Bài tập học kỳ Hiến pháp chất vấn đại biểu quốc hội ( ĐH Luật Hà Nội ) 8đ

10 1.1K 1
Bài tập học kỳ Hiến pháp chất vấn đại biểu quốc hội ( ĐH Luật Hà Nội ) 8đ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

A.LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….....1B.NỘI DUNG………………………………………………………………………….1I. Cơ sở lý luận………………………………………………………………………...1II. Thực trạng vấn đề chất vấn đại biểu Quốc hội…………………………………..11. Kết quả đã đạt được………...………………………………………………………..22. Hạn chế…………………..………………………………………….……………….5III. Giải pháp…………………………………………………………..………………71.Nâng cao chất lượng của đại biểu quốc hội. Chất lượng, số lượng câu hỏi chất vấn 2.Giám sát chặt chẽ hơn nữa hoạt động “ hậu chất vấn”.3.Cần tiến hành rà soát lại các văn bản pháp luật nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần có cơ chế để bảo vệ các vị đại biểu.4.Cần sắp xếp thêm thời gian cho hoạt động chất vấn hợp líC.KẾT LUẬN…………………………………………………………………………8

A.LỜI MỞ ĐẦU. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước và là cơ quan đại diện cao nhất của nhân mọi hoạt động của Quốc hội đều vì lợi ích người dân. Quốc hội đại diện cho người dân giám sát mọi hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước thông qua nhiều hoạt động như chất vấn của đại biểu Quốc hội. Thông qua hoạt động này mà làm sáng tỏ nhiều nội dung bất cập trong xã hội và xác định trách nhiệm đối với những tổ chức cá nhân làm sai. Hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội được quy định cụ thể rõ ràng trong Hiến pháp 1992 văn bản có hiệu lực cao nhất, Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội,… nhận thấy chất vấn của đại biểu có vai trò quan trọng nhưng liệu hoạt động này hiện nay được thực hiện như thế nào đạt hiệu quả như mong muốn hay chưa. Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội em xin chọn đề bài 09 “ vấn đề chất vấn đại biểu quốc hội- thực trạng và giải pháp” để làm bài tập lớn qua đó thấy được chất vấn của đại biểu quốc hội hiện nay như thế nào?. B.NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận. 1. Khái niệm:Chất vấn là một biện pháp thực hiện quyền giám sát của Quốc hội, nó thực sự phát huy tác dụng tại các kì họp Quốc hội. trong chương trình kì họp, Quốc hội dành thời gian thích đáng cho việc chất vấn và trả lời chất vấn. Chất vấn là quyền của đại biểu Quốc hội đòi hỏi cơ quan nhà nước, một nhà chức trách nào đó phải trả lời, phải báo cáo với cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất về vấn đề có liên quan tới hoạt động của cơ quan và người bị chất vấn. 2. Vấn đề chất vấn của đại biểu Quốc hội theo các văn bản pháp luật hiện hành. Đối tượng chất vấn thủ tục chất vấn và trả lời chất vấn được quy định rõ ràng và cụ thể trong hiến pháp 1992, Luật tổ chức Quốc hội, quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội. Điều 98, Hiến pháp 1992: “Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao. Người bị chất vấn phải trả lời trước Quốc hội tại kì họp, trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội quyết định có thể trả lời trước Ủy ban thường vụ quốc hội hoặc tại kì họp sau của Quốc hội hoặc cho trả lời bằng văn bản. 1 Thị Thu Thủy MSSV: 370407 Đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang trả lời chất vấnđại biểu Quốc hội quan tâm. Người phụ trách của các cơ quan, tổ chức , đơn vị này có trách nhiệm trả lời những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm” Luật tổ chức Quốc hội cũng quy định tương tự tai điều 49 Luật tổ chức Quốc hội. Trong luật hoạt động giám sát của Quốc hội quy định điều này cụ thể hơn tại điều 40. 3. Quy trình tiến hành chất vấn của đại biểu Quốc hội. Được quy định tại điều 11 bộ Luật hoạt động giám sát của Quốc hội: Đại biểu Quốc hội ghi rõ nội dung chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu ghi chất vấn và gửi đến Chủ tịch Quốc hội để chuyển đến người bị chất vấn. Đoàn thư kí giúp Chủ tịch Quốc hội tổng hợp các chất vấn của đại biểu Quốc hội để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội. Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến danh sách những người có trách nhiệm trả lời chất vấn tại kỳ họp và báo cáo Quốc hội quyết định. 4.Mục đích,vai trò chất vấn của đại biểu Quốc hội. Mục đích chất vấn của đại biểu Quốc hội là đảm bảo cho sự đúng đắn, minh bạch, liên tục trong hoạt động cá nhân trong bộ máy nhà nước nói chung, trên cơ sở tuân thủ thường xuyên, nghiêm chỉnh về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn theo luật định. Nghĩa là hoạt động chất vấn nhằm xây dựng thúc đẩy tích cực trong hoạt động của các cơ quan nhà nước vì lợi ích nhân dân nâng cao trách nhiệm chính trị của người đứng đầu cơ quan nhà nước, để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nhà nước và nhân dân giao phó. II. Thực trạng vấn đề chất vấn đại biểu Quốc hội. 1. Kết quả đã đạt được. 1.1 Số lượng chất vấn ngày càng tăng. Thể hiện ngày càng rõ vai trò, nhiệm vụ của đại biểu quốc hội. Trước đây, hoạt động chất vấn ít sôi nổi không khí còn trầm, nhiều đại biểu quốc hội còn e dè không tiến hành chất vấn. Chỉ tiếp thu thông tin thông tin tới từ một chiều chủ yếu nghe để nắm bắt thông tin. Hiệu quả của phiên chất vấn không được cao, đi đúng trọng tâm của các vấn đề xã hội đang được quan tâm. Số lượng câu hỏi đặt ra ngày càng nhiều đi đúng trọng tâm nhiều hơn so với trước, trong phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra vào ngày 11/11 đến 13/11/2012 đã có 286 câu hỏi đã được các đại biểu gửi tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương có tới 49 chất vấn; Thủ tướng có 2 Thị Thu Thủy MSSV: 370407 42 chất vấn, Bộ Tài nguyên-Môi trường có 29 chất vấn, Bộ Tài chính có 25 chất vấn, Bộ Giáo dục-Đào tạo có 18 chất vấn , Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn có 18 chất vấn, Bộ Kế hoạch-Đầu tư có 18 chất vấn, Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội có16 chất vấn, Bộ Y tế có 13 chất vấn, Chánh án Toà án Nhân dân tối cao có 10 chất vấn , Bộ Giao thông-Vận tải có 9 chất vấn, Ngân hàng Nhà nước có 5 chất vấn. Qua đó, thấy được tinh thần trách nhiệm của các đại biểu quốc hội họ đã nhận thức được trách nhiệm của mình với đất nước với nhân dân các đại biểu quốc hội đã và đang dần xứng đáng với sự tin tưởng của người dân dành cho. Nhiều đại biểu đã đi sâu, đi sát vào đời sống để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân và đáp ứng kịp thời. Nắm bắt được tinh thần làm việc đó đồng chí Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh “trong thời gian tới cần tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả tiếp xúc cử tri. Cần khuyến khích sự tham gia của đông đảo cử tri, đặc biệt là những cử tri trực tiếp chịu ảnh hưởng của vấn đề liên quan đến nội dung cuộc tiếp xúc cử tri, tạo nên không khí cởi mở, thẳng thắn và giải quyết được nhiều thắc mắc, băn khoăn của cử tri”.Vậy nên, việc tiếp xúc cử tri được thực hiện ngày càng nhiều hiệu quả và chất lượng công việc ngày càng cao không để lãng phí thời gian, tiền bạc. 1.2 Chất lượng câu hỏi được đem ra chất vấn ngày càng cao đáp ứng đúng yêu cầu, chất lượng đại biểu chất vấn được cải thiện. Trong phiên chất vấn các câu hỏi được đưa ra khá cụ thể, ngắn gọn đúng trọng tâm, trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục,an ninh- quốc phòng…). Nhiều vấn đề chưa được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng chưa triệt để đã được nhiều đại biểu Quốc hội đề cập tới một cách thẳng thắn trực diện không né tránh như vấn nạn chạy án, chạy chức chạy quyền, tham ô, hối lộ,…. Các câu hỏi không né tránh thẳng thắn như câu hỏi chất vấn của đại biểu Đỗ Ngọc Niễn (Ninh Thuận) với Thống đốc ngân hàng trong phiên họp chất vấn gần đây: "Dư luận đồn đoán rằng trong hệ thống ngân hàng có lợi ích nhóm?" hay của Phạm Thị Loan đặt câu hỏi cho Bộ trưởng bộ tài chính về “tình trạng đầu tư ra ngoài của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện tại ra sao? Việc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) góp 40% trong dự án có tổng vốn 8 tỷ USD với Venezuela để khai thác dầu khí lấy từ nguồn nào?”. Chất lượng câu hỏi được nâng cao hơn trước do các đại biểu Quốc hội đã chuẩn bị các câu hỏi đem ra hỏi 1 cách kĩ lưỡng. Qua đó thấy tinh thần trách nhiệm của đại biểu quốc hội đã được nâng cao hơn hẳn so với trước làm hài lòng người dân. Nhiều đại biểu tập chung vào việc đưa ra giải pháp khắc phục và người có lỗi phải chịu trách nhiệm, có những chất vấn gắn với ý kiến giám sát của đại biểu Quốc hội như đại biểu Dương Trung Quốc( Đồng Nai), Vũ Thị Hương Sen( Hải Dương),…. Cụ thể trong phiên họp chất vấn thành viên chính phủ trong hơn 2 ngày 12,13 và ngày 14/11/2012 đã kết thúc vừa qua, để lại trong đông đảo người dân, cử tri theo dõi 3 Thị Thu Thủy MSSV: 370407 qua truyền hình, qua các kênh truyền thông, báo chí nhiều cảm xúc. Các câu hỏi chất vấn khá sắc bén, đi đúng vào những vấn đề bức xúc nhất mà nhiều của tri quan tâm. Với bộ trưởng Xây Dựng, là các câu hỏi về dự án sông Tranh II, về việc xử lí các khoản tiền sai phạm tại tập đoàn sông Đà,…. Với thống đốc Ngân hàng Nhà nước đó là các câu hỏi về vấn đề quản lí vàng, nợ xấu,… Với Bộ trưởng Y tế là vấn đề y đức, vấn đề “phong bì” và an toàn thực phẩm,…Và rất nhiều câu hỏi chất vấn gửi tới các Bộ trưởng, Thủ tướng chính phủ,…. Những người đứng đầu cũng đã nhận lỗi như Bộ trưởng bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiên khi trả lời chất vấn về vấn đề đấu thầu giá thuốc bộ trưởng đã thừa nhận quy trình đấu thầu giá thuốc là “có kẽ hở, không phân biệt nguồn gốc thuốc….”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhận lỗi về mình khi để chính phủ có nhiều yếu kém,…. Nhận thấy được các vấn đề đã được đề cập tới với tinh thần không né tránh, không nể nang tập trung về nguyên nhân và giải pháp khắc phục tất cả vì lợi ích người dân. 1.3.Tính dân chủ công khai minh bạch trong hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội. Tính dân chủ được thể hiện là mọi thông tin của kì họp chất vấn đều được công khai, trực tiếp cho mọi người được biết thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo,…. Các kì họp đều được trực tiếp qua truyền hình, nhiều ý kiến chất vấn tại kỳ họp được giải đáp, trả lời cởi mở, thẳng thắn, tạo niềm tin cho cử tri, góp phần nâng cao uy tín của các vị đại biểu dân cử. Nếu không đủ thời gian thì câu trả lời cũng như câu hỏi được đặt ra dưới hình thức văn bản. Đây là một bước đột phá đánh đấu một bước phát triển mới về tinh thần dân chủ, minh bạch và là một đặc điểm thể hiện rõ tính chất dân chủ của nước ta. Bên cạnh những hình thức công khai như ở trên còn có các nghị quyết vấn đề chất vấn và trả lời chất vấn qua từng kì họp chất vấn của đại biểu được công bố rộng rãi. Mọi người dân có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng qua đó củng cố lòng tin của người dân. 1.4.Vấn đề sau chất vấn được quan tâm chú trọng Các kì họp chất vấn đã thu được nhiều kết quả đáng mong đợi. Theo báo cáo của Chính phủ, đến trước kỳ họp thứ tư Chính phủ, các bộ, ngành đã nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết và trả lời đầy đủ 1.492 kiến nghị của cử tri, trong đó có 627 kiến nghị đã được các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, tiếp thu, giải quyết. Riêng trong lĩnh vực giáo dục, ngành chức năng đã kiểm tra 62 trường đại học, cao đẳng; xử lý các trường hợp không bảo đảm chất lượng đào tạo, vi phạm quy chế đào tạo; đã dừng tuyển sinh năm 2012 đối với 4 trường đại học, đình chỉ tuyển sinh năm 2012 đối với 17 ngành của 9 trường. Các lĩnh vực khác cũng đã có những tiến triển mới…Nhà nước quan tâm tới 4 Thị Thu Thủy MSSV: 370407 nhân dân bằng nhiều chính sách hỗ trợ hỗ trợ các gia đình nghèo vùng khó khăn (chương trình 134, 135), các gia đình chính sách, hỗ trợ kinh phí học tập cho học sinh sinh viên có điều kiện khó khăn(cho vay vốn) thông qua hoạt động chất vấn của các đại biểu quốc hội chất lượng các chính sách ngày càng được nâng cao,…đời sống nhân dân được nâng cao số lượng số hộ nghèo giảm. Bộ Y Tế sẽ hỗ trợ 100% BHYT cho người dân mới thoát khỏi hộ cận nghèo. Hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội ngày càng được cải thiện rõ nét đã thu được nhiều kết quả đáng mong đợi nhiều vấn được giải quyết thích đáng không để tồn tại tình trạng “ đánh trống bỏ dùi” “hứa xong để đấy”. Đại biểu không còn thái độ né tránh ngại chất vấn nhận thực được vai trò của mình trong sự nghiệp xây dựng đất nước và thấy được trách nhiệm của mình và sự tin tưởng của quần chúng nhân dân. 2. Hạn chế. Bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn nhiều hạn chế như: 2.1. Số lượng chất vấn chưa được nhiều, vẫn còn nhiều đại biểu ít tham gia hoạt động chất vấn, Chất lượng câu hỏi chất vấn, chất lượng đại biểu tham gia chất vấn chưa cao Bên cạnh một số đại biểu tham gia vào hoạt động chất vấn một cách tích cực vào hoạt động chất vấn vẫn còn nhiều đại biểu ít tham gia chất vấn và điều đáng buồn là có đại biểu cả nhiệm kì không tiến hành chất vấn lần nào. Trong kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khóa XII chỉ có 41 đại biểu tiến hành chất vấn. Chất lượng câu hỏi chất vấn còn thấp, mang tính dàn trải không tâp trung vào vấn đề mà thời gian họp chỉ có hạn. chất lượng chưa cao 80% câu hỏi chất vấn của đại biểu quốc hội không phải là chất vấn, với nội dung chất vấn dài lê thê chưa đứng trọng tâm theo kiểu bàn việc làng, việc xã. Dẫn thực trạng mỗi năm tổ chức hai kì họp, mỗi kì họp khoảng 40 ngày đầu kì họp thì đông đại biểu giữa kì họp thưa dần và cuối kì họp thì động như cũ. Trong kì họp Quốc hội thứ 2 khóa XIII tại phiên họp chất vấn hoặc những phiên biểu quyết thông qua nghị quyết quan trọng số lượng đại biểu vắng mặt lên tới 50.Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Nguyễn Văn Giàu cho rằng số lượng đại biểu vắng mặt lên tới 10% tổng số. Do thời gian chất vấn của đại biểu Quốc hội có hạn mà số lượng chất vấn nhiều lại dài dòng nên các câu hỏi của đại biểu không được nêu ra hết trong kì họp và các câu trả lời không đầy đủ . Vấn đề này được Ông Lê Thanh Vân, thành viên Ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội thẳng thắn nói: “ Quốc hộinơi bàn việc nước chứ không phải việc làng, việc xã nên chúng ta phải có lớp bồi dưỡng kỹ năng chất vấn cho đại biểu. Nhiều đại biểu chất vấn dài dòng, lê thê làm cử tri chưa hài lòng!”. Nhiều đại biểu thì đặt câu hỏi tuy nhiên chất lượng chưa cao do tìm hiểu chưa kĩ, nắm bắt thông tin còn chậm như câu hỏi của đại biểu Trần Tiến Cảnh đề nghị “xây” đường cao tốc “Các nước có chỉ số IQ cao đều xây đường sắt cao tốc. Ra nước ngoài tôi đi thử rồi. Tốc độ nhanh, an toàn, trẻ em đi học, bà mẹ đi làm… Việt Nam không phải 5 Thị Thu Thủy MSSV: 370407 nước nghèo, với quyết tâm chính trị, tôi đề nghị phải xây”. Hay các chất vấn quá đơn giản như về tình trạng cấp phép sân golf tràn lan“ Tôi xin hỏi Bộ trưởng việc cấp phép như vậy có vi phạm Luật đất đai hay không? Ai vi phạm? Xử lý như thế nào? Trách nhiệm như thế nào?” 2.2.Việc trả lời chất vấn còn chưa đúng trọng tâm, lan man dài dòng, né tránh vấn đề. Khi trả lời chất vấn thì trả lời chung chung, không đúng trọng tâm được hỏi, nói vòng vo không đi vào vấn đề và chưa đề cập tới giải pháp khắc phục.Đùn đẩy trách nhiệm hay nhận trách nhiệm nhưng đại khái như “chúng tôi xin lỗi” “chúng tôi xin rút kinh nhiệm” diễn ra phổ biến. Vấn đề này đã được đại biểu Dương Trung Quốc ( Đồng Nai) nêu ra chất vấn Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sáng ngày 14/11/2012 “Thủ tướng có tán thành là khởi đầu cho sự tiến bộ của Chính phủ, hướng tới một văn hóa từ chức để từng bước đoạt tuyệt với lời xin lỗi hay không?”