Sáng kiến kinh nghiệm Hệ thống câu hỏi giáo khoa và bài tập để giúp học sinh củng cố kiến thức chương đại cương kim loại thực hiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học để phát triển tư duy cho học sinh, giúp các em tự lực tự mình tìm ra tri thức, tạo tiền đề cho việc phát triển tính tích cực, khả năng tư duy của các em ở cấp học cao hơn cũng như trong đời sống sau này. Mời các bạn cùng tham khảo.
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Mã số:
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HỆ THỐNG CÂU HỎI GIÁO KHOA VÀ BÀI TẬP ĐỂ GIÚP HỌC SINH CỦNG CỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI
Người thực hiện: Nguyễn Thị Phương Dung Lĩnh vực nghiên cứu:
Trang 22
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1 Họ và tên: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG
2 Ngày tháng năm sinh: 11/11/1973
8 Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 1998
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Hóa- ĐHSP TP Hồ Chí Minh
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy
Số năm có kinh nghiệm: 14
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1 Ứng dụng phần mềm Powerpoint trong giảng dạy hóa học ở trường THPT
2 Hệ thống câu hỏi giáo khoa và bài tập giúp học sinh phát triển tư duy hóa học chương Oxi- Lưu huỳnh
Trang 33
TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
HỆ THỐNG CÂU HỎI GIÁO KHOA VÀ BÀI TẬP ĐỂ GIÚP HỌC SINH CỦNG CỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG ĐẠI CƯƠNG
Từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn làm tốt hơn nữa nhiệm vụ của người giáo viên trong giai đoạn hiện nay của đất nước, mong góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học để phát triển tư duy cho học sinh, giúp các em tự lực tự
Trang 4ra, những vấn đề và những bài toán hóa học để rèn luyện các thao tác tư duy, phương pháp suy luận logic, cách tư duy độc lập và sáng tạo cho học sinh
Cơ sở của tư duy hóa học là mối liên hệ giữa các quá trình biến đổi hóa học biểu hiện qua dấu hiệu, hiện tượng phản ứng Trong đó xảy ra tương tác giữa các tiểu phân vô cùng nhỏ bé của thế giới vi mô (phân tử, nguyên tử, ion, electron ) Đặc điểm của quá trình tư duy hóa học là có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa cái bên trong và biểu hiện bên ngoài, giữa vấn đề cụ thể và bản chất trừu tượng Tức là có mối quan hệ bản chất giữa những hiện tượng cụ thể có thể quan sát được với những quá trình không thể nhìn thấy Mối quan hệ này được mô tả, biểu diễn bởi các ký hiệu, công thức, phương trình
Như vậy bồi dưỡng phương pháp và năng lực tư duy hóa học là bồi dưỡng cho học sinh biết vận dụng thành thạo các thao tác tư duy và phương pháp logic, dựa vào dấu hiệu quan sát được mà phán đoán về tính chất và sự biến đổi nội tại của chất, của quá trình
Cũng cần phải sử dụng các thao tác tư duy vào quá trình nhận thức hóa học và tuân theo những quy luật chung của quá trình nhận thức đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và đến thực tiễn Với hóa học - môn khoa học lý thuyết và
Trang 55
thực nghiệm - điều đó nghĩa là dựa trên cơ sở những kỹ năng quan sát hiện tượng hóa học, phân tích các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến quá trình hóa học mà thiết lập những sự phụ thuộc xác định để tìm ra những mối liên hệ nhân quả của câc hiện tượng hóa học với bản chất bên trong của nó Từ đó sẽ xây dựng nên các nguyên lý, các học thuyết, định luật hóa học rồi lại vận dụng chúng vào thực tiễn, nghiên cứu những vấn đề mà thực tiễn đặt ra
b Dấu hiệu của sự phát triển tư duy hóa học:
Việc phát triển tư duy hóa học cho học sinh cần hiểu trước hết là giúp học sinh thông hiểu kiến thức một cách sâu sắc, không máy móc, biết cách vận dụng để giải quyết các bài tập hóa học, giải thích các hiện tượng quan sát được trong thực hành Qua đó kiến thức mà các em tiếp thu được trở nên vững chắc và sinh động
Tư duy hóa học càng phát triển thì học sinh càng có nhiều khả năng lĩnh hội tri thức nhanh và sâu sắc hơn, khả năng vận dụng tri thức trở nên linh hoạt, có hiệu quả hơn Các kỹ năng hóa học cũng được hình thành và phát triển nhanh chóng hơn
Như vậy sự phát triển tư duy hóa học của học sinh diễn ra trong quá trình tiếp thu và vận dụng tri thức, khi tư duy phát triển sẽ tạo ra kỹ năng và thói quen làm việc có suy nghĩ, có phương pháp, chuẩn bị tiềm lực cho hoạt động sáng tạo sau này của các em Tư duy hóa học của học sinh phát triển có các dấu hiệu sau :
+ Có khả năng tự lực chuyển tải tri thức và kỹ năng hóa học vào một tình huống mới
+ Tái hiện nhanh chóng kiến thức và các mối quan hệ cần thiết để giải một bài toán hóa học Thiết lập nhanh chóng các mối quan hệ bản chất giữa các sự vật và hiện tượng hóa học
+ Có khả năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn đời sống Đây là kết quả tổng hợp của sự phát triển tư duy Để có thể giải quyết tốt bài toán thực tế, đòi hỏi học sinh phải có sự định hướng tốt, biết phân tích suy đoán và vận dụng các thao tác tư duy nhằm tìm cách áp dụng thích hợp, cuối cùng là tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả phương án giải bài toán đó
Trang 66
c Vai trò của bài tập trong giảng dạy hóa học:
Trong giáo dục học đại cương, bài tập là một trong các phương pháp quan trọng nhất để nâng cao chất lượng giảng dạy Đối với học sinh, giải bài tập là phương pháp học tập tích cực Một học sinh nếu có kinh nghiệm và tư duy hóa học phát triển thì sau khi học bài xong phải chưa vừa lòng với vốn hiểu biết của mình, và chỉ yên tâm sau khi tự mình vận dụng kiến thức đã học để giải được hết các bài tập Qua đó mà phát triển năng lực quan sát, trí nhớ, khả năng tưởng tượng phong phú, linh hoạt trong ứng đối và làm việc có phương pháp
Bài tập hóa học có các tác dụng lớn sau:
c.1 Bài tập giúp học sinh hiểu sâu hơn các khái niệm đã học Học sinh
có thể học thuộc lòng các định nghĩa, định luật, các tính chất , nhưng nếu không giải bài tập thì các em vẫn chưa thể nắm vững và vận dụng được những gì đã thuộc
Ví dụ: Khi kết thúc bài giảng nghiên cứu về” Điều chế kim loại” Giáo viên có thể
sử dụng kiểu bài tập như sau để giúp học sinh hiểu sâu hơn phương pháp điều chế kim loại có tính khử mạnh, trung bình và yếu
Trình bày cách để điều chế: Ca từ CaCO3; Cu từ CuSO4; Fe từ Fe2O3
Fe2O3 + 3CO 2Fe + 3CO2
Để giải bài tập này, học sinh phải hệ thống kiến thức về cách điều chế và ứng dụng phương pháp điều chế cho từng loại
c.2 Bài tập có tác dụng củng cố kiến thức cũ một cách thường xuyên
và hệ thống hóa lại các kiến thức đã học
Ví dụ: Khi luyện tập bài “Tính chất hóa học của kim loại” Giáo viên yêu cầu học sinh phân biệt bản chất của phản ứng giữa kim loại tác dụng với axit (HCl,
Trang 77
H2SO4loàng), với axit (HNO3, H2SO4đặc)
c.3 Bài tập giúp học sinh thường xuyên rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo
Nói chung trong khi giải các bài tập, học sinh đã tự mình rèn luyện kỹ năng kỹ xảo cần thiết như lập công thức, cân bằng phương trình hóa học của phản ứng, tính toán hóa học, làm thí nghiệm Nhờ thường xuyên giải bài tập, lâu dần các em sẽ nắm vững lý thuyết, vận dụng thành thạo lý thuyết vào giải bài tập
c.4 Bài tập hóa học tạo điều kiện để phát triển tư duy vì khi giải một bài
tập, học sinh phải chọn phương pháp thích hợp
c.5 Bài tập hóa học góp phần giáo dục tư tưởng cho học sinh vì giải bài
tập là rèn luyện tính kiên nhẫn, tính trung thực trong lao động, học tập, tính sáng tạo khi xử lý các vấn đề xảy ra Mặt khác, bài tập còn rèn luyện cho học sinh tính
chính xác khoa học và nâng cao lòng yêu thích bộ môn
Điểm mới của đề tài:
a.Đã lựa chọn, sưu tập được một hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học với mục
đích rèn luyện và phát triển tư duy theo các mức độ khác nhau :
Dạng 1: Câu hỏi và bài tập theo mức độ biết, tái hiện kiến thức
Dạng 2: Câu hỏi và bài tập theo mức độ thông hiểu
Dạng 3: Câu hỏi và bài tập theo mức độ vận dụng
b.Bước đầu nghiên cứu sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập này để rèn luyện và
phát triển tư duy cho học sinh qua giảng dạy chương Đại cương kim loại (lớp 12)
ở trường phổ thông trung học bao gồm:
+ Sử dụng câu hỏi và bài tập lý thuyết trong quá trình nghiên cứu bài mới
+ Sử dụng câu hỏi và bài tập trong giờ luyện tập và ôn tập chương
+ Sử dụng câu hỏi và bài tập để củng cố, rèn luyện ở nhà
2.Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Vấn đề phát triển tư duy cho học sinh qua hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học chương Đại cương kim loại (lớp 12) của chương trình phổ thông trung học
a Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài về các vấn đề:
+ Hoạt động nhận thức, các hình thức tư duy của học sinh và vai trò điều khiển của giáo viên trong quá trình dạy học trên quan điểm đưa học sinh vào vị trí
Trang 88
chủ thể của hoạt động nhận thức
+ Những phẩm chất của tư duy, các phương pháp tư duy và việc rèn luyện các thao tác để phát triển tư duy cho học sinh qua giảng dạy hóa học ở trường phổ thông Đánh giá các trình độ phát triển tư duy của học sinh
b Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học phù hợp với các mức độ phát
triển tư duy của học sinh Bước đầu nghiên cứu việc sử dụng hệ thống bài tập đó nhằm giúp cho học sinh lĩnh hội và vận dụng kiến thức một cách vững chắc, phát triển năng lực tư duy logic Từ đó rèn luyện tính độc lập hành động và trí thông minh của học sinh
c Thực nghiệm sư phạm để đánh giá chất lượng hệ thống bài tập và hiệu quả
của việc sử dụng chúng trong giảng dạy hóa học
Sau đây là 3 dạng bài tập:
DẠNG 1:Câu hỏi và bài tập theo trình độ biết Những câu hỏi và bài tập ở dạng này giúp học sinh nhớ lại ,tái hiện và mô tả được kiến thức đã tiếp thu
*Bài tập tự luận :
1 Hãy cho biết vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn?
2 Cho 4 kim loại sau: Al, Cu, Ag, Au Sắp xếp theo chiều giảm dần tính dẻo của
5 Vì sao kim loại có tính ánh kim?
6 Tính chất vật lý chung của kim loại là gì?
7 Nguyên nhân dẫn đến tính chất vật lý chung đó?
8 Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là kim loại nào?
9 Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là kim loại nào?
10 Kim loại có độ mềm, độ cứng nhất là kim loại nào?
11 Tính chất hóa học chung của kim loại là gì?
12 Cặp oxi hóa- khử của kim loại là gì?
Trang 99
13 Dãy điện hóa của kim loại là gì?
14 Hợp kim là gì?
15 Ăn mòn kim loại là gì?
16 Ăn mòn hóa học là gì? Cho ví dụ minh họa?
17 Ăn mòn điện hóa là gì? Cho ví dụ minh họa?
18 Nêu sự khác nhau giữa ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa?
19 Hãy nêu nguyên tắc điều chế kim loại?
20 Kể các phương pháp điều chế kim loại và ứng dụng của mỗi phương pháp đó?
* Bài tập trắc nghiệm :
1 Dãy kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là:
A Cu, Zn, Na B Ag, Ba, Fe, Sn C K, Mg, Al, Fe * D Au, Pt, Al
2 Cho các câu phát biểu về vị trí và cấu tạo của kim loại sau:
(I) Hầu hết các kim loại chỉ có từ 1e đến 3e lớp ngoài cùng
(II) Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại
(III) Ở trạng thái rắn, đơn chất kim loại có cấu tạo tinh thể
(IV) Liên kết kim loại là liên kết được hình thành giữa các nguyên tử và ion kim loại trong mạng tinh thể do sự tham gia của các electron tự do
Những phát biểu đúng là:
A Chỉ có I, II đúng B Chỉ có I đúng
C Cả I, II, III, IV đều đúng* D Chỉ có IV sai
3 Câu nào sau đây không đúng:
A Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử phi kim thường có từ 4e đến 7e
B Trong cùng nhóm, số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử bằng nhau
C Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường ít (1e đến 3e)
D Trong cùng chu kỳ, nguyên tử kim loại có bán kính nhỏ hơn nguyên tử phi kim*
4 Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do
gây ra?
Trang 1010
5 Tính chất hóa học chung của kim loại là:
A Dễ nhận electron B Dễ cho proton
6 Thuỷ ngân dễ bay hơi và rất độc Nếu chẳng may nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ thì chất có thể dùng để loại bỏ thuỷ ngân là:
A Bột sắt B Bột lưu huỳnh *
7 Cho các kim loại Al, Fe, Cu, Ag, Pt, Hg Trong số các kim loại trên có bao nhiêu kim loại phản ứng với dung dịch CuSO4
8 Dãy điện hóa của kim loại được sắp xếp theo chiều:
A Tính khử của kim loại tăng dần, tính oxi hóa của ion kim loại giảm dần
B Tính khử của kim loại giảm dần, tính oxi hóa của ion kim loại tăng dần.*
C Tính oxi hóa của kim loại tăng dần, tính khử của ion kim loại giảm dần
D Tính oxi hóa của kim loại giảm dần, tính khử của ion kim loại tăng dần
9 Phản ứng: Fe + 2FeCl3 3FeCl2 cho thấy:
A Kim loại sắt có thể tác dụng với muối sắt
B Fe3+ bị Fe khử thành Fe2+.*
C Fe3+ bị oxi hóa thành Fe2+
D Fe2+ oxi hóa Fe thành Fe3+
10 Cặp oxi hóa - khử nào sau đây viết sai:
A Fe3+/Fe2+ B Cu+/Cu2+* C Sn4+/Sn2+ D Ag+/Ag
11 Cho 4 cặp oxi hóa - khử: Fe2+/Fe, Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag, Cu2+/Cu Dãy cặp xếp theo chiều tăng dần về tính oxi hoá và giảm dần về tính khử là:
A Cu2+/Cu, Fe2+/Fe, Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag
B Fe3+/Fe2+, Fe2+/Fe, Ag+/Ag, Cu2+/Cu
C Ag+/Ag, Fe3+/Fe2+, Cu2+/Cu, Fe2+/Fe
D Fe2+/Fe, Cu2+/Cu, Fe3+/Fe2+, Ag+/Ag*
12 Ngâm một l lá Niken trong các dung dịch loãng của các muối sau: MgCl2; NaCl; Cu(NO3)2, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2 Niken sẽ phản ứng được với các muối:
Trang 1111
A AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2 B Cu(NO3)2, Pb(NO3)2*
C MgCl2, NaCl, Cu(NO3)2 D AlCl3, MgCl2, Pb(NO3)2
13 Cho các kim loại Cu, Al, Fe, Au, Ag Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính dẫn điện của kim loại (từ trái sang phải) là:
A Fe, Au, Al, Cu, Ag* B Fe, Al, Cu, Au, Ag
C Fe, Al, Cu, Ag , Au D Al, Fe, Au ,Ag ,Cu
14 Cho ba phương trình ion thu gọn:
a) Fe + Cu2+ Cu + Fe2+
b) Cu + 2Fe3+ Cu2+
C Tính oxi hóa của: Cu2+ > Fe3+ > Fe2+ > Mg2+
D Tính oxi hóa của: Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > Mg2+*
15 Tất cả các kim loại thuộc dãy nào dưới đây tác dụng được với dung dịch muối sắt (III)?
A Al, Fe, Ni, Ag B Al, Fe, Ni, Cu, Ag
C Al, Fe, Ni, Cu* D Mg, Fe, Ni , Ag, Cu
16 Cho các ion kim loại sau: Fe2+, Fe3+, Zn2+, Ni2+, H+, Ag+ Chiều tăng dần tính oxi hóa của các ion là:
A Zn2+, Fe2+, H+, Ni2+, Fe3+, Ag+ B Zn2+, Fe2+, Ni2+ , H+, Fe3+,Ag+*
C Zn2+, Fe2+, Ni2+, H+, Ag+, Fe3+ D Fe2+, Zn2+, Ni2+, H+, Fe3+, Ag+
17 Các nguyên tố kim loại nào được sắp xếp theo chiều tăng dần của tính khử?
18 Kim loại Ni phản ứng với dung dịch của tất cả muối ở dãy nào sau đây?
A NaCl, AlCl3, ZnCl2 B MgSO4, CuSO4, AgNO3
C Pb(NO3)2, AgNO3, NaCl D AgNO3, CuSO4, Pb(NO3)2*
19 Cho 3 kim loại Al, Fe, Cu và 4 dung dịch muối là ZnSO4, AgNO3, CuCl2, MgSO4.Kim loại nào tác dụng được với cả 4 dung dịch muối?
Trang 1212
20 Kim loại nào sau đây không khử được ion H+ trong dung dịch H2SO4 loãng thành H2
21 Sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng hóa học của môi trường xung quanh gọi là:
A Sự ăn mòn hóa học B Sự ăn mòn kim loại*
C Sự ăn mòn điện hóa D Sự khử kim loại
22 Trong ăn mòn điện hoá, quá trình nào xảy ra ở điện cực âm?
A Quá trình oxi hoá kim loại*
B Quá trình khử kim loại
C Quá trình khử nước trong dung dịch điện li
D Quá trình khử O2 tan trong dung dịch điện li
23 Điều kiện cần và đủ để xảy ra quá trình ăn mòn điện hoá là
A Các điện cực có bản chất khác nhau
B Các điện cực phải tiếp xúc trực tiếp với nhau hoặc gián tiếp qua dây dẫn
C Các điện cực phải cùng tiếp xúc với dung dịch chất điện li
D Các điện cực phải có bản chất khác nhau, tiếp xúc với nhau và cùng tiếp xúc với một dung dịch chất điện li*
24 Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về ăn mòn hóa học?
A Ăn mòn hóa học không làm phát sinh dòng điện*
B Ăn mòn hóa học làm phát sinh dòng điện một chiều
C Kim loại tinh khiết sẽ không bị ăn mòn hóa học
D Về bản chất, ăn mòn hóa học cũng l một dạng của ăn mòn điện hoá
25 Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi là
A Sự khử kim loại B Sự ăn mòn kim loại
C Sự ăn mòn hoá học* D.Sự ăn mòn điện hoá
Trang 1313
26 Cặp kim loại Al – Fe tiếp xúc với nhau và được để ngoài không khí ẩm thì kim loại nào bị ăn mòn và dạng ăn mòn nào là chính?
A Al bị ăn mòn điện hoá* B Fe bị ăn mòn điện hoá
C Al bị ăn mòn hóa học D Al, Fe bị ăn mòn hóa học
27 Trong quá trình điện phân dung dịch CuCl2, nước đóng vai trò:
A Tham gia vào quá trình điện phân
B Là dung môi và phân li CuCl2.*
C Làm tăng độ dẫn điện
D Để bảo vệ Cu tạo thành
28 Phát biểu nào dưới đây không đúng về bản chất quá trình hóa học ở điện cực
trong quá trình điện phân?
A Anion nhường electron ở anot B Cation nhận electron ở catot
C Sự oxi hóa xảy ra ở anot D Sự oxi hoá xảy ra ở catot*
29 Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là:
A Thực hiện quá trình cho - nhận proton
B Thực hiện quá trình khử các kim loại
C Thực hiện quá trình khử các ion kim loại*
D Thực hiện quá trình oxi hóa các ion kim loại
30 Có thể điều chế các kimloại Na, Mg, Ca đều bằng cách nào sau đây?
A.Điện phân dd muối clorua bão hoà tương ứng
B.Dùng hidro khử các oxit tương ứng ở nhiệt độ cao
C Dùng kim loại Kali tác dụng với dung dịch muối clorua tương ứng
D Điện phân nóng chảy muối clorua tương ứng*
DANG 2: Câu hỏi và bài tập theo trình độ hiểu, vận dụng ở mức độ thấp Những câu hỏi và bài tập ở dạng này giúp học sinh không những nắm vững kiến thứ đã tiếp thu mà còn phải tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh để biết cách vận dụng những kiến thức đã học
* Bài tập tự luận:
1 Những kim loại nào sau đây đều tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4loãng: Mg,
Na, Zn, Cu, Al, Ag, Au, Ni, Pt?