Vĩnh biệt GS-VS, anh hùng nông học Đào Thế Tuấn Tác giả: VŨ TRỌNG BÌNH Bài đã được xuất bản.: 19/01/2011 22:42 GMT+7 (VEF) - 11h 30 ngày 19 tháng một năm 2011, Giáo sư - Viện sĩ (GS-VS) Đào Thế Tuấn, nhà nghiên cứu đầu ngành về nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đã ra đi. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học của ông đã trở thành sách giáo khoa, cẩm nang của giới khoa học nông nghiệp nước nhà. GS-VS Đào Thế Tuấn sinh ngày 4/7/1931 tại TP. Huế, nguyên quán ở Khúc Thủy, Thanh Oai, Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). Ông là con trai cả của cụ Đào Duy Anh, một trong số ít nhân vật Việt Nam được ghi tên vào bộ từ điển Larousse với tư cách là một nhà bách khoa toàn thư của thời hiện đại. GS-VS là một trong 50 cán bộ đầu tiên được cử đi đào tạo về nông nghiệp và đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Liên xô cũ. Với hàng trăm công trình nghiên cứu liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, GS-VS Đào Thế Tuấn đã có nhữn đóng góp vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Ông rất thành công với nghiên cứu về sinh thái nông nghiệp, sinh lí cây lúa, và là người có công trong việc chuyển đổi mùa vụ sản xuất nông nghiệp những năm 70 và 80 của thế kỉ XX. Năm 1983, ông đã đưa Bộ môn Hệ thống nông nghiệp vào Việt Nam, hình thành một lĩnh vực nghiên cứu mới trong phát triển nông nghiệp bền vững, bao gồm hệ sinh thái và hệ thống kinh tế - xã hội ở các vùng khác nhau. GS-VS Đào Thế Tuấn luôn luôn tâm huyết, cống hết hết mình vì nền nông nghiệp và sự nghiệp phát triển nông thôn VN (ảnh TT&VH) Những năm cuối thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI, GS-VS Đào Thế Tuấn đã có nhiều công trình nghiên cứu về chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, phát triển nông thôn. Năm 2006, khi đã nghỉ hưu, GS-VS vẫn miệt mài cùng cộng sự tiến hành nghiên cứu chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững; xây dựng các mô hình để mô phỏng sự phát triển, đặt cơ sở cho việc phát triển phương pháp nghiên cứu mới và tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ giữa hộ nôngdânvà thị trường để giúp nôngdân giải quyết khó khăn lớn nhất cho sự phát triển kinh tế hộ. Ông có nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết vào đề án Tam nông do Bộ NN&PTNT triển khai. Trong cuộc đời mình, GS-VS Đào Thế Tuấn đã gửi đi đào tạo nước ngoài được một đội ngũ đông đảo các cán bộ nghiên cứu đầu ngành về hệ thống nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam. Nhiểu cán bộ đang giữ các trọng trách lãnh đạo các Viện nghiên cứu đầu ngành ở nước ta. Với những nỗ lực và đóng góp không mệt mỏi, GS-VS Đào Thế Tuấn đã được nhận Huân chương Công trạng nông nghiệp và Huân chương cành cọ Hàn lâm của Pháp (1991). Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Liên Xô (1985). Giải thưởng quốc tế René Dumont dành cho các nhà nông học các nước đang phát triển (2003). Tháng 9/2000, ông được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Tháng 7/2009, ông được Chính phủ Pháp trao tặng Huân chương Bắc đẩu bội tinh vì đã có những cống hiến trong nông nghiệp. Cuộc đời nghiên cứu khoa học của Giáo sư Viện sĩ Đào Thế Tuấn, là một tấm gương mẫu mực của một nhà khoa học chân chính, say mê nghiên cứu đến hơi thở cuối cùng. Tang lễ GS-VS Đào thế Tuấn sẽ được tổ chức tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5 Trần Thánh Tôn Hà Nội. Lễ viếng bắt đầu từ 11h30 đến 