Gián án SKKN Âm Nhạc THCS

14 749 16
Gián án SKKN Âm Nhạc THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS A. ĐẶT VẤN ĐỀ I . LỜI MỞ ĐẦU Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Ở nhà trường THCS mục tiêu của môn học âm nhạc là thông qua việc giảng dạy một số vấn đề sơ giản về nghệ thuật âm nhạc, nhằm phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của HS, tạo nên một trình độ văn hoá âm nhạc nhất định, trình độ văn hóa phổ thông hay trình độ học vấn phổ thông ở bậc THCS là do tất cả những hoạt động giáo dục và các môn học tạo dựng nên, trong đó có cả “ Văn hóa âm nhạc” từ đó góp phần đào tạo có chất lượng những lớp người có ích cho xã hội. Chúng ta nên hiểu rằng: Môn Âm nhạc ở trường THCS không nhằm đào tạo những người làm nghề Âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sĩ hay ca sĩ…mà mục đích chính là thông qua môn học này để tác động vào đời sống tinh thần của các em nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh, nhằm xây dựng và phát triển năng lực cảm thụ Âm nhạc cho các em. Muốn làm được diều đó nhất thiết các em phảI được tiếp cận với Âm nhạc đích thực, bản thân các em phải là người trực tiếp tham gia ca hát, được nghe nhạc chứ không phải là được nghe những bài học lí thuyết khô cứng xoay quanh những kí hiệu Âm nhạc đơn thuần. Tuy nhiên Âm nhạc trong trường THCS với tư cách là một môn học riêng lẽ song mục đích của nó nhằm trang bị cho các em những kiến thức kĩ năng giúp khơi dậy sự say mê sáng tạo trong hoạt động Âm nhạc cũng như các hoạt động khác của nhà trường. Âm nhạc là một bộ môn năng khiếu giúp học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn sau những giờ học căng thẳng từ đó phần nào thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ trong lớp, trong trường thích vui tươi lành mạnh song giảng dạy Âm nhạc cho tất cả các đối tượng củng cần có phương pháp, nghệ thuật để truyền tải được nội dung vì đa số học sinh có năng khiếu rất ít. Đổi mới phương pháp giáo dục nhằm tích cực hóa quá trình học tập của học sinh; để thực hiện được điều này, ngoài sự nghiên cứu về phương pháp tryền giảng, phương pháp tổ chức lớp học thì giáo viên cần phải nghiên cứu sử dụng các thiết bị công nghệ các phần mềm hổ trợ dạy học để ứng dụng. Công nghệ thông tin trong trường học được đẩy mạnh ứng dụng trong nhiều năm qua và từng bước nâng cao chất lượng dạy học, góp phần thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục. Từ mục tiêu của bộ môn, mục tiêu của năm học này và sự tìm tòi nghiên cứu của bản thân nên tôI chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS” 1.Nhiệm vụ nghiên cứu. Hệ thống lại một số phương pháp giảng dạy từng phân môn ở các khối 6 - 7 - 8 - 9 trong chương trình âm nhạc THCS từ đó để áp dụng công nghệ thông tin vào từng phân môn cụ thể. Sáng kiên cải tiến kĩ thuật - Đỗ Tiến Lynh Hòa - Trường THCS Phổ Khánh 1 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS Truyền tải được toàn bộ vấn đề đã nghiên cứu đến với đối tượng HS. Học sinh phải lĩnh hội hết tất cả và say mê, hứng thú với bộ môn Âm nhạc. 2- Phương pháp nghiên cứu: - Đọc các tài liệu có liên quan về môn âm nhạc ở THCS. - Dựa vào các phần mềm soạn nhạc . - Dựa vào bộ SGK