1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN “PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ, NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐÀO TẠO DU LỊCH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG GIAI ĐOẠN 2016 – 2025”

27 285 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 307,5 KB

Nội dung

Các yếu tố nội tại của tỉnh Quảng Ninh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030 xác định mục tiêu phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 20

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ

DỰ ÁN “PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ, NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐÀO TẠO DU LỊCH

CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG

GIAI ĐOẠN 2016 – 2025”

Quảng Ninh, tháng 10 năm 2015

Trang 2

M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC

MỤC LỤC 2

PHẦN THỨ I SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG DỰ ÁN 4

1.1 Các yếu tố tác động đến phát triển đồng bộ, nâng cao năng lực đào tạo du lịch của trường Đại học Hạ Long 4

1.1.1 Yếu tố quốc tế 4

1.1.2 Yếu tố trong nước 4

1.1.3 Các yếu tố nội tại của tỉnh Quảng Ninh 5

1.2 Cơ sở pháp lý để xây dựng Dự án 6

1.3 Nhiệm vụ của Dự án 8

1.4 Phương pháp và các bước tiến hành xây dựng Dự án 9

1.4.1 Phương pháp 9

1.4.2 Các bước thực hiện 9

PHẦN THỨ 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐÀO TẠO VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÀO TẠO DU LỊCH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG 10

2.1 Thực trạng năng lực đào tạo du lịch của trường Đại học Hạ Long 10

2.1.1 Khái quát về khoa Du lịch trường Đại học Hạ Long 10

2.1.2 Thực trạng hoạt động đào tạo của khoa Du lịch trường Đại học Hạ Long.10 PHẦN THỨ 3 MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỒNG BỘ, NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐÀO TẠO DU LỊCH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2025 15

3.1 Mục tiêu 15

3.1.1 Mục tiêu tổng quát 15

3.1.2 Mục tiêu cụ thể 15

3.2 Giải pháp 16

3.2.1 Xây dựng, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin và trang bị phần mềm đào tạo du lịch 16

3.2.2 Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo du lịch 17

3.2.3 Phát triển, xây dựng chương trình, giáo trình và học liệu đào tạo 18

3.2.4 Phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên và đào tạo viên du lịch 19

3.2.5 Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý đào tạo du lịch 21

3.2.6 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về du lịch 21

3.2.7 Tăng cường xã hội hóa công tác phát triển, nâng cao năng lực đào tạo du lịch của trường Đại học Hạ Long 22

3.3 Lộ trình thực hiện Dự án 22

Trang 3

3.3.1 Năm 2015 23

3.3.2 Năm 2016 23

3.3.3 Năm 2017 23

3.3.3 Giai đoạn 2018-2020 24

3.3.4 Giai đoạn 2021-2025 24

PHẦN THỨ 5 TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN 25

5.1 Nhu cầu kinh phí và nguồn kinh phí 25

5.1.1 Nhu cầu kinh phí 25

5.1.2 Nguồn kinh phí 25

PHẦN THỨ 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 26

Trang 4

1.1.2 Yếu tố trong nước

- Nước ta phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theohướng hiện đại; GDP bình quân đầu người hơn 2.900 USD; đời sống vật chất và tinhthần của người dân được cải thiện;nhiều khu công nghệ cao, khu kinh tế và khu côngnghiệp sẽ phát triển mạnh hơn kéo theo sự phát triển các nhu cầu du lịch Để đáp ứngnhu cầu du lịch của nhân dân ngày càng tăng, đòi hỏi nhân lực du lịch phải phát triển

cả số lượng, chất lượng và cơ cấu cho phù hợp Đây là yếu tố tạo ra và tăng cao nhucầu đào tạo và là động lực thúc đẩy trường Đại học hạ Long phát triển

- Thành tựu đổi mới đất nước tạo ra những tiền đề mới, rất quan trọng cho sựnghiệp phát triển du lịch CNH, HĐH làm cho xã hội nước ta biến đổi sâu sắc; đô thịhóa làm cho kết cấu dân cư có bước thay đổi lớn Sự thay đổi này sẽ dẫn đến nhữngthay đổi về nếp sống, lối sống, tập tục, thói quen tiêu dùng… đòi hỏi phải có nhữngcách làm du lịch phù hợp để giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp vốn có và

di sản văn hóa, nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần của nhân dân; đồng thời phát triểnnhu cầu du lịch thích ứng Yếu tố này tác động đến định hướng mục tiêu chiến lược vànội dung đào tạo du lịch của trường Đại học Hạ Long

- Phát triển du lịch trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh những mặt tích cực,năng động, mặt trái của cơ chế thị trường tác động đến từng gia đình, các quan hệ xãhội, cộng đồng đòi hỏi sự đổi mới về công tác quản lý và tổ chức hoạt động du lịch đểđảm bảo phát triển đúng định hướng, bền vững trong cơ chế thị trường Vì vậy phải cóđội ngũ nhân lực du lịch đảm đương được nhiệm vụ này

- Tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng phát triển, các hoạt động văn hóa tâm linh và

du lịch tâm linh được mở rộng và công nhận trên bình diện rộng Các hoạt động tôngiáo, tín ngưỡng tác động đa chiều, tốt và không tốt, thuận và nghịch đan xen đòi hỏi

sự phối hợp đồng bộ trong công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và

Trang 5

Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo; đấu tranh bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc,chống việc lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng thông qua du lịch Yếu tố này tác động rấtnhạy cảm và khắt khe đối với việc phát triển nhân lực du lịch nói chung và nhân lựcquản lý, đào tạo du lịch của trường Đại học Hạ Long nói riêng.

1.1.3 Các yếu tố nội tại của tỉnh Quảng Ninh

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìnđến năm 2030 xác định mục tiêu phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầmnhìn đến năm 2030 như sau:

1) Mục tiêu tổng quát: Xây dựng Quảng Ninh trở thành một Trung tâm du lịchquốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia, có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ,hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, có chất lượng cao, thương hiệu mạnh,mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh, có năng lực cạnh tranh với các nướctrong khu vực và quốc tế; thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy pháttriển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và bảo đảm quốc phòng - an ninh

2) Mục tiêu cụ thể:

- Đến năm 2020, tổng khách du lịch đạt 10,5 triệu lượt (có 4 triệu lượt kháchquốc tế); tổng thu du lịch đạt 30.000 tỷ đồng; tạo việc làm cho 62.000 lao động trựctiếp; Đến năm 2030, tổng khách đạt 23 triệu lượt (có 10 triệu lượt khách quốc tế); tổngthu du lịch đạt 130.000 tỷ đồng; tạo việc làm cho 120.000 lao động trực tiếp;

- Hoàn thiện phát triển không gian du lịch theo 4 địa bàn du lịch trọng điểm: HạLong; Móng Cái - Trà Cổ; Vân Đồn - Cô Tô và Uông Bí - Đông Triều - Quảng Yên

Mở rộng không gian du lịch Hạ Long gắn với Vân Đồn - Vịnh Bái Tử Long và cácvùng phụ cận, đồng thời phát triển các không gian du lịch mới ở Hoành Bồ, Cẩm Phả,

Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà Tạo ra hệ thống sản phẩm du lịch đadạng phục vụ các thị trường mục tiêu như Châu Âu, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, Nam Á,Trung Đông ; hình thành và phát triển dịch vụ văn hóa - giải trí; hình thành hệ thốngsản phẩm du lịch chuyên nghiệp mang tính đặc trưng tại 4 trung tâm du lịch;

- Phấn đấu đến năm 2020: Thành phố Hạ Long trở thành thành phố du lịch biểnhiện đại và văn minh; 2020 Vân Đồn - Cô Tô trở thành trung tâm du lịch biển, đảochất lượng cao, trung tâm vui chơi giải trí đẳng cấp quốc tế, năm 2030 trở thành trungtâm công nghiệp giải trí có đẳng cấp quốc tế; Uông Bí - Đông Triều - Quảng Yên trởthành trung tâm du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh đặc sắc, có sức hấp dẫn cao

3) Dự báo nhu cầu nhân lực du lịch toàn tỉnh Quảng Ninh

- Về số lượng nhân lực du lịch: Năm 2015, nhu cầu nhân lực du lịch toàn Tỉnh là

134.400 người, trong đó nhân lực du lịch trực tiếp là 44.800 người với tốc độ tăngtrưởng trung bình là 9,24%/năm giai đoạn 5 năm vừa qua (2011 - 2015) Đến năm

2020, nhân lực du lịch toàn Tỉnh cần ít nhất 218.400 người, trong đó có 72.800 nhân

Trang 6

lực du lịch trực tiếp, với tốc độ tăng trưởng trung bình 10,2%/năm trong giai đoạn

2016 - 2020 Đến năm 2025 toàn tỉnh Quảng Ninh cần 303.300 nhân lực du lịch, trong

đó có 101.100 nhân lực du lịch trực tiếp, với tốc độ tăng trưởng trung bình 6,8%/nămtrong giai đoạn 2021 - 2025 Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh cần 367.200 nhân lực dulịch, trong đó 122.400 nhân lực trực tiếp, với tốc độ tăng trưởng trung bình 3,9%/nămtrong giai đoạn 2026 - 2030 (Xem bảng 7)

Bảng 1 Dự báo nhu cầu nhân lực du lịch Quảng Ninh đến 2030

n v : Ng i Đơn vị: Người ị: Người ười

Tăng trưởng bình quân (%)

- Về chất lượng nhân lực du lịch: Được trang bị đúng và đủ kiến thức, kỹ năng,

quy trình kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp; Có đạo đứcnghề nghiệp, tinh thần thái độ phục vụ chu đáo tận tuỵ; Có năng lực ngoại ngữ, tin họcđảm bảo yêu cầu của từng nghiệp vụ

- Về cơ cấu nhân lực du lịch: Cơ cấu nhân lực phải đảm bảo hợp lý về trình độ

đào tạo; các loại công việc; các lĩnh vực, ngành, nghề, vị trí công tác; giữa các độ tuổi,giới tính; giữa vùng miền

Những tác động trên một mặt tạo cơ hội để Trường Đại học Hạ Long phát triểnngành du lịch, mặt khác đòi hỏi Trường phải không ngừng phát triển để đáp ứng nhucầu của thị trường lao động du lịch trong hội nhập và phát triển

1.2 Cơ sở pháp lý để xây dựng Dự án

Dự án nâng cao năng lực đào tạo du lịch của trường Đại học Hạ Long được xâydựng dựa trên các căn cứ chủ yếu là: các quan điểm chỉ đạo của Đảng trong các Nghịquyết Đại hội; các quy định pháp lý trong Luật giáo dục đại học, Luật giáo dục nghềnghiệp; các định hướng trong Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam và Chiến lượcphát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; các quy định tại Điều lệ trườngđại học và Quy định của Chính phủ về Điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạtđộng, sáp nhập, chia tách, giải thể trường đại học; ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, ý

Trang 7

kiến của Thủ tướng Chính phủ và ý kiến của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; cácquy định của trường Đại học hạ Long, cụ thể như sau:

1 Định hướng phát triển du lịch qua các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc đã nêu rõ:

"Triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng

du lịch to lớn của đất nước theo hướng du lịch văn hóa, sinh thái môi trường Xâydựng các chương trình và các điểm du lịch hấp dẫn về văn hóa, di tích lịch sử và khudanh lam thắng cảnh Huy động các nguồn lực tham gia kinh doanh du lịch, ưu tiênxây dựng kết cấu hạ tầng ở những khu vực du lịch tập trung, ở các trung tâm lớn Nângcao trình độ văn hóa và chất lượng dịch vụ phù hợp với các loại khách du lịch khácnhau Đẩy mạnh việc huy động vốn trong nước đầu tư vào khách sạn Cổ phần hóamột số khách sạn hiện có để huy động các nguồn vốn vào việc đầu tư cải tạo, nângcấp Liên doanh với nước ngoài xây dựng các khu du lịch và các khách sạn lớn, chấtlượng cao, đòi hỏi nhiều vốn Chuyển các nhà nghỉ, nhà khách sang kinh doanh kháchsạn và du lịch” – trích Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII; “Nâng cao chất lượng,quy mô và hiệu quả hoạt động du lịch Liên kết chặt chẽ các ngành liên quan đến hoạtđộng du lịch để đầu tư phát triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm; đưangành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn Phát triển và đa dạng hoá các loạihình và các điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, lịch sử, thể thao hấp dẫn du kháchtrong và ngoài nước Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất và đẩy mạnh hợp tác liênkết với các nước trong hoạt động du lịch” - trích Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX;

"Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, đa dạng hoá sản phẩm vàcác loại hình du lịch" – trích Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X;

2 Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015

-2020 đã đặt mục tiêu “Phấn đấu đến năm -2020, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh

có cơ cấu kinh tế dịch vụ, công nghiệp; là trung tâm du lịch chất lượng cao của khuvực” và “Tăng trưởng kinh tế đảm bảo chỉ tiêu đề ra trên nền tảng phát triển bền vững,bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, quốc phòng - an ninh vữngchắc Nâng cao chất lượng và tỷ trọng các ngành dịch vụ, nhất là du lịch”;

3 Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020;

4 Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011- 2020;

5 Luật giáo dục Đại học-2012;

6 Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơbản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020;

7 Quyết định số 221/2005/QĐ-TTg ngày 09/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020

Trang 8

8 Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/07/2007 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường Đại học và Cao đẳng giai đoạn2006-2020;

9 Quyết định số 07/2009/QĐ-TTg ngày 15/01/2009 của Thủ tướng Chính phủban hành điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia tách,giải thể trường đại học;

10 Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc ban hành Điều lệ trường đại học;

11 Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/07/2011 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011- 2020;

12 Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 23/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phêduyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đếnnăm 2020;

13 Quyết định số 1869/QĐ-TTg ngày 13/10/2014 về việc thành lập trường Đạihọc Hạ Long

14 Thông báo số 108-TB/TW ngày 01/10/2012 của Bộ Chính trị về phát triểnkinh tế - xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và thíđiểm xây dựng hai đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn – Móng Cái;

15 Nghị quyết số 07/NQ-TU ngày 24/5/2013 của Tỉnh uỷ về phát triển du lịchQuảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030;

16 Quyết định số 293/QĐ-UB ngày 20/1/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh Phêduyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng phát triển nhân lực Quảng Ninh giai đoạn 2015 -2020;

17 Quyết định số 376/QĐ-ĐHHL ngày 30/6/2015 về việc ban hành Quy chế tổchức và hoạt động của trường Đại học Hạ Long;

18 Quyết định số 17/QĐ-ĐHHL ngày 01/01/2015 về chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy của khoa Du lịch trường Đại học Hạ Long;

19 Các văn bản pháp quy liên quan khác: Quy hoạch mạng lưới trường đại học

và cao đẳng; Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề; Chương trình đổi mới giáo dục đạihọc; và các đề án, dự án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát triển cơ sở đào tạo

Trang 9

- Xác định tầm nhìn, quan điểm, mục tiêu cụ thể phát triển đào tạo du lịch củatrường Đại học Hạ Long giai đoạn 2016 - 2025 (phân ra 2 kỳ kế hoạch 5 năm: 2016 -

2020 và 2021 - 2025)

- Đề xuất hệ thống giải pháp để thực hiện phát triển đồng bộ, nâng cao năng lựcđào tạo du lịch theo hướng: xây dựng Khoa Du lịch và các phòng, ban, trung tâm liênquan đến đào tạo và nghiên cứu du lịch với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại; chươngtrình đào tạo đạt chuẩn quốc tế; lực lượng giảng viên, giáo viên, đào tạo viên tinhthông; bộ máy và nhân lực quản lý đào tạo chuyên nghiệp;

1.4 Phương pháp và các bước tiến hành xây dựng Dự án

1.4.1 Phương pháp

- Thu thập, phân tích, xử lý thông tin liên quan đến năng lực đào tạo du lịch củatrường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật và Du lịch trước đây, trường Đại học Hạ Longhiện nay và từ một số sở, ban, ngành và UBND các thành phố, thị xã và các huyện, các

cơ sở nghiên cứu, đào tạo và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch

- Điều tra khảo sát thực tế thu thập thông tin (quan sát, phỏng vấn)

- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến chuyên gia về các vấn đề liên quan đếnnâng cao năng lực đào tạo du lịch của trường Đại học Hạ Long

sự nghiệp liên quan đến đào tạo du lịch

- Điều tra khảo sát tại 4 thành phố, 2 thị xã, một số huyện; các cơ sở nghiên cứu,đào tạo liên quan; một số doanh nghiệp sử dụng nhân lực du lịch

- Làm việc với các tư vấn và một số chuyên gia

- Xây dựng hoàn chỉnh các chuyên đề

- Dự thảo Dự án “Phát triển đồng bộ, nâng cao năng lực đào tạo du lịch củatrường Đại học Hạ Long giai đoạn 2016 – 2025”

- Báo cáo tiến độ và kết quả sơ bộ trong trường Đại học Hạ Long

- Tổ chức hội thảo nội bộ trong Trường

- Hoàn chỉnh dự thảo Dự án

- Tổ chức Hội thảo xin ý kiến các sở, ban, ngành và UBND các thành phố, thị xã

và các huyện liên quan

Trang 10

- Hoàn chỉnh Dự án trên cơ sở ý kiến các sở, ban, ngành và UBND các thànhphố, thị xã và các huyện liên quan sau Hội thảo.

- Báo cáo Đảng uỷ và Lãnh đạo trường Đại học Hạ Long

- Hoàn chỉnh lần cuối

PHẦN THỨ 2.

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐÀO TẠO VÀ CÔNG TÁC

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO DU LỊCH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẠ LONG 2.1 Thực trạng năng lực đào tạo du lịch của trường Đại học Hạ Long

Trường Đại học Hạ Long được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lậptrên cơ sở sát nhập Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh và Trường Cao đẳng Vănhóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long (trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh), có trụ sởchính đặt tại thành phố Uông Bí (Quyết định số 1869/QĐ-TTg ngày 13/10/2014).Khoa Du lịch của trường Đại học Hạ Long được hình thành từ khoa Quản trị kinhdoanh Khách sạn - Nhà hàng và khoa Lữ hành - Hướng dẫn (thuộc trường Cao đẳngVăn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long trước đây), nên đánh giá thực trạng đào tạo

du lịch của nhà trường chủ yếu đánh giá hoạt động đào tạo du lịch của Cao đẳng Vănhóa, Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long trước đây

2.1.1 Khái quát về khoa Du lịch trường Đại học Hạ Long

Khoa Du lịch của trường Đại học Hạ Long được thành lập trên cơ sở khoa Quảntrị kinh doanh Khách sạn - Nhà hàng và khoa Lữ hành - Hướng dẫn (thuộc TrườngCao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Du lịch Hạ Long trước đây)

Văn phòng Khoa Du lịch của trường Đại học Hạ Long tại tầng 2, Cơ sở 2 Trường Đại học Hạ Long, Khu 2 - Phường Hồng Hải - Thành phố Hạ Long, tỉnhQuảng Ninh

-Khoa Du lịch có chức năng đào tạo, bồi dưỡng trình độ đại học, cao đẳng, trungcấp các chuyên ngành về lữ hành, hướng dẫn du lịch, quản trị kinh doanh khách sạn,nhà hàng và dịch vụ ăn uống; phối hợp với các Trung tâm đào tạo bồi dưỡng, tổ chứcbồi dưỡng nâng cao cho các lớp nghề thuộc ngành Du lịch; liên kết đào tạo đáp ứngnhu cầu sử dụng của thị trường lao động

Với chức năng nêu trên, khoa Du lịch, trường Đại học Hạ Long có nhiệm vụ

2.1.2 Thực trạng hoạt động đào tạo của khoa Du lịch trường Đại học Hạ Long

Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long trước đây là cơ sởđào tạo du lịch có quy mô đào tạo lớn nhất và chất lượng đào tạo tốt nhất trong 9 cơ sở

Trang 11

tham gia đào tạo du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh1 Trường Cao đẳng Văn hóa,Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long được các doanh nghiệp khách sạn và du lịch trên địabàn tỉnh Quảng Ninh đánh giá có chương trình đào tạo khách sạn, du lịch phù hợp thựctiễn và là nơi cung cấp nguồn nhân lực nhiều nhất cho toàn bộ các khách sạn, nhà hàng

và các công ty lữ hành trên địa bàn của Tỉnh

a) Về chương trình, giáo trình đào tạo

Chương trình và giáo trình đào tạo du lịch của trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệthuật và Du lịch Hạ Long được phát triển trên cơ sở quy định về chương trình, giáotrình đào tạo, dạy nghề của bộ Giáo dục và Đào tạo và bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội; đồng thời được sự giúp đỡ của Dự án Châu Âu về nâng cao năng lực nguồnnhân lực du lịch Vì vậy các chương trình và giáo trình đào tạo, dạy nghề du lịch củaNhà trường được xây dựng theo khuyến nghị của EU và kinh nghiệm thực tiễn màgiảng viên, giáo viên của Trường tích luỹ được trong quá trình kiến tập hàng năm tạicác khách sạn và doanh nghiệp lữ hành ở địa phương

Bảng 2 Chương trình đào tạo du lịch của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long

1 Quản trị khách sạn Nghiệp vụ nhà hàng – khách sạn (buồng, bàn, bar) Nghiệp vụ nhà hàng – khách sạn (buồng,bàn, bar)

2 Quản trị nhà hàng và

dịch vụ ăn uống Nghiệp vụ lễ tân Nghiệp vụ lễ tân

3 Quản trị dịch vụ du lịchvà lữ hành Hướng dẫn du lịch Hướng dẫn du lịch

4 Quản trị dịch vụ giải trí

và du lịch Kỹ thuật chế biến món ăn Kỹ thuật chế biến món ăn

5 Việt Nam học (Cử nhânHướng dẫn du lịch) Kỹ thuật pha chế và phục vụ đồ uống Kỹ thuật pha chế và phục vụ đồ uống

Nguồn: Trang web của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long

Hiện nay, khoa Du lịch trường Đại học Hạ Long đang sử dụng các giáo trình củaHội đồng Cấp chứng chỉ Du lịch Việt Nam phát hành do Dự án VIE/015 phát triển với

sự tài trợ của Chính phủ Đại công quốc Luxembourg và giáo trình dựa trên Tiêu chuẩn

kỹ năng nghề du lịch VTOS2 Bên cạnh đó trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và

lịch Hạ Long và 8 trung tâm (Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng tại chức Tỉnh, Trung tâm Giới thiệu việc làm Quảng Ninh, Trung tâm Giới thiệu việc làm Liên đoàn lao động tỉnh, Trung tâm Giới thiệu việc làm Thanh niên Quảng Ninh, Trung tâm Dạy nghề Tiên Long thuộc Công ty cổ phần du lịch Hạ Long, Trung tâm Dạy nghề thuộc công

ty cổ phần du lịch Quảng Ninh, Trung tâm Dạy nghề Hội liên hiệp phụ nữ Quảng Ninh, và Trung tâm Dạy nghề Lạc Việt).

2 Bao gồm: 4 giáo trình in lần thứ hai (Giáo trình nghiệp vụ Lễ tân, Giáo trình kỹ năng khách sạn; Giáo trình nghiệp vụ nhà hàng; Giáo trình nghiệp vụ lưu trú; Giáo trình kỹ thuật chế biến món ăn) và 13 giáo trình dựa trên

13 Tiêu chuẩn kỹ năng nghề Du lịch VTOS.

Trang 12

Du lịch Hạ Long đã đầu tư phát triển 10 giáo trình đào tạo du lịch (Xem bảng 3).

Bảng 3 Giáo trình đào tạo du lịch của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long

1 Hệ thống di tích lịch sử văn hóa và

danh thắng Việt Nam

Phạm Bình Quảng,

2 Lễ hội truyền thống tiêu biểu QuảngNinh Nguyễn Thị Hà,Nguyễn Thị Mai Linh 2008

3 Lý thuyết nghiệp vụ hướng dẫn dulịch Bùi Thế Anh 2008

4 Thực hành hướng dẫn Bùi Thế Anh,Phạm Bình Quảng,

Bùi Thị Thủy

2008

5 Thiết kế chương trình du lịch Nguyễn Thị Thu Hằng,

6 Môi trường và phát triển Vũ Văn Viện,Ngô Hải Ninh,

Nguyễn Thúy Lan

2012

7 Giáo trình điện tử Nghiệp vụ Bar Nguyễn Vân Hà,Nguyễn Minh Đức 2012

8 Giáo trình điện tử Nghiệp vụ nhà

hàng

Hoàng Thị Thương,Trần Thị Phương Thảo 2013

9 Nghiệp vụ lễ tân Trần Thu Thủy,Hà Thị Phương Lan 2013

10 Lý thuyết chế biến món ăn Mạc Thị Mận,Phùng Thị Vân Trang 2013

Nguồn: Khoa Du lịch, trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long

Nhìn chung chương trình đào tạo du lịch của Đại học Hạ Long mới có ở các bậcđào tạo hệ cao đẳng, hệ trung cấp và hệ nghề; đào tạo bậc đại học mới xây dựng đượcchương trình Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành để mở mã ngành Các chương trìnhđào tạo du lịch đã có được biên soạn và sử dụng theo đúng quy định của Bộ Giáo dục

và Đào tạo Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu thực hiện Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau

về nghề Du lịch trong ASEAN thì chương trình đào tạo du lịch hiện có cần được ràsoát đối chiếu và sửa đổi bổ sung cho phù hợp với quy định của Chương trình đào tạo

du lịch chung ASEAN Thời lượng ngoại ngữ và thực hành nghề nghiệp chưa nhiều.Việc sử dụng tốt các giáo trình, tài liệu của VTOS vào giảng dạy và tự biên soạn

10 giáo trình trong những năm qua của khoa Du lịch đã cơ bản đáp ứng yêu cầu đàotạo du lịch và đảm bảo đúng quy định về biên soạn giáo trình của Bộ Giáo dục và Đàotạo Tuy nhiên, giáo trình chuyên ngành còn ít về số lượng, nội dung chưa cập nhật, cómột số xây dựng từ năm 2008 đã quá lạc hậu Do vậy cần biên soạn mới và rà soát, sửa

Trang 13

đổi bổ sung các giáo trình cũ Khoa Du lịch của trường Đại học Hạ Long sẽ triển khaituyển sinh và đào tạo du lịch ở trình độ đại học trong năm nay nên phải khẩn trương tổchức biên soạn tập bài giảng và những giáo trình chuyên ngành cho các mã ngành đàotạo đại học, trước mắt là các giáo trình phục vụ đào tạo mã ngành Quản trị dịch vụ dulịch và lữ hành đã được cho phép đào tạo.

b) Về cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo du lịch là một tòa nhà 7 tầng (Cơ sở hạtầng được đầu tư mới năm 2012), gồm: Giảng đường với 19 phòng học lý thuyết vớitổng diện tích 906 m2, công suất đáp ứng tối đa cùng một lúc cho 991 sinh viên; 30phòng thực hành được trang bị các thiết bị và dụng cụ giảng dạy và học tập cho các bộmôn nghiệp vụ du lịch với tổng diện tích xây dựng 2.039 m2, đáp ứng nhu cầu cho 340sinh viên thực hành cùng một lúc Khu hiệu bộ có 17 phòng, diện tích 522 m2, với cácvăn phòng khoa, phòng chờ của giáo viên, giảng viên tại các giảng đường Ngoài ra,Nhà trường còn có hệ thống thư viện và các công trình phụ trợ khác

Về cơ bản, cơ sở vật chất kỹ thuật mới đáp ứng một phần yêu cầu đào tạo ở bậccao đẳng Để giảng dạy cho sinh viên đạt trình độ chuyên môn theo tiêu chuẩn hiệnnay cần khắc phục một số hạn chế sau: Một số phòng thực hành chưa hợp lí về thiếtkế; trang thiết bị chưa đồng bộ như chuyên ngành Bếp, phòng thực hành Buồng; chưa

đủ thiết bị thông tin và chưa có phần mềm đăng ký đặt buồng khách sạn, điều hànhTour; diện tích các phòng thực hành nhỏ, không thuận tiện cho việc lên lớp của giáoviên, giảng viên; cần có thêm phòng thực hành điều hành Tour và một số phòng họcngoại ngữ du lịch và tin học; chưa có trang thiết bị phục vụ cho đào tạo làm bánh,trang thiết bị cho đào tạo hướng dẫn du lịch như xe vận chuyển khách du lịch, tàu dulịch trên Vịnh Hạ Long…

c) Về giáo viên, giảng viên và đào tạo viên du lịch

Khoa Du lịch hiện có 25 giáo viên, giảng viên, với 16 nữ và 9 nam, trong đó có

03 nghiên cứu sinh, 17 thạc sĩ, chiếm 80% tổng số cán bộ, giáo viên và nhân viên dulịch; 100% nhân lực của Khoa đạt trình độ ngoại ngữ từ B trở lên, trong đó có 5 cửnhân và 4 giảng viên có trình độ B1 khung Châu Âu, chiếm 36% tổng số cán bộ, giáoviên và nhân viên du lịch; 100% giáo viên, giảng viên biết sử dụng máy tính đáp ứngyêu cầu tin học văn phòng; có 23 người được công nhận là đào tạo viên du lịch thuộc

Dự án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam do EU tài trợ, chiếm 92% Ngoài ra,hầu hết nhà giáo và cán bộ quản lý đào tạo được tập huấn các khóa đào tạo ngắn hạn

về chuyên môn trong và ngoài nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáodục và Đào tạo, Tổng cục Dạy nghề

Năm 2011 có 04 giảng viên đạt giải giáo viên giỏi nghề cấp tỉnh (01 giải nhất; 01giải nhì; 01giải 3; 01 giải khuyến khích) Khoa Du lịch đạt giải nhì toàn đoàn tại hộithi tay nghề tỉnh Quảng Ninh Năm 2012 có 02 giảng viên nhận giấy khen của Bộ Lao

Ngày đăng: 22/02/2019, 23:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w