1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển

20 1K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 209,5 KB

Nội dung

Thị trường tài chính Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Thị trường tài chính là một sản phẩm bậc cao của nền kinh tế thị

trường-hay nói chính xác hơn,là nền kinh tế tiền tệ, ở đó,bên cạnh các thị

trường khác,thị trường tài chính hoạt động như là một sự kết nối giữa ngườicho vay đầu tiên và người sử dụng cuối cùng, tạo ra vô số các giao dịch, và ởmỗi giao dịch, dù động cơ nào ,cũng tạo ra các dòng chảy về vốn trong mộtnền kinh tế - như là sự lưu thông máu trong một cơ thể - một nền kinh tế hoạtđộng lành mạnh và có hiệu quả chỉ khi nào thị trường này cũng hoạt động cóhiệu quả như thế, và ngược lại.

Thị trường tài chính giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn, khôngchỉ đối với người có tiền đầu tư mà còn cả với người vay tiền để đầu tư.Người cho vay sẽ có lãi thông qua lãi suất cho vay Người đi vay vốn phảitính toán sử dụng vốn vay đó hiệu

Thị trường tài chính là chiếc cầu nối giữa cung và cầu vốn trong nềnkinh tế, tạo điều kiện thuận lợi chuyển nguồn vốn nhàn rỗi sang nơi thiếu vốnđể đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế Thông qua thị trường tài chính hìnhthành giá mua giá bán các loại cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, giấy nợ ngắnhạn, dài hạn…hình thành nên tỷ lệ lãi suất đi vay, lãi suất cho vay, lãi suấtngắn, trung hạn và dài hạn.

Ở Việt Nam ,kể từ khi nền kinh tế chuyển sang vận hành theo cơ chếthị trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới,gianhập WTO, lĩnh vực tài chính là lĩnh vực mang tính nhạy cảm luôn đòi hỏi sựđổi mới cả về mặt nhận thức và thực tiễn.

Sau một qúa trình học hỏi,tìm tòi và nghiên cứu Dưới sự chỉ dẫn củaPSG.TS Vũ Anh Tuấn, tôi đã thực hiện xong đề án “thị trường tài chính ViệtNam,thực trạng và giải pháp phát triển” Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡnhiệt tình của công ty chứng khoán Thủ Đô, cùng những bạn bè gần xa đã cónhững lời tư vấn và góp ý chân thành.

Chương I: Những vấn đề lý luận về tài chính và thị trườngtài chính

1.1 Tài chính và thị trường tài chính

Trang 2

Cần phân biệt quan hệ hàng hoá-tiền tệ và quan hệ tài chính Trongquan hệ hàng hoá-tiền tệ,thì tiền biểu hiện như vật ngang giá, vật trung gianvà giá trị thay đổi hình thức tồn tại từ hàng sang tiền đối với người bán vàngược lại đối với người mua.

Cần phân biệt quan hệ hàng hoá-tiền tệ và quan hệ tài chính Trongquan hệ hàng hoá-tiền tệ,thì tiền biểu hiện như vật ngang giá, vật trung gianvà giá trị thay đổi hình thức tồn tại từ hàng sang tiền đối với người bán vàngược lại đối với nguời mua.

Trong quan hệ tài chính thì khác,giá trị thực sự dịch chuyển từ chủ thểnày sang chủ thể khác Chẳng hạn, khi một doanh nghiệp nộp thuế cho nhànước, giá trị dịch chuyển từ quỹ tài chính doanh nghiệp sang ngân sách nhànước,do đó quan hệ vè thuế là quan hệ tài chính.

Trong thơì kỳ quá độ,quan hệ tài chính biểu hiện qua các quan hệ dướiđây:

-Quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức xã hội

với nhà nước.

Đây là nhóm quan hệ giá trị có tính chất bắt buộc tập trung vào ngânsách nhà nước và sự phân phối giá trị đó phải bảo đảm cho các hoạt động củanhà nước diễn ra bình thường Trong mối quan hệ này giá trị dịch chuyển theohai chiều từ dân cư,doanh nghiệp và các tổ chức vào ngân sách nhà nước vàngược lại.

-Quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, dân cư với

hệ thống ngân hàng.

Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần,hệ thống các ngân hàng,các tổ chức tín dụng ngày càng giữ vị trí quan trọng trong việc tài trợ vốn chocác hoạt động xã hội nói chung, sản xuất kinh doanh nói riêng, tạo thuận lợiphát triển mạnh mối quan hệ tài chính-quan hệ tín dụng-giữa các doanhnghiệp, các tổ chức dân cư với ngân hàng.

-Quan hệ tài chính giữa các chủ thể kinh tế với thị trường

Đây là mối quan hệ thể hiện sự mua bán các “quỹ tiền tệ” tồn tại dướicác hình thức khác nhau.Tham gia mua bán trên thị trường tài chính là hầu hếtcác chủ thể kinh tế trong xã hội.Nhà nước cũng tham gia vào nhóm quan hệtài chính này với tư cách như người mua và bán các quỹ tiền tệ Nhà nước bánquỹ tiền tệ của mình bằng việc phát hành công trái Trong mối quan hệ tàichính nói trên, quan hệ mua bán “ vốn” giữa các doanh nghiệp và nhân dânđặc biệt quan trọng Nhà nước cần tạo ra các điều kiện và biện pháp hữu hiệuđể vừa hướng dẫn, điều tiết sự hình thành và phát triển của thị truờng tàichính theo phương hướng đã định.

Trang 3

-Quan hệ tài chính trong nội bộ mỗi chủ thể (doanh nghiệp, tổ chức xã

hội, dân cư…) :

Quan hệ này biểu hiện ở sự dịch chuyển của giá trị trong quá trình hoạtđộng của mỗi tổ chức thông qua việc chi trả lương, thưởng cho viên chức,công nhân, nguời lao động; phân phối thu nhập giữa các thành viên trong nộibộ mỗi chủ thể.

Thông qua hướng dẫn, điều tiết, nhà nước vừa đảm bảo cho các quanhệ tài chính không phát triển tự phát như trong chủ nghĩa tư bản; vừa hướngdẫn mối quan hệ này phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.[1 ,trg204 -206 ]

1.1.1.2 Chức năng của tài chính: tài chính có 2 chức năng

Thứ nhất, chức năng phân phối

Tài chính tham gia vào cả phân phối lần đầu và phân phối lại Phânphối lần đầu diễn ra trong lĩnh vực sản xuất vật chất giữa các doanh nghiệpvới người lao động và nhà nước Cụ thể là sau khi các doanh nghiệp tiêu thụđược sản phẩm, số doanh thu này sẽ được phân phối cho các quỹ: quỹ bù đắptư liệu sản xuất, quỹ trả công cho người lao động, khoản nộp thuế cho ngânsách nhà nước, khoản trả lợi tức cổ phần,phần còn lại là lợi nhuận của cácdoanh nghiệp để mở rộng sản xuất và nâng cao phúc lợi của doanh nghiệp.Phân phối lại nhằm đáp ứng nhu cầu chung cho xã hội như: duy trì bộ máynhà nước, phát triển văn hoá, xã hội, y tế, thể thao… Quá trình phân phối lạithông qua ngân sách nhà nước và các tổ chức tài chính trung gian(công ty tàichính, ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng, công ty bảo hiểm…)

Thứ hai, chức năng giám đốc

Chức năng giám đốc của tài chính biểu hiện ở chỗ,tài chính có vai trònhư người “giám sát”, “đôn đốc”, “kiểm tra”, “điều chỉnh” tình hình hoạtđộng của các doanh nghiệp Cơ sở của chức năng giám đốc là sự thống nhấtgiữa sự vận động của các quỹ tiền tệ với quá trình hoạt động của nhà nước vàcủa các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế quốc dân Thông qua sự vận độngcủa các quỹ tiền tệ, nguời ta có thể biết được tình hình thực hiện hoạt độngcủa các doanh nghiệp để có giải pháp điều chỉnh.

