1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 9 (kinh nghiệm dạy học trực tuyến (online) thời covid)

26 1,3K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Tài liệu là bộ sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn 9 đề tài kinh nghiệm dạy học trực tuyến (online) thời covid Sáng kiến được viết chi tiết, công phu theo mẫu mới nhất rất hữu ích để các thày cô tham khảo dùng để nộp công nhận các danh hiệu thi đua hoặc chỉnh sửa thành báo cáo giải pháp thi giáo viên giỏi các cấp.

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG THCS

KINH NGHIỆM DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

CHO HỌC SINH THCS QUA MÔN NGỮ VĂN LỚP 9

NĂM HỌC: 2019 - 2020

Cấp học: THCS Lĩnh vực: Chuyên môn Môn: Ngữ văn

Người thực hiện:

Chức vụ:

, ngày 18 tháng 4 năm 2020

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn/ thực hiện sáng kiến

Từ thực tế trước tình hình dịch bệnh diễn ra ngày càng nguy hiểm và phứctạp việc cho học sinh nghỉ học là việc cấp thiết Ngày 12/3/2020, Bộ GD&ĐTban hành Công văn số 793/BGDĐT-GDTrH về việc tăng cường dạy học quaInternet, trên truyền hình trong thời gian học trò nghỉ đến trường để phòng,chống Covid-19 Tuy nhiên, thực trạng triển khai ở các địa phương, trường họcrất khác nhau Với mục đích để các em học sinh không bị gián đoạn kiến thức,các thầy cô tiếp tục nhiệt huyết với nghề và các bậc phụ huynh yên tâm về concái, dạy học trực tuyến trong những ngày nghỉ học được coi là giải pháp tối ưukhi đối phó với bệnh dịch Đây là điều trăn trở không chỉ riêng tôi mà còn nhiềucác thầy cô giáo tâm huyết, yêu nghề khác Là một giáo viên dạy văn, vì những

lý do đó đã thúc đẩy tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm dạy học trực tuyến cho học sinh THCS qua môn Ngữ văn lớp 9”

2 Phương pháp nghiên cứu

“Kinh nghiệm dạy học trực tuyến cho học sinh THCS qua môn Ngữ văn lớp 9”

1/25

Trang 3

các cơ sở quan trọng để tiến hành chuẩn bị, xây dựng và hoàn thiện khóa học trực tuyến: Cách thức chọn trọng điểm để quay hình video; Đâu là nền tảng để

chuyển thể từ kịch bản sư phạm thành kịch bản sư phạm trực tuyến; Từ thờilượng của chương trình dạy trực tiếp (30 tiết chẳng hạn), làm thế nào để có thểquy đổi sang dạy học trực tuyến với thời lượng phù hợp và đâu là cơ sở của sựquy đổi này (sẽ là bao nhiêu tiết lên hình, bao nhiêu tiết người học tự học )?Người học sẽ rèn kỹ năng của mình thế nào để bảo đảm chuẩn đầu ra đã xác lậptheo ma trận của chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra của học phần? Ba là yếu tốcác vấn đề có liên quan đến cơ sở đánh giá Khi đã gọi là học thì phải có đánhgiá Đánh giá khác với thi cử nhưng đánh giá bắt đầu từ việc chúng ta sẽ thiếtlập mục tiêu gì để đánh giá, triển khai gì để có thể đạt kết quả đánh giá và đánhgiá bằng cách thức thế nào để có thể đánh giá hiệu quả, đúng thực chất, kháchquan và công bằng Ngoài ra, các yêu cầu về kỹ thuật của cơ sở hạ tầng, các yêucầu có liên quan về phần mềm VLE, các yêu cầu ở kỹ năng người học, ngườidạy và các nhóm hỗ trợ đào tạo, học tập, tư vấn đều là những vấn đề khôngkém phần quan trọng để bảo đảm dạy học E-Learning hiệu quả Nền tảng côngnghệ thông tin và các điều kiện có liên quan giúp cho người học học tập, khámphá, tìm hiểu và theo dõi khóa học cũng được bảo đảm song song với các yêucầu định hướng học tập, cố vấn học tập Ngoài ra, yêu cầu đáp ứng sự hài lòngcủa người học, đánh giá người học: Đánh giá quá trình, đánh giá kết thúc cũngnhư việc kiểm tra sự tham gia của người học trên bình diện chuyên cần, thái độ,làm việc nhóm, phản hồi học tập đều được bảo đảm…

2 Cơ sở thực tiễn

“Kinh nghiệm dạy học trực tuyến cho học sinh THCS qua môn Ngữ văn lớp 9”

2/25

Trang 4

Nhằm giúp học sinh duy trì nền nếp học tập, ôn tập, củng cố kiến thức cũ

và tiếp thu kiến thức mới đảm bảo nội dung chương trình năm học theo hướngdẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhiều địa phương vùng dân tộc thiểu số, miềnnúi đã thực hiện các giải pháp tổ chức dạy học trực tuyến và dạy học trên truyềnhình phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương trong tình hình cao điểmphòng chống dịch Covid-19.Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, BộGiáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản hướng dẫn điều chỉnh khung kếhoạch thời gian năm học, hướng dẫn về dạy học qua internet, trên truyền hình vàhướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học học kỳ 2 năm học 2019-2020

để đảm bảo hoàn thành chương trình giáo dục và kết thúc năm học Trên cơ sởhướng dẫn của Bộ và căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương, các Sở Giáodục và Đào tạo đã chỉ đạo các nhà trường rà soát, tinh giản các nội dung kiếnthức trùng lặp, sắp xếp, kết hợp các bài học có nội dung liên quan thành một bàihọc/chủ đề đảm bảo các yêu cầu về nội dung cốt lõi của chương trình giáo dụcphổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinhđáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; đồng thời khẩn trương xây dựng kế hoạchtriển khai việc dạy học qua Intrenet, qua trên truyền hình, thông báo lịch phátsóng cụ thể trên truyền hình đối với từng môn học, lớp học và phổ biến tới toànthể học sinh, giáo viên và gia đình học sinh Các nhà trường đã hướng dẫn giáoviên, học sinh theo dõi lịch phát sóng các bài học (do Bộ Giáo dục và Đào tạophối hợp với Đài truyền hình Việt Nam xây dựng) trên Kênh truyền hình giáodục quốc gia (kênh VTV7 và một số kênh truyền hình khác được công bố trênCổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo) Mặc dù còn gặp nhiều khó khănnhưng các địa phương vùng dân tộc, miền núi đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếmcác giải pháp duy trì nền nếp học tập cho học sinh và tổ chức dạy học trêntruyền hình, dạy học trực tuyến phù hợp với điều kiện của địa phương

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN

Từ những cơ sở lí luận nêu trên và đặc biệt sau khi tìm hiểu và gia giảngdạy trực tuyến đối với HS lớp 9 các trường trên địa bàn về việc tổ chức dạy họctrực tuyến cũng như qua thăm dò nhu cầu của học sinh về sự cần thiết của việcdạy học trực tuyến Với quan điểm cá nhân, tôi ủng hộ lớp học trực tuyến.Nhưng như tôi đã nói, đó phải là các lớp học trực tuyến có tầm, có tâm, có chấtlượng Và tại sao không phải là lớp học được kiểm định Những nghiên cứu củachúng tôi về giáo dục thông minh, giáo dục trực tuyến được công bố ở các hộithảo thế giới cho thấy đây là vấn đề đầy sức hấp dẫn, mới mẻ và cũng đầy tháchthức Trong thời gian nghỉ học từ ngày 3/2-7/2/2020, để duy trì thói quen và nềnếp học tập của học sinh không khác nhiều so với học tập trên lớp, BGH đã đưa

ra Thời khóa biểu Online cho học sinh với các môn học trên các hệ thống online

“Kinh nghiệm dạy học trực tuyến cho học sinh THCS qua môn Ngữ văn lớp 9”

3/25

Trang 5

như Microsoft Office 365 Teams, tôi thấy để dạy học trực tuyến cho học sinhqua môn Ngữ văn cần thực hiện qua các bước như sau:

1 Các giải pháp mới đã tiến hành để giải quyết vấn đề:

1.1 Đối với ban giám hiệu nhà trường:

- Trước hết, Ban Giám hiệu nhà trường cần chỉ đạo giáo viên chủ nhiệmlớp thống kê số phụ huynh học sinh sử dụng điện thoại thông minh, ipad, máytính để bàn hoặc máy tính xách tay hay những thiết bị có thể kết nối mạnginternet Trước đó, mỗi lớp đã có forum riêng của mình (nhóm zalo) vì vậy việcthống kê này hết sức đơn giản

- Giáo viên chủ nhiệm sẽ dựa vào số phụ huynh đã xem tin nhắn để thống

kê Nếu phụ huynh dùng Zalo nhưng không dùng Facebook hoặc ngược lại.Vìvậy nhà trường quyết định sẽ đăng tải video bài giảng trên mọi kênh mạng xãhội như: nhóm zalo lớp, Messenger facebook, Youtube, Fanpage trường, Webtrường Nhà trường tận dụng đa dạng các cách tiếp cận học sinh, phụ huynh họcsinh để có thể truyền tải video bài giảng

- Đồng thời, Ban Giám hiệu trường cần họp hội đồng đào tạo (hoặc Hội đồng

sư phạm) của trường để quán triệt mục đích của việc dạy học trực tuyến.Tăngcường tổ chức các hoạt động giáo dục trong thời gian học sinh nghỉ học phòng,chống dịch.Đa dạng hóa, tăng cường tổ chức các hình thức dạy học trực tuyếncủa giáo viên trên nền tảng công nghệ thông tin.Bên cạnh đó, các nhà trườngtiến hành nhìn nhận, chỉ ra những thuận lợi và khó khăn của từng lớp trong việcthực hiện dạy học trực tuyến và tìm ra phương hướng giải quyết Cần có phâncông cụ thể công việc đối với từng bộ phận Chẳng hạn:Ban giám hiệu nhàtrường cần thường xuyên cập nhật thông tin, các văn bản chỉ đạo của cấp trên đểchỉ đạo kịp thời các bộ phận các tổ chuyên môn trong nhà trường; Lập kế hoạchchỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể đến các tổ chuyên môn, các tổ chức đoànthể trong nhà trường; Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các tổchuyên môn, các bộ phận, các cá nhân trong nhà trường và có rút kinh nghiệm,khen thưởng kịp thời

1.2 Đối với giáo viên:

- Cần phải có thiết bị dạy học đối với giáo viên, thiết bị tương tác đối vớiphụ huynh, học sinh và được kết nối mạng Internet

- Các thầy cô cần nghiên cứu nội dung bài học thật kĩ để lựa chọn phần kiếnthức trọng tâm Các thầy cô cần dành thời gian tương tác với học sinh mọi lúc, mọinơi, công suất làm việc gấp nhiều lần bình thường, giáo viên chấm, trả bài kịp thời(bởi nếu giáo viên dạy nhiều nhiều lớp sẽ có nhiều học sinh gửi bài, hỏi bài) Đểphát triển tối đa khả năng tự học của học sinh thì quá trình hướng dẫn tự học phảithực hiện dưới sự hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đánh giá của giáo viên và phụ

“Kinh nghiệm dạy học trực tuyến cho học sinh THCS qua môn Ngữ văn lớp 9”

4/25

Trang 6

huynh học sinh Nội dung các nhiệm vụ được giao cho học sinh phải đảm bảo tính

vừa sức, không mang tính hình thức, bài giảng có thể mang tính chất “Học mà chơi, chơi mà học” giữa cô và trò nhưng mang hàm lượng kiến thức cao.

- Giáo viên chủ nhiệm phải rà soát và đảm bảo kết nối với 100% phụhuynh, học sinh và các giáo viên bộ máy trong lớp chủ nhiệm; Nhận bài giảngvideo từ các giáo viên bộ môn, gửi vào forum của lớp; Nhận các phản hồi, kếtquả học tập của học sinh; Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình họctập của con em Giáo viên bộ môn cần đảm bảo những kiến thức trọng tâm củabài dạy để truyền đạt đến học sinh; Chuẩn bị và thực hiện các video bài giảngtheo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng; Lựa chọn những hình thức giảng dạy, tươngtác để thu hút học sinh hào hứng tham gia học tập; Kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập của học sinh; Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh họcsinh để nắm bắt tình hình học tập của các em Khi tạo liên kết và sự tương táctrực tiếp, thường xuyên giữa giáo viên với học sinh, học sinh và học sinh trongcùng thời điểm thì việc đảm bảo tiến độ thực hiện khung chương trình đào tạotheo kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 sẽ diễn ra như dự định

- Trong thời điểm tâm lý cộng đồng hoang mang về dịch bệnh và thờiđiểm quay lại trường của học sinh chưa được đảm bảo chắc chắn, điều quantrọng nhất là tạo lập được tinh thần học tập ổn định và hứng thú học bài tại nhàcho học sinh Đồng thời, giữ vững được sự tin tưởng và nhiệt tình phối hợp từphía phụ huynh Do hạn chế lớn nhất của công cụ Online là giáo viên không thểquản lý, đốc thúc trực tiếp học sinh tham gia các hoạt động học tập như ở trênlớp Nên giáo viên cần tập trung vào việc tạo động lực học tập chủ động cho các

em Một số phương pháp tạo động lực học tập Online có thể áp dụng là: Tạo ramột thử thách vừa phải để thu hút sự chú ý của học sinh ngay khi bắt đầu lớphọc bằng cách đặt các câu hỏi thú vị, đưa ra một vấn đề cần giải quyết gần gũivới cuộc sống…;Thay đổi không gian giao tiếp và tương tác với không gian mới

đó để học sinh không bị nhàm chán về mặt thị giác, âm thanh; Để học sinh làmgiáo viên, tìm hiểu trước bài học và giảng lại Online cho các bạn khác trong lớp;Thường xuyên tạo ra các tình huống hài hước và tiếng cười; Tạo ra các cuộcthảo luận nhóm Online để học sinh tự tương tác với nhau ngoài lớp học…

- Giáo viên cần hết sức lưu ý lắng nghe và trao đổi thường xuyên với phụhuynh để kịp thời điều chỉnh và hỗ trợ các em trong quá trình tương tác với công

cụ, việc “tương tác với người" là quan học hơn bất kỳ hình thức học tập nào.

Công cụ không thể thay thế giáo viên mà chỉ đóng vai trò kết nối GV và HS ở xanhau Do đó, GV cần luôn sáng tạo nên các trải nghiệm học tập thú vị như cáctrò chơi, tình huống…để tối đa sự tương tác giữa người dạy với người học thôngqua công cụ kết nối

“Kinh nghiệm dạy học trực tuyến cho học sinh THCS qua môn Ngữ văn lớp 9”

5/25

Trang 7

- Việc chuẩn bị, triển khai và quản lý học tập online sẽ làm tăng lượngcông việc và thời gian của giáo viên so với ngày thường rất nhiều Do đó, bảnthân các thầy cô cũng cần chú ý giữ gìn sức khoẻ, sinh hoạt hợp lý và sắp xếpthời gian khoa học để đảm bảo chất lượng công việc và cuộc sống.

- Cũng có thể thấy những khó khăn, đó là: khi thầy cô không trực tiếp ở

bên để khích lệ và tương tác thì khó có thể cảm nhận cảm xúc phản hồi của họcsinh qua ánh mắt, thái độ tức thời để điều chỉnh nội dung cũng như cách dạy nhưkhi học trực tiếp; giáo viên chuẩn bị một bài giảng trực tuyến mất nhiều thờigian, đòi hỏi sự đầu tư công phu; đòi hỏi giáo viên phải biết sử dụng và khaithác tốt các thiết công nghệ cần thiết cho việc dạy học; không được tương tácvới học sinh nên sẽ có sự hạn chế về cộng hưởng cảm xúc khi dạy học; đồngthời, đòi hỏi học sinh phải thực sự tự giác và chủ động, có sự chuẩn bị trước vềmặt tâm thế và kiến thức trước khi nghe thầy cô giảng dạy; không thể phản hồi

và được giải đáp tức thời như học tập trên lớp và khó tổ chức thảo luận nhómtrực tiếp

Do vậy, để dạy học trực tuyến hiệu quả, cần luôn thay đổi cách thức tổchức để học sinh không bị nhàm chán: khi đưa đến cho học sinh đường link để

có thể xem clip tài liệu, bài giảng e-learning, khi thì “tập trung” dạy học online trong một khung giờ (ví dụ như ứng dụng microsoft team) Khi giao bài tập,

thầy, cô cần yêu cầu học sinh tương tác để có thể kiểm tra quá trình và kết quảhoạt động của học sinh Khi cả lớp cùng học với thầy cô trong microsoft team,cần khuyến khích mỗi cá nhân phát biểu và đượcđánh giá điểm xứng đáng với ý

kiến xây dựng bài trực tuyến Cần lưu ý, khi dạy theo hình thức này, GV “điểm danh” bằng bất ngờ gọi tên học trò đang có đèn báo Online để hỏi về bài, qua đó

xem học sinh thực “có mặt” và thực để tâm với bài học không? Thầy cô có kinhnghiệm dạy online luôn yêu cầu học sinh chụp và nộp ngay trang vở mình vừahọc liền ngay sau tiết học Nếu học sinh không tập trung chú ý thì không có

“sản phẩm” để nộp được Thầy/cô cũng có thể yêu cầu học sinh chụp hình ảnh bài làm gửi ở phần bình luận của facebook (ngay dưới nội dung được giao) hoặc

yêu cầu học sinh nộp bài theo đường link trả lời biểu mẫu trên office 365 hayđường link lập tệp nộp bài trong microsoft team Việc giao bài thường diễn ratrong một group bao gồm các thành viên của một lớp trên zalo hay facebookhoặc microsoft team, nên các thầy/cô cần chú ý việc tương tự của các đồngnghiệp với lớp, tránh các môn cùng dạy online, cùng yêu cầu nộp bài trùng thời

gian khiến học sinh bị quá tải và “bí” thời gian tuân thủ.

Tóm lại: Để có một lớp học trực tuyến đúng nghĩa thì cần những yếu tố

Một là: Yếu tố công nghệ nền tảng và phần mềm học tập Việc đầu tư

công nghệ nền tảng phải tính toán đến những yêu cầu có liên quan đến số người

“Kinh nghiệm dạy học trực tuyến cho học sinh THCS qua môn Ngữ văn lớp 9”

6/25

Trang 8

dùng, các tính năng đa dạng và liên thông Việc xem xét để xử lý dữ liệu dùngchung cho một khối lượng tri thức khổng lồ và số cơ sở giáo dục tổng thể là điềucần cân nhắc Đây cũng là cơ sở quan trọng để quản lý big data - một chìa khóaquan trọng trong thời kỳ cách mạng 4.0

Hai là yếu tố kịch bản sư phạm trực tuyến cho khóa học, bài học hay

chương, chủ đề Là nhà giáo dục, thầy cô giáo, không thể thiếu yếu tố này bởi

đó mới chính là cơ sở quan trọng để bảo đảm việc dạy học hay đào tạo một cách

có cơ sở, có quy chuẩn dẫu là đơn giản Có kịch bản sư phạm trực tuyến tốt,nghĩa là chân đế của việc dạy trực tuyến sẽ bảo đảm tính hiệu quả

Ba là yếu tố các vấn đề có liên quan đến cơ sở đánh giá Khi đã gọi là học

thì phải có đánh giá Đánh giá khác với thi cử nhưng đánh giá bắt đầu từ việcchúng ta sẽ thiết lập mục tiêu gì để đánh giá, triển khai gì để có thể đạt kết quảđánh giá và đánh giá bằng cách thức thế nào để có thể đánh giá hiệu quả, đúngthực chất, khách quan và công bằng

Ngoài ra, các yêu cầu về kỹ thuật của cơ sở hạ tầng, các yêu cầu có liênquan về phần mềm, các yêu cầu ở kỹ năng người học, người dạy và các nhóm hỗtrợ đào tạo, học tập, tư vấn đều là những vấn đề không kém phần quan trọng

để bảo đảm dạy học trực tuyến hiệu quả Nền tảng công nghệ thông tin và cácđiều kiện có liên quan giúp cho người học học tập, khám phá, tìm hiểu và theodõi khóa học cũng được bảo đảm song song với các yêu cầu định hướng học tập,

cố vấn học tập Ngoài ra, yêu cầu đáp ứng sự hài lòng của người học, đánh giángười học: Đánh giá quá trình, đánh giá kết thúc cũng như việc kiểm tra sự thamgia của người học trên bình diện chuyên cần, thái độ, làm việc nhóm, phản hồihọc tập đều được bảo đảm…

1.3 Đối với phụ huynh và học sinh:

- Các bậc phụ huynh cần phải có phương tiện để học tập như điện thoạithông minh, máy tính, Ipad Cần đăng kí sử dụng một trong số các tài khoản sau:zalo, facebook, intagram, biết truy cập Youtube và biết truy cập mạng

- Ngoài ra, phụ huynh đóng vai trò chính trong quá trìnhhọc trực tuyến của học sinh, theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở Không

thể "đem con bỏ chợ", phó mặc cho giáo viên Có những phụ

huynh thờ ơ, thầy cô phải gọi điện nhắc nhở thường xuyên Đốivới những em có ý thức học tập chưa cao, nhà trường phải cóyêu cầu bắt buộc các em phải học bằng cách cho bài kiểm trathực tế qua mạng

- Để có thể học trực tuyến hiệu quả, học sinh phải thay đổi 3 yếu tố: mộtbài nên nghe nhiều thầy cô giảng để tổng hợp những ý đa diện nhất; tập bắt lỗitrong những bài văn mẫu và nhận xét lỗi; tự luyện giải đề

“Kinh nghiệm dạy học trực tuyến cho học sinh THCS qua môn Ngữ văn lớp 9”

7/25

Trang 9

2 Triển khai việc dạy học trưc tuyến :

- Kịch bản chung cho các buổi học online nên chia một buổi học thànhcác hoạt động, học sinh được chủ động hoạt động Mỗi hoạt động học tập cóthời gian khoản năm đến bảy phút

- Trước khi tiến hành bài học online, cần có quy tắc, nguyên tắc hay nộiquy của lớp học online Các điều khoản này cần luôn luôn được nhắc đi nhắc lại

và học sinh buộc phải tuân thủ như:

+ Vào lớp đúng giờ: Ví dụ 9h bắt đầu học, học sinh cần vào trước 10 phút + Chuẩn bị sẵn sàng đồ dùng học tập.

+ Luôn theo dõi hướng dẫn của các thầy cô.

+ Nguyên tắc một người nói, tại một thời điểm, chỉ có một người được nói trong lớp học, chỉ bật micro khi được giáo viên yêu cầu phát biểu.

+ Thái độ học tập tích cực.

2.1.Hoạt động: Điểm danh

Hoạt động này với mục đích kiểm tra xem học sinh có tham gia học đầy

đủ hay không, tăng tương tác giữa học sinh với giáo viên, học sinh nào chưatham gia điểm danh cần liên hệ với học sinh, thậm chí là phụ huynh để tìm hiểu

lý do là gì? Hoạt động này, người giáo viên có thể sử dụng các công cụ có sẵn ví

dụ như Google Form, Microsoft Form, Quizizz, Mentimeter

Câu hỏi chuyển trạng thái: Các em cảm thấy hôm nay/lúc này/bây giờ thế nào?

Nếu tiết học diễn ra sau các tiết khác, giáo viên cần chú ý tới trạng tháicủa người học Người học đang trong trạng thái khá căng thẳng cần ghi nhớ nộidung của bài học trước, nếu giáo viên lại bắt tay ngay vào nội dung mới dẫn tớihọc sinh khá mệt mỏi Cho nên giáo viên cần thực hiện thao tác CHUYỂNTRẠNG THÁI

Thao tác này đơn giản chỉ là một hành động, học sinh bấm vào các biểutượng được giáo thiết kế sẵn tương ứng với trạng thái của học sinh hiện tại Khihọc sinh hoàn thành xong phần này, giáo viên đã đạt mục tiêu điểm danh, qua đógiáo viên có thể có các câu hỏi thêm để tăng cường tương tác với trò Một số câu

hỏi có thể sử dụng: Tiết trước các em học môn gì? Có mệt lắm không? Có cần thầy, cô cho nghỉ một phút để các em thư giãn hoặc đi vệ sinh không? Thông

qua hình thức chuyển trạng thái này, học sinh có một khoảng delay (trì hoãn)cần thiết để chuyển hoạt động của não bộ từ trạng thái này sang trạng thái khác.Cũng qua hoạt động này, người giáo viên nhận được nhiều chia sẻ của học trò,cảm thấy mình như một người bạn của học trò, qua đó cảm thấy hạnh phúc hơn,không có sự căng thẳng thường thấy trong lớp học So với hoạt động thông

“Kinh nghiệm dạy học trực tuyến cho học sinh THCS qua môn Ngữ văn lớp 9”

8/25

Trang 10

thường cơ học, rõ ràng toàn bộ học sinh đều được tham gia hoạt động, giáo viênkhông mất quá nhiều công sức để “điểm danh” trong khi lại tăng tương tác.

2.2 Hoạt động: Triển khai bài học

- Học sinh học online theo ba loại hình tiếp cận bài học: nghe, nhìn và vậnđộng cho nên giáo viên cần thay đổi trạng thái thường xuyên để giúp học sinh phát

huy được hết các năng lực của mình, không ai phải “ngồi yên” trong lớp học online

- Giáo viên nên chia nhỏ nội dung hoạt động bài mới thành 3-5 phần, mỗiphần chỉ từ 10-15 phút Não bộ của trẻ tiểu học không thể tập trung được nếuvượt quá 10 phút, não bộ của trẻ trung học cơ sở không thể tập trung được nếuquá 15 phút Nếu giáo viên tổ chức các hoạt động kéo dài lê thê từ phần này tớiphần khác dẫn tới học sinh không thể giữ được tinh thần tập trung vào bài họcđược, chất lượng làm bài tập sau đó không thể tốt được Giáo viên cần ứng dụngcác phần mềm bổ trợ cho hoạt động này Chỉ cần 3-5 phút, học sinh dễ dàngchiếm lĩnh bài học, lại có thể thay đổi được trạng thái suy nghĩ

2.3 Hoạt động: Củng cố bài học

Với hình thức dạy học online, giáo viên không có điều kiện nhìn rõ từngkhuôn mặt của học sinh, cho nên không quan sát được biểu cảm trên khuôn mặtcủa trẻ nhỏ Do vậy cần tăng cường hỏi đáp, tăng cường mở rộng để học sinhsuy nghĩ tiếp cận bài học

2.4 Một số lưu ý trong quá trình dạy học:

- Nhắc ghi bài: Học sinh có thể theo dõi và tham gia các hoạt động cùng

với giờ học nhưng rất có thể không ghi chép bất kì nội dung nào vào vở Chonên giáo viên không có minh chứng để kiểm tra đánh giá học sinh

- Nhắc trao đổi: Khi học sinh học tập online, thời gian có thể dài ngắn

tùy bài học, sẽ có những nội dung kiến thức học sinh chưa thể tiếp thu ngay,chưa thể trao đổi với thầy cô ngay lúc đó Cho nên giáo viên cần liên tục nhắcnhở rằng hãy trao đổi với các thầy cô ngay khi học sinh cần, có thể lúc đó họcsinh tự bật micro để trao đổi với giáo viên Nếu giáo viên cảm thấy có thể trợgiúp ngay học sinh lúc đó mà không phá vỡ kịch bản thì có thể trợ giúp luôn.Ngược lại, giáo viên có thể sử dụng các kênh liên lạc khác để tiến hành

- Nhắc chụp minh chứng: Giáo viên cần nhắc học sinh chụp lại minh

chứng để kiểm tra khi cần Học sinh có thể tham gia lớp học, có tham gia traođổi với các thầy cô, có tham gia các hoạt động Hãy yêu cầu học sinh thực hiệnviệc chụp lại các minh chứng này và gửi lại cho giáo viên Qua đó tăng cườngtương tác thầy trò, tăng cường kĩ năng sử dụng công cụ học tập, giúp học sinhchủ động, giúp giáo viên nhẹ nhàng hơn

III Áp dụng giảng dạy trực tuyến bài “VIẾNG LĂNG BÁC” của Viễn Phương

“Kinh nghiệm dạy học trực tuyến cho học sinh THCS qua môn Ngữ văn lớp 9”

9/25

Trang 11

1 Vào bài - Chào: Chào các em học sinh thân mến Rất vui

được gặp các em trong tiết học trực tuyến ngày hômnay Trước khi vào bài học của chúng ta ngày hômnay, cô mời các em cùng thưởng thức một đoạn của

bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la” của nhạc sĩ Thuận Yến Chúng ta cùng lắng nghe nhé.

- Dẫn dắt vào bài học: Bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la”của nhạc sĩ Thuận Yến

+ HS nghe lời bài hát: Bác Hồ - Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại… cho dân tộc Việt Nam.

- Các em ạ, mỗi lần được nghe những lời ca ấm

áp ngọt ngào của bài hát “Bác Hồ một tình yêu bao la” vang lên, trong lòng cô cũng như các em

lại rưng rưng xúc động nhớ về chủ tịch HCM

-vị cha già kính yêu của dân tộc- Người đã hi sinh

cả cuộc đời mình để mang lại cuộc sống tốt đẹpcho đất nước, cho nhân dân Và hôm nay, Bác

Hồ kính yêu của chúng ta đã đi xa, nhưng hìnhảnh của Người vẫn luôn sống mãi trong trái tim,tâm hồn, tình cảm của người dân VN, đất nướcViệt Nam Đặc biệt, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh

đã trở thành nơi lưu giữ hình ảnh của Người lúcsinh thời, là nơi bày tỏ tình cảm thành kính, thiếttha của nhân dân Việt Nam, của bạn bè quốc tếdành cho Bác Trong dòng cảm xúc thiêng liêng

ấy, nhà thơ Chế Lan Viên đã viết “Hoa trước lăng Người” còn Viễn Phương xúc động kể lại

lần đầu tiên từ miền Nam được ra thăm Bác

Hình ảnh GV

Trang 12

trong bài thơ “ VIẾNG LĂNG BÁC” Hòa trongnhững cảm xúc thiết tha ấy, hôm nay cô sẽ giớithiệu với các em bài thơ này

1 Kiến thức: Qua bài thơ, các em

- Cảm nhận được niềm xúc cảm chân thành, thathiết của người con miền Nam đối với Bác Hồkính yêu

- Thấy được những sáng tạo nghệ thuật độc đáocủa tác giả thể hiện trong bài thơ

2 Kỹ năng: Các em cần rèn luyện cho mình

những kỹ năng:

- Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình

- Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảmnhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tácphẩm thơ

PP

3 Đọc – tìm

hiểu chung

Chuyển: Để thực hiện được mục tiêu trên, trước

hết, cô và các em đi tìm hiểu những nét khái quát

về tác giả, văn bản.Các em chuyển sang phần

Trang 13

Thanh Viễn, sinh năm 1928 mất năm 2005,quê ở An Giang.

- Ông tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp

và chống Mỹ và là một trong những cây bút xuấthiện sớm nhất của nền văn nghệ giải phóng miềnNam thời chống Mỹ

- Về phong cách thơ ông: Thơ ông thường nhỏnhẹ, giàu tình cảm và chất thơ mộng

- Ông có các tác phẩm chính: Mắt sáng học trò (1970), Nhớ lời di chúc (1972), Như mây mùa xuân (1978).

Chuyển: Các em ạ, trong sự nghiệp sáng tác của Viễn Phương, có lẽ bài thơ “Viếng lăng Bác”

nổi tiếng hơn cả Các em chuyển sang phần 2, tìm hiểu những nét khái quát về văn bản

2 Văn bản

a Đọc, tìm hiểu chú thích

Bài thơ là tấm lòng của nhà thơ dâng lên Bác,giọng điệu toàn bài thơ là thành kính, trangnghiêm Vì vậy, các em cần đọc bài thơ vớigiọng tâm tình, thiết tha thể hiện được cảm xúccủa tác giả khi viếng lăng Bác Sau đây, các emtheo dõi vào SGK và nghe cô giáo đọc bài

GV đọc

GV chú ý: Trong văn bản này có một số từ khó:

Tràng hoa, Bảy mươi chín mùa xuân, trung hiếu… các em hãy theo dõi vào phần chú thích

trong sách giáo khoa trang 60 để hiểu về nghĩacủa từ

b Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ

- Bài thơ in trong tập Như mây mùa xuân (1978)

- Bài thơ được sáng tác vào tháng 4 năm 1976,

sau khi đất nước vừa thống nhất, lăng Bác mớiđược khánh thành; nhà thơ cùng đoàn đại biểumiền Nam vinh dự ra thăm Hà Nội và được vàolăng viếng Bác

Ngày đăng: 27/04/2021, 20:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w