từ lớp 6 đến lớp 9 hiện nay. - Trắc nghiệm đề tài trên tổng số học sinh khối 6 - 7 - 8 - 9 của học sinh trường THCS Phổ Khánh 3- Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh khối 6 - 7 - 8 - 9 Trường THCS Phổ Khánh 4- Phạm vi nghiên cứu - Những tài liệu liên quan đến phần mềm âm nhạc. - Bộ sách giáo khoa môn âm nhạc THCS hiện nay. - Tài liệu BDTX cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004-2007) môn âm nhạc. - Tài liệu tập huấn giáo viên năm 2010 II . THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1. Thực trạng. a. Về phía nhà trường. Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình THCS. Dạy và học nghiêm túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chuẩn để xét lên lớp hay tốt nghiệp bậc học. Song thực tế hiện nay cho thấy rằng bộ môn này chưa được quan tâm đầy đủ và nghiêm túc của các cấp các ngành. Cơ sở vật chất cho việc dạy và học âm nhạcTHCS thiếu thốn và nghèo nàn, nhà trường chưa có phòng dạy âm nhạc riêng. Nhạc cụ, băng, đĩa nhạc kém chất lượng, tranh ảnh để phục vụ cho việc dạy học bộ môn âm nhạc còn thiếu nhiều tuy đã được nghiên cứu và sản xuất nhưng chưa đủ đáp ứng cho dạy - học âm nhạc, sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm. Giáo viên phải tự tìm tài liệu, sưu tầm ĐDDH. trong khi đó yêu cầu của bộ môn lại cần phải có những trang thiết bị hiện đại (video, đài đĩa, đèn chiếu ) để phục vụ cho việc dạy và học. b. Về phía học sinh. Đối với HS Trường THCS Phổ Khánh đa phần các em là con em nông dân, ngư dân và lao động tự do nên các em ít được quan tâm đến việc học tập. Vì vậy với môn học âm nhạc cũng không ngoại lệ, HS ít được quan tâm, vì thế hiểu biết về âm nhạc đang còn hạn chế, chưa sâu rộng, không kích thích các em học tập. Đa phần HS bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, môn phụ của xã hội nhà trường. Sáng kiên cải tiến kĩ thuật - Đỗ Tiến Lynh Hòa - Trường THCS Phổ Khánh 2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS Các em phải tập trung cho các môn chính, lo cho thi, lo đánh giá, phần nào sao nhãng việc học môn âm nhạc. 2. Kết quả của thực trạng trên. Từ thực trạng trên bản thân đã tự tận dụng những thiết bị dạy học sẵn có, đồng thời phải tự sáng tạo sưu tầm thêm như: Nhạc cụ gõ đơn giản, bảng phụ, trang ảnh về nhạc sĩ và băng đĩa nhạc . Đặc biệt năm học này với mục tiêu là ứng dụng công nghệ thông tin vào trường học nên BGH nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi: Có phòng học bộ môn, sắm máy vi tính, đèn chiếu . giúp bản thân có điều kiện để tìm hiểu, nghiên cứu các phần mềm liên quan đến bộ môn để đưa vào thực nghiệm trong giảng dạy và bước đầu đã thu được những kết quả nhất định. Sáng kiên cải tiến kĩ thuật - Đỗ Tiến Lynh Hòa - Trường THCS Phổ Khánh 3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Sự cần thiết của ứng dụng CNTT trong dạy học, thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục: 1. Ứng dụng CNTT trong dạy học, tích cực thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục: Trong những năm trở lại đây, ứng dụng CNTT trong dạy học được đẩy mạnh và đã đạt được hiệu quả tích cực. Một trong những yếu tố dễ nhận thấy nhất là một giờ học có ứng dụng CNTT thì việc