Thực trạng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại ở Bình Phước
Trang 1Tín dụng là quan hệ vay mượn, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa người cho vay và người đi vay theo nguyên tắc có hoàn trả và có lãi suất. Bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Căn cứ theo khoản 01 Điều 03 của Quy chế cho vay của Tổ chức Tín dụng đối với khách hàng (QĐ 1627) “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”
Căn cứ theo Điều 49 của Luật này về “Cấp tín dụng” thì TCTD được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định
Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài vốn gốc.
Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở bên đi vay cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
Trang 2* Dựa vào mục đích cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:
* Dựa vào thời hạn cho vay, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:
+ Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 1 đến 5 năm. Mục đích của
+ Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà TCTD thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng.
Trang 3* Dựa vào xuất xứ tín dụng, hoạt động tín dụng có thể phân chia thành các loại sau:
+ Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người có nhu cầu, đồng thời người đi vay trực tiếp trả nợ vay cho ngân hàng.
+ Cho vay gián tiếp: là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán như là:
Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.
Căn cứ vào khoản 01 Điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo Quyết định số 493 /2005/QĐNHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN thì “RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.”
Như vậy, có thể nói rằng RRTD có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao
Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh, RRTD phân chia thành các loại sau: Rủi ro giao dịch (Transaction rish): là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.
Trang 4+ Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.
Rủi ro danh mục (Porfolio rish): là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành hai loại là rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
+ Rủi ro nội tại (Intrinsic rish): xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.
+ Rủi ro tập trung (Concentration rish) là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất
Nếu một khoản vay nào đó bị mất khả năng thu hồi thì ngân hàng phải sử dụng các nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền, đến một chừng mực nào đấy, ngân hàng không có đủ nguồn vốn để trả cho người gửi tiền thì ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có thể dẫn đến nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản. Và kết quả là làm thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm không những trong thị trường nội địa mà còn lan rộng ra các nước, kết quả kinh doanh của ngân hàng ngày càng xấu có thể dẫn ngân hàng đến thua lỗ hoặc đưa đến bờ vực phá sản nếu không có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.
Trang 55 1.2.3.2 Ảnh hưởng đến nền kinh tế xã hội
Ngoài ra, RRTD cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì ngày nay, nền kinh tế mỗi quốc gia đều phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Kinh nghiệm cho ta thấy cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (1997) và mới đây là cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ (2007) đã làm rung chuyển toàn cầu. Mặt khác, mối liên hệ về tiền tệ, đầu tư giữa các nước phát triển rất nhanh nên RRTD tại một nước lớn sẽ ảnh đến nền kinh tế các nước có liên quan.
Tóm lại, RRTD của một ngân hàng xảy ra ở mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng không thu được vốn và lãi, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nến kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng phải hết sức thận trọng và có những
biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay. 1.2.4 Một số phương pháp lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng.
Lượng hóa RRTD là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa
Trang 6 Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ.
(1) Tư cách người vay (Character) (2) Năng lực của người vay (Capacity) (3) Thu nhập của người đi vay (Cash) (4) Bảo đảm tiền vay (Collateral) (5) Các điều kiện (Conditions) (6) Kiểm soát (Control)
Trang 7Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng mô hình cho điểm tín dụng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác. Bảng dưới đây là những hạn mục và điểm thường được sử dụng ở các ngân hàng của Hoa Kỳ.
Trang 8Khách hàng cĩ điểm số cao nhất theo mơ hình với 8 mục tiêu trên là 43 điểm, thấp nhất là 9 điểm. Giả sử ngân hàng biết mức 28 điểm là ranh giới giữa khách hàng cĩ tín dụng tốt và khách hàng cĩ tín dụng xấu, từ đĩ ngân hàng hình thành khung chính sách tín dụng theo mơ hình điểm số như sau:
vay cho nợ dư Tổng
hạn quá nợ Dư hạn
quá nợ lệ
Quy định hiện nay của NHNN cho phép dư nợ quá hạn của các NHTM khơng được vượt quá 5%. Nợ quá hạn (non performing loan – NPL) là khoản nợ mà một phần hoặc tồn bộ nợ gốc và / hoặc lãi đã quá hạn.
Một cách tiếp cận khác, nợ quá hạn là những khoản tín dụng khơng hồn trả đúng hạn, khơng được phép và khơng đủ điều kiện để được gia hạn nợ. Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn trong hệ thống NHTM Việt Nam được phân loại theo thời gian và được phân chia theo thời hạn thành các nhĩm sau:
+ Nợ quá hạn dưới 90 ngày – Nợ cần chú ý
+ Nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày – Nợ dưới tiêu chuẩn. + Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày – Nợ nghi ngờ. + Nợ quá hạn trên 361 ngày – Nợ cĩ khả năng mất vốn.
Nợ xấu (hay nợ cĩ vấn đề, nợ khơng lành mạnh, nợ khĩ địi, nợ khơng thể địi,…) là khoản nợ mang các đặc trưng sau:
+ Khách hàng đã khơng thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã hết hạn.
Trang 9+ Nhĩm nợ nghi ngờ: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
+ Nhĩm nợ cĩ khả năng mất vốn: các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
có sản tài Tổng
vay cho nợ dư Tổng dụng
tín ro rủi số
+ Nhĩm dư nợ của các khoản tín dụng cĩ chất lượng xấu: là những khoản cho vay cĩ mức độ rủi ro lớn nhưng cĩ thể mang lại thu nhập cao cho ngân hàng. Đây là khoản tín dụng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng.
+ Nhĩm dư nợ của các khoản tín dụng cĩ chất lượng tốt: là những khoản cho vay cĩ mức độ rủi ro thấp nhưng cĩ thể mang lại thu nhập khơng cao cho ngân hàng.
Trang 10Cĩ nghĩa là cĩ bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào dư nợ, nĩ cịn gián tiếp phản ánh khả năng huy động vốn tại địa phương của ngân hàng. Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn của ngân hàng chưa được tốt
100% x động huy Vốn
nợ Dư động
huy vốn trên nợ
Hệ số thu nợ cao cho thấy cơng tác thu nợ đang tiến triển tốt, RRTD thấp. Chỉ tiêu này cịn biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng từ việc cho khách hàng vay.
vay cho số Doanh
nợ thu số Doanh nợ
thu số
Vịng quay vốn tín dụng dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của tín dụng ngân hàng, nĩ cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu vịng quay vốn tín dụng nhanh, tức việc đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả cao
quân bình nợ Dư
nợ thu số Doanh dụng
tín vốn quay
Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh tốn và bảo đảm tiền vay. Xem xét và quyết định việc cho vay cĩ bảo đảm bằng tài sản hoặc khơng cĩ bảo đảm bằng tài sản, cho vay cĩ bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tránh các vướng mắc khi xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay. Đặc biệt chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, khơng để nợ xấu gia tăng.
Trang 11Phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay và cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản; sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế.
Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng.
Thực hiện chính sách quản lý RRTD, mô hình giám sát RRTD, phương pháp xác định và đo lường RRTD có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của TCTD
Thực hiện các quy định bảo đảm kiểm soát rủi ro và an toàn hoạt động tín dụng: + Xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống các quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro; trong đó đặc biệt chú trọng việc xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu.
+ Thực hiện đúng quy định về giới hạn cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, bao thanh toán đối với một khách hàng và các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh.
Đối với các trường hợp chây ỳ trả nợ vay, các TCTD cần áp dụng các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh, khởi kiện lên cơ quan tòa án.
Phân tán rủi ro trong cho vay: không dồn vốn cho vay quá nhiều đối với một khách hàng hoặc không tập trung cho vay quá nhiều vào một ngành, lĩnh vực kinh tế có rủi ro cao.
Thực hiện tốt việc thẩm định khách hàng và khả năng trả nợ trước khi quyết định tín dụng.
Phải có chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự phòng để đối phó với rủi ro.
Trang 12Trước khi cho khách hàng vay, NH phải xem xét các điều kiện cơ bản như là: Khả năng trả nợ của khách hàng so với mức cho vay; trị giá tài sản đảm bảo so với mức cho vay; giới hạn tổng dư nợ cho vay một khách hàng, một nhóm khách hàng có
1.2.5 Kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các nước * Quản lý RRTD bằng biện pháp trích lập dự phòng.
Singapore: dự phòng tổn thất khoản vay ước tính từ danh mục vay được áp dụng cho các khoản vay tiêu dùng.
Thái Lan: phân loại khoản vay được đưa vào luật. Các cơ quan giám sát ngân hàng có quyền yêu cầu trích lập dự phòng cho các khoản vay cần chú ý.
Hàn Quốc: giới hạn cho vay cổ đông ở mức 25% vốn tự có ngân hàng hoặc tỷ lệ mà họ sở hữu. Giới hạn cho vay các đối tác liên quan ở mức 10% vốn tự có ngân hàng.
Singapore: ngân hàng không được phép tham gia vào các hoạt động phi tài chính. Cũng không được phép đầu tư hơn 10% vốn vào các công ty hoạt động phi tài chính. Mức đầu tư vốn vào một công ty đơn lẻ giới hạn ở 2% vốn tự có ngân hàng. Tổng vốn đầu tư giới hạn ở 10% vốn tự có ngân hàng.
Trang 13 Thái Lan: giới hạn đầu tư ở mức 10% vốn khách vay và 20% vốn của ngân hàng. Giới hạn cho vay cho nhóm khách hàng ở mức 5% vốn ngân hàng, 50% giá trị ròng của doanh nghiệp và 25% giá trị nợ.
* Quản lý RRTD bằng biện pháp đặt ra hạn mức cho vay
Phòng ngừa rủi ro do tập trung tín dụng là hoạt động được xem là thường xuyên của ngân hàng các nước trong việc quản lý danh mục tín dụng của mình. Biện pháp sử dụng là đặt ra các hạn mức cho vay dựa trên vốn tự có của ngân hàng đối với khách hàng vay riêng lẻ hay nhóm khách hàng vay:
Hồng Kông: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của NH.
Hàn Quốc: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 20% vốn tự có của ngân hàng và giới hạn cho vay nhóm khách hàng ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng. Singapore và Thái Lan: giới hạn cho vay khách hàng đơn lẻ ở mức 25% vốn tự có của ngân hàng.
Columbia: giới hạn vay ở mức 40% giá trị ròng của khách hàng vay. * Quản lý RRTD bằng biện pháp kiểm tra, giám sát
Hàn Quốc: sử dụng mô hình CAMELS (vốn, tài sản, quản lý, thu nhập, thanh khoản và thử nghiệm chịu đựng cực điểm). (Capital, Assets, Management, Earnings, Liquidity and Stress testing)
Columbia: kiểm tra trong quá trình phát vay, kiểm tra bởi Ủy ban giám sát NH.
Trang 14Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận những vấn đề cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Đề tài đã nghiên cứu bản chất, các hình thức tín dụng, nguyên nhân rủi ro tín dụng, chỉ ra ảnh hưởng của tín dụng đối với ngân hàng và nền kinh tế, nêu ra một số phương pháp phân tích RRTD. Đồng thời đề tài cũng nêu ra một số bài học kinh nghiệm quản lý RRTD của một số nước. Những nội dung này là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả nghiên cứu chương 2.
Trang 15THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC 2.1 Vài nét về tỉnh Bình Phước
Bình Phước là tỉnh ở Miền Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam có 240Km đường biên giới với Vương quốc Campuchia, là cửa ngõ và là cầu nối của vùng với Tây nguyên và nước bạn Campuchia. Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Nông (Tây nguyên), phía Nam giáp tỉnh Bình Dương, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng (Tây nguyên) và Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Vương quốc Campuchia. Bình Phước có hơn 840 ngàn dân, có 07 huyện và 01 thị xã; trung tâm tỉnh lỵ nằm ở thị xã Đồng Xoài cách thành phố Hồ Chí Minh 110Km
Là một tỉnh nằm trong vùng Trung du miền núi, vùng chuyển tiếp của đồng bằng lên cao nguyên, có nhiều sông suối, gềnh thác, hồ đập, cho nên ở đây có quần thể thực vật khá phong phú và có nhiều phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái. Bên cạnh đó còn có nhiều địa danh lịch sử nổi tiếng: căn cứ Cách mạng qua 2 cuộc kháng chiến, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như tranh: trảng cỏ Bù Lạch (huyện Bù Đăng), Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, Núi Bà Rá – Thác Mơ (huyện Phước Long) và các di tích lịch sử nổi tiếng: Nhà Giao tế Thủ phủ của Chính phủ Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, Căn cứ Bộ chỉ huy Miền ở Tà Thiết (huyện Lộc Ninh), Sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng)…
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 20062010 với mục tiêu phát triển như sau: 2.1.1 Mục tiêu tổng quát:
Nâng cao khả năng thích ứng nhanh nhạy trong nền kinh tế thị trường. Đảm bảo tốc độ kinh tế phát triển nhanh và bền vững; cải thiện rõ rệt hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội; phát huy các lợi thế của tỉnh và khai thác mọi nguồn lực trong, ngoài tỉnh để phát triển các ngành kinh tế. Mở rộng thị trường, khai thác có hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc; tập trung xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, giảm tệ nạn xã hội. Đảm bảo quốc phòng, an ninh vững mạnh; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Trang 16Đến năm 2010, tỷ trọng ngành công nghiệpxây dựng chiếm từ 2730%, ngành thương mại du lịch và dịch vụ chiếm từ 28 29%, tương ứng với tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản giảm xuống còn khoảng 4541% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.
Năm 2009 là năm có ý nghĩa quan trọng, quyết định việc hòan thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII đề ra trong giai đọan 5 năm 20062010. Để thực hiện thắng lợi kế họach phát triển kinh tế xã hội năm 2009, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành tập trung thực hiện những nội dung chủ yếu theo hướng dẫn tại Công văn 3831/UBNDKT ngày 12/12/2008.
Mục tiêu: tiếp tục thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định các cân đối lớn về kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững.
Các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu: trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ nêu trên, các chỉ tiêu chủ yếu năm 2009 được xác định như sau:
Loại hình NHTM cổ phần: Chi nhánh NHTM cổ phần cấp một có năm đơn vị, gồm: NHTMCP Sài Gòn Thương Tín, NHTMCP Đông Á, NHTMCP Nam Á,
Trang 17NHTMCP An Bình, NHTMCP Á Châu. Các NH này có mặt trên địa bàn Bình Phước từ năm 2007 nên thị phần còn nhỏ hơn rất nhiều so với các NHTM nhà nước nhưng với sự nhạy bén trong cạnh tranh nên thị phần, uy tín của các NH này ngày càng lớn mạnh.
Với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các NHTM nên số lượng các chi nhánh và phòng giao dịch của các NHTM hoạt động trên địa bàn phân bổ rộng khắp các khu vực thành thị, khu vực đông dân cư trong tỉnh là một điều kiện thuận lợi cho các DN, cá
Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Nó góp phần mang lại nguồn vốn cho ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ này các
NHTM đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với NH. 2.2.1.1 Phân tích tình hình huy động vốn
Với các hình thức huy động đa dạng, kết hợp với nhiều kỳ hạn gửi tiền linh hoạt theo tuần, tháng, năm cùng với các mức lãi suất khác nhau và kèm theo nhiều cách ưu đãi dành cho khách hàng để thu hút tiền gửi từ nền kinh tế. Cụ thể, thực trạng tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Bình Phước từ 2007 đến quý 1 năm 2009 như sau:
Trang 18Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa bàn
Qua các năm chủ yếu do nguồn vốn huy động ngắn hạn (không kỳ hạn đến 12 tháng) chiếm trên 80% qua các năm còn nguồn vốn huy động trung hạn chiếm dưới 20%, còn nguồn vốn huy động dài hạn hầu như là không có. Nguyên nhân Việt Nam gia nhập WTO từ cuối năm 2007 và ngày càng đem đến cho nhà đầu tư nhiều cơ hội để đa dạng hóa danh mục đầu tư với hy vọng đạt hiệu quả sử dụng vốn cao nhất cho
Trang 19nên nhà đầu tư có tiền nhàn rỗi họ chỉ muốn gửi tiền ngắn hạn chứ với tình hình lãi suất huy động vốn trung, dài hạn trong các năm qua chưa hấp dẫn được nhà đầu tư, đặc biệt là một số tháng cuối năm 2008 lãi suất huy động vốn ngắn hạn cao hơn lãi
suất huy động vốn trung dài hạn và mặt bằng lãi suất thay đổi theo chiều hướng tăng. Nếu xét theo hình thức huy động vốn mà chưa xét đến loại đồng tiền huy động:
+ Năm 2007: nguồn vốn huy động do tiền gửi của các tổ chức kinh tế là chủ yếu (chiếm 57%) và kế đến là do tiền gửi tiết kiệm (chiếm 37,4%), chứ tiền gửi khác chiếm một phần nhỏ (chiếm 5,6%)
+ Năm 2008 và quý 1 năm 2009 có cơ cấu về nguồn vốn huy động gần giống nhau nhưng gần như đảo chiều so với cơ cấu nguồn vốn huy động năm 2007: nguồn vốn huy động do tiền gửi tiết kiệm là chủ yếu (chiếm trên 50%) và kế đến là tiền gửi của các tổ chức kinh tế (chiếm trên 33%), chứ tiền gửi khác chiếm một phần nhỏ (chiếm trên 12%) Nguyên nhân trong năm 2008 Việt Nam bị lạm phát cao nên NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ (tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, bắt buộc các NHTM mua tín phiếu bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản …) nên hầu hết các NHTM gặp rủi ro thanh khoản, dẫn đến cuộc chạy đưa lãi suất huy động không theo quy luật là lãi suất huy động ngắn hạn lớn hơn lãi suất huy động trung, dài hạn. Do đó nguồn vốn nhàn rỗi chảy vào NHTM tăng dưới hình thức gủi tiết kiệm ở kỳ hạn ngắn hạn tăng lên trong
Nếu xét theo hình thức huy động vốn mà có xét đến loại đồng tiền huy động:
Trang 20Biểu 2.3: Theo hình thức huy động vốn mà có xét đến loại đồng tiền Theo hình thức huy động vốn có xét đến loại đồng tiền huy
+ Năm 2007: nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm chiếm 37,4%, trong đó chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm bằng đồng nội tệ (chiếm 36,6%) còn tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, vàng chỉ chiếm một phần nhỏ là 0,8%. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm 57% vốn huy động, trong đó là tiền gửi của các tổ chức kinh tế bằng đồng nội tệ (chiếm 28,6%) cũng tương đương tiền gửi bằng ngoại tệ, vàng chiếm 28,4%. Tiền gửi khác chiếm chiếm 5,6%, trong đó chủ yếu là tiền gửi khác bằng đồng nội tệ (chiếm 4,4%) còn tiền gửi khác bằng ngoại tệ, vàng chỉ chiếm một phần nhỏ là 1,2%. Vậy tổng nguồn vốn huy động theo đồng nội tệ chiếm 69,6% và theo ngoại tệ, vàng chiếm 30,4%. Nguyên nhân là nếu gửi tiết kiệm thì chọn hình thức gửi tiết kiệm bằng nội tệ vẫn lợi hơn gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, còn nếu các tổ chức kinh tế gửi tiền thì tùy vào nhu cầu sử dụng vốn mà các tổ chức kinh tế này có thể gửi bằng nội tệ hay ngoại tệ vì trong năm 2007 tình hình ngoại tệ khan hiếm nên các tổ chức kinh tế gửi tiền bằng ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình.
+ Năm 2008 và quý 1 năm 2009 có cơ cấu về nguồn vốn huy động chia theo loại tiền tệ cũng gần giống nhau nhưng gần như đảo chiều so với cơ cấu nguồn vốn huy động năm 2007: nguồn vốn huy động do do tiền gửi tiết kiệm là chủ yếu (chiếm trên 50%), trong đó chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm bằng đồng nội tệ (chiếm trên 49,5%) còn tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, vàng chỉ chiếm một phần nhỏ là 1,0 %. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm trên 33%, trong đó là tiền gửi của các tổ chức kinh tế bằng đồng nội tệ cũng là chủ yếu (chiếm 28 %) còn tiền gửi bằng ngoại tệ, vàng chiếm một số nhỏ trên 5,3%. Tiền gửi khác chiếm một phần nhỏ (chiếm trên 12%) trong đó chủ yếu là tiền gửi khác bằng đồng nội tệ là chủ yếu chiếm trên 11% còn tiền gửi khác
Trang 21bằng ngoại tệ, vàng chỉ chiếm một phần nhỏ là khoảng 1,0%. Vậy tổng nguồn vốn huy động theo đồng nội tệ chiếm trên 88,5% và theo ngoại tệ, vàng chiếm 11,5%. Nguyên nhân là do lãi suất huy động tiền đồng tăng mạnh, còn lãi suất huy động USD trên thị trường có xu hướng không tăng đáng kể vì để thực hiện chủ trương của NHNN về bình ổn thị trường ngoại tệ, hạn chế bớt tình trạng găm giữ ngoại tệ, giải quyết bài toán dư thừa vốn ngoại tệ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhập khẩu tiếp cận được nguồn vốn ngoại tệ nên các NHTM thực hiện giảm lãi suất huy động USD nên gửi tiết kiệm bằng nội tệ hấp dẫn nhà đầu tư hơn, dẫn đến nguồn vốn huy động bằng tiền đồng
2.2.1.2 Đánh giá chung về huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Bình Phước Hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong những năm qua đạt được những kết quả sau:
Nguồn vốn huy động năm sau cao hơn năm trước đã tạo điều kiện cho các NHTM chủ động mở rộng khả năng cho vay và tìm kiếm lợi nhuận.
Các sản phẩm dịch vụ huy động vốn ngày càng phong phú, đa dạng với nhiều loại hình, kỳ hạn khác nhau tạo nên sự tiện lợi và thu hút khách hàng gửi tiền. Hầu hết các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã và đang sử dụng nhiều nghiệp vụ và biện pháp tích cực để huy động nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân và tổ chức. Các nghiệp vụ huy động vốn mà các NHTM Bình Phước đã và đang sử dụng như: huy động vốn qua tài khoản tiền gửi thanh toán, qua tài khoản tiền gửi cá nhân, qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm (tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, các loại tiết kiệm khác như tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm an khang, tiết kiệm có thưởng). Những biện pháp mà các NHTM Bình Phước áp dụng để huy động vốn cũng rất đa dạng: đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi (đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi kỳ hạn, đa dạng hóa sản phẩm theo loại đồng tiền gửi, đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi theo số dư, đa dạng hóa sản phẩm tiết kiệm theo số dư) và cũng đã cố gắng tối đa hóa sự tiện lợi cho khách hàng như đã mở rộng mạng lưới chi nhánh để đưa dịch vụ của ngân hàng đến các vùng nông thôn, vùng sâu,
Thị phần huy động vốn của các NHTM ngày càng có khả năng bị thu hẹp: nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, trong đó thị trường tài chính Việt Nam ngày càng phát triển phong phú, đa
Trang 22dạng (hình thành đầy đủ các loại hình thị trường: thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm và các định chế tài chính phi ngân hàng…) theo hướng hoàn thiện và hòa nhập với thị trường tài chính thế giới làm cho nhà đầu tư có nhiều kênh đầu tư để lựa chọn và đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu rủi ro và đạt lợi nhuận cao nhất. Chính vì lẽ đó mà nguồn vốn nhàn rỗi chảy vào NH cũng bị chi phối đáng kể.
Trong thời gian qua, đặc biệt là năm 2008, có sự chạy đua huy động vốn (cạnh tranh không lành mạnh) giữa các NHTM: chạy đua tăng lãi suất huy động vốn dẫn đến lãi suất đầu ra tăng gây khó khăn cho nền kinh tế và từ đó làm gia tăng rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng kéo theo thu nhập trong hoạt động tín dụng cũng bị giảm đáng kể.
Cơ cấu nguồn vốn huy động của các NHTM chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. nên nó không tạo ra sự ổn định, gây khó khăn cho các NH khi muốn cho vay trung, dài hạn. Khối lượng khách hàng này rất lớn vì đa số các DNV&N thiếu vốn, lạc hậu về công nghệ, máy móc thiết bị nên rất muốn vay vốn trung, dài hạn để đầu tư phát triển máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại ….
Tỷ trọng huy động ngoại tệ còn thấp so với tổng nguồn vốn huy động. Điều này đã gây khó khăn cho NHTM trong việc đẩy mạnh cho vay ngoại tệ để tài trợ nhập
Bình Phước là một tỉnh tuy còn nghèo nhưng có nhiều tiềm năng kinh tế của khu vực Đông Nam Bộ nói riêng và là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nhưng để khai thác có hiệu quả các tiềm năng đó cần có những động lực thúc đẩy cần thiết, trong đó nguồn vốn tín dụng của các NHTM để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế là rất quan trọng. Trong những năm qua hoạt động tín dụng của các NHTM ngày càng
Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của các NHTM, nó quyết định đến phần lớn đến hiệu quả kinh doanh, quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng. Tình hình doanh số cấp tín dụng của các
NHTM trên địa bàn Bình Phước trong giai đoạn từ 2007 đến quý 1 năm 2009 như sau: Bảng 2.2: Tình hình doanh số cấp tín dụng của các NHTM trên địa bàn
Trang 23Năm 2008 doanh số cấp tín dụng ngắn hạn đạt 6.148 tỷ đồng chiếm 77,1% tổng doanh số cấp tín dụng, tăng 636 tỷ đồng so với năm 2007, tương ứng với tốc độ tăng trưởng doanh số cấp tín dụng ngắn hạn là 11,54%; doanh số cấp tín dụng trung, dài hạn đạt 1.827tỷ đồng chiếm 22,9% tổng doanh số cấp tín dụng, giảm 499 tỷ đồng so với năm 2007, tương ứng với tốc độ giảm doanh số cấp tín dụng trung, dài hạn là 21,45%. Tổng doanh số cấp tín dụng năm 2008 là 7.975 tỷ đồng, tăng 137 tỷ đồng so với năm 2007, tương ứng với mức tăng 1,75%.
Đến tháng 3 năm 2009: doanh số cấp tín dụng ngắn hạn đạt 2.314 tỷ đồng chiếm 78,2% tổng doanh số cấp tín dụng, doanh số cấp tín dụng trung, dài hạn đạt 646 tỷ đồng chiếm 21,8% tổng doanh số cấp tín dụng.
