1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư theo Nghị định 402020NĐCP

9 39 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 94,5 KB

Nội dung

Mẫu báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng theo Luật Đầu tư công số 392019QH14 ngày 1362019; Nghị định số 402020NĐCP ngày 31122015 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư công

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC-UBND Điện Biên Đông, ngày tháng năm 2020

BÁO CÁO

Đề xuất chủ trương đầu tư dự án: Sửa chữa, nâng cấp đường

Háng Lìa - Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông

Kính gửi: - Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên;

- Sở Kế hoạch và Đầu tư

Căn cứ Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư công;

Căn cứ Nghị định số 120/2018/NĐ-CP ngày 13/9/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính Phủ về hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư công và số 161/2016/NĐ-CP ngày 02/12/2016 của Chính phủ về cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 716/QĐ-UBND ngày 24/7/2020 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2016-2020 và điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công năm 2020, tỉnh Điện Biên;

Căn cứ Quyết định số 700/QĐ-UBND ngày 23/7/2019 của UBND tỉnh Điện Biên về việc tình huống khẩn cấp sụt lún, trượt lở và di chuyển tạm thời khu vực Trung tâm xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông;

Căn cứ Quyết định số 963/QĐ-UBND ngày 08/10/2019 của UBND tỉnh Điện Biên về chủ trương đầu tư dự án Di chuyển tạm thời khu trung tâm xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông;

Căn cứ Văn bản số 1318/UBND-TH ngày 11/5/2020 của UBND tỉnh Điện Biên về việc vị trí xây dựng khu trung tâm xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông;

Căn cứ Quyết định số 391/QĐ-UBND ngày 26/3/2013 của UBND huyện Điện Biên Đông về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đến năm 2020

UBND huyện Điện Biên Đông trình UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, phê duyệt Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án: Sửa chữa, nâng

Trang 2

cấp đường Háng Lìa - Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, với các nội dung như sau:

I THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN

1 Tên dự án: Sửa chữa, nâng cấp đường Háng Lìa - Tìa Dình, huyện

Điện Biên Đông

2 Dự án nhóm: Nhóm C.

3 Cấp quyết định đầu tư dự án: Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên.

4 Tên chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên Đông.

5 Địa điểm thực hiện dự án: Xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông.

6 Tổng mức đầu tư dự án: 14.000 triệu đồng.

- Nguồn vốn và mức vốn cụ thể: Vốn cân đối ngân sách địa phương là 6,570 tỷ đồng; Vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 7,430 tỷ đồng

- Phân kỳ đầu tư:

+ Năm 2020: 200 triệu đồng (chuẩn bị đầu tư)

+ Năm 2021: 10.000 triệu đồng

+ Năm 2022: 3.800 triệu đồng

7 Thời gian thực hiện:

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Năm 2020

- Giai đoạn thực hiện và kết thúc dự án: 2021-2022

II NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN

1 Sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về

sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư

1.1 Tính cấp thiết

Cuối tháng 8 năm 2018, do mưa lớn kéo dài từ ngày 30/8/2018 đến 01/9/2018 và đã gây ra sự cố lún, nứt và trượt lở đất rất nghiêm trọng tại địa bàn trung tâm xã Tìa Dình huyện Điện Biên Đông Đặc biệt tại khu vực Trung tâm

xã có 73 hộ dân bao gồm cả 18 hộ là giáo viên bị ảnh hưởng, trong đó có 04 nhà

bị sụp, 10 nhà nứt vỡ tường, sụt lún nghiêm trọng trụ sở UBND xã, hơn 10 lớp học của trường Tiểu học Tìa Dình bị hư hỏng nặng Hình thành vết nứt, sụt lún đất trên sườn núi dạng một cung trượt quy mô lớn có khả năng uy hiếp an toàn tính mạng người dân và các công trình xây dựng

