M.113 của địch, bắn rơi, bắn hỏng 37 máy bay

Sau chiến thắng Bình Giã, quân giải phóng tiếp tục tiêu diệt nhiều tiểu đoàn quân chủ lực nguỵ trong các trận An Lão, Đèo Nhông, Plâycu, Đồng Xoài, Ba Gia Tính chung trong 6 tháng đầu năm 1965, quân và dân miền Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu 90 nghìn tên địch, trong đó có 3 nghìn tên xâm lược Mỹ

Thắng lợi của quân và dân miền Nam và thất bại của địch đã làm thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trường theo hướng có lợi cho quân và dân miền Nam Lực lượng vũ trang giải phóng với ba thứ quân đã lớn mạnh vượt bậc Vùng giải phóng đã mở rộng, chiếm phần lớn lãnh thổ miền Nam, trở thành hậu phương trực tiếp và vững chắc của cách mạng miền Nam Trong vùng giải phóng, quyền làm chủ thuộc về nhân dân, trật tự

xã hội mới xuất hiện, ruộng đất của bọn Việt gian bị tịch thu và chia cho nông dân thiếu ruộng Trong khi đó, về phía địch, chỗ dựa chủ yếu của “chiến tranh đặc biệt“ là nguỵ quân, nguỵ quyền; hệ thống “ấp chiến lược” và thành thị đều bị lung lay tận gốc Quân ngụy đứng trước nguy cơ tan vỡ Hầu hết các lực lượng vũ trang địa phương của địch bị tan rã, chủ lực ngụy không chống đỡ nổi những quả đấm của chủ lực quân giải phóng Hệ thống “ấp chiến lược” bị sụp đổ đến 4/5, các tầng lớp trung gian ngày càng ngả về xu hướng chống Mỹ, ủng hộ hoà bình, trung lập

Thấy rõ nguy cơ sụp đổ của ngụy quân, ngụy quyền và sự thất bại hoàn toàn của“chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, đế quốc Mỹ đã đưa lực lượng chiến đấu của Mỹ trực tiếp tiến hành“chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, đồng thời mở cuộc chiến tranh phá hoại, chủ yếu bằng không quân đối với miền Bắc hòng cứu vãn tình thế

III Giai đoạn 1965-1968: Chuyển hướng xây dựng miền Bắc - Đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ

Bị thất bại trong chiến lược chiến tranh đặc biệt, tổng thống Mỹ Gionson ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam với qui mô ngày càng lớn, đồng thời lôi kéo các nước chư hầu nhảy vào cuộc nhằm cứu nguy cho ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn đang trên đà sụp đổ Cuối năm 1964, lực lượng lính Mỹ ở miền Nam là 18.000 thì đến cuối năm 1965 con số đó đã là 180.000, chưa kể 20.000 lính của quân đội các nước chư hầu “Chiến

Trang 7

tranh cục bộ” là một trong ba hình thức chiến tranh phù hợp với chiến lược toàn cầu

“phản ứng linh hoạt”, là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ở mức độ cao hơn chiến tranh đặc biệt

Mục đích của chiến lược này là:

- Tạo ra ưu thế nhanh chóng về thế và lực quân sự để đánh gãy xương sống của Việt cộng Chúng muốn giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta về thế phòng ngự, buộc ta phân tán ra làm cho cách mạng tàn lụi dần.

- Chuyển từ phương châm “Tát nước bắt cá” sang “Tìm diệt” tức là không cần phải dồn “cá” vào một chỗ mà tìm được là diệt luôn Rõ ràng đó là một phương châm cực kỳ nguy hiểm cho cách mạng của chúng ta Bên cạnh đó, chúng cũng ra sức mở rộng, củng cố vùng chiếm đóng, kết hợp các hoạt động càn quét với các hoạt động chính trị, xã hội lừa bịp, tung tiền, đổ của nhiều hơn nhằm “tranh thủ trái tim dân” với cách mạng Thực chất là giành lại dân, bắt họ trở lại ách kìm kẹp Mỹ-Ngụy Với hai gọng kìm

là “Tìm diệt” và “Bình định”, Mỹ tin tưởng rằng sẽ nhanh chóng vô hiệu hoa phong trào cách mạng của quân và dân miền Nam.

Trong khi đó, Mỹ cũng ra sức mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc với

ý đồ làm sập căn cứ quốc phòng, ngăn sự chi viện của nhân dân miền Bắc cho chiến trường miền Nam Đây cũng là một bộ phận của chiến lược chiến tranh cục bộ

IV Giai đoạn 1969-1975: Nhân dân ta từng bước làm phá sản chiến lược

“Việt Nam hóa chiến tranh” – Hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sau thất bại nặng nề của chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam VN, nước

Mỹ lâm vào cuộc khủng hoảng nặng nề cả về tinh thần và chính trị Tình hình đòi hỏi giai cấp thống trị ở Mỹ phải điều chỉnh chiến lược để tiếp tục thực hiện âm mưu bá chủ thế giới Năm 1969, Nickson lên làm Tổng thống thay Gionson, đưa ra cái gọi là “Học thuyết Nickson” nhằm áp dụng vào miền Nam VN, bao gồm ba nguyên tắc: Tập thể tham gia – Sức mạnh Mỹ – Sẵn sàng thương lượng Vận dụng Học thuyết Nickson, gọi là chiến lược

VN hóa chiến tranh, phía Mỹ đã rút hết lính viễn chinh Mỹ để lại cho Ngụy quyền Sài Gòn tiếp quản toàn bộ miền Nam Việt Nam Cùng với hành động đó, Mỹ cũng đưa ra một loạt các biện pháp để cho Ngụy mạnh lên Hành động này của Mỹ thực chất là sự thay đổi màu da trên xác chết Không có bất kỳ sự thương vong nào từ phía Mỹ, chỉ có người Việt Nam đánh người Việt Nam Tuy nhiên bản thân chiến lược này của Mỹ nó vốn đã chứa đựng nhiều mâu thuẫn, nên sự thất bại của Mỹ trong cuộc chiến lần này cũng đã được dự báo trước Mâu thuẫn ở đây trước hết là giữa Mỹ và quân đội Ngụy: Mỹ muốn rút quân càng nhanh càng tốt, nhưng nếu thế chính quyền Ngụy vốn non yếu nay càng như ngọn đèn dầu trước gió, sẽ sập bất cứ lúc nào; nhưng nếu như Mỹ không rút quân nhanh thì vấp phải sự phản đối của nhân dân Mỹ, họ không hề muốn người thân của mình

ở lại lâu trên chiến trường Đó chính là mâu thuẫn thứ hai Thứ ba, bản thân nội bộ nước

Mỹ vốn có nhiều Đảng phái khác nhau, có Đảng ủng hộ cuộc chiến nhưng cũng có không

Trang 8

ít người phản đối… Nói tóm lại là có rất nhiều mâu thuẫn mà Mỹ khó có thể khắc phục được - đó chính là chỗ yếu của Mỹ mà Đảng ta cần khai thác

Cảm nghĩ về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ

“ Phát động một cuộc chiến tranh xâm lược không chỉ là một tội ác mang tính quốc tế mà là một tội ác mang tính quốc tế tột cùng Tội ác đó chỉ khác với các tội ác chiến tranh khác ở chỗ bản thân nó chứa đựng toàn bộ những cái ác được tích tụ lại” Đó chính là phán quyết của Tòa án Quân sự Quốc Tế Nuremberg về bản chất của một cuộc chiến tranh xâm lược, cụ thể là tội ác tột cùng mà đế quốc Mỹ đã gieo rắc cho đất nước Việt Nam

Chính quyền Mỹ xoa dịu người dân của họ rằng : dân tộc Việt Nam sẽ được

giải phóng, lập lại hòa bình Không! Không có bất cứ một cuộc chiến tranh nào chính nghĩa ở đây cả Tất cả chỉ để thõa mãn máu của con người đế quốc Tất cả chỉ là tội ác, tội ác đó dày vò người Việt Nam suốt 30 năm chiến tranh, gieo rắc những nỗi đau kinh hoàng bằng chất độc hóa học và bom mìn chưa nổ sau cuộc chiến, cướp đi hạnh phúc gia đình mà người Việt Nam đáng được hưởng

Trong chiến tranh

Đó là những tháng ngày đáng quên của lịch sử Việt Nam Nhưng làm sao mà quên được khi những tàn tích của nó hằng rõ lên những con người Việt Nam sau cuộc chiến Tai tôi không nghe thấy tiếng bom mìn, tiếng gào la thảm thiết, tiếng khóc của lũ trẻ con trong những cuộc thảm sát “tìm diệt” nhưng đôi mắt này, đôi mắt này thấy rất rõ những gì

đã diễn ra trong chiến tranh được ghi hình lại Ngay lúc này, qua hình ảnh, cơ thể lành lặn của tôi cảm giác rõ mồn một nỗi đau của những người vô tội, thì thử tưởng tượng, mấy mươi năm trước, với chính họ, nỗi đau ấy quằn quại đến mức nào, khi họ phải trải qua từng giây từng phút trong tay của “tội ác” Đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa

“Lính Mỹ cột người bị bắt sau xe tăng và kéo lê cho đến chết” hay “Đếm xác, một phương thức báo cáo thành tích của quân đội Mỹ”, tàn nhẫn hơn là “Lính Mỹ chặt đầu những người yêu nước và chụp ảnh lưu niệm”

Trang 9

Lính Mỹ chặt đầu những người yêu nước và chụp ảnh lưu niệm

Đó là những hình ảnh tôi đã thấy Máy chém, côn đảo, chuồng cọp, những thứ cực hình dã man, tất cả là những thứ đáng sợ mà nhân dân tôi phải quên đi, là tội ác hiện hữu mà các anh mang đến cho dân tộc tôi

Hình ảnh máy chém đầu các tử tù của đế quốc Mỹ

Vậy làm sao mà tôi có thể tin được, rằng anh “giải phóng” đất nước tôi? “Phần đông họ là đàn bà và trẻ nhỏ Tưởng chừng như họ đang cố gắng vùng dậy chạy đi nơi khác”, một bức ảnh ghi lại như thế Đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa Vượt nửa vòng Trái Đất, anh đến với đất nước tôi để thực hiện “một cuộc chiến xa xôi” nhằm thỏa mãn máu đế quốc trong người anh, anh tàn sát dân tôi bằng những cuộc “leo thang” để rồi phải “sa lầy” trước tinh thần yêu nước và sức mạnh đoàn kết của dân tộc tôi Được gì

Trang 10

chứ ? Khi mà “những người cuối cùng” của dân tộc anh rút khỏi nước tôi, tất cả chỉ còn

là hoang tàn và nỗi đau Đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa

Sau chiến tranh

Tôi phải chứng kiến người dân nước tôi sinh ra trong tật nguyền vì chất độc hóa học của anh Những thứ anh gieo rắc trên đất nước tôi kéo dài đến bao giờ ? Những đứa trẻ vô tội sinh ra phải mang trên người những dị tật như thế này suốt một đời ? Hay trên dòng đời bương chảy ngược xuôi, chúng tôi lại là nạn nhân bom mìn chưa nổ của anh ? Chúng tôi đã mất mát quá nhiều Chính đế quốc Mỹ đã cướp đi những thứ mà nhân dân Việt Nam tôi đáng được hưởng : tự do, ấm no, hạnh phúc, và sự sống Đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa Tôi đã thấy và sẽ không bao giờ quên: cặp song sinh dính nhau Việt – Đức do ảnh hưởng chất độc hóa học tại Tây Nguyên 3 tuổi Vì dính nhau nên khi Việt muốn bật dậy nhìn về phía trước thì Đức phải nằm xuống Tại sao hai đứa trẻ lại không có cơ hội nhìn về một hướng, tại sao tương lai chúng lại là một màu tối om thế này

? Đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa

Anh em sinh đôi Việt – Đức khi chưa phẫu thuật

Mọi lời giải thích của nước Mỹ với thế giới, với người dân của họ đều vô nghĩa khi mà mọi người có cơ hội đứng trước những hình ảnh lịch sử này Đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa Đây là tội ác!

Mỹ là một cường quốc mạnh nhất thế giới, mạnh về kỹ thuật và vũ khí, nhưng kém về đạo đức, tâm linh Cho nên chính sách của Mỹ, chính quyền Mỹ, bị ảnh hưởng nhiều của Thánh Kinh Ki Tô Giáo, với tâm cảnh của dân Chúa, điển hình là Bush con, nên tự cho mình quyền tự tung tự tác trên chính trường quốc tế Mỹ có một thành tích khủng khiếp về nhân quyền Nhưng Mỹ vẫn tự cho mình cái quyền phán xét nhân quyền trên thế giới Nguyên nhân hai cuộc chiến ở Việt Nam, tiền và hậu Geneva, theo như nhận định của Daniel Ellsberg, là vì bản chất đế quốc dẫn đến cuộc xâm lăng của Mỹ:

Theo tinh thần Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lăng của Mỹ.

Ngày đăng: 01/05/2021, 19:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w