1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo " Trung tâm thông tin - thư viện, đại học Nông nghiệp Hà Nội - 10 năm một chặng đường "

3 12 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 144,82 KB

Nội dung

Trung tâm thông tin - thư viện, đại học Nông nghiệp Hà Nội - 10 năm một chặng đường Mặc dù môi trường lưu giữ được kiểm soát hoàn hảo là lý tưởng, việc sao thành nhiều bản vi dạng là giải pháp thực dụng đối với việc bảo quản tài liệu lưu trữ. Phần lớn các kho tài liệu phim có giá trị lâu dài sử dụng một hệ thống ba thế hệ phim để tạo ra sự linh hoạt trong các yêu cầu về lưu giữ....

Trang 1

TRUNG TAM THONG TIN - THU VIỆN,

Đại HỌC NÔNG NGHIỆP Hà NỘI

1O NAM MOT Ghahia SUING

PGS.TS HOANG ĐỨC LIEN

GD Trung tâm TT - TV, Đại học Nông nghiệp HN gay 14 tháng 9 năm 1998, Trung

N tâm Thông tin - Thư viện (TT-TV)

Niiền thân là Thư viện Đại học Nông nghiệp (ĐHNN), chính thức được

thành lập thành đơn vị độc lập thuộc ĐHNN I (nay là Đại học Nông nghiệp Hà Nội) với mục tiêu, nhiệm vụ chính trị quan trọng mà Trung tâm được giao phó

là: tổ chức, quản lý và cung cấp tin, tài

liệu phục vụ cho nhu cầu thông tin - thư

viện của đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên ĐHNN

Trong những ngày đầu thành lập với đội ngũ cán bộ CNV chỉ vẻn vẹn gồm 10

người (8 người có trình độ đại học, 2

trung cấp), cơ sở vật chất khiêm tốn: vài chục nghìn bản sách tiếng Việt và tiếng nước ngoài từ thư viện cũ, hệ thống công

nghệ thông tin chưa có gì ngoài 2 chiếc

máy tính Eson và 386; cơ sở hạ tầng là một phần diện tích nhà ăn sinh viên cũ

Trước nhu cầu hội nhập để phát triển,

Nghị quyết Trung ương II (khoá VIII) của

Đẳng đã xác định công tác thông tin - tư

liệu khoa học như là một điều kiện quan trọng để phát triển khoa học, công nghệ

nước nhà, việc phát triển thông tin tư liệu là một chiến lược có tính quốc sách lâu

dài, là trách nhiệm của Nhà nước, các Bộ, ngành, cơ quan

Những khó khăn ban đầu đặt ra đối với đơn vị: Điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng, đội ngũ cán bộ vừa thiếu vừa yếu (t lệ nữ cao, nhiều chị lớn tuổi chưa qua

đào tạo chuyên môn nghiệp vụ), trong

I1 0, (0 (0 2)0 2032 0)0 7 (11008

khi yêu cầu về công tác chuyên môn nghiệp vụ luôn cần thay đổi, cải tiến cho

phù hợp với sự phát triển hội nhập, năng

lực tổ chức lãnh đạo quản lý, tin học, ngoại ngữ là những thách thức lớn đối

toàn thể cán bộ, nhân viên Trung tâm Lãnh đạo Trung tâm đã xác định rõ

chức năng, nhiệm vụ và đã đề ra những

giải pháp phù hợp cũng như lộ trình để

phát triển Trung tâm TT-TV; với sự đoàn

kết thống nhất trong lãnh đạo, quản lý giữa Chỉ bộ, Ban giám đốc, phối- hợp chat chẽ với các tổ chức Cơng đồn,

Đồn thanh niên Trung tâm, sự nỗ lực cố

gắng phấn đấu không mệt mỏi của tập thể cán bộ, nhân viên Trung tâm; được

sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ đạo sáng

suốt, hiệu quả của Đảng uỷ, Ban giám

hiệu trường ĐHNN |, su hop tác chặt

chẽ, nhiệt tình của các đơn vị trong và

ngoài Trường, trong những năm qua cơ sở hạ tầng của Trung tâm đã được sửa

chữa, cải tạo, nâng cấp; Triển khai xây dựng dự án giáo dục đại học mức A về đầu tư nâng cấp Trung tâm TT-TV vào

năm 2001 với tổng số kinh phí 575.000

USD Tiếp sau đó, với hàng loạt các dự án hoàn thiện mạng máy tính, đầu tư chiều sâu, dự án Việt — BỈ và các nguồn

kinh phí, nhân lực được bổ sung hàng

năm của nhà trường, sự sáp nhập xưởng in vào Trung tâm TT-TV, nguồn tài trợ của một số tổ chức trong và ngoài nước, Trung tâm đã phát triển khá mạnh mẽ

