1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CẤU TRÚC một LUẬN văn tốt NGHIỆP

4 966 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 40 KB

Nội dung

:D

CẤU TRÚC MỘT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP : I. Phần mở đầu : 1. Tầm quan trọng của đề tài : Cần trả lời được câu hỏi là tại sao phải thực hiện đề tài đã chọn cả về phương diện lý thuyết và thực tiễn. Thông thường, đề tài phát hiện một vấn đề mới hay trái với quy luật thông thường để nhằm giải thích nó và đưa ra một kết luận cụ thể có ích về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Cần phân biệt sự khác nhau giữa một đề tài nghiên cứu khoa học và một báo cáo hay tường trình - chỉ mang tính tường thuật lại sự kiện, hiện tượng để đưa ra nhận xét, kết luận. 2. Mục tiêu của đề tài : Có thể lồng vào phần Tầm quan trọng của đề tài hay tách riêng. Phần này cho biết mục tiêu của đề tài là nghiên cứu vấn đề gì. Nếu cần, có thể chia ra thành mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu cụ thể phải logic để phục vụ mục tiêu tổng quát. 3. Phương pháp nghiên cứu : Trình bày các phương pháp được sử dụng để giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài nhằm đạt được mục tiêu tổng quát. 4. Nội dung của đề tài : Trình bày sơ lược nội dung các chương, nhưng phải thể hiện được tính logic giữa các chương. Không nên trình bày theo kiểu liệt kê mà phải thể hiện được sự liên kết giữa các chương. II. Phần nội dung : Phần 1. Cơ sở lý luận: Giải thích các lý thuyết cũng như các kết quả thực nghiệm có liên quan đến vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Chỉ nên chọn các khía cạnh thật sự có liên quan đến nội dung ở Phần 2. Phần 2. Nội dung : • Tùy thuộc vào loại đề tài. Có thể là kiểm định giả thuyết hay mô tả định lượng để rút ra kết luận hay xây dựng mô hình mới. • Nếu có kiểm định giả thuyết thì cần phải trình bày rõ là sử dụng mô hình gì để kiểm định. Giải thích ý nghĩa của các biến trong mô hình và kỳ vọng về kết quả dựa trên phần cơ sở lý luận đã trình bày ở trên. Có thể tham khảo các Bài báo đã đăngtrên trang http://lekhuongninh.googlepages.com. III. Phần kết luận : Tóm tắt lại nội dung của đề tài và rút ra kết luận. CÁC NHƯỢC ĐIỂM THƯỜNG GẶP Ở CÁC LVTN CỦA SINH VIÊN • Đề tài cũ kỹ, trùng lắp với các đề tài đã có. Điều đáng tiếc là nhiều sinh viên bỏ công sức và thời gian (rất quý báu) của mình ra làm một việc ít có lợi là thực hiện lại các đề tài đã có. Điều này khiến cho đề tài dễ bị nghi vấn là sao chép và thiếu tính sáng tạo. • Viết bài theo kiểu liệt kê, không có giải thích. Điều cần lưu ý là khi tác giả viết ra thì tác giả có thể hiểu dễ dàng. Tuy nhiên, người đọc đôi khi không hay khó hiểu. Chính vì lý do này nên tác giả cần giải thích - càng ngắn gọn, súc tích càng tốt - về những điều được trình bày. Đối với những vấn đề quá đơn giản, cũng có thể không cần giải thích. • Phần cơ sở lý luận, nội dung chính và kết luận không có liên hệ với nhau. Phần cơ sở lý luận thường được trình bày tràn lan, không có trọng tâm, đôi khi không có liên quan đến nội dung chính của bài. Bên cạnh đó, thường các phần trình bày trong các chương không có liên hệ, bổ sung cho nhau. Về nguyên tắc, tất cả những điều trình bày trong luận văn phải có liên hệ với nhau để phục vụ mục tiêu nghiên cứu của luận văn. • Sinh viên dùng lẫn lộn dấu chấm và dấu phẩy trong khi viết số. Thí dụ: Sinh viên thường hay viết 123,456,789 thay vì nên viết 123.456.789 để cho biết đây là 123 triệu . Số liệu trong bài được trình bày thiếu nhất quán (không theo lề phải), dùng ký hiệu và viết tắt tùy ý, rối rắm làm người đọc không hiểu. Trên nguyên tắc, tất cả những từ viết tắt phải được ghi chú ngay từ đầu và nên cố gắng càng ít viết tắt càng tốt. • Tài liệu tham khảo được dẫn chưa đúng. Hầu như các sinh viên chỉ liệt kê tài liệu tham khảo cuối luận văn mà không chỉ rõ là tài liệu tham khảo nào được sử dụng ở đâu. Thí dụ về một các dẫn tài liệu đúng: "Do thông tin bất đối xứng nên rất có thể khi mua một hàng hóa đã qua sử dụng người mua sẽ mua được hàng hóa không đúng chất lượng (Ninh 2003, tr. 18)." Sau đó tài liệu tham khảo này (Ninh 2003) phải được liệt kê ra ở danh sách tài liệu tham khảo theo thứ tự ABC dựa vào tên (hay họ - nếu là tác giả nước ngoài) của tác giả. • Trong các bài viết có đề ra giải pháp: Các giải pháp được nêu ra quá nhiều, đôi khi mâu thuẫn với nhau (nhứt là khi triển khai thực hiện). Đồng thời, sinh viên thường không phân tích tính khả thi và thứ tự ưu tiên của các giải pháp này. Trong thực tế, vì nguồn lực có giới hạn nên không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được tất cả các giải pháp được đề xuất, do đó cần phải chọn lọc. Trong một số trường hợp, sinh viên đề xuất giải pháp mâu thuẫn ngay cả đối với mục tiêu của đề tài. • Một số sinh viên không phân biệt giữa tỷ lệ và tỷ trọng nên thường dùng dấu % để chỉ cả hai, dễ tạo sự nhầm lẫn. • Một số sinh viên viết câu chưa đúng, sử dụng dấu chấm, dấu phẩy chưa hợp lý. Điều cần lưu ý là còn sai chánh tả. Chẳng hạn, một sinh viên, trong luận văn tốt nghiệp của mình, đã viết "tập chung gà sót" thay vì "tập trung rà soát." • Theo thông lệ, nếu trong trường hợp liệt kê thì trước dấu ba chấm phải có dấu phẩy. Nếu không có dấu phẩy trước dấu ba chấm thì người đọc hiểu đó là câu lửng (có thể bỏ lửng vì chủ ý của tác giả) và người đọc hiểu sao cũng được. Trong nghiên cứu khoa học, nên hết sức tránh điều này. Kỹ năng viết bài tự luận xin học bổng Thế nào là một bài tự luận? Đúng như tên gọi (personal statement), bài tự luận về cơ bản là một bài viết về chính bản thân bạn. Bất cứ một trường Đại học nổi tiếng nào khi cho sinh viên học bổng đều có thể hỏi: “Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào học? Tại sao bạn xứng đáng được nhận học bổng hoặc lý do tại sao bạn chọn học ngành này?” hoặc viết về những kinh nghiệm và thành công mà bạn đạt được, nhưng không được nhắc tới trong đơn xin học bổng. Giới hạn một bài luận thông thường khoảng 500 từ. Làm thế nào để đạt được mục đích truyền tải của một bài tự luận? - Luyện tập là điều kiện tiên quyết. Nếu bạn đã viết được một vài bài luận, bạn sẽ có kinh nghiệm và kỹ năng khi bắt tay vào viết bài luận chính thức của mình. - Tập trung suy nghĩ về dàn ý. Sau khi đã chọn được chủ đề, bạn hãy lập dàn ý đại cương Bạn không cần viết cả câu hoàn chỉnh, chỉ cần viết như liệt kê, vẽ hình, lập bảng biểu… - Viết ngắn gọn. Hầu hết các bài luận chỉ giới hạn khoảng 300 - 600 từ. Giới hạn đó không phải là nhiều để bạn có thể chuyển tải được thông điệp của mình đến hội đồng xét học bổng. Vì thế tránh sử dụng những từ hoặc cụm từ thừa, rườm rà, không cần thiết. - Không lạc đề. Luôn đảm bảo rằng bài luận của bạn trả lời được vấn đề trong chủ đề. Ví dụ, một bài luận với chủ đề: “bạn đã rút ra được bài học gì trong một tình huống khó khăn”, bạn sẽ dễ sa vào miêu tả tình huống đó thay vì viết về những gì bạn đã rút ra được từ nó. - Tránh lối viết nhàm chán. Hãy cho Hội đồng xét học bổng thấy bạn không phải là một thí sinh nhàm chán và mờ nhạt trong nhóm đông số sinh viên khác. Đừng ngần ngại khi thể hiện tính cách của mình. - Hãy thật cụ thể. Đừng viết một cách đại khái - Sử dụng dẫn chứng cụ thể, có thật sẽ hay hơn rất nhiều so với một dẫn chứng chung chung. - Tránh sử dụng ngôn từ quá hoa mĩ. Hội đồng xét học bổng sẽ không thích nếu phong cách viết của bạn quá khoa trương hay gò bó. Hãy để bài viết thật tự nhiên và trôi chảy. - Tránh sáo rỗng. Hãy sáng tạo - Thể hiện các ý tưởng bằng từ ngữ của chính mình. - Viết đoạn kết luận thật ấn tượng. Trong khi phần mở đầu là phần đáng chú ý nhất của bài luận thì phần kết luận cũng không kém phần quan trọng. Một đoạn kết không phải là tổng kết lại 400 từ mình đã viết trước đó. Đoạn kết phải như sợi dây gắn kết các ý thật chặt chẽ với nhau. - Kiểm tra lại bài viết. Sử dụng chức năng kiểm tra lỗi chính tả trên máy tính hoặc nhờ người khác đọc và góp ý cho bài của mình.

Ngày đăng: 01/12/2013, 09:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w