Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
255,5 KB
Nội dung
SUNDAY, 17. JUNE 2007, 09:54:40 GIÚP CÁC EM ÔN THI THPT MÔN NGỮ VĂN. Có lẽ vì nàng thu “thơ mộng muôn thủa” luôn có xu hướng “rủ rê” ngòi bút theo những lối mòn quen thuộc của truyền thống thơ thu. Mà hút theo những con đường dằng đặc đã định hình trước đó là đến tử lộ của văn chương… Có lẽ vì nàng thu “thơ mộng muôn thủa” luôn có xu hướng “rủ rê” ngòi bút theo những lối mòn quen thuộc của truyền thống thơ thu. Mà hút theo những con đường dằng đặc đã định hình trước đó là đến tử lộ của văn chương… Nói về đề tài mùa thu, một tác giả đã nhận định: “Đề tài "Mùa Thu" bao giờ cũng có vẻ là dễ viết. Mùa thu dường như luôn luôn nấp sẵn trong ngòi bút của chúng ta, nhất là những ngòi bút thơ: hễ động bút là mùa thu cứ chực đổ ùa ra trên mặt giấy. Tưởng như với đề tài thơ mộng muôn thuở này có thể dễ dàng chắp bút. Chỉ đến khi bắt đầu cầm bút ngồi trước mặt giấy, tôi mới thấy đề tài này thật là khó” Tại sao lại có nghịch lí trong kinh nghiệm của người sáng tác như vậy? Có lẽ vì nàng thu “thơ mộng muôn thủa” luôn có xu hướng “rủ rê” ngòi bút theo những lối mòn quen thuộc của truyền thống thơ thu. Mà hút theo những con đường dằng đặc đã định hình trước đó là đến tử lộ của văn chương… Sang thu của Hữu Thỉnh xuất hiện khi trước nó đã có rất nhiều bài thơ nổi tiếng đông tây kim cổ: Thu hứng (Đỗ Phủ), Chùm thơ thu (Nguyễn Khuyến), Đây mùa thu tới (Xuân Diệu)… Nhưng nó vẫn có cái hay, cái độc đáo riêng của một hồn thơ sâu lắng, nhạy cảm khi mùa thu tới. Ngay từ tiêu đề, tác giả đã tự xác định một thời điểm miêu tả: thời điểm giao mùa. Đó không phải là chính thu, khi bầu trời xanh ngắt lơ lửng những tầng cao, không phải cuối thu, khi nắng trời đã nhuộm đỏ lá bàng, hay khi cái rét mùa đông đã lẩn vào trong gió…Sang thu nghĩa là mới chớm thu thôi, cái tứ kết buộc hệ thống hình ảnh trong bài cũng chỉ gói gọn trong chút “chớm” mỏng manh đó. Đặc biệt ở góc độ miêu tả tạo vật. Không hề có một từ định tính để miêu tả thế giới thu. Có hương ổi, mùi hương vừa đặc trưng cho mùa vừa đặc trưng cho làng thôn ngõ xóm. Nhưng hương ổi “thơm” như thế nào thì thi sĩ hoàn toàn không miêu tả. Có gió, nhưng gió se chứ không phải là gió lạnh. Se gợi một động thái, hơn là gợi một cảm giác. Làn sương giăng phủ ngõ thôn chẳng được đặc tả ở mức độ (mù mịt) hay màu sắc (trắng mờ) . Dòng sông, cánh chim, hay đám mây cũng không tô điểm cho phong cảnh thu bằng những gam màu đặc trưng của nó. Truyền thống thơ thường kiến trúc ngôi nhà thu bằng những chất liệu quen thuộc như cúc, liễu, ngô đồng hay màu trời, sắc nước…Hữu Thỉnh hầu như khơi gợi cảm giác về mùa trong trạng thái mơ hồ của tạo vật. Thành công nổi bật nhất của bài cũng là ở một hệ thống những động từ miêu tả rất giàu cảm giác: “phả”, “se”, “chùng chình” “dềnh dàng” “bắt đầu vội vã” “vắt nửa mình”… “Chùng chình” trước hết gợi tả chính xác những làn sương như ngưng lại và nhẹ nhàng tỏa lan ngõ xóm. Dòng nước thu vốn trong trẻo và sâu hút làm người ta khó mà thấy rõ được sự chuyển động nó nên cảm giác sông lững lờ trôi cũng rất hiện thực. Đám mây như tấm khoăn voan của người thiếu nữ, duyên dáng nối hai mùa là một liên tưởng thực sự độc đáo. Song trên hết, hệ thống động từ toàn bài còn đặc sắc ở chỗ, nó không chỉ miêu tả chính xác trạng thái của tạo vật mà còn thổi vào tạo vật những cảm giác rất người. Tinh tế và sống động sao một buổi sáng chớm thu, sương như người khách ngập ngừng nơi đầu ngõ, gió se lại bởi chút lạnh xa xăm, những cánh chim vội vã tìm về phương ấm áp… Song thời điểm chớm thu không phải chỉ hiển hiện ở những dấu hiệu mơ hồ trong trạng thái biến chuyển của cảnh vật, mà ở cả chút ngỡ ngàng bâng khuâng của lòng người: “Bỗng nhận ra hương ổi”; “Hình như thu đã về”… Tiếp tục thể hiện những dấu hiệu mùa thu rõ rệt hơn nhưng ý nghĩa của khổ cuối không chỉ dừng lại ở đó: Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi Con người cảm thấy biết bao biểu hiện khác biệt của thời tiết khi mùa thu tới: mưa và sấm thưa dần, không còn dữ dội nữa. Sang thu, tất cả các dấu hiệu của mùa hạ vẫn còn nhưng đã giảm dần mức độ, cường độ… Hàng cây như đã quá quen với nắng lửa mưa giông, được gọi một cách hình ảnh là “hàng cây đứng tuổi”. Chính các từ “bất ngờ”, “đứng tuổi” khiến ý nghĩa của câu thơ không dừng lại ở nét nghĩa tả thực mà có chiều sâu hơn. Nắng, mưa, sấm chớp… hay là những vang động của cuộc đời? Trong tương quan ấy, hàng cây tượng trưng cho con người từng trải mà bao dâu bể biến đổi không còn đáng ngạc nhiên. Cảnh như sâu lắng hơn bởi liên tưởng suy tư về mùa thu đời người. Không hiểu sao, khi đọc bài thơ này, tôi chợt thấy nhớ rất nhiều những năm tháng đã qua của mình. Miền kí ức tuổi thơ được đánh thức bởi mùi hương ổi, bởi ngõ xóm thân quen ấy. Và có lẽ cũng nhờ giọng điệu êm nhẹ dễ cuốn người đọc vào dòng cảm xúc, suy nghĩ tự nhiên của tác giả. Nét độc đáo nhất của bài là những hình ảnh chính xác và giàu sức gợi tạo nên một bức tranh thu giản dị mà sống động. Đây xứng đáng là một bài thơ thu hay trong thế giới thi ca![/SIZE] • Viếng lăng Bác SATURDAY, 16. JUNE 2007, 08:08:50 GIÚP CÁC EM ÔN THI THPT MÔN NGỮ VĂN. Nét độc đáo trước hết ở bài thơ này là nhịp thơ Nét độc đáo trước hết ở bài thơ này là nhịp thơ. Nhịp thơ chậm rãi như nhịp đi khoan thai, thành kính của dòng người vào Lăng viếng Bác với những bước chân lặng lẽ, bồi hồi xao xuyến. Khổ thơ mở đầu cho thấy tác giả đang chuẩn bị vào lăng viếng Bác, vì thế mới nhìn thấy cảnh từ xa: "Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát". Ống kính tâm hồn của nhà thơ bắt khá nhạy khi chọn cây tre làm biểu tượng cho tinh thần Việt Nam với tư thế: "Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng". Ở đây nhà thơ đặc biệt chú ý khi dùng từ láy "Ơi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam" chỉ hai chữ "xanh xanh" đã thổi hồn Việt vào từng cây cỏ của một đất nước bốn mùa xanh tốt. Tiếp đó, cùng với hai từ láy "ngày ngày" trong câu: "Ngày ngày mặt trời đi qua trên Lăng" đã dãn rộng câu thơ, cho ta hình dung dòng người đang bước chậm lại. Khổ thơ thứ hai này có sự chuyển dịch về không gian, khi tác giả bước đến gần Lăng Bác hơn mới: "Thấy một mặt trời trong Lăng rất đỏ". Hai câu thơ bất ngờ và hay nhất của bài thơ: "Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ/Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" đã vĩnh cửu hóa tình cảm của dân tộc đối với lãnh tụ kính yêu. Khổ thơ thứ ba là lúc nhà thơ đã bước vào trong Lăng. Hình ảnh Bác hiện lên thật đẹp như huyền thoại: "Bác nằm trong giấc ngủ bình yên/Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền". Vầng trăng chính là vầng sáng ánh đèn, nhưng cũng là vầng trăng tình cảm dân tộc dành cho Bác. Hàng tre, mặt trời và vầng trăng là những biểu tượng giàu tính khái quát có sức gọi lớn lao. Cao trào của cảm xúc được dồn nén từ thăm thẳm: "Dẫu biết trời xanh là mãi mãi" đến trào lên nức nở: "Mà sao nghe nhói ở trong tim", chỉ một từ nhóiiii thôi mà tim ta bỗng thắt lại. Tôi nghĩ sẽ không có một từ nào thay thế, gây xúc động hơn trong văn cảnh này. Khổ thơ cuối là lúc nhà thơ ra khỏi Lăng Bác và bước vào khu nhà sàn của Bác ngập tràn trong hương hoa cây lá. Nhà thơ viết thật chân thành: "Mai về miền Nam thương trào nước mắt" và tiếp đó là ý nguyện: "Muốn làm con chim ca hát quanh Lăng", "Muốn làm đóa hoa", "Muốn làm cây tre" như một sự giãi bày cho ta thấy hình ảnh lãnh tụ hòa quyện với thiên nhiên, với hồn Việt. Bài thơ "Viếng Lăng Bác" viết giản dị, ngắn gọn, xúc tích, giàu nhạc tính, cân đối như một khúc ca từ, ngôn ngữ thơ chọn lọc có sức gợi mở. Vì thế khi được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc đã chắp cánh cho tứ thơ bay xa, ngân vang mãi trong lòng chúng ta. • So sánh bài thơ Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính SATURDAY, 16. JUNE 2007, 08:00:28 So sánh hình ảnh người lính cách mạng qua hai bài thơ “Đồng chí” và “Tiểu đội xe không kính”. Câu hỏi:So sánh hình ảnh người lính cách mạng qua hai bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Thí sinh cần nêu được 3 ý sau: Ý 1: Giới thiệu chung - Về đề tài: Dân tộc ta đứng lên tiến hành hai cuộc chiến tranh cách mạng oanh liệt chống Pháp và chống Mỹ. Lẽ tất nhiên, ở đất nước hơn ba mươi năm chưa rời tay súng. Hình ảnh anh “Bộ đội cụ Hồ” là hình ảnh “con người đẹp nhất” đáng yêu nhất trong văn thơ và là niềm tự hào lớn của dân tộc. - Về hai tác phẩm: Cùng với nhiều bài thơ khác, bài thơ “Đồng chí” sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả Chính Hữu chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc, bài thơ “Tiểu đội xe không kính” sáng tác năm 1969 khi tác giả Phạm Tiến Duật tham gia họat động ở tuyến đường Trường Sơn đã khắc họa thành công về đề tài người lính. - Về luận đề: hình tượng anh bộ đội được ghi lại trong hai bài thơ đã lưu giữ trong văn chương Việt Nam hai gương mặt đẹp, đáng yêu của người lính trong hai thời kỳ lịch sử. Ý 2: Phân tích lịch sử 1. Những điểm chung: Đây là người lính của nhân dân nên họ cùng mang những vẻ đẹp chung: - Yêu nước, yêu quê hương yêu đồng chí: + Có thể phân tích các câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra trận” (Đồng chí) và “Xe vẫn chạy vì miền nam phía trước” (Tiểu đội xe không kính). + Có thể phân tích cử chỉ nắm tay chất chứa bao tình cảm không lời trong cả hai bài thơ thể hiện sự gắn bó đồng chí - Vượt qua mọi khó khăn gian khổ để quyết tâm tiêu diệt giặc hoàn thành nhiệm vụ: + Tất cả những khó khăn gian khổ, thử thách được tái hiện bằng những chi tiết hết sức thật, không né tránh tô vẽ trong cả hai bài thơ. + Thế mà, các chiến sĩ đều có một tư thế ngoan cường “chờ giặc tới”, “ung dung nhìn thẳng”. - Lạc quan tin tưởng: Cả hai bài thơ đều thể hiện tinh thần lạc quan của người lính. Từ “miệng cười buốt giá” của anh bộ đội kháng chiến chống Pháp đến “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” của anh lính lái xe thời chống Mỹ đều thể hiện tinh thần lạc quan, khí phách anh hùng. 2. Những điểm riêng khác nhau - Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sâu sắc. Tình đồng chí thiềng liêng hòa quyện với tình giao tiếp khi lý tưởng chiến đấu đãa rực sáng trong tâm hồn. “Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí!” - Bài thơ “Tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật thể hiện người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng. Đây là thế hệ những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồm nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất “lính”đáng yêu. Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng. “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim” Ý 3: Đánh giá chung - Hình tượng người lính dù ở thời kỳ kháng chiến chống Pháp hay kháng chiến chống Mỹ đều mang phaẩm chất cao đẹp của “anh bộ đội cụ Hồ” thời đại đã cung cấp cho các nhà thơ nhưng nguyên mẫu đẹp đẽ, họ tại nên những hình tượng làm xúc động lòng người. - Viết về những người lính, các nhà thơ nói về chính mình và những người đồng đội của mình. Vì thế, hình tượng người chân thật và sinh động SUNDAY, 17. JUNE 2007, 11:33:58 GIÚP CÁC EM ÔN THI THPT MÔN NGỮ VĂN. Phân tích những phẩm chất cao đẹp, đáng quý ở anh thanh niên. Phân tích những phẩm chất cao đẹp, đáng quý ở anh thanh niên. Anh thanh niên có những suy nghĩ và quan niệm đúng đắn về công việc và cuộc sống. + Công việc là niềm vui, niềm đam mê cháy bỏng. + Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi mang lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người. Anh thanh niên có những hành động cao đẹp. + Vượt qua mọi khó khăn thử thách để làm quen với cuộc sống chỉ có một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2.600 m. + Dồn tất cả thời gian công sức, tự nguyện tự giác hoàn thành xuất sắc công việc vốn hết sức vất vả và đơn điệu. Anh thanh niên có phong cách sống rất đáng quý, đáng trân trọng. + Tổ chức cuộc sống ngăn nắp, khoa học, phong phú cả về vật chất và tinh thần. + Khiêm tốn, cởi mở, chân thành với mọi người. Đánh giá nhân vật, phát biểu cảm nghĩ. Nhân vật anh thanh niên tiêu biểu cho những con người lao động mới, sống có lý tưởng, vô tư, lặng thầm, cống hiến hết mình cho đất nước. Nhân vật anh thanh niên giúp ta hiểu thêm về thế hệ cha anh đi trước trong một giai đoạn lịch sử của dân tộc. Trân trọng, khâm phục những nhân vật đáng quý, đáng mến trong “Lặng lẽ Sa Pa”, ta nghĩ tới trách nhiệm, hành động của thanh niên chúng ta trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước thời kỳ đổi mới. SUNDAY, 17. JUNE 2007, 10:14:25 GIÚP CÁC EM ÔN THI THPT MÔN NGỮ VĂN. Phân tích tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải) * Yêu cầu về kỹ năng, phương pháp - Học sinh cần nắm vững phương pháp, kỹ năng phân tích tác phẩm trữ tình. - Bài viết có bố cục cân đối, hợp lý. Diễn đạt trôi chảy, có hình ảnh, bộc lộ cảm xúc . Biết sử dụng hiệu quả các thao tác bình, so sánh đối chiếu trong quá trình phân tích. - Phải có phần phát biểu cảm nghĩ: Bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về một lối sống đẹp, sống có ích ? Tuy nhiên thí sinh có hai cách giải quyết: Các em có thể lồng suy nghĩ của mình khi phân tích ý thơ: Mùa xuân và tâm niệm của nhà thơ; hay các em có thể chuyển thành một phần riêng sau khi đã phân tích toàn bộ bài thơ. * Yêu cầu về nội dung: Nội dung chính: Bài thơ được viết tháng 11.1980, khoảng 1 tháng sau thì nhà thơ qua đời. Bài thơ là khúc ca xuân, là tấm lòng tha thiết, gắn bó của Thanh Hải đối với đất nước, cách mạng. Các em có thể dựa vào 3 ý sau để phân tích: 1/ Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời: - Miêu tả theo lối phác hoạ nhưng nhà thơ vẽ ra được cả không gian gợi cảm vô cùng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng rộn ràng, tươi vui. - Cảm xúc say sưa ngây ngất của nhà thơ được diễn tả đa dạng và tập trung nhiều ở chi tiết tạo hình “Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng” 2/ Mùa xuân của đất nước và cách mạng: Từ mùa xuân của thiên nhiên chuyển sang cảm nhận về mùa xuân đất nước, cách mạng với hình ảnh “lộc non” gắn liền với hình ảnh người chiến sĩ và người nông dân đều trào dâng sức sống mãnh liệt, tự tin với tương lai xán lạn rộng mở (Đất nước như vì sao .) 3/ Tâm niệm của nhà thơ: - Nhà thơ khéo chọn vẻ đẹp của thiên nhiên để thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, ước nguyện nung nấu của chính mình. Đấy cũng là những hình ảnh đơn sơ, nhỏ bé (con chim hót, một nhành hoa, nốt trầm .) nhưng giàu sức gợi, thể hiện vẻ đẹp cao quý của tâm hồn, lối sống của con người cách mạng. Và nghệ thuật điệp ngữ, sự chuyển đổi đại từ “tôi” sang “ta” cũng góp phần làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa bài thơ. -“Mùa xuân nho nhỏ” là một ý thơ hay, vừa thể hiện sự khiêm tốn đồng thời cũng là ý nguyện được sống có ích được cống hiến một phần công sức nhiệt huyết của mình trong việc làm nên mùa xuân rộng lớn của đất nước xã hội. - Đoạn kết bài thơ nghe nhẹ nhàng lan tỏa mà sâu lắng bởi làn điệu dân ca xứ Huế, tỏ rõ niềm tin yêu lạc quan của Thanh Hải - người con xứ Huế. 4. Phát biểu nhận thức, suy nghĩ của bản thân: * Gợi ý: - Lối sống đẹp là biết phục vụ, cống hiến, hy sinh vì người khác, vì đồng bào, vì quê hương đất nước thân yêu. - Sống có mục đích, ước mơ, lý tưởng cao đẹp. - Luôn trau dồi tri thức, rèn luyện nhân cách, đạo đức để trở thành công dân tốt, có ích cho quê hương đất nước. - Tuổi trẻ cần tránh xa những tệ nạn xã hội, đến với những hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích . vv *Phân tích bài thơ. 1) Hình ảnh những chiếc xe không kính. Đề tài xe cộ hiếm xuất hiện trong thơ ca từ cổ chí kim. Nếu có thì đó là những chiếc xe tam mã trong thơ của us-kin một cách đầy lãng mạn. Còn với Phạm Tiến Duật lại đưa một hình ảnh thực là những chiếc xe không kính vào thơ. Với hai câu mở đầu tác giả đã giải thích nguyên nhân về việc xe không có kính " Không có kính không phải ví xe không có kính/ Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". Hai câu thơ này có vẻ giống như văn xuôi vì từ cách đặt câu cho đến số lượng từ ngữ đều không vần. Hai câu này được viết với một giọng thản nhiên. Câu thơ thứ nhất có tới ba từ không:" Không có kính không phải vì xe không có kính" chỉ để thông báo một điều là hiện nay xe không có kính. Nguyên nhân của việc không có kính này được giải thích ngay o câu thơ thứ hai. Không có kính vì bom giật bom rung. Hai câu thơ không chỉ nhằm miêu tả một chiếc xe khác lạ mà còn diễn tả sự dữ dội của chiến tranh. Chiến tranh là bom đạn, là mất mát. Các động từ mạng giật, rung, vỡ diễn đạt sự khốc liệt của chiến tranh theo cấp số nhân.---Xe không chi không kính mà còn không có đèn. Chắc hẳn những chiếc xe chở hàng ra chiến trường không chỉ bị bom giật bom rung bởi vậy xe không chỉ không có kình mà còn không có đèn. Cuộc kháng chiến chống Mĩ thời kì đầu của đất nước ta rất ác liệt. Từ việc hành quân đến việc chở hàng, vận chuyển vũ khí đều phải tiến hành vào ban đêm. Khí thế ấy được Tô Hữu viết trong câu thơ:" Đêm đêm rầm rập như là đất rung". Chính vì thws mà việc không có đèn khiến cho việc chuyên chở bằng xe càng gian khổ hơn.--- Thế rồi bom rơi đạn lạc làm cho xe lại không có mui. Như vậy chiếc xe đã trở nên biến dạng. Xe không có kính, không có đèn, không có mui thế nhưng thùng xe thì chỉ bị xước bởi đơn giản những chiếc xe vận tải mà không có thùng xe thì không thể chở đựoc đạn dược, lương thực ra chiến trường. Bởi vậy thùng xe chỉ đựoc miêu tả là có vết xước mà thôi. Có nhà phê bình đã bình luận đây là vết xước đáng yêu chứ không phải là thủng, là không có. Có thwr nói rằng hình ảnh chiếc xe không kinh, không đèn, không mui không phải là hiếm trong chiến tranh nhưng không phải nhà thơ nào cũng nhận ra được va biến nó thành hình ảnh thơ độc đáo. 2) Hình ảnh những người lính. So với những câu thơ viết về những chiếc xe thì số lưượng những câu thơ viết về người lính nhiều hơn nhưng hình ảnh những chiếc xe không kính đã làm nổi bật những hình ảnh của người chiến sĩ lái xe. Những chiếc xe không kinh, không đèn, không mui là hình ảnh để người lính bộc lộ những phẩm chất hiên ngang, yêu đời, tinh nghịch, giàu ý chí chiến đấu. Trước hết là tinh thần hiên ngang cho thấy thái độ coi thường hiểm nguy của người lính. Trên những chiếc xe không kính, không đèn, không mui người lính vẫn vững tay lái:" Ung dung buồng lái ta ngồi". Không chỉ hiên ngang chấp nhận khó khăn mà người lính còn hiên ngang chấp nhận nguy hiểm. Nào là gió vào xoa mắt đắng, nào là sao trời và cánh chim ùa vào buồng lái. Song những người chiến sĩ không hề run sợ mà vẫn đối mặt với những thử thách, giữ vững trận địa là buồng lái. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ. Vị ngữ ung dung được đảo lên đầu câu để nhấn mạnh sự tự tin, bình than của những người lính lái xe. Ngoài ra còn các điệp từ" nhìn thấy" được nhắc lại nhiều lần biểu hiện 1 nét đặc trưng của ngươif chiến sĩ, thi sĩ vừa tập trung hoàn thành nhiệm vụ vừa không quên hưống tới vẻ đẹp thiên nhiên. Thiên nhiên không phải lúc nào cũng có vẻ đẹp lãng mạn: bầu trời có sao, có cánh chim mà cón có sự khốc liệt của bụi, của gió, của mưa như là 1 sự thách thức. Không cú kính đương nhiên là có bụi, có mưa, có gió. Chỉ có điều cách diễn đạt của tác giả làm cho chúng ta thây thía độ ngang tàng, bất chấp của người lính lái xe đó là " ừ thì", là "chưa cần". Như vậy trước khó khăn gian khổ mà người lính không 1 lời kêu ca. Lời thơ lúc này nhẹ nhõm, trôi chảy, nhịp nhàng giống như hình ảnh chiếc xe bon vun vút ra chiến trường. Tâm hồn sôi nổi, tình đồng chí đồng đội sâu sắc được thể hiện qua những câu thơ khổ 3,5,6. Ta thấy những chiến sĩ lái xe là những chàng trai trẻ vui tính. Bom đạn không làm mất đi sự tinh nghịch. hóm hỉnh. Họ đã " phì phèo châm điếu thuốc/ Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha". Tiếng cười của những chàng trai như 1 khúc nhạn vui xua đi khó khăn, gian khổ và giựo cảm giác nhẹ nhõm, thanh thản. Họ hồn nhiên tếu táo nhưng ho cũng thậy đoàn kết. Càng khó khăn gian khổi họ càng gắn bó keo sơn. Không chỉ chia nhau từng điếu thuốc mà trong bom đạn nguy hiểm những người lính lái những chiếc xe không kình đã tụ hopk lại thành 1 tiểu đội. Tiếu đội này không phải là tiểu đội 1 hay tiểu đội 2 mà là tiểu đội xe không kính. Nếu trong bài thơ đồng chí những người lính thương nhau tay nắm lấy bàn tay thù những người lính trong bài thơ này bắt tay qua cửa kính vỡ rồi. 1 cái bắt tay qua cửa kính đã vỡ không chỉ là 1 chút đùa vui mà còn đủ làm ấm lòng, đủ động viên nhau. Cái bắt tay giúp con người xít lại gần nhau trong nhiều cái chung: chung hoàn cảnh, chung bếp lửa, chung bát đũa và nhất là chung con đường nơi vô vàn thách thức hiểm nguy phía trước. Ta thấy dù trong khoảng khắc nào của cuộc hành quân những người lính cũng luôn dộng viên, cháo hỏi nhau. Trên dường đi họ bắt tay nhau qua cửa kính, lúc nghỉ cùng nhau châm điếu thuốc, đén bữa chung bát đũa. Tất cả nhận nhau là người cùng 1 gia đình, để rồi họ lại cùng nhau lên đường:" lại đi lại đi trời xanh thêm". Câu thơ này không chỉ chan chứa hy vọng về 1 tương lai tốt đẹp đang tới gần mà còn thể hiện tinh thần lạc quan của người lính. Một số biện pháp tu từ trong bài thơ như: đảo vị trí các từ trong cụm từ ( phì phèo châm điếu thuốc), hoán dụ ( Những chiến xe từ trong bom rơi/ Đã về đây họp thành tiểu đội), điệp ngữ ( lại đi lại đi) đã góp phần khảng định vẻ đẹp tâm hồn của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ngoài ra họ còn là những con người có ý chí chiến đấu để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Cúng với những người lính, những chiến xe chở hàng ra chiến trường trải qua mưa bom bão đạn không có kính rồi không có đèn rồi thùng xe có xứôc. Chỉ trong 2 câu thơi mà điệp từ không đưộc nhắc lại 3 lần, 1 mặt để nhấn mạnh sự khó khăn, mức độ ác liệt của chiên trường, mặt khác lại khảng định quyết tâm của những người lính. Xe dù không có kính, dù không có đèn thì xe vẫn bon ra chiến trường. Bom đạn quân thù có thể làm biến dạng xe nhưng không thể đè bẹp được tinh thần chiến đấu của những người lính lái xe. Xe chạy không chỉ vì có 1 động cơ máy móc mà còn có 1 động cơ tinh thần " vì miên Nam phía trước". Đối lập với tất cả những cái không có ở trên là 1 cái có dó là trài tim. là sức manhj tinh thần đã giuúp người lính chiến thắng bom đạn kẻ thù. Trái tim ấy đã thay thế cho tất cả những thiếu thốn: không kính, không đèn, không mui để tiến lên phía trưốc cho miền Nam thân yêu. Hầu như trong tất cả nhữngbài thơ đều có 1 từ quan trọng neu lên chủ đề bài thơ gọi là nhãn tự của bài thơ. Trong bài thơ này từ trái tim cũng được coi là nhãn tự của bài thơ. Tử này hội tụ vẻ đẹp, sức mạnh của người lính. Như vậy trái tim người lính là sức mạnh tinh thân tỏa sáng rực rỡ cho người lính thêm sức mạnh để hướng tới miền Nam. TUESDAY, 27. NOVEMBER 2007, 00:27:58 GIÚP CÁC EM ÔN THI THPT MÔN NGỮ VĂN. Trăng- hình ảnh giản dị mà quen thuộc, trong sáng và trữ tình. Trăng đã trở thành đề tài thường xuyên xuất hiện trên những trang thơ của các thi sĩ qua bao thời đại. Nếu như “ Tĩnh dạ tứ” cũa Lí Bạch tả cảnh đêm trăng sáng tuyệt đẹp gợi lên nỗi niềm nhớ quê hương, “ Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh thể hiện tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung và lòng yêu thiên nhiên tha thiết của Bác thì đến với bài thớ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.Đó chính là đạo lí “uống nước nhớ nguồn”. (Nguyễn Vũ Như Ý - học sinh trường PTNK thành phố Hồ Chí Minh). Bài do cô giáo Lê Thị Kiều Nga, giáo viên trường THCS Coltete thành phố Hồ Chí Minh, cung cấp. Trăng- hình ảnh giản dị mà quen thuộc, trong sáng và trữ tình. Trăng đã trở thành đề tài thường xuyên xuất hiện trên những trang thơ của các thi sĩ qua bao thời đại. Nếu như “ Tĩnh dạ tứ” cũa Lí Bạch tả cảnh đêm trăng sáng tuyệt đẹp gợi lên nỗi niềm nhớ quê hương, “ Vọng nguyệt” của Hồ Chí Minh thể hiện tâm hồn lạc quan, phong thái ung dung và lòng yêu thiên nhiên tha thiết của Bác thì đến với bài thớ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy, chúng ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.Đó chính là đạo lí “uống nước nhớ nguồn”. Những sáng tác thơ của Nguyễn Duy sâu lắng và thấn đẫm cái hồn của ca dao, dân ca Việt Nam . Thơ ông không cố tìm ra cái mới mà lại khai thác, đi sâu vào cái nghĩa tình muôn đời của người Việt. “Ánh trăng” là một bài thơ như vậy.Trăng đối với nhà thơ có ý nghĩa đặïc biệt: đó là vầng trăng tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa và vầng trăng thức tỉnh. Nó như một hồi chuông cảng tỉnh cho mỗi con người có lối sống quên đi quá khứ. Tác giả đã mở đầu bài thơ với hình ảnh trăng trong kí ức thuổi thơ của nhà thơ và trong chiến tranh: “Hồi nhỏ sống với đồng với sông rồi với bể hồi chiến tranh ở rừng vầng trăng thành tri kỉ” Hình ảnh vầng trăng đang được trải rộng ra trong cái không gian êm đềm và trong sáng của thuổi thơ. Hai câu thơ với vỏn vẹn mười chữ nhưng dường như đã diễn tả một cách khái quát về sự vận động cả cuộc sống con người. Mỗi con người sinh ra và lớn lên có nhiều thứ để gắn bó và liên kết. Cánh đồng, sông và bể là nhưng nơi chốn cất giữ bao kỉ niệm của một thời ấâu thơ mà khó có thể quên được. Cũng chính nới đó, ta bắt gặp hình ảnh vầng trăng. Với cách gieo vần lưng “đồng”, “sông” và điệp từ “ với” đã diễn tả tuổi thơ được đi nhiều, tiếp xúc nhiều và được hưởng hạnh phúc ngắm những cảnh đẹp của bãi bồi thiên nhiên cũa tác giả.Tuổi thơ như thế không phải ai cũng có được ! Khi lớn lên, vầng trăng đã tho tác giả vào chiến trường để “chờ giặc tới’.Trăng luôn sát cách bên người lính, cùng họ trải nghiệm sương gió, vượt qua những đau thương và khốc liệt của bom đạn kẻ thù. Người lính hành quân dưới ánh trăng dát vàng con đường, ngủ dưới ánh trăng, và cũng dưới ánh trăng sáng đù, tâm sự của những người lính lại mở ra để vơi đi bớt nỗi cô đơn, nỗi nhớ nhà. Trăng đã thật sự trởø thành “tri kỉ” của người lính trong nhưng năm tháng máu lửa. Khổ thơ thứ hai như một lời nhắc nhở về những năm tháng đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước hiền hậu, bình dị. Vầng trăng đù, người bạn tri kỉ đó, ngỡ như sẽ không bao giờ quên được: “Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ ngỡ không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa” [...]... Du trong Truyn Kiu TUESDAY, 23 OCTOBER 2007, 09: 59: 49 GIP CC EM ễN THI THPT MễN NG VN Bỳt phỏp ca i thi ho Nguyn Du c coi l iờu luyn, tuyt bỳt trong ú ngh thut t cnh t tỡnh c ngi i sau khen ngi "nh mỏu chy u ngn bỳt" v "thu nghỡn i" Xin gii thiu vi cỏc em bi vit ca nh phờ bỡnh Trn Ngc v Ngh Thut T Cnh ca Thi Ho Nguyn Du trong Truyn Kiu on Trng Tõn Thanh hay Truyn Kiu ca thi ho Nguyn Du l mt ỏng vn... ta nh trng v Bn quờ MONDAY, 25 JUNE 2007, 02:35: 19 GIP CC EM ễN THI THPT MễN NG VN Cú th núi Nguyn Duy v Nguyn Minh Chõu l hai cõy bỳt tiờu biu cho vn hc Vit Nam t nm 195 4 n nay Mi tỏc phm ca h u li nhng du n sõu sc, nhng õm vang dy lờn trong ta s xỳc ng chõn thnh Cú th núi Nguyn Duy v Nguyn Minh Chõu l hai cõy bỳt tiờu biu cho vn hc Vit Nam t nm 195 4 n nay Mi tỏc phm ca h u li nhng du n sõu sc,... hc) nh trng v Bn quờ MONDAY, 25 JUNE 2007, 02:35: 19 GIP CC EM ễN THI THPT MễN NG VN Cú th núi Nguyn Duy v Nguyn Minh Chõu l hai cõy bỳt tiờu biu cho vn hc Vit Nam t nm 195 4 n nay Mi tỏc phm ca h u li nhng du n sõu sc, nhng õm vang dy lờn trong ta s xỳc ng chõn thnh Cú th núi Nguyn Duy v Nguyn Minh Chõu l hai cõy bỳt tiờu biu cho vn hc Vit Nam t nm 195 4 n nay Mi tỏc phm ca h u li nhng du n sõu sc,... ngi lớnh vụi bt tung ca s v bt ng nhn ra mt cỏi gỡ ú ú chng phi ai xa l m chớnh l ngi bn tri k nm xa ca mỡnh õy hay sao? Con ngi y khụng h bit c rng cỏi ngi bn tri k, tỡnh ngha, ngi bn ó b anh ta lóng quờn luụn ngoi kia ch i anh ta Ngi bn y khụng bao gi b ri con ngi, khụng bao gi oỏn gin hay trỏch múc con ngi vỡ h ó quờn i mỡnh Vng trng y vn rt v tha v khoan dung, nú cng sn sng ún nhn tm lũng ca mt... v riờngc lp i lp li nhiu ln m vn cm thy hay ) Cú khi Nguyn Du li dựng mt li t cnh tng trng ngc li , ngha l em tc lũng nh bộ ca con ngi cho ta rng bay hũa vo cỏi rng ln ca tri t Hóy xem cnh Kiu v Thỳc Sinh chia tay nhau: Ngi lờn nga k chia bo Rng phong thu ó nhum mu quan san ú l s phõn ly bun bó tuy ch gia hai ngi , nhng ó lm m m c mt vựng cnh vt chung quanh Hay cnh Kiu tht vng cuc i , m ca phũng nh... ti tỡnh ca Nguyn Du Thay vỡ cnh lờ im mt vi bụng hoa trng thỡ Nguyn Du ó vit:cnh lờ trng im mt vi bụng hoa Tt nhiờn cú th Nguyn Du ó phi o ch ch vỡ tụn trng lut bng trc ca th lc bỏt , nhng cng phi cụng nhn ú l mt li o ch ti tỡnh m khụng phi ai cng lm c Cng mt cnh c xanh na , nhng ln ny l mu xanh thm soi mỡnh cnh mu nc trong: Mt vựng c mc xanh rỡ Nc ngõm trong vt thy gỡ na õu Hay cnh lung linh ỏnh... gi mt trng l Gng Nga hay ch Hng , ch Nguyt Hai cõu th khỏc : Sụng Tn mt gii xanh xanh Loi thoi b liu my cnh Dng Quan Sụng Tn ly t cõu dao vng Tn Xuyờn, can trng on tuyt ý núi xa nhỡn nc sụng Tn nh nỏt gan xộ rut Dng Quan l tờn mt ca i xa phớa tõy nam tnh Cam Tỳc C hai in tớch trờn u mang ý ngha mt s nh nhung khi xa cỏch ú l lỳc Thỳy Kiu tin a Thỳc Sinh tr v thm v c l Hon Th Hay: Trc lu Ngng Bớch... cho ta git mỡnh (Nguyn Duy, nh trng, SGK Ng vn 9 tp 1 tr.156 NXBGD - 2005) Hỡnh nh bộ thu trong chic lc ng Hỡnh nh bộ Thu l nhõn vt trng tõm ca cõu chuyn, c tỏc gi khc ha ht sc tinh t v nhy bộn,l mt cụ bộ giu cỏ tớnh,bng bnh v gan gúc.Bộ Thu gõy n tng cho ngi c v mt cụ bộ dng nh lỡ lm n ghờ gm,khi m trong mi tỡnh hung em cng nht quyt khụng gi ting Ba ,hay khi ht cỏi trng m ụng Sỏu gp cho xung,cui cựng... , tỡm li nhng du yờu xa xa ó b quờn vo d vóng Xin bn ng hi rng nu nh khụng vỡ mt in liu nh th cú th cú c s thc tnh gia phn hoa ụ hi v nhn thy mt ỏnh trng tri k hay khụng? Bi l vng trng trc khi ta c sinh ra cng c khuyt li trũn , khi ta tn ti hay sau ny tr thnh cỏt bi trng vn c trũn li khuyt vy thụi Th m cỏi iu hin nhiờn , cú tớnh quy lut y li khin tỏc gi " git mỡnh " "C u vng minh nguyt ờ u t c hng."... , tỡm li nhng du yờu xa xa ó b quờn vo d vóng Xin bn ng hi rng nu nh khụng vỡ mt in liu nh th cú th cú c s thc tnh gia phn hoa ụ hi v nhn thy mt ỏnh trng tri k hay khụng? Bi l vng trng trc khi ta c sinh ra cng c khuyt li trũn , khi ta tn ti hay sau ny tr thnh cỏt bi trng vn c trũn li khuyt vy thụi Th m cỏi iu hin nhiờn , cú tớnh quy lut y li khin tỏc gi " git mỡnh " Nhng iu tng chng nh phi lý khi . Hình ảnh những người lính. So với những câu thơ viết về những chiếc xe thì số lưượng những câu thơ viết về người lính nhiều hơn nhưng hình ảnh những chiếc. nhất trong văn thơ và là niềm tự hào lớn của dân tộc. - Về hai tác phẩm: Cùng với nhiều bài thơ khác, bài thơ “Đồng chí” sáng tác vào đầu năm 194 8 khi tác