1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu De kiem tra Lich su 7 theo chuan kien thưc

5 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 76,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN TỔ VĂN- SỬ- ĐỊA ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II NĂM 2010-2011 Môn: Lịch sử lớp 7 . Tuần 31. Tiết 62 Thời gian : 45 phút Đề 1 I. TRẮC NGHIỆM: (4đ) Chọn đáp án đúng trong các câu sau: Câu 1: Mùa xuân năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa. Đó là ở đâu? A. Kiên Mĩ. B. An Khê. B. Truông Mây. D. Bình Định. Câu 2: Trong những năm 1831-1832 nhà Nguyễn đã phân chia nước ta thành ? A. 10 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. B. 20 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. C. 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. D. 40 tỉnh và 1 phủ trực thuộc. Câu 3: Nhà Lê bắt đầu suy thoái từ thời gian nào? A. Cuối thế kỷ XIV C. Giữa thế kỷ XV B. Đầu thế kỷ XVI D. Đầu thế kỷ XVII Câu 4: Chọn cụm từ đúng và điền vào chỗ trống sau: “Giữa thế kỉ XVIII, ở Đàng ngoài các cuộc khởi nghĩa cuối cùng đều bị thất bại nhưng nó đã làm cho ……………………………… bị lung lay” ? A. Cơ đồ nhà Lê. B. Cơ đồ họ Trịnh. C. Cơ đồ chúa Nguyễn. D. Cơ đồ vua Lê, chúa Trịnh. Câu 5: Trong lần tiến quân năm 1777, nghĩa quân Tây Sơn lập được chiến công gì ? A. Hạ thành Quy Nhơn. B. Chiếm vùng đất rộng từ Quảng Nam đến Bình Thuận. C. Giết được chúa Nguyễn, chính quyền họ Nguyễn Đàng Trong bị sụp đổ. D. Đánh bại quân Trịnh ở phía Bắc. Câu 6: Tại sao cuộc khởi nghĩa của Trần Ngổi thất bại? A. Trần Ngổi bị Trương Phụ bắt sống B. Lương thực và vũ khí thiếu thốn C. Không tập hợp được nhân dân D. Trần Ngổi giết oan hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Câu 7: Nguyễn Ánh lập ra triều Nguyễn vào thời gian nào và niên hiệu là gì ? A. Năm 1802, niên hiệu Gia Long. B. Năm 1803, niên hiệu Minh Mạng. C. Năm 1804, niên hiệu Thiệu Trị. D. Năm 1805, niên hiệu Tự Đức. Câu 8: Nhà nguyễn đã làm gì để phát triển nông nghiệp ? A. Khai hoang. B. Lập đồn điền. C. Thực hiện chế độ quân điền. D. Cả ba ý trên. II. TỰ LUẬN (6đ) Câu 1. (3đ) Nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Câu 2.(1.5đ) Trình bày tình hình giáo dục và khoa cử thời Lê Sơ? Câu 3. (1.5đ) Cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào đối với nhân dân ta ? TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN. TỔ VĂN – SỬ - ĐỊA ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM. Môn: Lịch sử lớp 7 . ĐỀ 01: I.Trắc nghiệm: (4đ) Mỗi câu trả lời đúng được 0.5đ. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B C B B C D A D II. Tự luận. (6đ) Câu Nội dung trả lời Điểm Câu 1 Học sinh trình bày được các ý sau. Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. - Đất nước sạch bóng quân xâm lược , giành lại được độc lập tự chủ cho nhân dân . - Mở ra thời kì phát triển của xã hội , đất nước, dân tộc việt Nam thời Lê Sơ. 3điểm 1 1 1 Câu 2 Tình hình giáo dục và khoa cử - Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long; ở các đạo, phủ đều có trường công, hàng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kể phạm tội và làm nghề ca hát. - Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Đạo Nho chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế. - Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. 1.5điểm. 0.5 0.5 0.5 Câu 3 Hậu quả của chiến tranh Trịnh - Nguyễn. - Đời sống nhân dân, nhất là nông dân, lâm vào cảnh khốn cùng. Đất nước bị chia cắt. - Ở Đàng Ngoài, đến đời Trịnh Tùng thì xưng vương, xây phủ chúa bên cạnh triều Lê; tuy nắm mọi quyền hành nhưng phải dựa vào vua Lê, nhân dân gọi là vui Lê - chúa Trịnh. - Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là chúa Nguyễn. 1.5điểm 0.5 0.5 0.5 Hết Duyệt của Ban giám hiệu Duyệt của Tổ CM TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN. TỔ VĂN – SỦ - ĐỊA ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ HỌC KÌ II NĂM 2010-2011. Môn : Lịch sử lớp 7 . Tuần 31. Tiết 62 Thời gian : 45 phút Đề: 2 I. Trắc nghiệm : (4 đ) * Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất: Câu 1: Trong hội thề ở Lũng Nhai bộ chỉ huy của Nghĩa quân Lam Sơn có bao nhiêu người? A. 19 người. B. 18 người. C. 20 người. D. 15 người. Câu 2: Bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho giai cấp nào? A. Nhân dân lao động. B. Vua, hoàng tộc, quan lại và địa chủ phong kiến. C. Chính quyền trung ương. D. Thương nhân giàu có. Câu 3: Quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi; mạn Bắc có quân Trịnh, mạn Nam có quân Nguyễn. Trước tình hình đó Nguyễn Nhạc đã làm gì? A. Tạm hoà hoãn với quân Nguyễn, dồn sức đánh quân Trịnh. B. Tạm hoà hoãn với quân Trịnh, dồn sức đánh quân Nguyễn. C. Tạm hoà hoãn với Trịnh – Nguyễn để củng cố lực lượng. D. Chia lực lượng để đánh cả Trịnh và Nguyễn. Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỹ XVIII là gì? A. Kinh tế suy thoái về nhiều mặt. B. Chúa Trịnh phung phí tiền của, quanh năm hội hè. C. Quan lại tham nhũng, địa chủ cướp ruộng đất của nhân dân D. Tất cả các ý trên. Câu 5: Nhà Nguyễn chia đơn vị hành chính nước ta thành bao nhiêu tỉnh: A. 30 tỉnh B. 24 tỉnh C. 64 tỉnh D. 50 tỉnh Câu 6. Niên hiệu Gia Long năm 1802 do ai đặt : A. Nguyễn Quang Toản B. Nguyễn Chích C. Nguyễn Ánh D. Nguyễn Huệ. Câu 7: Nối cột (A) năm sao cho phù hợp với cột B (các sự kiện lịch sử). Cột A Cột B 1. 1427 2. 1511 3. 1777 4. 1789 a. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn. b. Quang Trung đanh tan quân Thanh. c. Khởi nghĩa của Trần Tuân. d. Chiến thắng Chi Lăng – Xương Giang. e. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút. II. Tự luận. (6đ) Câu 1. (3đ) Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)? Câu 2.(1đ) Trình bày nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức? Câu 3.(2đ) Cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn đã dẫn đến hậu quả như thế nào đối với nhân dân ta ? TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN. TỔ VĂN – SỬ - ĐỊA ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM. Môn: Lịch sử lớp 7 . Đề 2 I. Trắc nghiệm (4 điểm) * Mỗi câu 0,5 điểm. Riêng câu 7 là 1 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án A B B D A C 1-d; 2-c; 3-a; 4-b II. Tự luận. (6 điểm) Câu Nội dung trả lời Điểm Câu 1 Học sinh trình bày được các ý sau. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. - Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành độc lập tự do cho đất nước. - Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia các cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân. - Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. 3điểm 1 1 1 Câu 2 Nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức. - Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc . - Bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị địa chủ phong kiến. - Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Bảo vệ người phụ nữ. 1điểm 0.25 0.25 0.25 0.25 Câu 3. Hậu quả của chiến tranh Trịnh - Nguyễn. - Đời sống nhân dân, nhất là nông dân, lâm vào cảnh khốn cùng. - Đất nước bị chia cắt. - Ở Đàng Ngoài, đến đời Trịnh Tùng thì xưng vương, xây phủ chúa bên cạnh triều Lê; tuy nắm mọi quyền hành nhưng phải dựa vào vua Lê, nhân dân gọi là vui Lê - chúa Trịnh. - Ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là chúa Nguyễn. 2điểm 0.5 0.5 0.5 0.5 Hết Duyệt của Ban giám hiệu Duyệt của Tổ CM . Ánh D. Nguyễn Huệ. Câu 7: Nối cột (A) năm sao cho phù hợp với cột B (các sự kiện lịch sử). Cột A Cột B 1. 14 27 2. 1511 3. 177 7 4. 178 9 a. Tây Sơn lật đổ. chúa Nguyễn. D. Cơ đồ vua Lê, chúa Trịnh. Câu 5: Trong lần tiến quân năm 177 7, nghĩa quân Tây Sơn lập được chiến công gì ? A. Hạ thành Quy Nhơn. B. Chiếm

Ngày đăng: 27/11/2013, 23:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Câu 2 Tình hình giáo dục và khoa cử - Tài liệu De kiem tra Lich su 7 theo chuan kien thưc
u 2 Tình hình giáo dục và khoa cử (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w