Qua đó cho thấy doanh số cấp tín dụng năm sau cao hơn năm trước và tăng dần về tỷ trọng cho vay ngắn hạn. Điều này hoàn toàn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của tỉnh Bình Phước nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Bình Phước là tỉnh mới thành lập được 12 năm, kinh tế chưa phát triển, đời sống người dân đang còn nghèo; loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ yếu (chiếm 95%), vốn tự có của các doanh nghiệp này rất thấp, chủ yếu dựa vào vốn vay và các doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh ở lĩnh vực nông sản (cao su, cà phê, điều…) nhưng giá nông sản trong năm 2008 đã giảm mạnh do kinh tế thế giới khủng hoảng đã làm cả doanh nghiệp và nông dân lâm vào tình trạng thiếu vốn ngắn hạn để trả lương nhân công, mua nguyên vật
Trang 24liệu…. Do đó, các NHTM trên địa bàn Bình Phước đẩy mạnh cho vay ngắn hạn để tài trợ vốn cho các DNV&N và các hộ gia đình phát triển kinh tế trang trại. Ngoài ra, các dự án lớn, các khu công nghiệp thuộc các Chơn Thành, Bình Long, Đồng Phú đang trong giai đoạn triển khai, chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư trong khi NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nên các NHTM tập trung thu hồi nợ trung, dài hạn và cũng thắt chặt việc cho vay trung, dài hạn. Bởi lẽ, những món vay có thời hạn càng dài thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro cho nên ngân hàng có xu hướng tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn để mau thu hồi vốn cho vay, quay vòng vốn nhanh đặc biệt trong
Doanh số thu nợ là việc thu nợ được tiến hành theo kỳ hạn nợ đã ghi trong hợp đồng tín dụng. Khách hàng có thể trả nợ trước hạn và phải trả nợ ngân hàng khi đến
Qua bảng 2.3 trên ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2008 là 5.878 tỷ đồng, tăng 2.994 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 103,8% so với năm 2007; doanh số thu
Trang 25nợ trung, dài hạn năm 2008 tăng 697 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 89% so với năm 2007. Điều này là do năm 2008, hầu như các NHTM tập trung thu hồi nợ hơn là tăng trưởng tín dụng, chỉ sang quý 4 năm 2008, khi lãi suất huy động giảm dần, nguồn vốn cho vay của các ngân hàng dồi dào trở lại, thị trường tài chính không còn biến động mạnh và thanh khoản NHTM được cải thiện, các NH có chủ trương tập trung vốn cho các nhà xuất, nhập khẩu và những DN có nhu cầu vốn lưu động bổ sung cho việc sản xuất, kinh doanh dịp cuối năm.
Trong điều kiện ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ thì việc cố gắng hoạt động sao cho thu nhập từ lãi vay và thu nhập từ dịch vụ NHTM tăng lên với chi phí hoạt động thấp để tạo ra lợi nhuận lớn đáp ứng nhu cầu phát triển và bền vững là một yếu tố quyết định sức mạnh của chính NH đó. Do đó, các NHTM không ngừng phát triển trên lĩnh vực huy động vốn, cho vay và cải tiến các dịch vụ NH qua các năm, cụ thể như
Số tiền Tỷ trọng 1. Tổng thu nhập, trong đó: 783,5 100% 535,3 100% 229 100%
Thu lãi cho vay 778,2 99,3% 530,7 99,1% 225,8 98,6%
Qua bảng số liệu thấy thu nhập của các NHTM chủ yếu là từ tín dụng, còn thu nhập từ dịch vụ có tỷ trọng tăng qua các năm nhưng hầu như chưa đáng kể: năm 2007, thu nhập từ cho vay là 778,2 tỷ đồng, chiếm 99,3%, còn thu nhập từ dịch vụ là 5,3 tỷ đồng, chiếm 0,7%; năm 2008: thu nhập từ cho vay là 530,7 tỷ đồng, chiếm 99,1%, còn thu nhập từ dịch vụ là 4,6 tỷ đồng, chiếm 0,9%; tháng 3/2009: thu nhập từ cho
Trang 26vay là 225,8 tỷ đồng, chiếm 98,6%, còn thu nhập từ dịch vụ là 3,2 tỷ đồng, chiếm 1,4%.
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của tỉnh và toàn hệ thống NH Việt Nam, các NHTM trên địa bàn tỉnh đã đưa ra các dịch vụ NH hiện đại như dịch vụ thanh toán thẻ, dịch vụ nhận và chi trả kiều hối, dịch vụ bảo lãnh, trả lương qua thẻ ATM… song đến thời điểm này các NHTM thật sự chưa mặn mà đầu tư vào lĩnh vực này vì điều kiện phát triển kinh tế Bình Phước chưa cao, trong khi vốn đầu tư để phát triển dịch vụ lớn, thu nhập mang lại ít. Nhưng trong tương lai, các NHTM nên quan tâm hơn nữa vào lĩnh vực này vì nó sẽ tạo ra cho NHTM chiến lược kinh doanh riêng và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho NH và nên giảm dần sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng vì hoạt động này có rủi ro rất lớn.
Lợi nhuận trước thuế năm 2008 là 55,7 tỷ đồng, giảm so với năm 2007 là 34,8 tỷ đồng, tương ứng với mức giảm 38,5%. Nguyên nhân là do năm 2008 là năm đầy khó khăn cho ngành NH vì nửa đầu năm 2008, các NHTM gồng mình với khó khăn thanh khoản, với lãi suất huy động cao trong phần lớn thời gian của năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, tín dụng bất động sản và tiêu dùng thu hẹp, đầu tư tài chính khó khăn…Làm lợi nhuận của nhiều ngân hàng bị ảnh hưởng nặng nề. Đây là năm đầu tiên trong khoảng 5 năm trở lại đây nhiều ngân hàng buộc phải điều chỉnh lại mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận đặt ra từ đầu năm; chiến lược tăng tốc nhanh được chuyển sang
Số tiền Tốc độ tăng trưởng
Số tiền Tốc độ tăng trưởng
Số tiền Tốc độ tăng trưởng
(Nguồn: NHNNVN chi nhánh tỉnh Bình Phước)
Trang 27Qua bảng 2.6 ta thấy: dư nợ cho vay trung, dài hạn có số tuyệt đối tăng dần qua các năm: năm 2008, dư nợ cho vay trung, dài hạn là 2.354 tỷ đồng, tăng so với năm 2007 là 56 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 2,4%; tháng 3/2009 dư nợ cho vay trung, dài hạn là 2.405 tỷ đồng, tăng so với năm 2008 là 51 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 2,2%. Nhưng xét tỷ trọng cho vay trung, dài hạn lại giảm dần qua các năm, cụ thể: tỷ trọng cho vay trung, dài hạn năm 2007 là 41,4%, năm 2008 là 37,5%, tháng 3/2009 là 33,2%, nguyên nhân:
Phần lớn nguồn vốn huy động của các NHTM là ngắn hạn, kể cả nguồn vốn điều hòa từ NHNN nên việc sử dụng nguồn vốn cho vay trung, dài hạn của NHTM là có hạn.
Trang 28 Hầu hết các chi nhánh NHTM đều bị NH Hội sở chính ràng buộc về chỉ tiêu cho vay trung, dài hạn, thông thường là không được vượt quá 40% vốn huy động ngắn hạn
Do mức độ rủi ro tỷ lệ thuận với thời hạn vay nợ của khách hàng, đặc biệt là đối với các hộ sản xuất, kinh doanh cá thể trong lĩnh vực kinh tế trang trại, chế biến nông sản…vì chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai, dịch bệnh nhưng giá cả lại không ổn định, phương án kinh doanh không tốt…nên các NHTM có xu hướng giảm dần cho vay trung, dài vào lĩnh vực này. Trong khi tỷ lệ khách hàng này chiếm khá lớn trong
Bình Phước là một tỉnh mới thành lập nên các loại hình hình kinh tế chưa đa dạng, chủ yếu là kinh tế cá thể, mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), doanh nghiệp tư nhân (DNTN), công ty cổ phần (CTCP) mới bước đầu thành lập. Đặc điểm này đã chi phối việc cho vay của các NHTM trên địa bàn Bình Phước trong thời gian
STT Loại hình kinh tế
Số tiền Tỷ trọng
Số tiền Tỷ trọng
Số tiền Tỷ trọng 1 Kinh tế cá thể 3.475,5 62,63% 4.767,8 76% 5.280,5 72,84%
Trang 29 Dư nợ của kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng lớn qua các năm: cuối năm 2008 dư nợ của thành phần này là 4.767,8 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 76% tăng so với năm 2007 là 1.292,3 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 37,2%; đến 31/3/2009 là 5.280,5 tỷ đồng, tăng so với năm 2008 là 512,7 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 10,8%, chiếm tỷ trọng 72,84% Nguyên nhân là ở Bình Phước là một tỉnh mới thành lập nên kinh tế cá thể chiếm chủ yếu và phân bổ từ thành thị đến nông thông, vùng sâu, vùng xa, lĩnh vực đầu tư của loại hình này chủ yếu là kinh tế trang trại, tiểu thương, tiểu thủ công nghiệp…và hoạt động chủ yếu là dựa vào vốn vay từ ngân hàng.
Dư nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có xu hướng giảm dần cả về số tiền và tỷ trọng qua các năm. Năm 2007, dư nợ của DNNN là 1.495 tỷ đồng, chiếm 26,94% trên tổng dư nợ của các NHTM; đến năm 2008, dư nợ của DNNN giảm còn 549,5 tỷ đồng, chiếm 8,75% trên tổng dư nợ, giảm 945,5 tỷ đồng, tương ứng với mức giảm 63,2% so với năm 2007; đến 31/3/2009, dư nợ của DNNN giảm còn 500,5 tỷ đồng, chiếm 7,2% trên tổng dư nợ. Nguyên nhân: thứ nhất, số lượng các DNNN ngày càng giảm do quá trình sắp xếp, chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần; thứ hai, do định hướng của các NHTM giảm dần cho vay đối với DNNN có hiệu quả kinh tế thấp.
Dư nợ của công ty TNHH, DNTN, công ty cổ phần tuy chiếm tỷ trọng nhỏ (5% 10%) nhưng có xu hướng tăng dần qua các năm. Đây là một tín hiệu tốt vì các
Trang 30hoạt động vẫn còn rất yếu kém nên hầu như không vay được vốn từ ngân hàng. 2.4.2.2 Phân tích tình hình nợ xấu theo loại hình kinh tế
Tổng dư nợ tín dụng của các NHTM không ngừng tăng trưởng qua các năm
STT Loại hình kinh tế
Số tiền Tỷ trọng
Số tiền Tỷ trọng
Số tiền Tỷ trọng
Trang 31Qua bảng 2.8 ta thấy nợ xấu tăng qua các năm: năm 2008 là 104,25 tỷ đồng, tăng so với năm 2007 là 21,5 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng là 26%; tháng 3/2009, nợ xấu là 169,95 tỷ đồng, tăng so với năm 2008 là 65,7 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng là 63%.
Nợ xấu này tập trung chủ yếu ở loại hình kinh tế cá thể là chủ yếu. Nguyên nhân: loại hình kinh tế cá thể ở Bình Phước chiếm đa số, chủ yếu là hộ nông dân, quy mô nhỏ lẻ, hoạt động trong lĩnh vực kinh tế trang trại (trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm….), vốn tồn tại nhiều rủi ro như: thiên tai, dịch bệnh, giá cả các mặt hàng này bị rớt giá trong năm 2008 và cả đầu năm 2009. Nhưng tỷ trọng nợ xấu của kinh tế cá thể giảm dần qua các năm: năm 2007, số nợ xấu là 79,6 tỷ đồng, chiếm 96,2% trong tổng nợ xấu; năm 2008, số nợ xấu là 76,7 tỷ đồng, chiếm 73,6% trong tổng nợ xấu; tháng 3 năm 2009, số nợ xấu là 84,3 tỷ đồng, chiếm 49,6% trong tổng nợ xấu. Điều này chứng tỏ là các NHTM đã cố gắng hạn chế nợ xấu đối với loại hình kinh tế này.
Nợ xấu của loại hình công ty TNHH tăng lên cả về số tuyệt đối và tỷ trọng qua các năm: năm 2007, số nợ xấu là 0,4 tỷ đồng, chiếm 0,5% trong tổng nợ xấu; năm 2008, số nợ xấu là 23,7 tỷ đồng, chiếm 22,7% trong tổng nợ xấu; tháng 3 năm 2009, số nợ xấu là 82 tỷ đồng, chiếm 48,2% trong tổng nợ xấu. Nguyên nhân là loại hình công ty TNHH đa số mới thành lập trong những năm gần đây, chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản (cao su và điều), hoặc lĩnh vực khai thác đá, nhưng trong năm 2008 thì giá điều, cao su cũng như vật liệu xây dựng giảm trầm trọng nên ảnh hưởng
2.4.3 Phân tích tình hình dư nợ và nợ xấu theo ngành kinh tế 2.4.3.1 Phân tích tình hình dư nợ theo ngành kinh tế
Trang 32 Mục tiêu cơ cấu kinh tế của Bình Phước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản, để đưa Bình Phước thoát hẳn là một tỉnh thuần nông. Sự đóng góp của các
STT Ngành kinh tế
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1 Nông lâm nghiệp,
3.469,5 62,53% 3.843,8 61,27% 3.662,6 50,52% 2 Ngành công nghiệp
679,7 12,25% 1.005,8 16% 1.843,6 25,43% 3 Ngành thương mại,
Dư nợ đối với ngành nông, lâm nghiệp – thủy sản chiếm đa số nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm: năm 2007, dư nợ là 3.469,5 tỷ đồng, chiếm 62,53% trong tổng dư nợ; năm 2008, dư nợ là 3.843,8 tỷ đồng, chiếm 61,27% trong tổng dư nợ; tháng 3 năm 2009, dư nợ là 3.662,6 tỷ đồng, chiếm 50,52% trong tổng dư nợ. Nông, lâm nghiệp ở Bình Phước chủ yếu là trồng cây công nghiệp lâu năm như cao su, điều, tiêu và trồng rừng…và đây là thế mạnh của tỉnh nên dư nợ của ngành này chiếm đa số.
Trang 33 Dư nợ đối với ngành công nghiệp – xây dựng chiếm không lớn nhưng tỷ trọng có xu hướng tăng qua các năm: năm 2007, dư nợ là 679,7 tỷ đồng, chiếm 12,25% trong tổng dư nợ; năm 2008, dư nợ là 1.005,8 tỷ đồng, chiếm 16% trong tổng dư nợ; tháng 3 năm 2009, dư nợ là 1.843,6 tỷ đồng, chiếm 25,43% trong tổng dư nợ. Ngành công nghiệp chủ yếu là công nghiệp chế biến hạt điều, mủ cao su và trong năm 2008 hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này đều gặp khó khăn về vốn nên đã vay ngắn hạn ngân hàng để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động, còn ngành xây dựng thì trong năm 2008 gần như bị đóng băng do giá cả vật liệu xây dựng tăng cao và tính thanh khoản của thị trường bất động sản giảm thấp. Dư nợ đến tháng 3/2009 có xu hướng tăng mạnh vì đầu năm 2009 giá vật liệu xây dựng giảm và Chính phủ hỗ trợ lãi suất cho vay nên nhiều doanh nghiệp, cá thể đã tận dụng nguồn vốn vay để cải tạo, nâng cấp cơ sở kinh doanh.
Dư nợ đối với ngành thương mại, dịch vụ chiếm không nhiều nhưng tỷ trọng có xu hướng tăng qua các năm: năm 2007, dư nợ là 1.046 tỷ đồng, chiếm 18,84% trong tổng dư nợ; năm 2008, dư nợ là 983,4 tỷ đồng, chiếm 15,7% trong tổng dư nợ; tháng 3 năm 2009, dư nợ là 1.610 tỷ đồng, chiếm 22,21% trong tổng dư nợ. Trong lĩnh vực thương nghiệp thì đa số là hoạt động mua bán sản phâm nông nghiệp (tiêu, điều, cao su), vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng…, lĩnh vực dịch vụ chủ yếu là khách
2.4.3.2 Phân tích tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế
Việc phân tích tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế giúp các NHTM đưa ra được chiến lược cho vay sao cho hiệu quả, không tập trung cho vay nhiều vào một ngành nghề mà nên đa dạng hóa cho vay trong nhiều ngành để giảm RRTD.
Trang 34STT Ngành kinh tế
Số tiền Tỷ trọng
Số tiền Tỷ trọng 1 Nông nghiệp và lâm
78,8 95,23% 11,7 11,23% 32,2 18,54% 2 Ngành công nghiệp
2.1 Công nghiệp chế biến
3 Ngành thương mại, dịch vụ
Như phân tích trên ta thấy dư nợ chiếm phần lớn trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản nhưng nợ xấu trong ngành này chỉ lớn trong năm 2007, còn các năm sau đã có sự chuyển biến giảm rõ rệt: năm 2007, nợ xấu là 78,8 tỷ đồng, chiếm 95,23% trong tổng nợ xấu; năm 2008, nợ xấu là 11,7 tỷ đồng, chiếm 11,23% trong tổng nợ xấu; tháng 3 năm 2009, nợ xấu là 32,2 tỷ đồng, chiếm 18,54% trong tổng nợ xấu. Mặc dù ngành nông, lâm nghiệp là ngành lợi thế của tỉnh và dư nợ của ngành này chiếm tỷ
Trang 35trọng lớn qua các năm nhưng tỷ trọng nợ xấu lại giảm qua các năm, cho thấy NHTM đã thận trọng hơn đối với nhóm khách hàng này để hạn chế rủi ro tín dụng.
Nợ xấu trong ngành công nghiệp, xây dựng tăng qua các năm: năm 2007, nợ xấu là 0 tỷ đồng, chiếm 0% trong tổng nợ xấu; năm 2008, nợ xấu là 21,5 tỷ đồng, chiếm 20,62% trong tổng nợ xấu; tháng 3 năm 2009, nợ xấu là 83,0 tỷ đồng, chiếm 48,83% trong tổng nợ xấu. Nguyên nhân năm 2008 tình hình bất động sản ế ẩm, thua lỗ, còn ngành công nghiệp chế biến thì bị thiên tai, mất mùa, rớt giá nên hầu như các doanh nghiệp này lâm vào tình trạng khó khăn về vốn, đẩy nợ xấu của ngành này tăng lên.
Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, uy tín của NHTM, đặc biệt là nợ xấu. Nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản. Nếu các khoản nợ xấu không được đánh giá đúng mức một cách hệ thống, dự phòng tổn thất khoản vay sẽ không đủ, thu nhập ròng và vốn của ngân hàng sẽ không phản ánh đúng thực tế tình hình tài chính của ngân hàng. Khi nợ xấu của nhiều ngân hàng tăng dẫn tới việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro cũng đòi hỏi phải tăng và điều đó dẫn đến mức lợi nhuận thực hiện bị giảm sút đáng kể. Do đó, các NHTM cần kiểm soát được nợ xấu và có giải pháp cải thiện nó là điều cần thiết để
Trang 36Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTM từ năm 2007 đến tháng 3/2009 giảm dần qua các năm (từ 9% giảm còn 6%,) nhưng vẫn ở mức cao, vượt mức quy định của NHNN cho phép nợ quá hạn của các NHTM không được vượt quá 5%. Cụ thể: nợ quá hạn năm 2008 là 449 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ nợ quá hạn là 7,1%, giảm so với năm 2007 là 53,5 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 10,65%. Tính đến tháng 3 năm 2009, nợ quá hạn là 440 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 6% trên tổng dư nợ cho vay, so với năm 2008 giảm 9 tỷ đồng tương ứng với mức giảm 2%. Điều này cho thấy các NHTM đang cố gắng giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống.
Tỷ lệ nợ xấu tăng dần qua các năm từ 1,5% đến 2,3% nhưng vẫn ở mức thấp, và theo quyết định 493 tỷ lệ nợ xấu không được vượt 3%. Tỷ lệ nợ xấu bình quân của ngành NH năm 2008 là 3,5% và theo thông lệ quốc tế tỷ lệ này cho phép dưới mức là 5%. Thật ra, trong các năm qua các NHTM trên địa bàn vẫn đang thực hiện việc phân loại nợ theo điều 6 quyết định 493, trừ ngân hàng đầu tư và phát triển thực hiện phân loại nợ theo điều 7 quyết định này. Việc áp dụng phân loại nợ theo điều 6 quyết định 493 thực sự đã không phản ánh đúng số nợ xấu thực tế của NHTM, nếu phân nợ theo
điều 7 thì tỷ lệ nợ xấu của các NHTM chắn chắn sẽ tăng thêm 23 lần. 2.5.2 Tỷ lệ tổng nguồn vốn huy động trên tổng dư nợ cho vay
Do hầu hết các NHTM ở Bình Phước thu nhập chủ yếu từ hoạt động tín dụng nên việc xem xét tỷ lệ tổng nguồn vốn huy động trên tổng dư nợ cho vay cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng.
Trang 37 Ngày càng có nhiều kênh đầu tư hấp dẫn nhà đầu tư, hơn nữa những lo ngại về lạm phát nên một số người có tiền nhàn rỗi cũng không luôn chọn gửi tiết kiệm cho
Trong điều kiện các NHTM đang gặp rủi ro trong thanh khoản thì việc tăng vòng quay vốn tín dụng, sẽ giảm bớt khó khăn do thiếu vốn.Do đó, hầu hết các NHTM đều tự điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng giảm dư nợ và tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn để phù hợp với quy mô và thời hạn huy động vốn. Trước mắt chỉ nên dành vốn vào những dự án nhanh tạo ra khối lượng hàng hoá đáp ứng nhu cầu thiết
Trang 38Vòng quay vốn tín dụng năm 2008 tăng 0,51 vòng so với năm 2007 cho thấy thời gian thu hồi nợ năm 2008 nhanh hơn so với năm 2007, vì trong năm 2007 dư nợ cho vay tăng trưởng nóng và cuối năm 2007 thì nên kinh tế rơi vào lạm phát, sang năm 2008 NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nên hầu như các NHTM tập trung
Nguồn vốn huy động tại chỗ tăng đều qua các năm, cụ thể: năm 2007 là 3.835 tỷ đồng; năm 2008 là 4.368 tỷ đồng, tăng 533 tỷ đồng so với năm 2007 tương đương đạt tốc độ tăng trưởng 13,9%; tháng 3 năm 2009 là 4.261 tỷ đồng. Nguồn vốn này là huy động từ tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi của các tổ chức kinh tế dưới hình thức đồng Việt Nam là chủ yếu (chiếm trên 70% nguồn vốn huy động) và tập trung ở kỳ hạn ngắn hạn (chiếm trên 80% nguồn vốn huy động).
Tổng dư nợ cho vay tăng qua các năm, cụ thể: năm 2007 là 5.550 tỷ đồng; năm 2008 là 6.275 tỷ đồng, tăng 725 tỷ đồng so với năm 2007 tương đương đạt tốc độ tăng trưởng 13,1%; tháng 3 năm 2009 là 7.249 tỷ đồng. Trong đó, tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng dần qua các năm, cụ thể: năm 2007 là 3.252 tỷ đồng (chiếm 58,6%); năm 2008 là 3.921 tỷ đồng (chiếm 62,5%), tăng 669 tỷ đồng so với năm 2007 tương đương đạt tốc độ tăng trưởng 20,6%; tháng 3 năm 2009 là 4.844 tỷ đồng (chiếm 66,8%) và tỷ trọng cho vay trung, dài hạn giảm dần qua các năm, cụ thể:
Trang 39năm 2007 là 2.298 tỷ đồng (chiếm 41,4% ); năm 2008 là 2.354 tỷ đồng (chiếm 37,5%); tháng 3 năm 2009 là 2.405 tỷ đồng (chiếm 33,2%).
Ngân hàng đã có kế hoạch và nổ lực chuyển đổi cơ cấu cho vay, cụ thể: cơ cấu tín dụng có sự chuyển biến theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay loại hình DN nhà nước và tăng dần tỷ trọng cho vay loại hình kinh doanh cá thể, DNV&N (DNTN, công ty TNHH, công ty cổ phần). Cơ cấu này cũng chuyển dịch theo chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh: tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ và giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên dư nợ trong ngành nông, lâm nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn dù đã giảm dần qua các năm, đến tháng 3/2009, tỷ trọng cho vay ngành nông lâm nghiệp chiếm 50,52%.
NH đã tích cực phát triển kênh phân phối như mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, số lượng máy ATM về các khu vực đông dân cư trên khắp các huyện, xã của tỉnh để nâng cao năng lực phục vụ khách hàng và thu hút khách hàng mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và cho ra đời nhiều sản phẩm gắn bó với người dân, từ đó đặt nền móng để nâng cao hiệu quả kinh doanh, thương hiệu và khả năng cạnh tranh của NH.
khoảng 95% so với tổng dư nợ cho vay. 2.6.2 Một số tồn tại trong hoạt động tín dụng
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh NH nói chung và hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng, cụ thể:
Tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần qua các năm nhưng tỷ lệ này vẫn còn cao hơn so với tỷ lệ bình quân của của ngành NH, cụ thể: năm 2007 là 9%, năm 2008 là 7,1%, tháng 3/2009 là 6,0%. Tỷ lệ nợ xấu tuy vẫn dưới mức cho phép của NHNN nhưng lại có xu hương tăng dần qua các năm: năm 2007 là 1,5%, năm 2008 là 1,66%, tháng 3/2009 là 2,3%. Hơn nữa, việc xử lý nợ xấu, thu hồi lãi và gốc còn gặp nhiều khó khăn, nguy cơ gia hạn nợ và phát sinh nợ quá lớn, ngay cả đối với một số món nợ chưa đến hạn nhưng chất lượng tín dụng không cao.
Trong thời gian qua, do áp lực cạnh tranh và tạo ra lợi nhuận từ hoạt động tín dụng, các NHTM khi cho vay chỉ chú trọng đến tài sản thế chấp mà không phân tích
Trang 40kỹ tính hiệu quả của phương án kinh doanh và kỹ năng, kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng vay vốn cho nên có những khách hàng có phương án kinh doanh không hiệu quả vẫn được vay, điều này làm phát sinh nợ quá hạn. Còn những khách hàng có phương án kinh doanh hiệu quả, có kỹ năng, kinh nghiệm kinh doanh nhưng chưa có tài sản thế chấp thì bị bỏ qua, điều này sẽ làm mất khách hàng tiềm năng của NH.
Danh mục cho vay chưa thật đa dạng: hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống, mang lại thu nhập chủ yếu cho NHTM nên hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH phụ thuộc nhiều vào hoạt động cho vay vốn là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro cho
2.7.1.1 Rủi ro do môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương trong việc triển khai
Sau hơn 10 năm ban hành, Luật NHNN Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng đã góp phần xây dựng khung pháp lý cho tổ chức và hoạt động của NHNN Việt Nam và các tổ chức tín dụng trong thời gian qua. Tuy nhiên, trước tình hình phát triển kinh tế với tốc độ khá nhanh, yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đối phó với tình hình khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế ở nhiều nước trên thế giới, đến thời điểm hiện nay, hai Luật này đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần được sửa đổi, hoàn thiện như: trách nhiệm và thẩm quyền của NHNN trong điều hành các công cụ thực thi chính sách tiền tệ: Luật NHNN Việt Nam chưa trao đầy đủ thẩm quyền cho NHNN với tư cách là một Ngân hàng Trung ương do vậy đã phần nào hạn chế khả năng chủ động và tính linh hoạt của NHNN trong việc thực hiện các chức năng của một Ngân hàng Trung ương như các quy định liên quan đến cơ chế tài chính, cơ cấu tổ chức của NHNN.
Việc điều hành thông qua cơ chế “hai giá ”, vừa duy trì lãi suất trần vừa áp dụng lãi suất thỏa thuận, tưởng chừng là lối thoát tài chính hợp lý cho các NHTM, nhưng vô hình trung đã nắn dòng chảy tín dụng ngày càng trở nên bất cập. Do sức hấp dẫn của chênh lệch lãi suất, vốn tín dụng tất yếu chảy dồn vào các kênh tiêu dùng, đáng kể nhất trong thời gian qua là bất động sản và chứng khoán. Đây là hai lĩnh vực nhạy cảm, cấu thành chính của bộ phận “kinh tế ảo”, có nguy cơ tạo ra nhiều cơn sốt bất thường một khi công tác quản lý Nhà nước thiếu chặt chẽ. Chiều hướng này đã tác động tiêu cực đến lĩnh vực trực tiếp sản xuất, bộ phận “kinh tế thực” phải