PHÒNG GD& ĐT PHÙ CỪ TRƯỜNG THCS PHAN SÀO NAM ĐỀKIỂMTRA 45 PHÚT NĂM HỌC 2010-2011 Bộ môn : Tiếng Việt – Khối 7 (Thời gian làm bài 45 phút) Giáo viên ra đề : Nguyễn Đăng Khanh. A/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức. - Giúp HS củng cố và hệ thống hóa lại kiến thức về đại từ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, -Kiểm tra việc vận dụng các từ loại trong giao tiếp .… - Đánh giá việc ôn tập và nắm kiến thức của các em - Trên cơ sở đó bổ sung những thiếu sót và tồn tại của HS. 2. Kỹ năng- Luyện kĩ năng phát hiện các hiện tượng ngôn ngữ và sử dụng, tạo văn bản một cách thành thạo. 3. Thái độ.- HS có thái độ đúng đắn, tự giác khi làm bài B Ma trận Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL Đại từ,,, 1 0.5 1 0. 5 Từ láy-Từ Hán Việt 2 1 2 1 Từ đồng âm, Từ trái nghĩa 1 0. 5 1 3 1 4 3 7.5 nghĩa của từ ,Quan hệ từ. 1 0.5 1 0.5 2 1 Tổng 4 2.0 2 1 1 3 1 4 8 10 C. ĐỀ BÀI Phần trắc nghiệm (3 Đ) Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non , nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta. (Qua Đèo Ngang-Bà Huyện Thanh Quan) Khoanh tròn vào ý mà em cho là đúng.: Câu 1- Bài thơ có mấy từ láy: a. Một từ. b. Ba từ. c. Hai từ. d. Bốn từ. Câu 2-Từ “ta” trong cụm từ “ta với ta” là: a. Từ đồng âm. b. Không phải từ đồng âm. Câu 3-Từ “quốc quốc” , “ gia gia” trong bài thơ là từ được dùng với: a. Hai nghĩa. b. Một nghĩa. Câu 4-Từ “quốc” và từ “ gia” là: a. Từ thuần Việt. b. Từ Hán Việt. Câu5 -Bài thơ có mấy quan hệ từ: a. Một. b. Hai. c. Ba. d. Bốn. Câu 6-Từ “ta” trong bài thơ là: a. Danh từ. b. Tính từ. c. Động từ. d. Đại từ. II/Phần tự luận:(7 điểm) .Câu 1 ( 3 đ)Thế nào là từ trái nghĩa, cho ví dụ? Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì? .Câu 2( 4 đ)Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) nêu tình cảm của em với quê hương, trong đó có sử dụng từ trái nghĩa và đồng âm. (Gạch chân các từ trái nghĩa và đồng âm) Đáp án: Phần trắc nghiệm:3 điểm. Câu 1c, 2b, 3a, 4b, 5a, 6d. Phần tự luận: 7 điểm. Câu 1Phải trả lời được khái niệm từ trái nghĩa, cách sử dụng từ trái nghĩa(2 điểm) Lấy được ví dụ cụ thể. (1 điểm) Câu 2- Biết cách trình bày nội dung một đoạn văn có từ trái nghĩa và đồng âm.(3.5 điểm) -Hình thức đoạn văn (0.5 điểm) -Nếu đoạn văn chưa có 1 loại trái nghĩa hoặc đồng âm. . ------Hết----------- PHÒNG GD& ĐT PHÙ CỪ TRƯỜNG THCS PHAN SÀO NAM ĐỀKIỂMTRA 45 PHÚT NĂM HỌC 2010-2011 Bộ môn : Ngữ Văn – Khối 7 (Thời gian làm bài 45 phút) Giáo viên ra đề : Nguyễn Đăng Khanh. A/ MỤC TIÊU 1. Kiến thức. - Kiểmtra khả năng nắm bắt kiến thức ,kĩ năng diễn đạt văn bản đã học. - Đánh giá nhận thức của học sinh về phần văn học đã học. - Một lần nữa củng cố lại kiến thức đã học của học sinh. 2. Kỹ năng.Rèn kĩ năng chép thơ, cảm thụ văn bản. 3. Thái độ.- Giáo dục ý thức tự giác làm bài B/ MA TRẬN Mức độ Nội dung Các mức độ nhận biết Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL Văn bản nhật dụng 1 0.25 1 0.25 Văn học trung đại 1 0.2 5 1 1 1 3 1 4 4 8. 25 Ca dao 3 1.5 3 1.5 Tổng số 2 0.5 4 2.5 1 3 1 4 8 10 C/ ĐỀ BÀI I- Trắc nghiêm(3,0đ) Chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1 (0,25 điểm):) Nhân vật chính trong truyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê” – Khánh Hoài là A. Người mẹ B. Những con búp bê C. Cô giáo D. Hai anh em Câu 2: (0,25 điểm) Phép tu từ chính nào được sử dụng trong chùm ca dao than thân ? A:So sánh C:Liệt kê B: ẩn dụ, điệp ngữ D: Từ láy Câu 3: (0,25 điểm) Hai bài thơ “Qua Đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà” đều viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú . Đúng hay sai? A.Đúng. B.Sai. Câu 4: (0,25 điểm) Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình? A.Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm. B.Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh giàu sức cảm. C.Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ tình cảm cảm xúc. D.Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả. Câu 5 (1,0 điểm): Nối các nội dung A, B, sao cho phù hợp: (A) Tác giả (B) Tác phẩm 1.Nguyễn Trãi 5.Bạn đến chơi nhà 2.Nguyễn Khuyến 6.Phò giá về kinh 3.Trần Quang Khải 7.Bánh trôi nước 4.Hồ Xuân Hương 8.Bài ca Côn Sơn Câu 6 (1,0 điểm) : Cho các từ: “trữ tình dân gian”, “ lục bát”, “ dị bản”, “ truyền miệng” , hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. Ca dao là những sáng tác thuộc thể loại ………………………mang tính………………………………….nên thường có……………… . Thể thơ chính là………………………. II- Tự luận: (7 đ) 1. Nêu nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ:” Bạn đến chơi nhà”- Nguyễn Khuyến 2. Cảm nhận của em về câu cuối trong bài thơ:” Bạn đến chơi nhà”- Nguyễn Khuyến? So sánh với câu thơ cuối trong bài :Qua đèo Ngang”- Bà Huyện Thanh Quan. D /Đáp án - Biểu điểm I- Trắc nghiệm Câu 1: D Câu 2: B Câu 3: A Câu 4: C Câu 5: Mỗi phép nối đúng 0,25đ . 1-8; 2-5; 3-6; 4-7 Câu 6: Điền đúng mỗi từ 0,25đ. Ca dao là những sáng tác thuộc thể loại trữ tình dân gian mang tính truyền miệng nên thường có dị bản .Thể thơ chính là lục bát II- Tự luận 1. + Nội dung. (1,5đ) Tái hiện lại gia cảnh thiếu thốn đạm bạc khi tiếp khách của nhà thơ Ngợi ca tình bạn đẹp, gắn bó, không kiểu cách mà rất chân thật, bình dị. + Nghệ thuật. ( 1,5đ) - Từ ngữ bình dị đời thường. - Đaị từ nhân xưng - Thủ pháp đối, lối nói phóng đại đầy hóm hỉnh, thú vị, bất ngờ. - Khẳng định tình bạn thân thiết gắn bó vượt lên tất cả (1đ) - Tuy hai mà một tuy một mà hai - Sự giao hoà giao cảm của hai người bạn tri âm tri kỉ 2/ So sánh 2 câu cuối của 2 bài : (3đ) Giống: Cùng sử dụng đại từ: Ta Cùng sử dụng quan hệ từ: Với Cùng đặt cuối bài thơ Khác:Ta với ta trong bài : Bạn đến chơi nhà chỉ hai người bạn thân thiết Ta với ta trong bài : Qua đèo Ngang chỉ một mình tác giả, nỗi buồn,cô đơn ------Hết----------- PHÒNG GD& ĐT PHÙ CỪ TRƯỜNG THCS PHAN SÀO NAM ĐỀ KIỂMTRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010-2011 Bộ môn : Ngữ Văn – Khối 7 (Thời gian làm bài 90 phút) Giáo viên ra đề : Nguyễn Đăng Khanh. A/ Mục tiêu 1/ Kiến thức : -Kiểm tra đánh giá năng lực nhận thức kiến thức tổng hợp của học sinh ở cả 3 phân môn như Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn… 2/ Kĩ năng :Kiểm tra kĩ năng nhận biết những kiến thức của tác phẩm như : tác giả, năm sáng tác, các biện pháp nghệ thuật, từ loại, kĩ năng vận dụng của học sinh khi viết đoạn cũng như khi tạo lập văn bản biểu cảm. 3/ Thái độ: -Nghiêm túc làm bài. B / MA TRẬN Mức độ Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Tổng số TN TL TN TL TN TL Văn Học văn bản. Hiểu nghệ thuật 1 0.25 1 3 2 3.25 Hiểu nội dung 2 0.5 2 0.5 Phương thức biểu đạt 1 0.25 1 0.25 Ngôi kể 1 0.25 1 0.25 Tiếng Việt Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm 3 0. 75 3 0. 75 Biện pháp tu từ 1 0.25 1 0.25 Từ láy-từ HV 1 0.25 1 0.25 Làm Văn Bố cục văn bản 1 0.25 1 0.25 Biểu cảm 1 0.25 1 4 2 4.25 Tổng 6 1.5 1 3 4 1 2 0. 5 1 4 14 10 C/ ĐỀ BÀI I : Trắc nghiệm. Chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng. Câu 1. Văn bản Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng thuộc thể loại gì? A. Truyện ngắn. B. Tuỳ bút. C. Tiểu thuyết. D. Cả 3 đáp án đều sai. Câu 2. Văn bản trên chủ yếu biểu đạt bằng phương thức nào ? A. Miêu tả. B Biểu cảm. C. Tự sự. D Lập luận. Câu 3. Dòng nào sau đây thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả với mùa xuân? A. Tự nhiên như thế ai cũng chuộng mùa xuân. B. Mùa xuân của tôi - Mùa xuân Bắc Việt, Mùa xuân Hà Nội có mưa riêu riêu, gió lạnh lạnh… C. Mùa xuân thần thánh của tôi. D. Đẹp quá đi mùa xuân ơi - Mùa xuân của hà nội thân yêu, của bắc việt thương mến. Câu 4. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “thương mến” ? A. Kính trọng B. Yêu quý C. Gần gũi D. Nhớ thương Câu 5. Từ nào là từ trái nghĩa với từ ấm cúng A. Sum họp B. Đầm ấm C. Lạnh lẽo D. Lạnh giá Câu 6. Văn bản Mùa xuân của tôi ,người viết sử dụng đại từ ngôi thứ mấy/? A. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ nhất số ít D. Ngôi thứ nhất số nhiều Câu 7. Dòng nào sau đây không phải là Thành ngữ ? A. Nhà rách vách nát . B. Nhai kỹ no lâu cày sâu tốt lúa. C. Lanh chanh như hành không muối D. Ếch ngồi đáy giếng. Câu 8. Dòng nào diễn đạt chính xác nội dung định nghĩa ca dao ,dân ca? A. Đó là những tác phẩm truyền miệng. B. Đó là những bài thơ truyền từ đời này sang đời khác. C. Đó là những bài thơ, bài hát trữ tình dân gian. D. Đó là những bản nhạc do nhân dân sáng tác. Câu 9. Yếu tố nào quan trọng nhất trong bài văn biểu cảm ? A. Miêu tả B. Tự sự C. Cảm xúc D. Cả ba ý đều sai Câu 10. Phần nào quan trọng nhất trong bố cục văn bản ? A. Mở bài. B. Thân bài. C. Kết bài. D. Cả ba ý đều đúng. Câu 11. Văn bản nào là văn bản nhật dụng ? A. Qua Đèo Ngang. B. Cổng trường mở ra. C. Bài ca Côn Sơn. D. Sài Gòn tôi yêu. Câu 12. Nhận xét nào đúng với thể thơ bài “Bạn đến chơi nhà” của nhà thơ Nguyễn Khuyến? A. Tứ tuyệt. B. Lục bát. C. Thất ngôn bát cú đường luật. D. Cả ba ý đều sai. II : Tự luận ( 7 điểm ) Câu 1/ ( 4 điểm) Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ “Bánh trôi ” của Hồ Xuân Hương. Câu 2/ ( 3 điểm). Chép lại phần phiên âm và dịch thơ bài Rằm tháng giêng và cho biết tác giả của bài thơ này. D/ ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM PHẦN I :TRẮC NGHIỆM Mỗi ý trả lời đúng 0,25điểm: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 B B D B C C B C C B B C PHẦN II:TỰ LUẬN Câu 1/ ( 4 điểm) 1. Yêu cầu : - Nắm chắc thể loại văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Bộc lộ cảm xúc về nội dung, nghệ thuật bài thơ “Bánh trôi nước” là: + Miêu tả vẻ đẹp của chiếc bánh trôi, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. + Nghệ thuật sử dụng thành ngữ, cấu trúc ca dao và ẩn dụ. 2. Thang điểm. * Bài điểm 4: Bài viết đúng thể loại, lời văn có cảm xúc, không sai lỗi diễn đạt và lỗi chính tả . *Bài điểm 3 : Bài viết đúng thể loại, còn sai một số lỗi nhỏ . * Bài điểm 2: Không nắm được thể loại, nội dung nghèo nàn, còn mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt. * Bài điểm 1: Không hiểu đề . Câu 2/ ( 3 điểm) Học sinh chép đúng phần phiên âm, phần dịch thơ và nêu được tác giả của bài. ------Hết----------- . thức : -Kiểm tra đánh giá năng lực nhận thức kiến thức tổng hợp của học sinh ở cả 3 phân môn như Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn 2/ Kĩ năng :Kiểm tra kĩ. TRƯỜNG THCS PHAN SÀO NAM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010-2011 Bộ môn : Ngữ Văn – Khối 7 (Thời gian làm bài 90 phút) Giáo viên ra đề : Nguyễn Đăng Khanh.