truyền đạt kiến thức – luyện tâp kỹ năng của giáo viên được cải thiện, học sinh dễ tiếp thu bài học và giờ học sinh động, lôi cuốn các em vào bài học và chất lượng giờ học được nâng cao. Tất cả các môn học đều có đặc thù khác nhau, vì vậy việc vận dụng các thiết bị công nghệ và phần mềm tin học cũng khác nhau nhưng nhìn chung ứng dụng CNTT trong dạy học là một việc làm hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dạy học và từng bước đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại hoá, không những đáp ứng nhu cầu bộ môn mà còn dần dần tạo cho học sinh làm quen với phương pháp học tập hiện đại, giáo viên cũng từng bước nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của mình để đáp ứng với yêu cầu công tác trong thời đại mới. 2. Vai trò của CNTT trong dạy học môn Âm nhạc ở bậc THCS: Với bộ môn Âm nhạc, đây là một môn học năng khiếu, đặc thù của môn học là dễ lôi cuốn học sinh với điều kiện giáo viên giảng dạy phải biết sáng tạo trong phương pháp truyền giảng, luyện tập kỹ năng cho học sinh. Các phân môn trong bộ môn âm nhạc đa số đều đỏi hỏi người học phải có năng khiếu và thực sự yêu thích. Chính vì thế, việc tìm tòi, sáng tạo các phương pháp dạy học tích cực trong bộ môn âm nhạc luôn là nhu cầu cần thiết đối với mỗi giáo viên. Ứng dụng CNTT trong giảng dạy bộ môn âm nhạc là một sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy âm nhạc ở cấp THCS. Hiện nay, ngoài các thiết bị nghe – nhìn rất phong phú và hiện đại; các phần mềm soạn nhạc, hoà âm cũng được phát triển không ngừng. Việc nghiên cứu và ứng dụng một chức năng nhỏ trong các phần mềm ấy đưa vào trong dạy hát hoặc tập đọc nhạc rất thuận tiện bởi tính năng chung của các phần mềm này là rất dễ sử dụng, không đòi hỏi người dùng phải có kiến thức chuyên sâu về máy tính, người sử dụng chỉ cần tiếp cận và khai thác một vài lần là có thể sử dụng thành thạo. Bên cạnh đó, ngoài sự hỗ trợ của các thiết bị nghe – nhìn, giáo viên có thể kết hợp các phần mềm này trong giáo án điện tử, đảm bảo việc truyền giảng kiến thức và luyện tập kỹ năng cho học sinh sẽ được thực hiện một cách linh động, giờ học hát cũng như giờ học tập đọc nhạc sẽ được thực hiện một cách nhẹ nhàng nhưng không kém phần sinh động, học sinh sẽ cảm thấy thích thú khi thực hành bộ môn và kết quả giờ học sẽ được nâng cao rõ rệt. II. Một số phần mềm – thiết bị công nghệ được ứng dụng trong dạy học môn âm nhạc: Sáng kiên cải tiến kĩ thuật - Đỗ Tiến Lynh Hòa - Trường THCS Phổ Khánh 4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phần mềm dùng để soạn nhạc, hoà âm phối khí. Các phần mềm đều có lĩnh vực ứng dụng nhất định và có tính chuyên biệt khá rõ nét nhưng nhìn chung khi sử dụng đều có đặc điểm tương đối giống nhau từ thao tác soạn, chữa giai điệu, hoà âm, ghi âm… nên việc sử dụng cũng khá dễ dàng. Các phần mềm này đa số không đòi hỏi máy tính phải có cấu hình cao nên việc phổ biến cũng thuận lợi. Đa số phần mềm soạn nhạc hiện nay đều chạy được trên môi trường Windows (hệ điều hành phổ biến ở Việt Nam) nên việc cài đặt, sử dụng rất thuận tiện. Thiết bị dạy học môn âm nhạc cũng đơn giản và dễ tìm kiếm ngoài thị trường. Một trong những thiết bị cần thiết nhất cho bộ môn là đàn