13h30 ngày 22/1/2011. Lễ truy điệu vào hồi 13h30 cùng ngày tại Nhà hóa thân hoàn vũ Văn Điển. Vị Giáo sư đáng kính vàmónnợnôngdân Tác giả: TS.LÊ ĐỨC THỊNH Bài đã được xuất bản.: 23/01/2011 06:00 GMT+7 (VEF) - Trên giường bệnh, sức yếu, câu nói không còn được lưu loát, Giáo sư Đào Thế Tuấn vẫn nhắc lại 7 vấn đề mà ông mới viết liên quan đến người nông dân. Với ông, đây là những trăn trở, là cái nợ mà ông chưa trả được đối với bà con. GS.Viện sĩ Đào Thế Tuấn - nhà khoa học chân chính, suốt đời lo lắng cho người nôngdân - đã đi xa. Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - báo VietNamNet trích đăng một số câu chuyện về ông qua lời kể của TS. Lê Đức Thịnh, Trưởng Bộ môn Thể chế nông thôn (Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp, nông thôn - IPSARD). Nôngdân là người thầy lớn nhất Thế hệ chúng tôi không phải là những học trò đầu tiên của GS.Viện sĩ Đào Thế Tuấn, nhưng là thế hệ học trò mà Giáo sư tuyển chọn trong giai đoạn đầu xây dựng và thành lập Bộ môn Hệ thống nông nghiệp thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp (cũ). May mắn nhất là đúng lúc cả nước thực hiện khoán 10, chia đất cho nông dân, lấy hộ nôngdân làm đơn vị sản xuất tự chủ. Căn dặn chúng tôi, giáo sư nói: "Những cán bộ của bộ môn này không thể làm nghiên cứu tốt nếu không hiểu được nông dân, suy nghĩ của họ, cách họ làm và những gì họ không mong muốn". Vì thế, khi chúng tôi rời ghế nhà trường chuyển về Bộ môn Hệ thống nông nghiệp làm việc, việc đầu tiên Giáo sư yêu cầu các cán bộ như chúng tôi là xuống thực tiễn, làm việc, sinh hoạt, ăn ở cùng bà con nông dân. Hai địa bàn huyện Nam Thanh, tỉnh Hải Hưng và huyện Chợ Đồn Bắc Kạn thời đó là những nơi Giáo sư gửi chúng tôi xuống làm việc. Một vài tháng chúng tôi mới về Hà Nội, nhưng không tháng nào Giáo sư không về địa phương để trao đổi, dạy bảo các học trò cũng tại nhà nông dân. Với ông, thực tiễn là trường học, nôngdân là người thầy dạy lớn nhất của những người làm công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Có nên khuyên nôngdân đẻ nhiều không? Thời những năm 1994-1998, Trường Viễn Đông bác cổ Hà Nội tổ chức nghiên cứu quy mô lớn về "Làng" ở Đồng bằng sông Hồng. Chương trình này quy tụ nhiều vị giáo sư, các nhà khoa học lớn trong và ngoài nước thuộc nhiều lĩnh vực: nông nghiệp, địa lí, xã hội học . cùng nhau nghiên cứu để xây dựngbức tranh tổng thể về làng xã Việt Nam thời hiện đại. GS. Đào Thế Tuấn tại một hội thảo về sản xuất gạo (ảnh báo Dân Việt) Thuyết trình trên những căn cứ khoa học đã được phân tích kỹ lưỡng, Giáo sư Đào Thế Tuấn kết luận "Mật độ dân số nông thôn là chỉ số đánh tính năng động, đa dạng của các hoạt động kinh tế nông dân. Những vùng đất đai khan hiếm, thu nhập nôngdân không những không thấp hơn các vùng khác mà còn cao hơn, thậm chí cao hơn nhiều". Một vị giáo sư khác tán vui, theo phép biện chứng, có thể hiểu ý anh Tuấn nói là chúng ta phải khuyên nôngdân đẻ nhiều lên, đúng không? Nhiều con thì giàu đúng không? Giáo sư Tuấn trả lời: "Tôi không nói thế, có điều chúng ta mải mê theo học thuyết Mác Lê nin, mà quên đi nhiều học thuyết khác, ví dụ lí luận của nữ tác giả người Thụy Điển Boserup, giải thích các điều kiện để có thể đa canh, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp. Theo học thuyết, dân số là động cơ để người ta phát triển đa dạng hóa các hoạt động sản xuất. Ở Việt Nam, nhất là ở Đồng bằng sông Hồng, muốn giúp nông dân, nâng cao thu nhập cho họ, không có cách nào khác là phải giúp họ mở rộng các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp, rút lao động ra khỏi nông nghiệp và đầu tư thâm canh các cây trồng cho giá trị kinh tế cao. Cách làm này là của các làng, các vùng đông dân số ở Đồng bằng sông Hồng". Thực tế nhũng năm qua cũng đã chứng minh tính đúng đắn của quan điểm này. Nôngdân luôn có cái lí của họ Đó là những bài học mà Giáo sư Đào Thế Tuấn, khi phụ trách Bộ môn hệ thống nông nghiệp, luôn căn dặn học trò. Theo ông, phát triển nông thôn không đơn giản là câu chuyện phát triển kinh tế nông thôn, song song đó là phát triển xã hội nông thôn. Không lâu trước khi mất, ông còn viết "Một thực tế là, nôngdân còn quá nghèo. Việc giải quyết giảm nghèo chưa gắn liền với phát triển kinh tế nông thôn nên chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo vẫn còn rất cao. Nôngdân là bộ phận công dân ít được hưởng phúc lợi xã hội, nhất là về giáo dục, y tế. Những vấn đề xã hội ở nông thôn chưa được giải quyết một cách cơ bản như: bảo hiểm thiệt hại do thiên tai và thị trường, bảo hiểm xã hội. Theo kinh nghiệm của các nước, không thể chỉ giải quyết các vấn đề xã hội của nông thôn bằng các biện pháp thị trường". Những trăn trở trước lúc đi xa Cách đây một tuần, khi bệnh của ông đã khá nặng phải nằm viện, chúng tôi vào thăm ông. Trên giường bệnh, sức yếu, câu nói không còn được lưu loát, Giáo sư vẫn nhắc lại 7 vấn đề mà ông mới viết liên quan đến người nông dân. Với ông, đây là những trăn trở, là cái nợ mà ông chưa trả đối với người nông dân. Bảy vấn đề đó là: 1) thu nhập của họ còn quá thấp, 2) giá đất nông nghiệp thấp (tài sản duy nhất của họ định giá quá thấp và không được bảo vệ; 3) ít được hưởng phúc lợi xã hội nhất so với càng tầng lớp khác nhất là về giáo dục, y tế; 4) sống trong điều kiện môi trường càng ngày càng ô nhiễm; 5) đã nghèo lại luôn bị nạn hàng giả, hàng kém chất lượng hoành hành; 6) thương mại không công bằng, người dân luôn bị ép giá; 7) cuối cùng là thiếu các phương tiện, công cụ để giảm, thoát nghèo, như cơ sở hạ tầng nông thôn còn yếu kém, khó tiếp cận vốn, lao động trẻ khỏe xa rời nông nghiệp. Đây cũng là 7 vấn đề lớn mà thế hệ hôm nay, ngày mai cần giải quyết để cuộc sống người nôngdân được bảo vệ, đỡ thiệt thòi và bớt nghèo. Còn rất nhiều kỷ niệm về vị Giáo sư đáng kính về tấm lòng của ông với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ý kiến : Có lẽ GS - VS mới rút ra 7 vấn đề về nôngdân chứ không biết 7 vấn đề đó đã được nêu ra cho những cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm nghiên cứu, chấp nhận và điều chỉnh được ít nhiều nào chưa ? Hay lại vẫn chỉ đang là món "nợ" vớinôngdân ? Rồi các vị kế cận với ông có ai dám bảo vệ ý kiến của Thầy hay không ? Có ai dám dự kiến đến khi nào thì được xem xét, điều chỉnh các chế độ, chính sách để nôngdân bớt khổ theo các quan điểm của GS - VS Tuấn hay chăng ? Hay cũng lại chỉ là tiếng kêu vô vọng từ ngàn đời nay của nôngdân ? Không biết GS Tạ Minh Sơn . có thể trả lời được ít nhiều gì đây không nhĩ ? Hay chúng tôi chờ nghe ai nói với đây ? Năm mới xin được chú ý lắng nghe. Trân trọng cảm ơn. (vef@vietnamnet.vn.) . Lễ truy điệu vào hồi 13h30 cùng ngày tại Nhà hóa thân hoàn vũ Văn Điển. Vị Giáo sư đáng kính và món nợ nông dân Tác giả: TS.LÊ ĐỨC THỊNH Bài đã được xuất. niệm về vị Giáo sư đáng kính về tấm lòng của ông với sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ý kiến : Có lẽ GS - VS mới rút ra 7 vấn đề về nông dân