Trang 2

hạ tầng tương đối khang trang với trên 2.500m2 tổng diện tích mặt bằng sử dụng; Đồ nội thất, điện tử, thiết bị báo - chữa cháy, thiết bị đa phương tiện; máy in, máy photo siêu tốc nhiều chức năng Với một độ ngũ gồm 34 cán bộ

CNV (trong đó có: 01 PGS.TS, 02 ThS,

7 Kỹ sư, 15 cử nhân, 01 cao đẳng, 01 trung cấp và 8 công nhân)

Một hệ thống mạng thông tin gồm: 10

máy chủ, trên 800 máy trạm trong hệ

thống mạng Intranet/Internet được kết nối từ Trung tâm quản trị mạng đến tất cả các đơn vị trong Trường với đường truyền Internet trực tiếp tốc độ 10 MB/s

phục vụ truy cập Internet, truyền tải

Website trường, thư điện tử, phần mềm quản lý thư viện điện tử Libol 5.5

Vốn tài liệu hiện nay của Thư viện đã có trên 30.000 tên sách, với gần 130.000 bản (chủ yếu về Nông nghiệp) bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài; trên 150

tên báo - tạp chí trong và ngoài nước (trong đó trên 50 tên tạp chí chuyên ngành); Tủ sách tra cứu có 600 tên, tiêu

biểu nhất là 3 bộ từ điển bách khoa Anh,

Mỹ, Nga; gần 2.000 tên luận án Tiến sỹ và luận văn Thạc sỹ; 02 cơ sở dữ liệu điện tử toàn văn, 7 cơ sở dữ liệu trên đĩa

CD-ROM; trên 400 đĩa CD tài liệu điện tử

đa phương tiện; 01 bộ sưu tập số trên 1.000 tên tài liệu chủ yếu là giáo trình,

các công trình nghiên cứu khoa học và

các tài liệu tham khảo chuyên môn Về công tác phân loại - biên mục,

Trung tâm từng bước ứng dụng công

nghệ thông tin trong triển khai nghiên

cứu, xây dựng và hoàn chỉnh, từng bước

đưa vào áp dụng các chuẩn nghiệp vụ

quốc tế tiên tiến như chuẩn biên mục

MARC21, quy tắc mô tả Anh - Mỹ (AACR2), Bảng phân loại Dewey (DDC) trong công tác xử lý tài liệu Trung tâm là một trong những đơn vị đầu tiên trong các Trường đại học đã triển khai xây dựng bộ sưu tập số phục vụ đào tạo và

nghiên cứu khoa học công nghệ

Trung tâm thường xuyên tiến hành

công tác đào tạo tập huấn về các kỹ năng sử dụng, tra cứu, khai thác nguồn tài liệu trong thư viện, trên Internet cho

sinh viên và cán bộ trong Trường, đồng thời đã triển khai xây dựng mạng lưới các

phòng thư viện tại các khoa chuyên môn

để nâng cao tiện ích và hiệu quả khai

thác, chia sẻ nguồn tài liệu thông tin

Công tác phục vụ bạn đọc đang được

cải tiến mạnh mẽ nhờ áp dụng công

nghệ thông tin trong việc tra cứu mục

lục, tài liệu điện tử trực tuyến, quản lý mượn trả bằng thẻ mã vạch, thẻ từ với sự trợ giúp hệ thống cổng từ kiểm soát tự

động vào ra hiện đại

Hệ thống phục vụ chủ yếu hiện nay của Trung tâm bao gồm:

1 Phục vụ đọc, mượn tài liệu tham

khảo: Được tổ chức dạng kho mở theo

DDC giúp bạn đọc tiếp cận trực tiếp với nguồn tài liệu nhanh chóng, thuận tiện;

2 Phục vụ đọc báo - tạp chí chuyên ngành và các lĩnh vực văn hoá, xã hội khai thác các cơ sở dữ liệu trên CD-ROM theo hình thức tự chọn;

3 Phục vụ cho mượn sách giáo trình thường xuyên vào đầu các học kỳ và định kỳ vào các ngày trong năm học;

4 Phục vụ tra cứu thông tin trực

tuyến: Tra cứu tài liệu trong thư viện trên OPAC; khai thác cơ sở dữ liệu tồn văn

trên trang thơng tin điện tử của Trung

tâm, trong các bộ sưu tập số về giáo trình, luận văn, luận án, kết quả nghiên

cứu KHCN

5 Phục vụ sao chép tài liệu, nhượng

bán, trao đổi tài liệu, tạp chí, giáo trình;

6 Phục vụ truy cập và khai thác thông

tin tại các hệ thống máy trạm của Trung tâm và các đơn vị, cung cấp địa chỉ

Trang 3

7 Phục vụ in ấn các loại hình tài liệu tại xưởng in và hệ thống máy photo đa

chức năng;

8 Phục vụ hội thảo, hội nghị trực tiếp và trực tuyến

Thực hiện khẩu hiệu “Tất cả vì một chất lượng đỉnh cao trong sự nghiệp đào

tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ và phục vụ xã hội của Nhà trường

ĐHNNHN,, Trung tâm không ngừng cải tiến, tìm giải pháp trong điều kiện cơ sở vật chất và nhân lực hiện có nhằm nâng cao chất lượng, thời lượng phục vụ Từ những ngày đầu Thư viện chỉ phục vụ

trong giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần, thì nay đã phục vụ mỗi ngày 2 ca (từ 7h30 đến 21h00), liên tục từ thứ

2 đến thứ 7 trong tuần Số lượng bạn đọc

đến thư viện trung bình tăng từ 400 lên 800 lượt/ngày, số tài liệu luân chuyển

tăng lên 2,5 lần so với trước đây

Với vai trò là Trung tâm TT-TV của một trường đầu ngành trong khối các

trường đại học Nông - Lâm - Ngư của cả nước, Trung tâm đã thường xuyên trao

đổi, hướng dẫn chia sẻ kinh nghiệm

chuyên môn nghiệp vụ với các trung tâm

TT-TV của các trường bạn, giúp đỡ đắc lực về công tác quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, chia sẻ nguồn tài liệu và trang

thiết bị với mạng lưới thư viện các khoa chuyên môn trong trường

Ngoài ra, Trung tâm còn là đối tác

cung cấp thông tin cho cổng thông tin quốc gia, liên hiệp thông tin thư viện các trường đại học khu vực phía Bắc và trang liên kết các trường đại học nông nghiệp

của cả nước; phục vụ tra cứu trực tuyến

liên thư viện với Thư viện Quốc gia, Thư

viện KHKT TW, một số trung tâm thông

tin - tư liệu của các bộ ngành hữu quan

trong nước và quốc tế

Phương hướng hoạt động của Trung tâm trong thời gian tới là:

Tạp chi THƯ VIỆN VIỆT NAM

- Phấn đấu từng bước xây dựng một thư viện số, một trung tâm thông tin.- thư viện theo mô hình tiến tiến, hiện đại tương xứng với tầm cỡ của một trường

đại học trọng điểm quốc gia về nông

nghiệp của cả nước;

- Hình thành một đầu mối lưu trữ và xử

lý thông tin tổng hợp với một hệ thống

mạng đủ mạnh, cổng giao tiếp điện tử hiện đại phục vụ hiệu quả cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, công

nghệ và công tác điều hành quản lý của

Nhà trường;

- Hình thành một Trung tâm học tập - Tự đào tạo cho sinh viên và các hệ đào tạo khác, đặc biệt là đào tạo theo hình thức tín chỉ;

~ Không ngừng mở rộng quan hệ trao đổi, hợp tác chia xé tài nguyên với các

đối tác trong và ngoài nước, đặc biệt chú

trọng việc trao đổi thông tin tư liệu trong

các cơ quan khối Nông - Lâm — Ngư

nghiệp, với liên hiệp thư viện các trường Đại học, trung tâm thông tin — tư liệu các bộ ngành hữu quan

- Nâng cao năng lực của đội ngũ cán

bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ; Quản lý tốt cơ sở vật chất hiện có, từng bước có kế

hoạch nâng cấp, hiện đại hoá Trung tâm TT-TV, tăng cường năng lực phục vụ đào

tạo, NCKH và quản lý của nhà trường

Nhìn lại chặng đường 10 năm qua để

rồi bước tiếp, đứng trước xu thế hội nhập và phát triển, những thách thức, đòi hỏi

của sự nghiệp giáo dục đào tạo trong tình hình mới, nhiệm vụ đặt ra cho toàn

thể cán bộ CNV Trung tâm TT-TV thật nặng nề Hình ảnh một trung tâm TT-TV

tiên tiến và hiện đại đạt chuẩn quốc gia

và quốc tế phục vụ đắc lực và hiệu quả

công tác đào tạo, NCKH và công tác

quản lý của nhà trường đang thơi thúc

tồn thể cán bộ công nhân viên Trung tâm vươn tới trong sự nghiệp CNH - HĐH nước nhà

Ngày đăng: 26/04/2021, 18:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN