Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
181,5 KB
Nội dung
PHÒNG GD& ĐT PHÙ CỪ TRƯỜNG THCS PHAN SÀO NAM ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT NĂM HỌC 2010-2011 Bộ môn : Ngữ Văn – Khối 9 (Thời gian làm bài 45 phút) Giáo viên ra đề : Nguyễn Đăng Khanh. A/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức -Tự đánh giá kết quả học tập, trình độ tiếp nhận và nắm vững các mặt kiến thức về truyện trung đại và năng lực diễn đạt. - Bước đầu hiểu một số đặc điểm về thể loại truyện chương hồi , tùy bút trung đại, truyện thơ Nôm và một số đóng góp lớn của truyện thơ trung đại vào sự phát triển của vhọc dtộc. - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của một số đoạn trích truyện thơ trung đại Việt Nam, tinh thần nhân văn , số phận và khát vọng hạnh phúc của con người, ước mơ về tự do , công lí, sự phê phán những thế lực hắc ám trong xã hội phong kiến, nghệ thuật tự sự. 2/ Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá, phân tích, so sánh và trình bày vấnđề dưới những hình thức khác nhau: trả lời câu hỏi, trắc nghiệm, bài viết ngắn. 3/ Thái độ : Nghiêm túc làm bài B/MA TRẬN Mức độ Nội dung Các mức độ nhận biết Tổng số Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL Tác giả, tác phẩm,năm sáng tác 3 1.5 1 2 4 3.5 Các biện pháp tu từ 1 0. 5 1 0,25 Năng lực cảm thụ /phân tích nhân vật 1 5 1 5 Dụng ý nghệ thuật qua nhân vật, 2 1 2 1 Tổng số 3 1.5 3 1.5 1 2 1 5 8 10 I/ Trắc nghiệm ( 3 điểm) Câu1 / Tác giả của văn bản Chuyện Người con gái Nam Xương là: A Nguyễn Du B Nguyễn Đình Chiểu C Nguyễn Dữ D Phạm Đình Hổ Câu2/ Truyện Kiều thuộc thể loại : A Truyện lịch sử B Truyện thơ lục bát C Truyện cổ tích D Truyện ngắn. Câu 3 / Trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều tác giả miêu tả Thuý Vân trước , Thuý Kiều sau vì: A/ Thuý Vân không phải là nhân vật chính. B/ Thuý Vân đẹp hơn Thuý Kiều. C/ Tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp của Thuý Kiều D/ Tác giả muốn đề cao vẻ đẹp của Thuý Vân. Câu 4 / Đặc điểm của thể Chí trong Hoàng Lê nhất thống Chí là : A/ Là một thể văn vừa có tính chất văn học , vừa có tính chất lịch sử. B/ Lời ban bố mệnh lệnh của vua chúa xuống thần dân. C/ Là một thể văn nghị luận cổ được vua chúa trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp mà mọi người cần biết. D/ Là một văn bản có chương , hồi. Câu 5 / Bộ mặt xấu xa nhất của bọn vua chúa phong kiến được thể hiện rõ nhất ở tác phẩm: A/ Chuyện cũ trong phủ chúa B/ Hoàng Lê nhất thống chí. C/ Chuyện Người con gái Nam Xương. D/ Truyện Kiều. Câu 6/Câu nói : “ Nhớ câu kiến nghĩa bất vi. Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” Có nghĩa là: A/ Chịu ơn người thì phải biết đền ơn người . B/ Làm ơn thì không cần được trả ơn. C/ Làm người thì phải có lòng bao dung nhân ái . D/ Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải người anh hùng. II/ Tự luận ( 7 điểm) Câu 1/ ( 2 điểm) Truyện Kiều là kiệt tác của nhà thơ nảo? Tác phẩm gồm bao nhiêu câu thơ lục bát? Lúc đầu truyện Kiều có tên gọi là gì? Câu 2 ( 5 điểm) Phân tích đoạn thơ . “ Buồn trông cửa bể chiều hôm Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”. D/ ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM. I/ Phần trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C B C A A D II/ PHẦN TỰ LUẬN Câu 1; Truyện Kiều là kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du. -Tác phẩm gồm 3254 câu thơ lục bát. -Lúc đầu truyện Kiều có tên gọi là Đoạn trường tân thanh. Câu 2: : - Tả cảnh ngụ tình: Buồn lo - Mỗi cặp câu -> một nỗi nhớ, nỗi buồn + “Thuyền . thấp thoáng . xa xa” -> thân phận bơ vơ nơi đất khách + “Cánh hoa trôi . biết là về đau” -> số phận chìm nổi, long đong vô định + Khắc họa hình ảnh “Chân mây mặt đất” -> xanh xanh, rầu rầu, tê tái, héo úa, mịt mờ -> nỗi đau tê tái + Tiếng gió, tiếng sóng kêu quanh “ghế ngồi” -> âm thanh dữ dội -> biểu tượng tai hoạ khủng khiếp sắp giáng xuống -> Kiều lo âu, kinh sợ hãi hùng. *Nghệ thuật: - Láy: + Cảnh xa - gần; màu sắc: đậm – nhạt; âm thanh: tĩnh - động -> Nỗi lo âu kinh sợ Kiều ngày 1 tăng - Điệp: “Buồn trông” -> điệp khúc của tâm trạng - Câu hỏi tu từ không trả lời -> sự bế tắc, tuyệt vọng TL: Với bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc; biện pháp điệp từ ngữ, cấu trúc câu; sử dụng các hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ… tác giả diễn tả được tâm trạng buồn đau và một số phận bơ vơ, lạc lõng, bị đe doạ của nàng Kiều. Tâm trạng Kiều buồn cô đơn, xót xa, lo âu, sợ hãi -> bế tắc, tuyệt vọng -----------------------Hết------------------- PHÒNG GD& ĐT PHÙ CỪ TRƯỜNG THCS PHAN SÀO NAM ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT NĂM HỌC 2010-2011 Bộ môn : Ngữ Văn – Khối 9 (Thời gian làm bài 45 phút) Giáo viên ra đề : Nguyễn Đăng Khanh. I/ Mục tiêu 1/ Kiến thức: Kiểm tra đánh giá việc nắm bắt những kiến thức về tiếng Việt đã học như : -Nhận biết và hiểu tác dụng của cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. -Biết chuyển đổi câu theo lối dẫn trực tiếp và gián tiếp. -Biết vận dụng các phương châm hội thoại vào thực tiễn giao tiếp. - Hiểu nghĩa , cách dùng từ Hán Việt. 2/ Kĩ năng: Kiểm tra kĩ năng nhận biết và khả năng vận dụng vào thực hành của h/s. 3/ Thái độ: Nghiêm túc làm bài. B/ MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Nội dung TN TL TN TL TN TL Phương châm hội thoại 1 0.25 1 0.25 Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp 2 0.75 1 4 3 4. 75 Nghĩa của từ 2 0.5 2 0.5 Từ Hán Việt 1 0.5 1 0.5 Tổng kết từ vựng 1 4 1 4 Tổng 3 1 3 1 1 4 1 4 8 10 C/ĐỀ BÀI I- Trắc nghiệm : (3 điểm) Khoanh tròn chỉ chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng Câu 1. (1 điểm) Điền các từ : thuật lại, nhắc lại vào câu sau : Dẫn trực tiếp, tức là . . . . . . . . . . . . . nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật ; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. Dẫn gián tiếp, tức là . . . . . . . . . . . . . . . lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp ; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. Câu 2( 0. 5 điểm) Bóng hồng nhác thấy nẻo xa Xuân lan thu cúc mặn mà cả hai Từ “Bóng hồng” trong câu thơ trên được sử dụng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ hay hoán dụ ? A. ẩn dụ B. Hoán dụ Câu 3 : (0,5 điểm) Câu thơ có từ “ngọn” được dùng với nghĩa chuyển là : A- Lá bàng đang đỏ ngọn cây. (Tố Hữu) B- Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu (Bằng Việt) Câu 4 (0,5điểm) Một bạn học sinh nói với thầy giáo như sau : - Thưa thầy ! Tuần này, lớp em có nhiều yếu điểm lắm ạ. Bạn học sinh đó dùng từ "yếu điểm" ở trường hợp này đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai Câu 5. (0,5 điểm) “Hỏi tên rằng : Mã Giám Sinh Hỏi quê rằng : huyện Lâm Thanh cũng gần” Lời nói của Mã Giám Sinh đã không tuân thủ các phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng B. Phương châm lịch sự C. Phương châm về chất D. Phương châm cách thức. II/ TỰ LUẬN ( 7 ĐIỂM) CÂU 1 ( 4 điểm) Chép lại 6 câu cuối đoạn trích cảnh ngày xuân trong truyện Kiều của Nguyễn Du và phân tích giá trị của các từ láy trong đoạn? Câu 2/( 3 điểm) Viết đoạn hội thoại trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp. Gạch chân các lời dẫn đó? D/ ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM. I/ Trắc nghiệm ( 3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 ý Nhắc lại- Thuật lại B A b B II/ Tự luận (7 điểm) Câu 1/ Chép đúng 1 điểm. - Chỉ ra và phân tích giá trị của các từ láy 3 Điểm Ở sáu câu thơ cuối là cảnh chị em Kiều du xuân trở về. Bên cạnh vẻ thanh thoát, dịu nhẹ của mùa xuân như ở những câu thơ trước, khung cảnh mùa xuân đến đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh lễ hội rộn ràng, nhộn nhịp: Tà tà bóng ngả về tây, Chị em thơ thẩn dan tay ra về. Bước lần theo ngọn tiểu khê, Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh. Nao nao dòng nước uốn quanh, Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang. - Khung cảnh toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết; - Các từ tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người. Dường như có cái gì đó đang mơ hồ xâm lấn, cảnh vật đã nhuốm sắc thái vương vấn, man mác của tâm trạng con người. - Đến những câu thơ cuối đoạn trích này, sự chuyển biến dù nhẹ nhàng của cảnh vật và tâm trạng con người cũng đủ tạo ra dự cảm về những sự việc sắp xảy ra. - Câu 2/ Viết đoạn văn: Nội dung với chủ đề tự chọn và hình thức đúng yêu cầu của một đoạn văn. (2 điểm) Đúng yêu cầu và Gạch chân; (1 điểm) ------Hết--------- PHÒNG GD& ĐT PHÙ CỪ TRƯỜNG THCS PHAN SÀO NAM ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT NĂM HỌC 2010-2011 Bộ môn : Ngữ Văn – Khối 9 (Thời gian làm bài 45 phút) Giáo viên ra đề : Nguyễn Đăng Khanh. A / MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1/ Kiến thức– Trên cơ sở ôn tập, nắm vững kiến thức về tác phẩm, nội dung, nghệ thuật , ý nghĩa nhan đề tác phẩm, …của các bài thơ, truyện hiện đại đã học (từ bài 10 đến bài 15) làm tốt yêu cầu của bài kiểm tra 1 tiết tại lớp. 2/ Kĩ năng– Qua bài kiểm tra, GV đánh giá được kết quả của HS về tri thức, kỹ năng,để có định hướng khắc phục những điểm còn yếu. 3/ Thái độ : Nghiêm túc làm bài . B /MA TRẬN Mức độ Nội dung Các mức độ nhận biết Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN T L TN TL T N TL Tác giả, tác phẩm, 1 0.5 1 0. 5 Phương thức biểu đạt, từ láy 2 1 2 1 Năng lực cảm thụ /phân tích nhân vật 1 2 1 5 2 7 Nội dung,Nghệ thuật , 3 1.5 3 1. 5 Tổng số 1 0.5 5 2.5 1 2 1 5 8 10 C / ĐỀ BÀI I. Phần trắc nghiệm (3 điểm) – Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất (mỗi câu 0,5 đ). Câu 1. Câu "bài thơ thể hiện hình tượng người lính cách mạng và tình đồng chí thiêng liêng của anh Bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp" là nhận định nội dung tác phẩm nào? A. Ánh trăng – Nguyễn Duy B. Đồng chí – Chính Hữu C. Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận D. Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật Câu 2 / Nhận định nào đúng nhất về hình ảnh người mẹ Tà Ôi trong bài thơ: "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" – Nguyễn Khoa Điềm? A. Người mẹ cần cù lao động, có tình yêu con mãnh liệt B. Người mẹ yêu con, mơ ước cho con khôn lớn trưởng thành. C. Người mẹ cần cù dũng cảm, có tình yêu con thắm thiết gắn bó hoà quyện trong tình yêu đất nước và khát vọng độc lập tự do. D. Người mẹ yêu con, quyết chiến đấu giành độc lập, tự do. Câu 3/ Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi (từ câu 3 đến câu 6) Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ Ôi kỳ lạ và thiêng liêng bếp lửa. (Bếp lửa – Bằng Việt) Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? A. Nỗi nhớ về bà B. Nỗi nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ C. Suy ngẫm về hình ảnh bà và bếp lửa D. Hồi tưởng về hình ảnh bà và bếp lửa Câu 4. Hình ảnh bếp lửa trong đoạn thơ trên có ý nghĩa gì? A. Biểu tượng cho cuộc sống bình dị, vất vả của bà, người phụ nữ trong gia đình B. Biểu tượng cho sự hy sinh của người phụ nữ trong gia đình C. Biểu tượng cho mái ấm gia đình D. Biểu tượng cho sự chăm chút tấm lòng yêu thương, chia sẻ của người bà Câu 5/ Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ là gì? A. Miêu tả kết hợp với biểu cảm B. Tự sự kết hợp với miêu tả C. Tự sự kết hợp với bình luận D. Biểu cảm kết hợp với bình luận Câu 6/. Từ nào sau đây không phải là từ láy? A. Tâm tình C. Lận đận B. Ấp iu D. Thiêng liêng II. Tự luận (7 điểm): Câu 1. (5điểm) Trong truyện ngắn "Làng", nhà văn Kim Lân đã thể hiện tinh tế và sinh động diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Em hãy phân tích và chứng minh. Câu 2 ( 2 điểm) Viết một đoạn văn ngắn ( Khoảng 5 đến 7 dòng ) giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. D / ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. Phần trắc nghiệm: đánh dấu vào đề mỗi câu 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B C C D C A II. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1 ( 5 điểm) Nội dung: (5 điểm) * MB: (0,5 điểm) – giới thiệu được tác giả, tác phẩm, nhân vật ông Hai – Nêu được nhận định cần chứng minh: Kim Lân đã thể hiện một cách sâu sắc, tinh tế diễn biến tâm trạng ông Hai khi nghe làng Chợ Dầu theo giặc. * TB (4 điểm): – phân tích tâm trạng (3,5 điểm) + Nêu được hình ảnh ông Hai nghe tin làng đang náo nức phấn khởi 0,5đ + Đón nhận tin dữ với thái độ bàng hoàng, sửng sốt (0,5 đ) + Tâm lý nhục nhã, tủi khổ . thành nỗi ám ảnh sợ hãi lo lắng . bị đẩy vào tình thế bế tắc tuyệt vọng trước sự lựa chọn đau đớn (0,5đ) + Cuộc trò chuyện với đứa con nhỏ cho vơi đi nỗi bế tắc + Tình yêu sâu nặng với làng và thủy chung với cách mạng của ông Hai (0,5đ) + Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai, của người nông dân trong kháng chiến (0,5 đ) 3. KB: (0,5đ): khẳng định thành công của Kim Lân trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, nét mới trong tình cảm của người nông dân trong kháng chiến so với giai đoạn trước, cảm nghĩ bản thân. Hình thức: – bố cục rõ đủ, diễn đạt lưu loát, ít sai lỗi chính tả. Câu 2. ( 2 điểm ) Học sinh cần nêu được một số ý sau: * Về kiến thức: nhan đề “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật thể hiện : - Nhan đề bài thơ dài như một câu văn xuôi với hình ảnh những chiếc xe không kính rất độc đáo, mới lạ. Nó lạ trong đời thường song không hề lạ trong cuộc chiến tranh ác liệt. ( 0,75 đ ) - Thông hình ảnh những chiếc xe không kính là vẻ đẹp người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trẻ trung, sôi nổi, lạc quan, dũng cảm và can trường. ( 0,75 đ ). * Về diễn đạt: Văn viết trong sáng, rõ ràng, không sai các loại lỗi. ( 0, 50 đ ) ------Hết----------- PHÒNG GD& ĐT PHÙ CỪ TRƯỜNG THCS PHAN SÀO NAM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010-2011 Bộ môn : Ngữ Văn – Khối 9 (Thời gian làm bài 90 phút) Giáo viên ra đề : Nguyễn Đăng Khanh. A/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức : Kiểm tra đánh giá năng lực nhận thức kiến thức tổng hợp của học sinh ở cả 3 phân môn như Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn… 2/ Kĩ năng : Kiểm tra kĩ năng nhận biết những kiến thức của tác phẩm như : tác giả, năm sáng tác, các biện pháp nghệ thuật, từ loại, kĩ năng vận dụng của học sinh khi viết đoạn cũng như khi tạo lập văn bản. 3/ Thái độ: Nghiêm túc làm bài. B/ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Mức độ Nội dung Các mức độ nhận biết Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL VănVăn Hiểu về nội dung 4 1 4 1 về tác giả 1 0,25 1 0.25 về thể loại 1 0,25 1 0.25 Thời gian sáng tác 1 0,25 1 0.25 Hiểu về nghệ thuật 1 0,25 1 0.25 Tiếng việt Phương thức chuyển nghĩa 1 0,25 1 0.25 Từ Hán Việt 1 0,25 1 0.25 Từ cùng nghĩa 1 0,25 1 0.25 Tập làm văn Yếu tố nội tâm nhân vật 1 0,25 1 0.25 Tạo đoạn văn thuyết minh 1 2 1 2 Tạo văn bản nghị luận văn học 1 5 1 5 Tổng 4 1 8 2 1 2 1 5 14 10 C/ ĐỀ BÀI I. Trắc nghiệm ( 3 điểm ) [...]... Tỏ ra hiểu đề, đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên Bố cục rõ ràng, 3 hoặc 4 diễn đạt và chữ viết đọc được, có chỗ văn viết chưa thật gọn, mắc không quá 5 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp Nắm cha chắc phơng pháp phân tích một đoạn thơ Bài làm có chép ở Điểm 2 một tài liệu nào đó một vài đoạn nhưng tỏ ra không hiểu Văn viết lủng củng, mắc trên 5 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp Lạc đề, không hiểu đề, sai lạc... Cả A, B đều đúng D Cả A, B đều sai 12 Văn bản trích từ truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng chủ yếu viết về điều gì ? A Tình cha con trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh B Tình đồng chí của những người cán bộ cách mạng C.Tình quân dân trong chiến tranh D Cả 3 ý trên đều đúng II Tự luận ( 7 điểm ) Câu 1 ( 2 điểm ) Viết một đoạn văn ngắn ( Khoảng 5 đến 7 dòng ) giải thích nhan đề truyện... Làng” của nhà văn Kim Lân D/ ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM I Trắc nghiệm (3,0 điểm) Thí sinh chép được 12 đáp án đúng, mỗi đáp án cho 0,25 điểm 1, D 2, C 3, B 4, A 5, B 6, A 7, D 8, B 9, B 10, A 11, C 12, A II Tự luận ( 7 điểm ) Câu 1 ( 2 điểm ) Học sinh cần nêu được một số ý sau: * Về kiến thức: nhan đề “Lặng lẽ Sa Pa” trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long thể hiện hai ý nghĩa: - Khi mới đọc nhan đề của tác phẩm,... độc đáo, ấn tựơng về nhan đề của truyện ngắn Trong không khí lặng lẽ của Sa Pa, ta bắt gặp có biết bao con người âm thầm, bình dị, say mê, lặng lẽ làm việc, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ( 1đ ) • Về diễn đạt: Văn viết trong sáng, rõ ràng, không sai các loại lỗi ( 0, 5đ ) Câu 2 ( 5 điểm ) 1 Về kỹ năng: Làm đúng kiểu bài nghị luận phân tích về nhân vật văn học - Bố cục rõ ràng đủ... ý nghĩ của nhân vật B Những cảm xúc của nhân vật C Những diễn biến tâm trạng của nhân vật D.Cả A, B, C đều đúng 8.Câu thơ sau đây sử dụng biện pháp tu từ gì ? “… Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim.” A Ẩn dụ B Hoán dụ C Nhân hóa D So sánh 9 Tác phẩm “ Làng” của nhà văn Kim Lân viết theo thể loại nào ? A Tiểu thuyết B Truyện ngắn C Hồi kí D Tùy bút 10.Từ “ đường” trong... Pháp B Thời kỳ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp C Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ D Thời sau mùa xuân năm 197 5 5 Từ “ đầu” trong câu thơ “ Đầu súng trăng treo” được dùng theo nghĩa nào ? A Nghĩa đen ( gốc ) B Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ C Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ D Cả A, B, C đều đúng 6.Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt ? A Quả tim B Vĩ đại C Hội họa D Nghệ thuật 7 Nhận định... 1 Về kỹ năng: Làm đúng kiểu bài nghị luận phân tích về nhân vật văn học - Bố cục rõ ràng đủ ba phần, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt - Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, không mắc các loại lỗi 2 Về kiến thức: Đề bài yêu cầu phân tích tình yêu làng, yêu nước của nhân vât ông Hai Học sinh có thể có cách phân tích khác nhau song cần đảm bảo những yêu cầu sau : * Trớc khi nghe tin làng theo giặc : - Khoe về sự... phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ C Tố cáo chiến tranh phi nghĩa D Ca ngợi phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp 2 Trong khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã dự báo cuộc đời nàng như thế nào ? A Ềm đềm, hạnh phúc, sung sướng B Hạnh phúc, hiển vinh C.Trắc trở, đau khổ D.Long đong, lận đận, đau khổ và mưu sinh 3 Tác giả bài thơ “ Bếp lửa” là ai ? A Huy Cận B Bằng Việt C Phạm Tiến Duật D Nguyễn Khoa . cùng nghĩa 1 0,25 1 0.25 Tập làm văn Yếu tố nội tâm nhân vật 1 0,25 1 0.25 Tạo đoạn văn thuyết minh 1 2 1 2 Tạo văn bản nghị luận văn học 1 5 1 5 Tổng 4. một tài liệu nào đó một vài đoạn nhưng tỏ ra không hiểu. Văn viết lủng củng, mắc trên 5 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. Điểm 1 Lạc đề, không hiểu đề,