1.1.1.3 Vai trò của tài chính

Một là, điều tiết kinh tế

Nhà nước thực hiện vai trò này thông qua sự kết hợp hai chức năng:phân phối và giám đốc Trên cơ sở kiểm tra, giám sát bằng đồng tiền, nhànước nắm được thực tế hoạt động của nền kinh tế, từ đó phát hiện ra nhữngvấn đề cần can thiệp, điều tiết Bằng các chính sách phân phối, nhà nước điềutiết nền kinh tế theo kế hoạch đã định Nhà nước có thể dung biện pháp đầu tư

Trang 4

thêm vốn, bổ sung vốn để đẩy mạnh những ngành phát triển kém và các lĩnhvực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân Nhà nước cũng có thể dung biệnpháp giảm vốn đầu tư và hỗ trợ để hạn chế phát triển những ngành và nhữngkhâu chưa cần thiết… Đồn thời, nhà nước cũng có thể thông qua việc nângcao hoặc hạ thấp thuế suất để điều tiết hoạt động đầu tư kinh doanh giữa cácngành nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển cân đối theo đinh hướng, muctiêu.

Hai là, xác lập và tăng cường các quan hệ kinh tế-xã hội

Để làm lành mạnh hoá quan hệ tài chính, một mặt nhà nước cần cónhững biện pháp cấp bách điều chỉnh các quan hệ tài chính kể cả biện phápcấp bách buộc các doanh nghiệp thanh toán nợ nần trong thời gian ngắn Mặtkhác, nhà nước còn phải chủ động tạo điều kiện thúc đẩy sự ra đời các thịtrường vốn trung hạn,dai hạn, nhất là thị trường chứng khoán và hướng dẫnchúng phát triển đúng hướng.

Ba là, tích tụ và tập trung vốn, cung ứng vốn cho các nhu cầu của sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trong nền kinh tế luôn diễn ra quá trình di chuyển nguồn tài chính haichiều từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực phi sản xuất, từ trong nước ra nướcngoài và ngược lại, từ lĩnh vực phi sản xuất sang lĩnh vực sản xuất và từ nướcngoài vào trong nước Nếu nhà nước có chính sách tốt điều chỉnh các quan hệtài chính nảy sinh trong các quá trình di chuyển nói trên thì có thể thúc đẩyquá trình tập trung vốn cho đầu tư phát triển,giảm bớt các chi phí không cầnthiết và thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

Bốn là, tăng cường tính hiệu quả của sản xuất, kinh doanh

Thông qua việc điều chỉnh các quan hệ thu-chi tài chính và phân phốithu nhập, theo nguyên tắc khuyến khích vật chất, xử lý chính xác mối quan hệvề lợi ích kinh tế giữa nhà nước, doanh nghiệp và người lao động, tài chính cóthể nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; thông qua chức nănggiám đốc, tài chính duy trì kỷ luật tài chính, góp phần đẩy lùi lãng phí, thamô…

Năm là, hình thành quan hệ tích luỹ, tiêu dung hợp lý

Nhà nước cần thường xuyên thực hiện việc phân phối lại và điều chỉnhsự phân phối từng bước cho phù hợp, có thể điều tiết bằng cách đánh thuế thunhập người có thu nhập cao, hỗ trợ người có thu nhập thấp hoặc cũng có thểthành lập các quỹ xoá đói giảm nghèo, quỹ hỗ trợ tạo việc làm cho ngườinghèo, nâng lương cho người lao động ở các ngành có thu nhập thấp…

Sáu là, củng cố liên minh công-nông, tăng cường vai trò của nhà nướcvà an ninh quốc phòng.

Trang 5

Lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cho thấy một nền kinh tế tài chínhlành mạnh theo hướng tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội, sẽ tạora cơ sở kinh tế-xã hội vững chắc cho việc củng cố liên minh công-nông-tríthức, nền tảng cho việc tăng cường vai trò của nhà nước và an ninh quốcphòng [ 1 ,trg 206 – 208 ] [5, trg 547]

1.1.2 Thị trường tài chính

1.1.2.1 Định nghĩa: “Thị trường tài chính là nơi diễn ra hoạt động giao

dịch và mua bán quyền sử dụng những khoản vốn thông qua các phương thứcgiao dịch và những công cụ tài chính nhất định”

Đối tượng được mua bán trên thị trường tài chính là các khoản vốnĐể mua bán các khoản vốn này, người ta sử dụng các công cụ giao dịch nhấtđịnh [14 , web ]

1.1.2.2 Phân loại thị trường tài chính

Có nhiều cách đến phân loại thị trường tài chính:

 Nếu phân loại theo công cụ tài chính trên thị trường thì ta có: - Thị trường nợ

- Thị trường chứng khoán

 Nếu phân loại theo thời gian luân chuyển vốn, ta có:

- Thị trường tiền tệ: thị trường có thời gian luân chuyển vốn không quá 1 năm- Thị trường vốn: thị trường có thời gian luân chuyển vốn trên 1 năm trở lên

 Nếu phân loại theo hình thức phát hành, thì ta có:

- Thị trường sơ cấp: thị trường phát hànhc chứng khoán lần đầu tiên - Thị trường thứ cấp: thị trường mua đi bán lại các chứng khoán

Tuy nhiên, trong thực tế việc sử dụng các hình thức phân loại nào thì sẽtuỳ thuộc vào vấn đề mà người ta muốn nghiên cứu đến Thông thường, khinói đến thị trường tài chính người ta thường phân ra theo 2 cách dưới [ 14,web ]

1.2 Cấu thành của thị trường tài chính

Trong một thị trường tài chính hiện đại, luôn có ba thành phần cơ bản sauđây tham gia: Người sử dụng cuối cùng,các định chế tài chính trung gian, vàcác nhà đầu tư.

1.2.1 Người sử dụng cuối cùng

Những doanh nghiệp, tư nhân khi cần đầu tư vốn cho kế hoạch kinhdoanh của mình Họ có thể huy động nguồn vốn này trên thị trường tài chính,bằng nhiều hình thức khác nhau thông qua các định chế tài chính trung gian.

Trang 6

Họ là những người sử dụng nguồn vốn này để thực hiện các kế hoạch kinhdoanh, tạo ra lợi nhuân Đồng thời, họ cũng có những nghĩa vụ của người vaynợ đối với người cho vay.

1.2.2 Các định chế tài chính trung gian

Các tổ chức nhận ký gửi

Các tổ chức nhận ký gửi bao gồm các ngân hàng thương mại, các hợp tác xãtín dụng Các tổ chức này có đặc điểm chung là nhận tiền gửi và sau đó đemcho vay trực tiếp tới các cá nhân, tổ chức cần vốn và một phần khác đem đầutư vào chứng khoán Như vậy, thu nhập của tổ chức này có được từ 2 nguồn:thu nhập từ tiền lãi cho vay và đầu tư chứng khoán; thu nhập từ các khoản phídịch vụ

1.3 Vai trò của thị trường tài chính

Thị trường tài chính có 3 chức năng kinh tế cơ bản sau:  Thứ nhất, hình thành giá các tài sản tài chính

Thông qua tác động qua lại giữa những người mua và những ngườibán, giá của tài sản tài chính (chứng khoán) được xác định, hay nói cáchkhác, lợi tức cần phải có trên một tài sản tài chính được xác định Yếu tốthúc đẩy các doanh nghiệp gọi vốn chính là mức lợi tức mà các nhà đầu tưyêu cầu; và với đặc điểm này của thị trường tài chính đã phát tín hiệu chobiết vốn trong nền kinh tế cần được phân bổ như thế nào giữa các tài sảntài chính Quá trình đó được gọi là quá trình hình thành giá

Thứ hai, cung cấp một cơ chế để cho các nhà đầu tư bán một tài sảntài chính.

Với đặc tính này, thị trường tài chính là thị trường tạo ra tính thanh khoản.

Thiếu tính thanh khoản, các nhà đầu tư phải nắm giữ tài sản tài chính cho đếnkhi nào đáo hạn, hoặc đối với cổ phiếu cho khi nào công ty tự nguyện thu hồihoặc nếu không tự nguyện thì phải chờ thanh lý tài sản Mặc dù tất cả các thị

Trang 7

trường tài chính đều có tính thanh khoản, nhưng mức độ thanh khoản sẽ làkhác nhau giữa chúng

Thứ ba, giảm bớt chi phí tìm kiến và chi phí thông tin.

Để các giao dịch có thể được diễn ra thì những người mua và người bán

phải tìm được nhau Họ phải mất rất nhiều tiền và thời gian cho việc tìm kiếmnày, ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng của họ Chi phí đó là chi phí tìm kiếm.Bên cạnh đó, để tiến hành đầu tư họ cần có các thông tin về giá trị đầu tư nhưkhối lượng và tính chắc chắn của dòng tiền kỳ vọng Thị trường tài chính nhờcó tính trung lập này – là nơi để người mua, người bán đến đó tìm gặp nhau,là nơi cung cấp các thông tin một cách công khai và đầy đủ - nên có khốilượng giao dịch và giá trị giao dịch lớn vì thế nó cho phép giảm đến mức thấpnhất những khoản chi phí trên

Thị trường tài chính phát triển cùng với trình độ phát triển của nền kinh tế,đi từ đơn giản đến phức tạp Ở trình độ phát triển ngày càng cao, thị trường tàichính ngày càng có nhiều loại trung gian tài chính tham gia Các trung giantài chính ngày càng tạo ra nhiều loại sản phẩm tài chính đa dạng, đáp ứngngày càng đầy đủ nhu cầu của các bên tham gia thị trường [ 2 , trg 23 ]

Chương II: Thực trạng hoạt động của thị trường tài chínhở nước ta thời gian qua

2.1 Quá trình hình thành và phát triển của thị trường tài chính1991 tới nay

Với sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam vào tháng 7 năm2000 Ta có thể dựa vào cột mốc đó để chia ra làm hai giai đoạn hình thành vàphát triển của thị trường tài chính

2.1.1 Giai đoạn từ 1990 đến 2000

Đây là giai đoạn đầu, phôi thai cho một thị trường tài chính hoạt độngtheo cơ chế thị trường Do chịu ảnh hưởng của một thời kỳ chiến tranh lâudài, và thời kỳ trước đổi mới, nền kinh tế ta hoạt động một cách quan liêu vàbao cấp kém hiệu quả Sau đổi mới năm 1986, một thị trường tài chính ViệtNam đã dần dần thành hình Điển hình là qua những sự kiện như:

 Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước đã thông qua và công bố hai pháplệnh về Ngân hang: Pháp lệnh ngân hang nhà nước và Pháp lệnh ngânhang, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính Hai pháp lệnh nói trênđã tạo cơ sở pháp lý để đổi mới cơ bản tổ chức và hoạt động của hệthống ngân hang, được coi là mũi đột phá mở đầu cho sự nghiệp đổimới hệ thống ngân hang, chính sách tiền tệ, tín dụng trong giai đoạn1990- 2000.

Trang 8

 Về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: nhằm thu hút thêm các nguồnvốn, tạo nên động lực, ngăn chặn tiêu cực, thúc đẩy DNNN làm ăn cóhiệu quả Văn kiện đại hội Đảng VII khẳng định “ cần thực hiện cáchình thức cổ phần hoá có mức độ phù hợp với tính chất và lĩnh vực sảnxuất- kinh doanh “

 Hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam ra đời và bước vào hoạt động từ1/10/1995 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong định hướng pháttriển của Đảng và Nhà nước

 Các chính sách và quản lý thuế được đưa ra và sửa đổi liên tục nhằmđáp ứng kịp với nhu cầu phát triển của đất nước

 Về tổ chức thị trường tiền tệ: trong những năm này, chính phủ và Ngânhàng Nhà nước đã rất chú trọng tạo dựng hệ thống thị trường tiền tệ(bao gồm thị trường tiền gửi, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thịtrường trái phiếu kho bạc, nghiệp vụ mở… ) Tuy chưa có điều kiệnphát triển nhưng hệ thống thị trường tiền tệ đã góp phần tích cực trongviệc khắc phục tình trạng ách tắc của lưu thông, thanh toán, phân phốivà điều chỉnh các nguồn vốn ở một mức độ nhất định; đồng thời mở ranhiều cơ hội kinh doanh cho các chủ thể kinh tế.

Trong giai đoạn này, thị trường tài chính đã dần dần có những bước độtphá và thành công nhất đinh Nhưng mức độ huy động vốn trong dân, vàtừ nước ngoài vẫn chiếm một tỷ lệ chưa cao

2.1.2 Giai đoạn từ năm 2000 cho đến này

Cột mốc đánh dấu đáng chú ý nhất, có ảnh hưởng lớn nhất và đáng tựhào nhất của thị truờng tài chính Viêt Nam Đó chính là sự ra đời của thịtrường chứng khoán, một thị trường vốn- một kênh huy động vốn hiệu quảnhất cho nền kinh tê Từ khi thị trường chứng khoán ra đời, đã tạo nên nhữngbước chuyển đổi và nhảy vọt quan trọng Thị trường tài chính lớn mạnh hơn,giúp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Sau sở giao dich chứng khoán TP.Hồ Chí Minh, rồi đến lượt trung tâmgiao dich chứng khoán Hà Nội ra đời Thị truờng tài chính lại bùng nổ, vớihàng loạt quỹ đầu tư trong nước và nước ngoài ra đời, các ngân hàng thươngmại cổ phần nhiều hơn, mức độ huy động vốn lớn hơn, tạo ra một súc mạnhlớn cho nền kinh tế Uớc tính mức vốn hoá của thị trường chứng khoán hiệnnay đã là 40% GDP Con số này sẽ ngày càng được tăng lên trong những thờigian tới Có thể nói rằng, chưa bao giờ thị truờng tài chính Việt Nam lại pháttriển manh mẽ như lúc này [ 4 , trg 331 - trg 337 ] [10, web] [9, web ]

2.2 Vai trò thị trường tài chính trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta những năm qua

Trang 9

Thị trường tài chính đóng vai trò là kênh dẫn vốn từ người tiết kiệm đến người kinh doanh giúp cho việc chuyển vốn từ người không có cơ hội đầu tư sinh lợi đến những người có cơ hội đầu tư sinh lợi Hiện nay, nguồn vốn đầu tư đóng góp khoảng 50% - 55% tăng trưởng kinh tế hằng năm Bởi vậy, huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội là một khâu cốt yếu của toàn bộ hệ thống các ngân hàng nước ta

Trong điều kiện vốn ngân sách nhà nước có hạn, vốn tự có của doanh nghiệp và người sản xuất còn ít ỏi, thì vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh chủyếu dựa vào vốn tín dụng ngân hàng Để có vốn cho vay, các ngân hàng thương mại (NHTM) đã huy động vốn trong xã hội, vốn trong dân, vốn nước ngoài Hệ thống ngân hàng huy động vốn cho đầu tư phát triển bằng đa dạng các phương thức, như: giải tỏa vốn đọng trong số nợ xấu, phát hành cổ phiếu và trái phiếu tăng vốn điều lệ, thu hút tiền gửi tiết kiệm và phát triển dịch vụ ngân hàng.

Tổng nguồn vốn huy động của các NHTM và tổ chức tín dụng toàn quốc trong 5 năm qua đạt tốc độ tăng khoảng 20% - 25%/năm, gấp hơn 3 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế Cụ thể năm 2000 vốn huy động của hệ thống ngân hàng tăng 26,5% so với năm trước, năm 2001 tăng 25,53%, năm 2002 tăng 17,7%, năm 2003 tăng 24,94%, năm 2004 tăng 30,39%, năm 2005 tăng 18% và 6 tháng đầu năm 2006 tăng hơn 12%.

Có thể khẳng định, hệ thống ngân hàng đóng vai trò chủ lực đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế Đáng chú ý là các NHTM nhà nước chiếm trên 70% thị phần huy động vốn; thị phần của các NHTM cổ phần tuy còn khiêm tốn, nhưng đang có xu hướng tăng nhanh Bên cạnh các kênh huy động vốn nói trên hệ thống ngân hàng còn là đầu mối đàm phán và ký kết, tổ chức tiếp nhận vốn và cho vay nhiều dự án của WB, ADB, về điện lực, giao thông nông thôn, cải thiện môi trường, xóa đói giảm nghèo.

Huy động vốn của ngân sách chủ yếu bằng hình thức phát hành tín phiếu Kho bạc nhà nước qua đấu thầu tại Ngân hàng Nhà nước, với sự tham gia của các ngân hàng, tổ chức bảo hiểm, quỹ đầu tư ; phát hành trái phiếu Chính phủ trong và ngoài nước, phát hành công trái và vốn của Công ty dịch vụ tiết kiệm Bưu điện, vốn của Bảo hiểm xã hội chuyển cho Quỹ hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển) Thêm vào đó còn có nguồn vốn ODA do Ngân hàng Phát triển cho vay lại.

Trong giai đoạn 2001 - 2005, Chính phủ đã phát hành khoảng gần 60.000 tỉ đồng trái phiếu; trong đó 50.000 tỉ đồng phát hành qua Kho bạc Nhànước, 8.000 tỉ đồng phát hành qua đấu giá trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Cuối năm 2005, Chính phủ cũng lần đầu tiên phát hành 750 triệu USD trái phiếu ra thị trường quốc tế, thời hạntrái phiếu là 10 năm Giá bán cuối cùng của trái phiếu cho các nhà đầu tư

Trang 10

nước ngoài bằng 98,223% mệnh giá, với lãi suất là 6,875%/năm, tính ra theo lãi suất của nó, lãi suất của 100% mệnh giá trái phiếu là 7,125%/năm So với một số nước có mức độ tín nhiệm tương đương Việt Nam thì lãi suất trái phiếu của Việt Nam thấp hơn Cụ thể, lãi suất trái phiếu cùng kỳ hạn của Phi-lip-pin là 8,075%/năm, của In-đô-nê-xi-a là 7,75%/năm Toàn bộ số vốn phát hành trái phiếu Chính phủ nói trên được Bộ Tài chính để Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam vay lại đầu tư cho các dự án đóng tàu

Đến ngày 31-12-2005, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà

nước đã tham gia với tư cách "vốn mồi" để thực hiện trên 6.600 dự án thuộc

đối tượng hỗ trợ theo quy định của Chính phủ với tổng số vốn theo hợp đồng tín dụng đã ký khoảng 160.000 tỉ đồng, đã giải ngân gần 110.000 tỉ đồng, dư nợ 79.578 tỉ đồng Cùng với hình thức hỗ trợ trực tiếp, hình thức bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cũng được đẩy mạnh Đến nay đã có 1.846 dự án được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư với tổng số vốn hỗ trợ theo hợp đồng là 1.550 tỉ đồng và 5 dự án được bảo lãnh tín dụng đầu tư với tổng số vốn gần 30 tỉ đồng; với hai hình thức hỗ trợ gián tiếp này đã tạo vốn để huy động hàngchục ngàn tỉ đồng từ các nhà đầu tư, tổ chức tín dụng cho đầu tư phát triển.Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã huy động gần 7.000 tỉ đồng trái phiếu địa phương; riêng Hà Nội cũng huy động được hàng trăm tỉ đồng qua phát hành trái phiếu xây dựng cầu Thanh Trì Đây là một giải pháp rất quan trọng để huy động vốn cho đầu tư phát triển, giảm sức ép về cung ứng vốn từ hệ thống ngân hàng, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Để giảm sự phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng và được phép của Chính phủ, một số loại trái phiếu doanh nghiệp cũng được phát hành để huy động vốn trong xã hội, như: trái phiếu của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, trái phiếu của Tổng công ty Dầu khí Tính đến nay, số vốn trái phiếu doanh nghiệp phát hành cũng lên tới vài nghìn tỉ đồng [ 7, web][9, web][12, web]

Một kênh huy động vốn quan trọng khác là cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo hình thức bán đấu giá và bán cổ phần của Nhà nước trong các doanh nghiệp cổ phần hóa mà cổ phiếu có tính thanh khoản cao, lợi nhuận hấp dẫn, như: Vinamilk, Công ty Cao su miền Nam, một số nhà máy điện đã thu được hàng nghìn tỉ đồng cho ngân sách nhà nước Đó là chưa kể hàng chục ngàn tỉ đồng đã được huy động trong doanh nghiệp tư nhân

2.3 Thành tựu và những vấn đề cần đặt ra

Việt Nam đã có những bước đi hết sức quan trọng trong việc mở cửahội nhập với nền kinh tế thế giới Việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới(WTO) mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam trên con đường phát triển đấtnước Hệ thống pháp luật ngày càng thông thoáng được đưa vào áp dụng

Ngày đăng: 08/11/2012, 16:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w