Ngay sau khi nhận được báo cáo nhanh từ UBND huyện Điện Biên Đông

về tình hình sặt lở nghiêm trọng tại trung tâm xã Tìa Dình Ngày 27/9/2018, UBND tỉnh Điện Biên đã thành lập đoàn công tác cùng các Sở ban ngành và Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Điện Biên Đông kiểm tra thực tế hiện tượng sụt lún, trượt lở tại khu vực trung tâm xã Tìa Dình huyện Điện Biên Đông để đưa ra các giải pháp xử lý tình huống khẩn cấp

Trang 3

UBND tỉnh Điện Biên đã giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan lập và thực hiện nhiệm vụ điều tra hiện trạng, nguyên nhân, dự báo nguy cơ sụt lún, trượt lở khu vực trung tâm xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông và ban hành Quyết định số 700/QĐ-UBND ngày 23/7/2019 về việc tình huống khẩn cấp Trên cơ sở đó xem xét, xử lý để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân và tài sản khu vực bị ảnh hưởng và đề xuất biện pháp phòng tránh giảm thiểu thiệt hại, đáp ứng các yêu cầu cấp thiết, nhanh chóng ổn định đời sống của nhân dân

Ngày 08/10/2019, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 963/ QĐ-UBND về chủ trương đầu tư dự án Di chuyển tạm thời khu trung tâm xã Tìa Dình huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên; Trong năm 2019 UBND huyện Điện Biên Đông đã tổ chức chuẩn bị và triển khai thực hiện xong toàn bộ các dự

án công trình tạm thời nhằm khẩn trương ổn định chính trị xã hội, an ninh kinh

tế và đời sống của nhân dân xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

Đến nay đời sống của nhân dân và chính quyền xã Tìa Dình huyện Điện Biên Đông tỉnh Điện Biên đã tạm đi vào ổn định Tuy nhiên về lâu dài việc đầu

tư các cơ sở hạ tầng về giao thông và xây dựng trung tâm hành chính, dân cư xã Tìa Dình mới, nhằm đạt được các tiêu chí ổn định về địa chất thuỷ văn, có đủ diện tích đất đai thổ nhưỡng, giao thương thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội bền vững, giữ vững chính trị an ninh quốc phòng là hết sức cân thiết và cấp bách

1.2 Sự cần thiết đầu tư

a Hiện trạng, về dân cư, khu trung tâm xã Tìa Dình (Tìa Dình A, B, C; Bản Chua Ta B; Bản Na Su) có tổng số hộ 229 với khoảng 1.500 nhân khẩu và các bản thuộc xã Pú Hồng (Nà Lếch A, B, C) có tổng số 183 hộ với khoảng 1.100 nhân khẩu (theo báo cáo cuối năm 2019); hệ thống hành chính xã; hệ thống giáo dục có 02 trường tiểu học, trường cấp II là 01 trường và 01 trường nội trú với tổng số học sinh khoảng 1.500 em Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giáo dục, quốc phòng khác…

- Về giao thông, theo quy hoạch đường từ trung tâm huyện Điện Biên Đông sẽ đi qua xã Mường Luân, xã Háng Lìa, xã Tìa Dình, xã Pú Hồng và từ Pú hồng sẽ đi về xã Phình Giàng, Keo Lôm và trở về trung tâm huyện Điện Biên Đông Tính đến thời điểm hiện tại, gần như các tuyến đường từ trung tâm huyện xuống các xã đều là đường đất hoặc đường cấp phối

Đối với xã Tìa Dình, hiện nay có rất ít trục đường hoặc một số tuyến đường được nhựa hóa hoặc bê tông hóa Đây là một bức tường rất lớn cản trở phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa và xã hội của xã nói riêng và của cả huyện nói chung

- Như vậy, việc đầu tư Sửa chữa, nâng cấp đường Háng Lìa - Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông sẽ đáp ứng kết nối giao thông khu vực khu vực trung tâm hành chính và dân cư mới xã Tìa Dình tới trung tâm huyện Điện Biên Đông

Trang 4

và các vùng lân cận theo định hướng quy hoạch giao thông vận tải tới năm 2030,

là rất cần thiết

b Hiện trạng Tuyến đường Háng Lìa - Tìa Dình

Tuyến đường từ Háng Lìa đi Tìa Dình hiện tại là nền đường đất, hiện tại chỉ có nền đường và một số công trình thoát nước đã xây dựng, mặt đường hiện tại là đường đất, một số vị trí đã rải cấp phối mặt đường nhưng nhỏ lẻ, cục bộ không đảm bảo kết cấu sửa chữa, nâng cấp tuyến đường phục vụ nhu cầu giao thông & giao thương Do đó việc đảm bảo giao thông thông suốt, liên tục, liên kết các vùng vào mùa mưa, bão rất là khó khăn, thậm chí không thể đi được do đường đã bị hư hỏng, dốc dọc lớn, bề rộng mặt đường hẹp

Hiện tại trên tuyến đã xây dựng các công trình thoát nước nhỏ, khổ cống

cũ B=4.0m, một số vị trí đã hư hỏng, tắc hoàn toàn hoặc đã bị lấn chiếm sử dụng vào mục đích khác Do đó khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo tuyến đường nhất thiết phải khơi thông, kết nối với các công trình cũ như : Nối dài thượng, hạ lưu cống đảm bảo thoát nước, đồng thời các vị trí sạt lở, hư hỏng công trình thoát nước, phòng hộ khác cần phải sửa chữa, thay thế, bổ sung mới

1.3 Các điều kiện để thực hiện đầu tư, đánh giá về sự phù hợp với quy hoạch

Tuyến đường Háng Lìa - Tìa Dình kết nối với tuyến đường từ trụ sở xã mới

đi khu vực bản Chua Ta B (đã được lựa chọn làm trung tâm hành chính mới xã Tìa Dình), kết nối với tất cả các điểm bản hiện có thuộc xã Tìa Dình, đồng thời

kết nối dễ dàng khu vực bản Chua Ta B với cả 02 trung tâm xã lân cận là xã Háng Lìa và xã Pú Hồng

Trên cơ sở khảo sát hiện trạng, nghiên cứu thực tế với mục tiêu lựa chọn được vị trí khu vực đảm bảo đầy đủ các điều kiện như ổn định địa chất thủy văn, đảm bảo đủ diện tích đất đai, thổ nhưỡng, địa hình địa mạo, giao thông thuận lợi, địa bàn dân cư tập trung Nhằm xây dựng một khu trung tâm hành chính và quần thể dân cư xã Tìa Dình mới đạt được đầy đủ các tiêu chí cả về yếu tố tự nhiên và kiến tạo từ đó có thể phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh quốc phòng, giao thương hàng hoá một cách ổn định và phát triển bền vững lâu dài cho chính quyền và nhân dân xã Tìa Dình

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo UBND tỉnh Điện Biên, UBND huyện Điện Biên Đông đã tổ chức mời các sở ngành đi kiểm tra thực địa để đánh giá hiện trạng đề xuất vị trí chuyển địa điểm chính thức để xây dựng trung tâm

xã Tìa Dình Biên bản liên ngành ngày 25/02/2020 đã thống nhất đề xuất lựa

chọn địa điểm khu vực bản Chua Ta làm vị trí khu vực quy hoạch xây dựng

trung tâm xã Tìa Dình mới

Ngày 11/5/2020, UBND tỉnh Điện Biên đã có Văn bản số

1318/UBND-TH về vị trí xây dựng khu trung tâm xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, đã nhất trí với phương án lựa chọn vị trí, địa điểm khu đất xây dựng trung tâm xã Tìa Dình (mới) tại bản Chua Ta

Khu vực địa bàn bản Chua Ta nằm trên toạ độ theo bản đồ VN2000: + Từ 21O111’ – 21O114’ Vĩ độ Bắc

Trang 5

+ và 103O345’ – 103O347’ Kinh độ Đông

Điểm bản Chua Ta nằm tại vị trí trung tâm ngã ba giữa UBND xã cũ, bản Na Hay và bản Huổi Su 1:

- Phía đông bắc kết nối với các bản thuộc trung tâm xã cũ như Tìa Dình

A, Tìa Dình B và đi ra trung tâm xã Háng Lìa;

- Phía bên đông nam có thể kết nối với các bản Tìa Ghênh, bản Háng Xua, bản Púng Báng và bản Tào La thuộc xã Tìa Dình và giáp với đường ranh giới với nước CHDCND Lào;

- Phía bên tây nam có thể kết nối với các bản Huổi Su 1, ban Na Su thuộc xã Tìa Dình và các bản Nà Nếnh A, Nà Nếnh B, Nà Nếnh C thuộc xã

Pú Hồng và đi sang trung tâm xã Pú Hồng;

Như vậy, tuyến đường Háng Lìa - Tìa Dình kết nối với tuyến đường từ trụ

sở xã mới đi khu vực bản Chua Ta B (đã được lựa chọn làm trung tâm hành chính mới xã Tìa Dình theo Văn bản số 1318/UBND-TH ngày 11/5/2020 của UBND tỉnh Điện Biên) Khu vực bản Chua Ta B là địa bàn trung tâm, xét về mặt địa lý là rất thuận lợi cho việc giao thương, ngoài việc kết nối với tất cả các điểm bản hiện có thuộc xã Tìa Dình mà còn có thể kết nối dễ dàng với cả

02 trung tâm xã lân cận là xã Háng Lìa và xã Pú Hồng Do đó, việc đầu tư Sửa chữa, nâng cấp đường Háng Lìa - Tìa Dình là cần thiết

1.4 Sự phù hợp của dự án đối với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh.

Sửa chữa, nâng cấp đường Háng Lìa - Tìa Dình theo tuyến đường đã có sẵn, việc đầu tư chủ yếu là nâng cấp mở rộng tuyến, công trình đi theo tuyến cũ

đã được quy hoạch, không có mở tuyến mới do đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch 3 loại rừng của tỉnh

Khi thực hiện dự án Chủ đầu tư sẽ đảm bảo đưa ra các giải pháp thiết kế nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của dự án đến hiện trạng và quy hoạch rừng Thực hiện các chính sách về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng theo quy định

của pháp luật hiện hành (nếu có).

2 Mục tiêu, quy mô, địa điểm và phạm vi đầu tư

2.1 Mục tiêu đầu tư.

Xây dựng bổ sung các hạng mục đường giao thông để đáp ứng kết nối

giao thông khu vực bản Chua Ta (khu vực trung tâm hành chính và dân cư mới)

xã Tìa Dình với các khu vực lân cận của xã Tìa Dình, xã Háng Lìa và xã Pú Hồng; Góp phần đảm bảo an sinh, ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội huyện Điện Biên Đông

2.2 Nội dung, quy mô đầu tư

Sửa chữa, nâng cấp đường Háng Lìa - Tìa Dình: Đầu tuyến: Kết nối với

đường Pá Vạt - Tìa Dình (tại lý trình Km16+00) Cuối tuyến: Tại trung tâm trạm y

Trang 6

tế xã Tổng chiều dài L =5.0km Xây dựng theo quy mô đường giao thông nông

thôn cấp B với các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu sau:

- Vận tốc thiết kế V=15km/h

- Bề rộng nền đường: Bn=5,0+W (m)

- Bề rộng mặt đường: Bm=3,5+W (m)

- Bề rộng lề đường: Bl=2x0,75 (m)

- Kết cấu mặt đường: Bao gồm 2 loại kết cấu

+ Loại I: Kết cấu mặt đường làm mới: Lớp mặt: BTXM M250 dày 18cm; Lót bạt dứa; Lớp móng: cấp phối tự nhiên dày 12cm

+ Loại II: Kết cấu trên mặt đường cấp phối cũ: Lớp mặt: BTXM M250 dày 18cm; Lót bạt dứa; Lớp móng: Cấp phối tự nhiên dày 12cm (đã bao gồm bù vênh CPTN)

- Độ dốc ngang mặt đường: im=3%

- Độ dốc ngang lề đường: il=4%

- Bán kính đường cong nằm tối thiểu Rmin=15m

- Độ dốc dọc lớn nhất imax = 13%

- Bán kính đường cong đứng tối thiểu: Rlồi = 100m, Rlõm = 100m

- Công trình thoát nước dọc: dùng rãnh đất và rãnh gia cố với tiết diện hình thang (0,3+0,85)x0,3m, trong đó rãnh gia cố dùng bê tông xi măng dày 12cm chỉ bố trí tại các đoạn bị xói lở và các đoạn có độ dốc dọc lớn

- Tần suất thiết kế công trình: Cống P=10% tải trọng thiết kế H13-X60 + Đối với cầu nhỏ: p = 4%, tải trọng thiết kế H13-X60

3 Tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư:

3.1 Tổng mức đầu tư : 14.000 triệu đồng, trong đó.

+ Chi phí xây dựng 11.539.721.000 Đồng

+ Chi phí quản lý dự án 244.572.000 Đồng

+ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 1.061.385.000 Đồng

+ Chi phí khác 66.280.000 Đồng

+ Chi phí đền bù GPMB 900.000.000 Đồng

+ Chi phí dự phòng 188.042.000 Đồng

3.2 Cơ cấu nguồn vốn: Vốn cân đối ngân sách địa phương là 6,570 tỷ

đồng; Vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là 7,430 tỷ đồng

4 Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện đầu tư:

Trang 7

- Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Năm 2020.

- Giai đoạn thực hiện và kết thúc dự án: 2021-2022

5 Xác định sơ bộ chi phí liên quan trong quá trình thực hiện và chi phí vận hành dự án sau khi hoàn thành:

- Các chi phí liên quan trong quá trình thực hiện dự án theo điểm a, khoản

3, phần II đã trình bày ở trên

- Dự án sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng khi hết thời gian bảo hành sẽ

sử dụng nguồn vốn duy tu, bảo trì, bảo dưỡng hàng năm được cấp cho đơn vị quản lý sử dụng

6 Phân tích, đánh giá sơ bộ tác động về môi trường, xã hội; xác định

sơ bộ hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội:

6.1 Tác động về môi trường

a) Tác động môi trường trong thời gian xây dựng gồm có:

- Tạo mặt bằng: đào, đắp, san ủi, đầm nện

- Xây dựng các hạng mục công trình: Xây dựng các hạng mục đường giao thông, công trình cấp nước sinh hoạt, nhà lớp học, công trình thủy lợi, nhà văn hóa, các hạng mục nhà phụ trợ có liên quan

- Các hoạt động này sẽ sinh ra các nguồn và các chất có khả năng gây ô nhiễm môi trường như sau:

+ Khí thải từ các phương tiện vận tải chở vật liệu xây dựng, các loại máy móc, thiết bị thi công như bụi, khí NOx, SOx , CO, hydrocacbon

+ Bụi đất, cát sinh ra do các thiết bị vận chuyển và gió cuốn lên

+ Sinh ra tiếng ồn, rung từ các loại phương tiện vận tải và các loại máy móc thi công

+ Các loại chất thải rắn như các mảnh vật liệu xây dựng, giấy, bao bì và các loại rác thải sinh hoạt

Ở giai đoạn này, các hoạt động xảy ra trong thời gian ngắn, nguồn ô nhiễm chỉ mang tính chất tạm thời và sẽ kết thúc ngay khi hoàn thành giai đoạn xây dựng Vì vậy, có thể đánh giá các tác động đến môi trường và sức khỏe con người ở giai đoạn này là không đáng kể Tuy nhiên, để giảm thiểu các tác động này trong quá trình xây dựng, dự án sẽ đưa ra các biện pháp giảm thiểu cụ thể khi được cấp có thẩm quyền cho phép triển khai thực hiện

b) Tác động môi trường sau khi thực hiện dự án: Dự án sau khi triển khai thực hiện sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, mặt khác sẽ góp phần ổn định dân cư tránh tình trạng dân di cư tự do, phá rừng làm nương rãy

6.2 Tác động của dự án đến xã hội

Tác động của dự án đến xã hội chủ yếu là việc ảnh hưởng của việc sửa chữa, nâng cấp tuyến đường ảnh hưởng đến giao thông đi lại của người dân, vệ sinh môi trường, an toàn lao động trong thời gian thi công xây dựng công trình

Trang 8

Để đảm bảo an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông, tại khu vực công trình thi công, quá trình thực hiện dự án Chủ đầu tư sẽ đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế, không để ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt, giao thương của người dân, trong đó, đặc biệt chú trọng các yếu tố an toàn lao động, vệ sinh môi trường, cụ thể như: Yêu cầu nhà thầu xây dựng phương án, biện pháp cụ thể, chi tiết và thực hiện nghiêm túc các biện pháp đảm bảo an toàn lao động; vệ

sinh môi trường; Lắp đặt đầy đủ các loại biển báo an toàn giao thông, chỉ rõ

đường đi ra, vào công trường cho các phương tiện tham gia thi công

6.3 Đánh giá hiệu quả đầu tư về kinh tế - xã hội:

a) Hiệu quả về kinh tế - xã hội

- Dự án sau khi hoàn thành sẽ đáp ứng được nhu cầu đi lại cho nhân dân, nâng cao chất lượng giao thông vận tải, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

- Về mặt định lượng: Góp phần phát triển, xây dựng hạ tầng kỹ thuật huyện Điện Biên Đông, đồng thời góp một phần vai trò trong quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện nói riêng và của tỉnh Điện Biên nói chung

- Phục vụ công tác ổn định dân cư: Việc xây dựng dự án đáp ứng lòng mong mỏi bấy lâu nay của nhân dân trong khu vực, phát triển huyện Điện Biên Đông Đây cũng là nhân tố quan trọng nhất khi thực hiện dự án

b) Hiệu quả về môi trường:

Dự án sẽ góp phần sắp xếp dân cư sinh sống tập trung, tránh tình trạng dân di cư tự do đi nơi khác, giúp sản xuất nông, lâm nghiệp tại địa phương được

ổn định, hạn chế được tình trạng phá rừng lấn rừng làm nương; độ che phủ của rừng được giữ vững và nâng lên; góp phần làm giảm hiện tượng xói mòn, rửa trôi đất bề mặt, đảm bảo cân bằng hệ sinh thái, tăng cường chức năng phòng hộ rừng đầu nguồn

c) Hiệu quả về an ninh - quốc phòng:

Việc triển khai thực hiện phù hợp với nguyện vọng của người dân và chính quyền địa phương, sẽ góp phần ổn định dân cư, tránh tình trạng dân di cư

tự do, đảm bảo an sinh, đảm bảo an ninh quốc phòng

7 Phân chia các dự án thành phần: Không.

8 Các giải pháp tổ chức thực hiện

Việc tổ chức thực hiện tuân thủ theo các quy định của Luật Đầu tư công; Luật Xây dựng và các quy định của pháp luật có liên quan, như sau:

- Cơ quan quyết định đầu tư: UBND tỉnh Điện Biên;

- Chủ đầu tư: UBND huyện Điện Biên Đông

UBND huyện Điện Biên Đông kính trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án: Sửa

Trang 9

chữa, nâng cấp đường Háng Lìa - Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông với các nội dung nêu trên./

Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu: VT.

TM ỦY BAN NHÂN DÂN

CHỦ TỊCH

Bùi Ngọc La

Ngày đăng: 29/04/2021, 07:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w