.Nhiều câu trả lời chât vấn chưa đáp ứng được yêu càu của đa số người dân chưa đưa ra được phương hướng giải quyết đúng đắn. Ví dụ như phần trả lời của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình về vấn đề bình ổn thị trường vàng, đáp lại câu hỏi của đaị biểu Quốc hội, Thống đốc ngân hàng lại trả lời rằng” không có lí do để bình ổn”thị trường này lĩnh vực mà ngân hàng được giao quản lí. Hay là Bộ trưởng bộ công thương Vũ Huy Hoàng về tiền lương lãnh đạo Petrolimex, ông đã phải khất đại biểu Quốc hội trả lời bằng văn bản. hay Bộ trưởng bộ xây dựng, khi trả lời đại biểu Lê Như Tiến ( Quảng Trị) về vấn đề tập đoàn sông Đà, ông đã vin cớ thông tin “để quên ở nhà”. Tính truy kích phản biện trong việc chất vấn của đại biêu Quốc hội. 2.3.Việc giám sát hậu chất vấn. Mặc dù có nhiều vụ việc được đem ra chất vấn và đã đem lại kết quả khả quan thì bên cạnh đó còn có nhiều vụ việc còn bỏ ngỏ hay những vấn đề bức xúc của cử chi chưa được đem ra có hiệu quả. Như vụ việc Công ty Yến Long tùy tiện xây dựng biệt thự trên đất nông nghiệp tại huyện Từ Liêm, thành phố đã chỉ đạo phá dỡ, ông Khoa đặt vấn đề: tài sản của công ty này cũng là của nhân dân, nhưng tại sao chưa thấy cán bộ nào bị phạt tiền công do để xảy ra việc xây trái phép hay việc “ký vội” 37 dự án tại 4 xã của Hòa Bình trước khi về Nội, vị cử tri này cho rằng, chỉ “kiểm điểm nghiêm túc” là chưa được. III. Giải pháp. 1. Nâng cao chất lượng của đại biểu quốc hội. Chất lượng,số lượng câu hỏi chất vấn Muốn có một kì họp chất vấn có hiệu quả và đúng nghĩa là chất vấn thì vấn đề đại biểu Quốc hội là rất quan trọng. Số lượng cũng như chất lượng chất vấn như thế nào là phụ thuộc vào đại biểu Quốc hội. Mỗi đại biểu Quốc hội phải tự rèn luyện nâng cao bản lĩnh, trí tuệ nhận thức đúng vai trò và nhiệm vụ của chất vấn dám hỏi, dám “truy vấn” tới cùng, đeo bám nội dung chất vấn qua từng kì họp nếu chưa được giải quyết dứt điểm. Tự mình tiếp thu học hỏi những kiến thức xã hội cũng nhưng kiến thức chính 6 Thị Thu Thủy MSSV: 370407 trị để đáp ứng được nhiệm vụ được giao, tìm hiểu kĩ nội dung sẽ tham gia chất vấn. Đồng thời nâng cao kĩ năng chất vấn cho đại biểu quốc hội (kĩ năng thu thập thông tin đầy đủ, lựa chọn đúng vấn đề được đem ra chất vấn, nâng cao kĩ năng nghe, kĩ năng bổ sung, kĩ năng tỏ thái độ khi chất vấn,…). Tổ chức các lớp đào tạo bổ sung kiến thức cho đại biểu Quốc hội có nắm vững kiến thức thì mới có thể chất vấn đưa ra những câu hỏi sâu sắc, sắc bén được. Chú trọng hơn nữa khâu đầu vào Quốc hội nhằm nâng cao chất lượng đại biểu nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ. Chú trọng tới chất lượng đại biểu quốc hội chọn ra những đại biểu có tinh thần trách nhiệm cao với công việc bản lĩnh vững vàng, cũng như có kiến thức đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc được giao đi sâu đi, sát vào đời sống nhân dân tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của họ. Đồng thời phải nâng cao năng lực điều hành chất vấn để những người điều hành phiên họp thực sự trở thành “kim chỉ nam” điều khiển phiên họp đi đúng hướng đạt được hiệu quả và chất lượng cao nhất không tốn thời gian và công sức. Trong một kì họp đưa ra được nhiều câu chất vấn nhất và đặc biệt là “ chất ra vấn đề”. 2. Nâng cao cả về chất lượng lẫn số lượng câu hỏi chất vấn trong các kì họp. Tăng số lượng chất vấn của đại biểu không chỉ là là những chất vấn được nêu ra trong kì họp mà còn có các câu hỏi bằng văn bản được gửi tới cơ quan chức năng. Các câu hỏi đưa ra một cách ngắn gọn, súc tích, không lan man dài dòng đi đúng trọng tâm vào những vấn đề cử tri, xã hội quan tâm. Các câu hỏi phải được chuẩn bị trước tránh tình trạng đến kì họp thì mới bắt đầu tìm hiểu và đặt câu hỏi chất vấn các câu hỏi phải được gửi tới người trả lời chất vấn sớm để có được câu trả lời đầy đủ và thỏa đáng. Nâng cao chất lượng câu hỏi đem ra chất vấn đại biểu quốc hội cần được nâng cao. Các vấn đề được đem ra chất vấn đúng vào trọng tâm, chính xác vào vấn đề nổi cộm của xã hội gây bức xúc trong dư luận, đúng nội dung không né tránh những vấn đề “nhạy cảm” trong xã hội . Bên cạnh những chất vấn được đưa ra cần thảo luận để đưa ra hướng giải quyết vấn đề khả thi có hiệu quả nhất. 2.Giám sát chặt chẽ hơn nữa hoạt động “ hậu chất vấn”. Cần có cơ chế để hoạt động “hậu chất vấn” đạt hiệu quả cao nhất.Có các nghị quyết về chất vấn và giám sát việc thực hiện cam kết của người chất vấn. Các cơ quan cá nhân bị chất vấn hay cơ quan liên quan phải có nghĩa vụ phổi hợp với cơ quan chức năng để làm rõ vụ việc cũng như đưa ra phương hướng giải quyết có hiệu quả. Khởi tố với những hành vi vi phạm pháp luật ảnh hưởng tới lợi ích quốc gia và người dân. Đảm bảo công bằng xã hội người làm sai thì phải chịu tội người có công thì phải được khen thưởng. Tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi” thế khó nên né tránh không điều tra giải quyết. Đảm bảo điều kiện tốt nhất để bộ máy tham mưu, phục vụ, cơ chế, cung cấp thông tin hoạt động có hiệu quả. 7 Thị Thu Thủy MSSV: 370407 3.Cần tiến hành rà soát lại các văn bản pháp luật nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần có cơ chế để bảo vệ các vị đại biểu. Cần có cơ chế để hoạt động hậu chất vấn đạt hiệu quả cao nhất, xem xét lại các văn bản pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cá nhân tổ chức liên quan trong việc triển khai và phục vụ hoạt động chất vấn, và trả lời chất vấn( kể cả tại kì họp quốc hội cũng như taị phiên họp của Ủy ban thường vụ quốc hội). Cần rà soát, sửa đổi bổ sung một số quy định trong nội dung kì họp quốc hội, quy chế hoạt động của ủy ban thường vụ quốc hội, quy chế hoạt động của hội đồng nhân dân, ủy ban quốc hội hiện hành cho phù hợp với những cải tiến về quy trình, quy mô chất vấn, trả lời chất vấn trong thời gian vừa qua. Cần nghiên cứu bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan tới trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan làm sai. Khi đại biểu quốc hội tiến hành chất vấn sẽ đề cập tới nhiều vấn đề nóng của xã hội qua đó nhiều vấn đề được phanh phui ảnh hưởng tiêu cực tới 1 số cá nhân nào đoa. Vậy nên cần xây dựng cơ chế để đảm bảo lợi ích, tính mạng, nhân phẩm, danh dự, …. Cho đại biểu quốc hội tránh các hành động trả thù, đe dọa,…để các đại biểu yên tâm chất vấn không ngại đề cập tới vấn đề “nóng”. 4.Cần sắp xếp thêm thời gian cho hoạt động chất vấn hợp lí. Sắp xếp thời gian hợp lí để tạo điều kiện cho các đại biểu quốc hội tham gia và hoạt động tích cựcCần giới hạn thời gian đưa ra câu hỏi chất vấn cho mỗi đại biểu quốc hội để trong kì họp quốc hội có thể đưa ra nhiều câu hỏi chất vấn. Tạo điều kiện để thường xuyên tổ chức hoạt động chất vấn, trả lời chất vấn tại cấc phiên họp ủy ban thường vụ quốc hội. có thể tiến hành chất vấn trong cả phiên họp của hội đồng dân tộc và các ủy ban quốc hội thì cấc vấn đề trả lời chất vấn sẻ chuyên sâu hơn đi đúng vấn đề. Hiện Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thực hiện một số cuộc “điều trần” giữa 2 kì họp, nhưng vẫn chưa nhiều Quốc hội nên mở rộng hình thức điều trần giữa các Ủy ban phụ trách các vấn đề và các Bộ ngành liên quan. C.KẾT LUẬN. Qua những phân tích ở trên, thấy hoạt động chất vấn của đại biêu quốc hội hiện nay có nhiều ưu điểm nhưng bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số hạn chế bất cập. muốn giải quyết được những hạn chế trên thì cần có sự phối hợp hoạt động giữa các đại biểu quốc hội những người trả lời chất vấn cơ quan ngôn luận và cử tri để đạt được kết quả như mong muốn đáp ứng được mong muốn của người dân. Không chỉ vậy mà còn để chất vấn đúng với nghĩa chất vấn của nó và hoạt động chất vấn có hiệu quả nhất. Mục lục 8 Thị Thu Thủy MSSV: 370407 Trang A.LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………… .1 B.NỘI DUNG………………………………………………………………………….1 I. Cơ sở lý luận……………………………………………………………………… .1 II. Thực trạng vấn đề chất vấn đại biểu Quốc hội………………………………… 1 1. Kết quả đã đạt được……… .……………………………………………………… 2 2. Hạn chế………………… ………………………………………….……………….5 III. Giải pháp………………………………………………………… ………………7 1. Nâng cao chất lượng của đại biểu quốc hội. Chất lượng, số lượng câu hỏi chất vấn 2.Giám sát chặt chẽ hơn nữa hoạt động “ hậu chất vấn”. 3.Cần tiến hành rà soát lại các văn bản pháp luật nhanh chóng hoàn thiện hệ thống pháp luật, cần có cơ chế để bảo vệ các vị đại biểu. 4.Cần sắp xếp thêm thời gian cho hoạt động chất vấn hợp lí C.KẾT LUẬN…………………………………………………………………………8 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9 Thị Thu Thủy MSSV: 370407 1.PGS.TS. Thái Vĩnh Thắng, TS. Vũ Hồng Anh. Giáo trình Luật Hiến Pháp Việt Nam. Nxb. Tư pháp. Nội-2006. 2. Nguyễn Thị Nhung, Luận văn thạc sĩ Luật học “ Hoạt động chất vấn của Đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Bình”, Nội-2012 3.Khương Thị Sen, Khóa luận tốt nghiệp “ Hoạt động của đại biểu Quốc hội trong giai đoạn hiện nay”, Nội-2010 4. http://baodientu.chinhphu.vn/Home/chatvan-cua-daibieuquochoi.vgp 5. http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/520446/Quoc-hoi-chat-van-thu-tuong-doan-tuyet- xin-loi.html 6. http://vtc.vn/345-357801/xa-hoi/chinh-tri/thu-tuong-tiep-tuc-tra-loi-chat-van-dai- bieu-quoc-hoi.htm 7.http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban? class_id=2&_page=1&mode=detail&document_id=164858 10 Thị Thu Thủy MSSV: 370407 . đề bức xúc của cử chi chưa được đem ra có hiệu quả. Như vụ việc Công ty Yến Long tùy tiện xây dựng biệt thự trên đất nông nghiệp tại huyện Từ Liêm, thành

Ngày đăng: 01/12/2013, 16:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan