Nguyễn Duy và "Ánh trăng " tri kỷ

Một phần của tài liệu Bài giảng những bài văn hay 9 (Trang 27 - 28)

SATURDAY, 22. NOVEMBER 2008, 03:04:21

GIÚP CÁC EM ÔN THI THPT MÔN NGỮ VĂN.

Cái "giật mình " đáng trân trọng và đầy ý nghĩa khép lại bài thơ trong muôn trùng suy tưởng từ người đọc. Vầng trăng kia lặng im không nói , không oán trách , vầng trăng cứ lặng lẽ tròn mà khiến hồn người sực tỉnh và trở về với chính mình , tìm lại những dấu yêu xa xưa đã bỏ quên vào dĩ vãng. Xin bạn đừng hỏi rằng nếu như không vì mất điện liệu nhà thơ có thể có được sự thức tỉnh giữa phồn hoa đô hội và nhận thấy một ánh trăng tri kỷ hay không? Bởi lẽ vầng trăng trước khi ta được sinh ra cũng cứ khuyết lại tròn , khi ta tồn tại hay sau này trở thành cát bụi trăng vẫn cứ tròn lại khuyết vậy thôi. Thế mà cái điều hiển nhiên , có tính quy luật ấy lại khiến tác giả " giật mình " ...

"Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương."

Giữa miền đất xa lạ , dẫu vẫn nằm trên đất nước Trung Hoa. Song Lý Bạch vẫn cảm thấy cô đơn , nhìn vầng trăng sáng nhớ đến quê hương mình . Vị thi tiên như muốn níu lấy chút gì thân quen để sưởi ấm tâm hồn người lữ khách.

Cũng từ vầng trăng duy nhất trên đời ấy , bao thi nhân đã tìm được cảm hứng cho riêng mình. Bạn chớ có hỏi tại sao cũng chỉ ánh trăng đó thôi , mà con người có thể nhìn thấy nhiều điều khác nhau đến vậy. MacXenPrutxTơ từng thốt lên rằng :"Thế giới được tạo lập không phải một lần mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập."

Với bài thơ "Trăng sáng " , tiếng thơ Nguyễn Duy như thủ thỉ tâm tình kể lại cho người đọc nghe về người bạn thân quen , người đã cùng đi suốt cuộc hành trình tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành của tác giả :

"Hồi nhỏ sống ở đồng Với sông rồi với bể Hồi chiến tranh ở rừng Vầng trăng thành tri kỷ."

Trải qua bao thăng trầm của thời gian , hình ảnh vầng trăng như đã là điều gì không thể thiếu , gắn bó , giao cảm với lòng người. Đã bao lâu rồi vầng trăng -ánh sáng huyền diệu kia níu chân khách bộ hành? Đã bao lâu rồi ánh trăng làm mê đắm tâm hồn thi nhân , đến nỗi nhà thơ đánh rơi tim mình vào vầng trăng lẻ bóng?

"Trần trụi với thiên nhiên Hồn nhiên như cây cỏ Ngỡ không bao giờ quên Cái vầng trăng tình nghĩa."

..."Ngỡ không bao giờ quên..." Câu thơ như ngập chìm trong nuối tiếc chơi vơi , mạch cảm xúc kia vẫn tiếp tục xuôi theo dòng chảy mãi như mạch ngầm ký ức đã bị bỏ quên nơi cuối trời xa lạ :

"Từ ngày về thành phố Quen ánh điện cửa gương Vầng trăng đi qua ngõ

Như người dưng qua đường."

Lời thơ như nghèn nghẹn , như đã bị ghìm nén , như tác giả đang muốn ghìm giữ , như bung ra những dao động rất thực trong hồn. Nhà thơ viết dòng thơ thản nhiên , song vì sao ngôn từ vẫn xót xa là thế? Sức hấp dẫn của bài thơ có lẽ là vậy ! Chỉ có tấm lòng mới đủ sức níu kéo những tấm lòng. Nhà thơ Vũ Quần Phương từng nói :" Chất thơ tinh tế chỉ đậu hờ vào chữ , tay phàm đụng vào dễ bay mất , nói chi mổ xẻ với phân tích." Những dư âm -kỷ niệm về ánh trăng hẳn sẽ trôi qua nếu bất ngờ từ dòng thơ sau không được gợi mở :

"Thình lình đèn điện tắt Phòng buyn đinh tối om Vội bật tung cửa sổ Đột ngột vầng trăng tròn."

Cuộc hội ngộ tình cờ như đánh thức điều gì sâu tận tâm hồn người bạn cũ , để nỗi niềm chan chứa trải dọc cả câu thơ :

"Ngửa mặt nhìn lên trời Có cái gì rưng rưng? Như là đồng là bể , Như là sông là rừng..."

"Ngửa mặt "-hành động ấy không chỉ là hành động ngắm trăng. Dường như Nguyễn Duy muốn nhìn thật lâu gương mặt người bạn tri kỷ năm xưa sau một thời gian dài không gặp gỡ , như muốn khắc sâu hình bóng kẻ tri âm dạo nào vào tiềm thức . Nửa như để tìm lại - nửa như không muốn quên đi. Lương tâm thi nhân bỗng lên tiếng về sự lãng quên của mình , những ăn năn không bật được thành lời đã khiến dòng thơ như dài thêm vì day dứt khôn nguôi :

"Trăng cứ tròn vành vạnh Kể chi người vô tình Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình."

Cái "giật mình " đáng trân trọng và đầy ý nghĩa khép lại bài thơ trong muôn trùng suy tưởng từ người đọc. Vầng trăng kia lặng im không nói , không oán trách , vầng trăng cứ lặng lẽ tròn mà khiến hồn người sực tỉnh và trở về với chính mình , tìm lại những dấu yêu xa xưa đã bỏ quên vào dĩ vãng. Xin bạn đừng hỏi rằng nếu như không vì mất điện liệu nhà thơ có thể có được sự thức tỉnh giữa phồn hoa đô hội và nhận thấy một ánh trăng tri kỷ hay không? Bởi lẽ vầng trăng trước khi ta được sinh ra cũng cứ khuyết lại tròn , khi ta tồn tại hay sau này trở thành cát bụi trăng vẫn cứ tròn lại khuyết vậy thôi. Thế mà cái điều hiển nhiên , có tính quy luật ấy lại khiến tác giả " giật mình " ...

Những điều tưởng chừng như phi lý khi đưa vào tâm trạng con người để giải thích bỗng trở thành có nghĩa. Ánh trăng như đã xuyên suốt cả bài thơ , bổng trầm trải dọc theo chiều sâu cảm xúc nơi Nguyễn Duy : lúc lắng chìm , khi trăn trở , phút suy tư...

Bạn có thấy không? Giữa nhịp sống ồn ào , dòng đời cuộn chảy ;Vẫn còn trong trẻo trên cao -vầng trăng tròn vành vạnh ; Vẫn còn vương vấn đâu đây ánh sáng trong mát , nhẹ nhàng , im lắng trong tâm hồn của mỗi chúng ta

Một phần của tài liệu Bài giảng những bài văn hay 9 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w