phím, hiện nay đã được trang bị và sử dụng hiệu quả. Kế đến là thiết bị nghe – nhìn và thiết bị giao tiếp giữa đàn Organ với máy tính (MIDI Cable). Nếu soạn giảng bằng giáo án điện tử thì các thiết bị trên đã được tích hợp trong hệ thống máy tính nên việc giảng dạy tiết một học âm nhạc sẽ được thực hiện một cách đơn giản, không cầu kì trong việc chuẩn bị thiết bị, phòng ốc. 1. Một số phần mềm ứng dụng trong dạy học Âm nhạc: Trong những năm thực tế giảng dạy, ngoài việc sử dụng các trang thiết bị đã được cấp, việc ứng dụng thêm các phần mềm kết hợp với các thiết bị công nghệ khác đã tạo được không khí khác hẳn trong các tiết học âm nhạc và hiệu quả được nâng cao, các phần mềm được khai thác và sử dụng là phần mềm ENCORE 4.5.5 (Soạn nhạc), phần mềm SOUNSD PORGE 7.0 (Cắt, dán, tăng giảm cao độ, tốc độ đoạn nhạc hay bài hát) và Cụ thể phương pháp ứng dụng trong các phân môn như sau: a. Phần mềm ENCORE 4.5.5 (Soạn nhạc) SƠ LƯỢC CHƯƠNG TRÌNH ENCORE 4.5.3 I. Cửa sổ chính : Sau khi mở chương trình Encore sẽ cho cửa sổ chính như hình (H1.1). H1.1 Trên cửa sổ chính dòng nhạc mặc nhiên được định sẵn: Sáng kiên cải tiến kĩ thuật - Đỗ Tiến Lynh Hòa - Trường THCS Phổ Khánh 5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS - Hai khuông nhạc trên dòng nhạc hoặc hệ thống dành cho Piano (Khuông nhạc phía trên mang khoá Sol, khuông nhạc phía dưới mang khoá Fa). [Staves per system = 2]. (H1.2). - Số dòng nhạc định sẵn trong trang là 5 [Systems per page = 5] - Ô nhịp định sẵn trong từng dòng là 3 [Measure per page = 3] - Tất cả các điều kiện định trước ở trên đều có thể thay đổi dễ dàng để phù hợp tính chất từng bản nhạc. (Sẽ được trình bày chi tiết ở phần 2 trong phần bài tập). II. Các thành phần trên cửa sổ của Encore : Trên cửa sổ chính của chương trình Encore 4.5.3 gồm có các phần : + 1: Thanh tiêu để (Title Bar). + 2: Thanh Menu (Menu Bar). + 3: Thanh thuộc tính (Ribbon Bar). + 4: Thanh công cụ (Tool Bar). + 5: Thanh cuộn dọc (Vertical Scroll Bar). + 6: Thanh cuộn ngang (Horizontal Scroll Bar). + 7: Màn hình chứa bản nhạc. 1. Thanh tiêu đề : (Title Bar - H1.3) - Thanh tiêu đề nằm phía trên, bên phải có các nút điều khiển phóng to thu nhỏ cửa sổ. 2. Thanh Menu 2 : (Menu Bar - H1.3) - Thanh Menu chứa 8 mục điều khiển chính của chương trình Encore : File – Edit – Notes – Measures – Score – View – Windows – Setup – Help. - Khi kích hoạt mục điều khiển có thể dùng chuột bấm vào mục cần chọn, nếu có các chữ có dấu gạch dưới các ký từ thì có thể dùng tổ hợp phím Alt + (phím ký tự có gạch dưới). 3. Thanh thuộc tính : (Ribbon Bar - H1.3) - Thanh Ribbon có nút điều khiển giọng, âm thanh, ghi, xoá, chuyển trang . 1 2 3 Sáng kiên cải tiến kĩ thuật - Đỗ Tiến Lynh Hòa - Trường THCS Phổ Khánh 6 H1.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS 4. Thanh công cụ : (Tool Bar - H1.4) Thanh công cụ được đặt thẳng đứng, bao gồm nhiều thanh chức năng đặt chồng lên nhau - Chỉ xuất hiện một trong các thanh (Thanh Notes - Thanh Clefs - Thanh Graphics - Thanh Epressons - Thanh Tools - Thanh Dynamics - Thanh Marks 1 - Thanh Marks 2 - Thanh Symbols - Thanh Guitar - Thanh Color)  Lưu ý : Trên thanh công cụ có hai nơi cần lưu ý : (H1.5) - Khoảng trống 1: Bấm vào đây để dời thanh công cụ. 1 Hộp điều khiển 2: Bấm vào đây để chuyển đến từng thanh cụ thể. 2 a. Thanh Graphics : (Đồ họa) - Thanh đồ họa dùng để viết chữ. - Ghi hợp âm ở dạng chữ, dạng thế bấm hợp âm trên Guitar. - Vẽ đường thẳng, đường bao dạng tròn, vuông với các nét đậm, nhạt khác nhau. b. Thanh Clefs : (Khóa nhạc) - Trên thanh khóa nhạc có các nút để ghi khóa nhạc: khóa Sol, khóa Fa, khóa Đô . c. Thanh Color : (Màu) - Thanh màu dùng để trang trí bản nhạc có nhiều màu sắc khác nhau d. Thanh Experession : (Sắc thái) - Thanh sắc thái ghi chú cường độ tình cảm cần thể hiện trong một câu, một đoạn hay cả bài nhạc. e. Thanh Mark 1, Mark 2 : (Dấu hiệu) - Thanh dấu hiệu để ghi các dấu hóa bất thường cho các nốt phụ, dấu hiệu lượn, dấu vê, dấu nhấn . (được thể hiện trên các ô của thanh). f. Thanh Tools : (công cụ) - Thanh công cụ tạo dấu nối cho các nốt nhạc - Tạo các đường kẻ kết hợp với dấu tái đoạn - Tạo các dấu vê, dấu rải . Sáng kiên cải tiến kĩ thuật - Đỗ Tiến Lynh Hòa - Trường THCS Phổ Khánh 7 H1.5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS - Tạo dấu ghi cường độ . g. Thanh Dynamics : (Cường độ) - Thanh cường độ để ghi chú mức độ mạnh yếu của nốt nhạc. + p = nhẹ pp = nhẹ vừa ppp = rất nhẹ + f = mạnh ff = mạnh vừa fff = rất mạnh h. Thanh Symbols : (ký hiệu) - Thanh ký hiệu để ghi các dấu: chấm lưu, hồi đoạn, Coda, dấu nhắc, các chữ số . i. Thanh Guitar : - Thanh Guitar có ghi chú ký hiệu: ghi chú ngón tay, và các ký hiệu ghi chú trên khuông nhạc. j. Thanh notes : - Trên thanh notes có các nút để ghi notes nhạc, dấu lặng, dấu hóa. Khi ghi notes nhạc hoặc các dấu vào khuông nhạc thì click chuột vào nơi đó sẽ chuyển màu, di chuyển vị trí đến đâu nhắp chuột thì sẽ ghi được. (Nếu notes có dấu chấm dôi thì nhắp chuột ở notes đó và nhắp thêm dấu chấm xong mới ghi trên khuông nhạc). 5. Thanh cuộn dọc, thanh cuộn ngang, màn hình chương trình Encore . III. Mở một tập tin mới : - Để mở tập tin mới : [File → New] hoặc tổ hợp phím [Ctrl + N]. Màn hình sẽ hiện ra hộp thoại Choose Page Layout : [H1.6] - Trong phần Layout : (Phần này khi chúng ta chọn Single Staves trong Staff Format thì cả 3 ô đều sáng lên lưu ý các nghĩa của nó - Staves per system: Số khuông nhạc trên dòng nhạc. - Systems per page: Số dòng nhạc trong trang. - Measures per system: Số ô nhịp trên dòng nhạc. - Trong phần Staff Format: - Định dạng khuông nhạc sẵn đó là: Dùng khuông đơn (Single Staves), Piano hoặc Piano - Vocal. 1. Staff Format : Định dạng khuông nhạc Single Staves : Khuông đơn, được dùng phổ biến để ghi bản nhạc, phần này là phần hay dùng cho giáo viên dạy nhạc phổ thông. b. Phần mềm SOUNSD PORGE 7.0 (Cắt, dán, tăng giảm cao độ, tốc độ đoạn nhạc hay bài hát) Trong thực tế khi thực hiện bài giảng đa số giáo viên đều mắc phải một vấn đề là hầu hết các bài hát trong chương trình đều có âm vực vượt quá tầm cữ giọng hát của học sinh, tốc độ bài hát quá nhanh hoặc quá chậm, hoặc học sinh chỉ cần nghe một câu nhạc hay đoạn nhạc. Nếu để nguyên bài hát hoặc cao độ giống như Sáng kiên cải tiến kĩ thuật - Đỗ Tiến Lynh Hòa - Trường THCS Phổ Khánh 8 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS sách giáo khoa thì học sinh không hát được, nhưng dùng chức năng dịch giọng của phần mềm thì tên cao độ và khoá nhạc thay đổi thì không đúng. Vấn đề ở đây làm sao giữ được cao độ như bài học được in trong sách giáo khoa nhưng âm thanh khi phát ra đã được dịch, củng như điều chỉnh tốc độ bài hát câu nhạc. Muốn làm được điều đó chúng ta nên sử dụng Sound forge 7.0. Là một trong những phầm mềm sử lý Audio phổ biến nhất hiện nay, mang đến cho bạn tất cả những gì bạn cần, với khả nắng , thu âm, sử lí audio mạnh mẽ và ghi CD. Sound Forge đã trở thanh một trong những phầm mềm quan trong không thể thiếu trong các hệ thống các phầm mềm âm nhạc khi dạy nhạc THCS. Cách sử dụng Sound Forge7.0 I. Thu Audio - Trước khi thu cần setup cho đúng đường line tín hiêu đường vào. - Bấm nút Record (Ctrl+R) trên thanh toolbar transport. Hình 1: Record. - Cửa sổ Record sẽ hiện ra(hình 2) Hình 2: Cửa sổ Record. - Ta có thể chọn tần số lấy mẫu Hz, Bit-depth, mono hay stereo trên cửa sổ này bằng cách nhấn nút New .(hình 3) - Tần số lấy mẫu, Bit-depth càng cao thì chất lượng âm thanh càng cao, chuẩn của CD audio là 44.1hz - 16 bit - Stereo (hình 3) Hình 3: Của sổ New . - Nên kiểm tra tín hiệu và bằng đèn trên cửa sổ record sao cho tín hiệu đừng lớn quá sẽ bị over, và không nhỏ quá vì khi cần nâng tín hiệu lên thì những tạp âm cũng lớn lên theo. - Phát lại tín hiệu đã thu bằng cách nhấn nút Play (Space). - Dánh dấu luôn được xác định bằng điểm in và điểm out, có hai cách đánh dấu, ta nhấn chuột tai điểm in và kéo rồi nhả ra ở điểm out, nếu chưa được chính xác ta có thể đặt chuột vào điểm in hay out rồi kéo lại đến điểm bạn muốn.Cách thứ hai ta có thể đặt con trỏ tại điểm in rồi nhấn phím M trên bàn phím, đặt con trỏ ở điểm out rồi nhấn phím M, clic dúp lên phần bạn vừa chọn sẽ được bôi đen. Những chỉnh sửa như Cut, copy, paste, EQ . sẽ có hiệu lực trên đoạn bạn đánh dấu. 2. Xoá bỏ một đoạn. - Bạn đánh dấu và nhấn phím delete, phần đánh dấu sẽ được xoá. 3. Copy và dán. - Dánh dấu đoạn cần copy và nhấn tổ hợpphím Ctrl+C để copy. - Nhấn Ctrl+V để dán phần đã copy vào vị trí con trỏ đang đứng. - Soun forge có nhiều cách dán trong menu Edit/PasteSpecial: + Crossfade .dán đoạn đã copy vào vị trí con trỏ đồng thời fade out phần tín hiệu gốc vàfade in phần tín hiệu copy. + Mix: Dán và trộn với tín hiệu gốc. + Overwrite: dán đè lên tín hiệu gốc. + Paste to new: dán vào một cửa sổ mới. 4. Undo và Redo Sáng kiên cải tiến kĩ thuật - Đỗ Tiến Lynh Hòa - Trường THCS Phổ Khánh 9 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS - Undo (Ctrl+Z) là khôi phục lại một thao tác mà bạn vừa xử lí, nhân 2 lần cho 2 thao tác và 3 lần cho 3 thao tác . - Redo (Ctrl+shift+Z) là láy lại bước đã Undo trước II. Các menu của Sound forge. - Có nhiều mục trong menu nhưng mình xin chỉ nêu ra những chức năng cơ bản. 1. Menu file Hình 4 - Menu file - File/New . tạo một bài mới. - File/Open . mở một bài đã lưu - File/Save .Lưu bài hát - File/Save as .Lưu bài đã lưu với tên khác. - File/Save all . Lưu tất cả file đang mở. - File/Extract audio from Cd . lấy một hay nhiều track từ CD audio. - File/Exit . thoát. 2. Menu process Hình 5: Menu process. - Bit-depth converter . Thay đổi số bit mã hoá tín hiệu - Channel Converter . thay đổi Mono - Stereo, đổi hai kênh L thành R hay ngược lại bằng cách chọn mục Preset rồi chọn "swap channel" . - EQ . (Equalizer) điều chỉnh tần số âm thanh. Tần số âm thanh mà tai người có thể nghe được nằm trong khoảng 20Hz tới 20Khz chia làm 3 dải tần chính: 20Hz đến 600Hz là vùng tần số trầm (Low, tiếng bass), từ 600Hz đến 2Khz là vùng tần số trung (Mid) tiếng ca của con người hầu hết nằm ở vùng tần số này . Từ 2Khz đến 20Khz là vùngtần số cao (Hi, tiếng treble), thể hiện tiếng Symban, hi-hat . Soundforge có 3 dạng EQ: Graphic - paragraphic - parametric. + Graphic: dạng này khá phổ biến, có 20 cần điều khiển từ 20Hz đến 15 Khz. + Pragraphic: Eq dạnh 4band, có thể thay đổi tần số và độ rộng dải tần. Lưu ý: trong phần EQ này có preset cắt tần số thấp dưới 20Hz vì dưới tần số này tai người sẽ không nghe được mà chỉ khiến cho dung lượng file lớn hơn và khi phát loa sẽ tổn hao công suất phát vì phải gánh những tần số dưới 20Hz này. + Parametric: Trong phần này có một preset đáng chú ý là tạo hiệu ứng telephone. - Fade . + Graphic: điều chỉnh theo định nghĩa của người dùng. + Fade in: Làm lớn dần phần đã đánh dấu. + Fade out: Làm nhỏ dần phần đã đánh dấu - Insert silence: Thêm một khoảng im lặng. - Mute . Tắt tiếng một đoạn đã chọn. - Normanlizer . Thay đổi âm lượng của đoạn đã được đánh dấu, thường dùng để nâng một đoạn quá nhỏ và bớt một đoạn quá lớn một cách tự động. Trong phần này có 2 kiểu normanlizer: Peak level và Average RMS power. + Peak level: Nâng hay giảm đỉnh cao nhất về một giá trị volume nào đó mà người dùng xác định. + Average RMS power: nâng phần tín hiệu nhỏ và giảm phần tín hiệu lớn là cách Sáng kiên cải tiến kĩ thuật - Đỗ Tiến Lynh Hòa - Trường THCS Phổ Khánh 10 [...]... đã đạt được những kết quả nhất định 1 Kết quả nghiên cứu Môn học âm nhạc ở trường THCS mỗi tuần chỉ có một tiết, nhưng các em được làm quen với: Học hát, TĐN, nhạc lí, âm nhạc thường thức là một tác động lớn vào thế giới tinh thần của các em Với những phương pháp dạy trên, trong những năm qua đối với việc học âm nhạc ở trường THCS Phổ Khánh, tôi thấy kết quả chất lượng được nâng lên rõ rệt, các em đã... đây là “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn âm nhạc ở trường THCS Phổ Khánh, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh THCS Tôi rất mong được sự góp ý trao đổi kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp cũng như của những người yêu thích môn âm nhạc, để đưa ra được những phương pháp tối ưu nhất nhằm giúp HS có hứng thú và ham mê học âm nhạc, từ đó giáo dục óc thẩm mĩ cho các em, giúp các... dạn hơn trong thực hành âm nhạc, yêu thích ca hát và có thái độ đúng đắn với loại hình nghệ thuật này Số học sinh khá, giỏi bộ 11 Sáng kiên cải tiến kĩ thuật - Đỗ Tiến Lynh Hòa - Trường THCS Phổ Khánh Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS môn âm nhạc ngày càng tăng, số học sinh yếu giảm; có thể năng khiếu chưa phát triển tốt nhưng học sinh tích cực hơn trong học tập và chất... nhưng đa số học sinh khác việc tiếp thu và thực hành âm nhạc gặp rất nhiều khó khăn; vì vậy việc giáo dục văn hoá âm nhạc cho các em còn nhiều hạn chế Thông qua các tác phẩm âm nhạc, thông qua thực hành ca hát giúp các em tiếp cận và lĩnh hội nghệ thuật nhưng thực tế do điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu thốn nên việc dạy học âm nhạc chưa đạt hiệu quả Từ khi nhà trường đẩy mạnh ứng... phát triển năng khiếu âm nhạc thì giờ học nhạc đối với các em rất khó khăn, thường hay né tránh khi giáo viên yêu cầu thực hành Trong những năm gần đây, thái độ của học sinh với môn học trở nên tích cực hơn, một tiết học âm nhạc có ứng dụng CNTT sẽ lôi cuốn các em, phương pháp dạy học hiện đại đã được chứng minh qua kết quả cụ thể Học sinh ngày càng mạnh dạn hơn trong thực hành âm nhạc, yêu thích ca hát... thân tôi là người đứng lớp dạy bộ môn âm nhạc cần kiến nghị một số vấn đề sau: - Phải có phòng học chức năng riêng (trong đó có những trang thiết bị dạy học để sẵn như đàn Organ, bảng phụ, đài catsette, đầu video, màn hình và máy 13 Sáng kiên cải tiến kĩ thuật - Đỗ Tiến Lynh Hòa - Trường THCS Phổ Khánh Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS chiếu) để mà nâng cao chất lượng...Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS nói ngắn gọn nhất về phần này - Resample đổi tần số lấy mẫu Mhz - Smooth/Enhance Làm âm thanh mềm mại hơn (smooth) hay nổi bật hơn (Enhance) - Time stretch Làm thay đổi thời gian, tempo nhanh hay chậm -Volume Chỉnh âm lượng 3 Menu effect - những effect như delay, reverb,chorus tùy trừong hợp sẽ... hợp gõ phách, gõ nhịp và sáng tác lời ca, sáng tạo tiết tấu…Bởi được hướng dẫn tận tình gợi mở và gần gũi luyện tập của GV, kết hợp giữa nhạc cụ, bảng phụ, đài, băng nhạc và làm mẫu chính xác của GV đã động viên cổ vũ các em kịp thời bằng những con điểm tốt Nhắc nhở các em sau khi học bài mới thì các em phải có sự ôn luyện ở nhà để ghi nhớ và khắc sâu kiến thức, do đó 12 Sáng kiên cải tiến kĩ thuật... các em sau khi học bài mới thì các em phải có sự ôn luyện ở nhà để ghi nhớ và khắc sâu kiến thức, do đó 12 Sáng kiên cải tiến kĩ thuật - Đỗ Tiến Lynh Hòa - Trường THCS Phổ Khánh Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS trong giờ học rất sôi nổi và thoải mái, các em thi đua nhau trả lời câu hỏi của GV đưa ra, tự giác xung phong lên trình bày bài trước lớp Do đó chất lượng học... dạy được nâng cao, học sinh hứng thú hơn với môn học và bước dầu đã đạt được những kết quả nhất định Với môn âm nhạc, khi được học và thực hành âm nhạc bằng những thiết bị công nghệ và các phần mềm được ứng dụng, đa số các em đều rất thích thú và chất lượng thực hành cũng cao hơn hẳn Giờ học nhạc được tiến hành nhẹ nhàng hơn, lôi cuốn hơn Các em có năng khiếu thì việc tiếp thu và thực hành bài học trở . quan đến phần mềm âm nhạc. - Bộ sách giáo khoa môn âm nhạc THCS hiện nay. - Tài liệu BDTX cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004-2007) môn âm nhạc. - Tài liệu. môn âm nhạc: Sáng kiên cải tiến kĩ thuật - Đỗ Tiến Lynh Hòa - Trường THCS Phổ Khánh 4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Âm nhạc ở trường THCS

Ngày đăng: 01/12/2013, 06:11

Hình ảnh liên quan

Sau khi mở chương trình Encore sẽ cho cửa sổ chính như hình (H1.1). - Gián án SKKN Âm Nhạc THCS

au.

khi mở chương trình Encore sẽ cho cửa sổ chính như hình (H1.1) Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan