Gián án he mat troi

3 228 0
Gián án he mat troi

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đi tìm những dấu vết còn lại của một hành tinh trong Hệ Mặt Trời Thái dương hệ có thể đã từng có một hành tinh có tên là Theia, mà theo các nhà khoa học, hành tinh này có thể đã giúp hình thành lên Mặt trăng của Trái đất. Hiện tại, hai con tầu vũ trụ đã đượng phóng lên để đi tìm những gì còn sót lại của người anh em “có thể có” này và sau đó tiếp tục có thể đã bị vỡ tan tành trong giai đoạn sơ khai của Thái dương hệ. Mike Kaiser, một nhà khoa học tại Trung tâm Bay Vũ trụ Goddard của NASA ở Maryland nói:”Đó là một thế giới trên giả thiết. Chúng ta chưa từng nhìn thấy hành tinh đó, nhưng một số nhà nghiên cứu tin rằng hành tinh này đã tồn tại khhoảng 4,5 tỷ năm trước đây, và họ cho rằng thiên thể đó đã va chạm với Trái đất để tạo thành Mặt trăng”. Theia được cho rằng có kích thước tương đương với sao Hỏa. Nếu hành tinh Theia va chạm với Trái đất từ rất lâu rồi, những mảnh vụn từ vụ va chạm đã có thể tự kết hợp với nhau để tạo thành Mặt trăng. Ý tưởng này lần đầu tiên được đưa ra bởi hai nhà khoa học thuộc ĐHTH Princeton là Edward Belbruno và Richard Gott. Nhiều nhà nghiên cứu hiện tại cho rằng thực sự đã có một vật thể lớn nào đó đã đâm vào Trái đất và sau đó những mảnh văng ra đã tự kết với nhau để tạo thành Mặt trăng. Mặc dầu vậy, người ta vẫn chưa biết rõ liệu vật thể đó có thể là một hành tinh, một tiểu hành tinh hay chỉ là một sao chổi. Cho dù vật thể đó là gì đi nữa, những mảnh vụn văng ra từ 2 thiên thể có thể đã hòa trộn lẫn nhau và từ đó người ta có thể giải thích một số khia cạnh về địa chất của Mặt trăng ví dụ như kích thước của lõi Mặt trăng và tỷ trọng và thành phần của những viên đá Mặt trăng. Ảnh mô phỏng vụ va chạm theo giả thuyết Các nhà khoa học hy vọng rằng hai con tầu thăm dò STEREO (LẬP THỂ) của NASA đựơc phóng từ năm 2006, sẽ có thể khám phá ra những dấu vết còn sót lại của Theia và từ đó các nhà khoa học có thể chấm dứt những tranh cãi về nguồn gốc của Chị Hằng. Tới nay, những dấu hiệu của Theia hoàn toàn mất dạng trước những ống kính thiên văn đặt từ Trái đất. Nhưng cặp tầu thăm dò STEREO được lập trình để tới được những điểm đặc biệt trong không gian, đó là những điểm Lagange, là những vị trí mà lực hấp dẫn của Trái đất và Mặt trời kết hợp với nhau tạo thành những hố thế năng hấp dẫn và do vậy chúng có xu thế thu hút và giữ lại những mảnh vỡ vô tình đi ngang qua. Theo Kaiser thì cặp tầu thăm dò STEREO đang trên đường tiến tới khu vực các điểm Lagrange và điều đó tạo khả năng cho các nhà nghiên cứu tìm kiếm tốt hơn những gì còn sót lại của Theia. Các con tầu này theo dự định sẽ tới được các hố thế trên khoảng vào tháng 9 và tháng 10 năm 2009. “STEREO cũng là một hệ để theo dõi Mặt trời”, Kaiser nói. “ Hai còn tầu thăm dò này sẽ quan sát Mặt trời từ hai bên hông để có được hình ành 3-D về các hoạt động của Mặt trời. Chúng tôi chỉ tình cờ cho chúng đi qua các điểm Lagrange L4 và L5. Đó thực sự là một phần thưởng quý giá trong khoa học. Kaiser nói:” Các mô hình máy tính cho thấy rằng Theia có thể có kích thước đủ lớn để có thể tạo ra Mặt trăng sau khi va chạm với Trái đất nếu thiên thể này hình thành hoặc là ở khu vực L4 hoặc khu vực L5. Sau đó, Theia có thể đã bị đánh bật ra khỏi hố thế L4 (hoặc L5) bởi lực hấp dẫn của các hành tinh khác, ví dụ như sao Kim (khi đó đã đủ lớn), và cứ thế Theia đâm thẳng vào Trái đất”. . sót lại của Theia. Các con tầu này theo dự định sẽ tới được các hố thế trên khoảng vào tháng 9 và tháng 10 năm 2009. “STEREO cũng là một hệ để theo dõi Mặt. đó, Theia có thể đã bị đánh bật ra khỏi hố thế L4 (hoặc L5) bởi lực hấp dẫn của các hành tinh khác, ví dụ như sao Kim (khi đó đã đủ lớn), và cứ thế Theia

Ngày đăng: 30/11/2013, 21:11

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan