1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng tuan 30 soan nam 2011

5 170 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 86,5 KB

Nội dung

Tuần 30 Tiết 109 Ngày soạn: Ngày dạy: CÂY TRE VIỆT NAM A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh : - Hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống dân tộc Việt Nam; cây tre trở thành một biểu tượng của Việt Nam. - Nắm được những đặc điểm nghệ thuật của bài kí : giàu chi tiết và hình ảnh, kết hợp miêu tả và bình luận, lời văn giàu nhịp điệu . B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Soạn bài; Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. - Học sinh: Soạn bài C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp. II. Bài cũ: - Trong bài Cô Tô, em thích câu văn nào nhất? Em hãy đọc diễn cảm câu văn đó và cho biết cái hay, cái đẹp trong đó? - Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô có gì hay và độc đáo? III. Bài mới: - Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập): Hình như mỗi đất nước mỗi DT đều chọn một loài cây hoặc một loài hoa làm biểu tượng riêng cho DT của mình. Chẳng hạn: Mía - Cu Ba, Bạch dương - Nga, Bồ đề - ấn Độ, Liễu - Trung Hoa, Đất nước và DT VN của chúng ta tự bao đời nay đã chọn cây tre là loại cây tượng trưng tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa của DT. Ca ngợi NDVN anh hùng đạo diễn người Ba Lan cùng các nhà làm phim VN đã dựa vào bài tuỳ bút Cây tre bạn đường của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Tuân để XD bộ phim tài liệu Cây tre VN năm 1956. Nhà báo lừng danh Thép Mới đã viết bài kí Cây tre VN để thuyết minh cho bộ phim này. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1. HD tìm hiểu chung - Gọi học sinh đọc phần giới thiệu tác giả, tác phẩm ở chú thích? - Nêu những nét chính về tác giả? - Xuất xứ của tác phẩm? - Giáo viên hướng dẫn đọc: Khi trầm lắng, dịu dàng, sôi nổi, khẩn trương, thủ thỉ, tâm tình, hân hoan, phấn chấn, ngắt nhịp đúng chỗ, nhấn đúng các vần lưng. - Gọi học sinh đọc, tìm hiểu chú thích - Nêu đại ý bài ký - Dựa vào đại ý đó, hãy tìm bố cục của bài văn? Ý mỗi đoạn? I. Tiếp xúc văn bản: 1. Tác giả: - Tên là Hà Văn Lộc, quê ở Tây Hồ, Hà Nội - Viết báo chí, bút ký, thuyết minh phim 2. Tác phẩm: “Cây tre Việt nam” là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan 3. Đọc, từ khó * Đại ý: Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt ở khắp nơi, gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong cuộc sống, lao động sản xuất và chiến đấu trong quá khứ, hiện tại và tương lai 4. Bố cục: - Từ đầu … như người : Giới thiệu chung về cây tre . - Tiếp : … chung thuỷ: Cây tre - người bạn thân của nhân dân Việt nam trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động . - Tiếp … chiến đấu: Cây tre sát cánh với con người trong cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước . - Còn lại: Cây tre_biểu tượng đẹp của đất nước và của nhân dân Việt nam . Hoạt động 2. HD tìm hiểu chi tiết - Gọi học sinh đọc lại đoạn 1? - Giới thiệu gì về tre? Trong bài văn, phẩm chất nào của cây tre được nói đến? - Biện pháp nghệ thuật nổi bật sử dụng có hiệu quả khi thể hiện phẩm chất của tre? - Những từ ngữ thể hiện phẩm chất của tre khác từ loại gì? Tác giả đã tôn vinh cây tre bằng những danh hiệu nào? Nhận xét cây tre đã có những phẩm chất nào? - Gọi học sinh đọc đoạn 2, 3? - Giáo viên nêu lại đại ý của bài - Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre II. Phân tích: 1. Những phẩm chất của cây tre - Sức sống bền bỉ, ngay thẳng - Cần cù, siêng năng - Dũng cảm, bất khuất - Lạc quan, yêu đời  Miêu tả, nhân hóa, điệp ngữ, sử dung tính từ Tre mang giá trị cao quý như con người 2. Sự gắn bó của cây tre với con người và dân tộc Việt nam: - Có mặt khắp nơi, bao bọc xóm làng - Dưới bóng tre xanh, từ lâu người nông dân Việt nam dựng nhà, dựng cửa. làm ăn sinh sống, gìn giữ 1 nền với con người trong lao động sản xuất, cuộc sống? - Vậy cây tre gắn bó với con người khi nào? - Tác giả dùng nghệ thuật gì để nói lên sự gắn bó của tre với người? - Vai trò lớn lao của tre được khái quát bằng câu văn nào? - Tác giả mở đầu phần cuối bằng hình ảnh nào? - Cây tre còn thể hiện sự gắn bó với con người về mặt nào nữa? - Hình ảnh có ý nghĩa đặc biệt là hình ảnh nào? - Vì sao nó là hình ảnh có ý nghĩa? - Hình ảnh đó được sử dụng với nghệ thuật gì? - Trong thực tế của quá trình CM sắt, thép… lấn dần tre nữa. Điều này đáng mừng hay không? - Gọi học sinh đọc 3 câu cuối? - Vai trò của các câu đó với câu mở đầu bài? - Em cảm nhận được gì về cây tre VN qua văn bản này? - NT nổi bật trong văn bản? - HS rút ra phần ghi nhớ văn hóa - Tre giúp con người trong sản xuất, tre như cánh tay người nông dân - Tre gắn bó với con người ở mọi lứa tuổi trong đời sống, sinh hoạt  so sánh, nhân hóa, hoán dụ, điệp ngữ: Tre gắn bó với con người, dân tộc Việt Nam từ thuở lọt lòng đến lúc nhắm mắt xuôi tay 3. Cây tre gắn bó với dân tộc Việt nam trong hiện tại, tương lai: - Tre gắn bó với cuộc sống tinh thần “Tre già măng mọc” -> ẩn dụ, hoán dụ: biểu tượng của thế hệ trẻ - tương lai của đất nước. hình ảnh nối tiếp của thế hệ Việt nam, truyền thống bền vững - tự hào III. Tổng kết : SGK - Tr 100 IV. Củng cố: Bài văn gợi cho em cảm nghĩ gì về dân tộc Việt nam? V. Dặn dò: Học bài, làm bài tập Luyện tập; Chuẩn bị “Lòng yêu nước” ********************************************** Tuần 30 Tiết 110 Ngày soạn: Ngày dạy: CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh : - Nắm được khái niệm, tác dụng của câu trần thuật đơn . B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Soạn bài; Đọc sách giáo viên và sách bài soạn; Bảng phụ viết VD và bài tập - Học sinh: Soạn bài C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp. II. Bài cũ: Phân biệt thành phần chính và phụ của câu? Chủ, vị ngữ là gì? ví dụ? III. Bài mới: - Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1. HD tìm hiểu lí thuyết - GV treo bảng phụ đã viết VD: - Gọi HS đọc VD - Đọan văn gồm mấy câu? - Mục đích của các câu? - Dựa vào kiến thức dã học, hãy phân loại câu theo mục đích nói - Hãy sắp xếp 4 câu trần thuật trên thành 2 loại: Câu có 1 cụm C-V và câu có 2 cụm C-V sóng đôi * GV kết luận: Câu có một cụm C-V dùng để giới thiệu, tả, hoặc kể người ta gọi là câu trần thuật đơn. - Nhắc lại câu trần thuật đơn dùng để làm gì? I. Câu trần thuật đơn là gì ? 1. Tìm hiểu ví dụ: SGK - Tr 101 - Đoạn văn gồm 9 câu. - Câu 1,2,6,9: Dùng để kể. tả, nêu ý kiến ⇒ Câu trần thuật (Câu kể). - Câu 4: Dùng để hỏi ⇒ Câu nghi vấn (Câu hỏi). - Câu 3,5,8: Bộc lộ cảm xúc ⇒ Câu cảm (Cảm thán). - Câu 7: Cầu khiến ⇒ câu cầu khiến (Mệnh lệnh). - Câu có một cặp C-V: câu 1, 2, 9. - Câu có hai cặp C-V: câu 6 2. Ghi nhớ: SGK tr- 101 Hoạt động 2. HD luyện tập - GV yêu cầu HS đọc bài tập - Gọi HS xác định II. Luyện tập : Bài 1: Xác định câu trần thuật đơn và cho biết tác dụng của chúng: - Câu 1: Ngày thứ năm . sáng sủa ⇒ Dùng để tả cảnh - Câu 2: Từ khi . trong sáng như vậy ⇒ dùng để nêu ý kiến nhận xét. Bài 2: xác định kiểu câu và nêu tác dụng của chúng - Câu a, b, c là câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật. - Gọi HS đọc - Gọi HS trả lời - Gọi HS đọc - Yêu cầu HS trả lời cá nhân Bài 3: Nhận xét về cách giới thiệu nhân vật: Cả 3 đoạn văn đều: - Giới thiệu nhân vật phụ trước. Miêu tả việc làm, quan hệ của các nhân vật phụ - Thông qua việc làm, quan hệ của các nhân vật phụ rồi mới giới thiệu nhân vật chính. Bài 4: Nhận xét tác dụng của câu mở đầu - Giới thiệu nhân vật. Miêu tả hoạt động của các nhân vật IV. Củng cố: Gọi học sinh đọc ghi nhớ. V. Dặn dò: Học bài; Soạn : Lòng yêu nước **************************************************************** Tuần 30 Tiết 111 Ngày soạn: Ngày dạy: HDĐT: LÒNG YÊU NƯỚC I-LI-A-Ê-REN-BUA A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh : - Hiểu được tư tưởng cơ bản của bài văn . Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương . B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Soạn bài; Đọc sách giáo viên và sách bài soạn; Học sinh: Soạn bài C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp. II. Bài cũ: III. Bài mới: - Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1. HD tìm hiểu chung - Nêu những hiểu biết của em về tác giả? Đọc vừa rắn rỏi mềm mại, tràn ngập cảm xúc, nhịp điệu chậm, chắc khoẻ, chân thật - HS đọc chú thích trong SGK chú ý hai chú thích 1,9 - Em hãy nhận xét về thể loại - Bố cục gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng ohần I. Tiếp xúc văn bản: 1. Tác giả, tác phẩm: 2. Đọc và giải nghĩa từ khó: 3. Thể loai và bố cục: - Thể loại: Bút kí - chính luận - Trữ tình - Lập luận theo kiểu diễn dịch và tổng - phân - hợp. * Bố cục: 2 phần + Từ đầu đến . lòng yêu Tổ quốc: Ngọn nguồn của lòng yêu nước. + Còn lại: Lòng yêu nước được thử thách trong chiến tranh Hoạt động 2. HD tìm hiểu chi tiết - Đoạn 1 cho biết điều gì? - Ban đầu lòng yêu nước là yêu những gì? Tác giả cho biết yêu quê hương trong 1 hoàn cảnh cụ thể, đó là gì? - Hai câu: “Dòng suối… Tổ quốc” có tác dụng gì? - Để nói lên vẻ đẹp riêng biệt của từng vùng ở nước Nga, tác giả đã nêu ra mấy dẫn chứng? - Trong những hình ảnh ấy, hình ảnh nào đáng chú ý? Hình ảnh đó có ý nghĩa gì? Lúc này nhận định về ngọn nguồn của lòng yêu nước như thế nào? - Ở Việt Nam, lòng yêu nước có như vậy không? - Trong đoạn văn thứ 3, lòng yêu nước còn được thể hiện ở đâu, lúc nào? - Vì sao khi ấy thì lòng yêu nước được thử thách cao độ và nghiêm ngặt nhất? Câu“Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa” có ý nghĩa gì? II. Phân tích: 1. Ngọn nguồn của lòng yêu nước: - Bắt nguồn từ lòng yêu những vật tầm thường nhất: hàng cây, góc phố, mảnh vườn, yêu đặc sản, cảnh sắc quê hương - Yêu người thân, yêu tổ quốc  Lòng yêu nước được mở rộng, chứng minh và nâng cao thành 1 chân lý 2. Lòng yêu nước được thử thách và thể hiện: - Lòng yêu nước chỉ có thể bộc lộ đầy đủ sức mạnh lớn lao của nó trong hoàn cảnh gay go. Vì lúc này cuộc sống và số phận của mỗi người gắn liền với vận mệnh tổ quốc III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK IV. Luyện tập: - Dòng sông, cánh đồng, con đường làng IV. Củng cố. V. Dặn dò: Học bài, thuộc ghi nhớ; Soạn bài: Câu trần thuật đơn có từ là ********************************************** Tuần 30 Tiết 112 Ngày soạn: Ngày dạy: CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh : - Nắm được kiểu câu trần thuật đơn có từ “là”. Biết đặt câu trần thuật đơn có từ “ là” . B. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Soạn bài; Đọc sách giáo viên và sách bài soạn; GV chuẩn bị bảng phụ đã viết VD - Học sinh: Soạn bài C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp. II. Bài cũ: Thế nào là câu trần thuật đơn? Đặt câu trần thuật đơn và cho biết câu đó dùng để làm gì? III. Bài mới: - Dẫn vào bài mới (Dẫn nhập) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 1. HD tìm hiểu phần I - Học sinh đọc ví dụ : - Hãy xác định chủ ngữ và vị ngữ trong từng câu . - Nhận xét về cấu tạo của vị ngữ trong từng câu . - Hãy chọn các từ hoặc cụm từ phủ định : “ không”, không phải, chưa, chưa phải” vào trước vị ngữ của các câu . - Hãy nêu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ “ là”. I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ “ là”. 1. Ví dụ : a/ Bà đỡ Trần / là người huyện Đông Triều . b/ Truyền thuyết / là loại truyện … kỳ ảo . c/ Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô / là một ngày trong trẻo sáng sủa d/ Dế Mèn trêu chị Cốc / là dại . - Cấu tạo của vị ngữ . + Câu a, b, c : là : cụm danh từ + Câu d : là + tính từ . - Trước vị ngữ có thể thêm các cụm từ ; không phải, chưa phải . 2/ Ghi nhớ : SGK Hoạt động 2. Hd tìm hiểu phần II - Học sinh đọc lại các câu vừa phân tích ở phần I - Vị ngữ của câu văn trình bày các hiểu về sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ ? - Vị ngữ của câu nào có tác dụng giới thiệu sự vật hiện tượng, khái niệm nêu ở chủ ngữ . - Vị ngữ của câu nào thể hiện sự đánh giá đối với sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ ? - Câu trần thuật đơn có từ” là” được phân làm mấy loại ? - Học sinh đọc mục ghi nhớ ? II. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ “ là” . 1. Ví dụ : a. Là người ở đâu? - với ý nghĩa giới thiệu quê quán. b. Là loại truyện gì? - Với ý nghĩa trình bày cách hiểu biết. c. Là một ngày như thế nào? - Với ý nghĩa miêu tả đặc điểm. d. Là làm sao? - Với ý nghĩa đánh giá. - Bốn kiểu câu trần thuật đơn có từ là: + Câu giới thiệu: câu a + Câu miêu tả: câu c + Câu đánh giá: câu d + Câu định nghĩa: câu b 2. Ghi nhớ : sgk Hoạt động 3. HD luyện tập - Gọi HS đọc bài tập - Gọi HS xác định CN- VN - Yêu cầu HS xác định câu trần thuật đơn có từ là Yêu cầu HS làm bài tập - Cho HS nhắc lại yêu cầu của bài tập III. Luyện tập : Bài 1: a. Hoán dụ// là gọi tên sự vật hiện tượng . C V b. Người ta// gọi chàng là Sơn Tinh. C V Đây không phải là câu trần thuật đơn có từ là c. Tre// là cánh tay của người nông dân. C V Đây là câu trần thuật đơn có từ là. - Tre// còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. C V Đây là câu trần thuật đơn có từ là. - Nhạc của trúc, nhạc của tre //là khúc nhạc của đồng quê. C V  Đây là câu trần thuật đơn có từ là. d. Bồ các// là bác chim ri Chim ri// là dì sáo sậu Sáo sậu// là cậu sáo đen Sáo đen// là em tu hú Tu hú là// chú bồ các 4 câu trên là câu trần thuật đơn có từ là. đ. Vua nhớ công ơn// phong là . không phải là câu trần thuật đơn có từ là. e. Khóc //là nhục Và dại khờ// là những lũ người câm  câu trần thuật đơn có từ là. Bài 2: Gọi tên các kiểu câu trần thuật đơn có từ là a. Câu định nghĩa b. Câu 1,2,3 câu miêu tả d. Câu giới thiệu e,g . Câu đánh giá IV. Củng cố: Gọi học sinh đọc phần ghi nhớ V. Dặn dò: Học bài; Chuẩn bị “Kiểm tra Tiếng Việt”; Soạn bài: Lao xao . Giáo viên: Soạn bài; Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. - Học sinh: Soạn bài C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp. II. Bài cũ: - Trong bài Cô Tô, em thích. viên: Soạn bài; Đọc sách giáo viên và sách bài soạn; Bảng phụ viết VD và bài tập - Học sinh: Soạn bài C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I. Ổn định lớp. II. Bài cũ: Phân

Ngày đăng: 01/12/2013, 08:11

w