Tài liệu Giải pháp NCCL huyện HN

5 275 0
Tài liệu Giải pháp NCCL huyện HN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UBND HUYỆN HỒNG NGỰ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập- Tự do- Hạnh phúc Số: 264/ PGDĐT-GP Hồng Ngự, ngày 20 tháng 10 năm 2010 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Năm học 2010-2011 Thực hiện theo Hướng dẫn số 770, 771/SGDĐT-GDTrH ngày 21/7/2010 và Hướng dẫn số 777/SGDĐT-GDTH ngày 22/7/2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Tháp về việc hướng dẫn xây dựng các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục năm học 2010-2011. Căn cứ vào kết quả hội thảo nâng cao chất lượng cấp huyện ngày 15/10/2010 của Ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Hồng Ngự. Nhằm duy trì kết quả đạt được, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục của huyện trong năm học 2010-2011, phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục năm học 2010- 2011 như sau: I. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của huyện: 1. Những thuận lợi: - Được sự quan tâm và giúp đỡ tận tình, có hiệu quả của Huyện ủy, UBND huyện, ngành GD&ĐT đã chỉ đạo tốt công tác phát triển giáo dục, ổn định hệ thống trường lớp trên địa bàn, huy động ra lớp đạt chỉ tiêu kế hoạch. Tỷ lệ HS bỏ học ở các cấp học giảm nhiều so với năm học trước. - Đội ngũ CBQL, GV của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện cơ bản đủ về số lượng, trình độ chuyên môn được đào tạo chuẩn theo quy định, giáo viên có năng lực chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, luôn có ý thức trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. - Giáo viên tích cực đổi mới công tác quản lý, phương pháp giảng dạy, chất lượng giáo dục được quan tâm và ổn định, nề nếp, kỷ cương trường học có nhiều chuyển biến tích cực. Đa số các trường đều có xây dựng kế hoạch khắc phục tình trạng dạy học chủ yếu đọc-chép, biện pháp dạy học có hiệu quả, phù hợp với đối tượng HS. - Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, số học sinh giỏi các cấp tăng nhiều so với năm học trước cả về chất lượng và số lượng. - Thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động phong trào thi đua trong ngành, đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. 2. Những khó khăn, hạn chế: - Cơ sở vật chất một số nơi còn thiếu thốn, xuống cấp, việc đầu tư xây dựng chưa kịp thời, tiến độ xây dựng phát triển trường đạt chuẩn Quốc gia, trường học 2 buổi/ngày ở các cấp học, ngành học còn chậm so với lộ trình. Trung tâm GDTX huyện chưa có cơ sở riêng, còn nằm chung với THPT Hồng Ngự 3. - Các phòng chức năng và thiết bị dạy học, thiết bị CNTT còn thiếu nghiêm trọng nhất là ở các đơn vị trường tiểu học và THCS. 1 - Việc khai thác, bảo quản thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế, kém hiệu quả. Cán bộ QLGD, GV áp dụng tin học vào trong quản lý và giảng dạy còn ít, chưa có nhiều sáng kiến kinh nghiệm trong công tác đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục. - Đội ngũ CBQL, GV của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện cơ bản đủ về số lượng, song chưa cân đối về bộ môn (còn thiếu GV môn Nhạc, Hoạ, tiếng Anh ở cấp tiểu học). Vẫn còn một bộ phận CBQL và GV hạn chế về năng lực quản lý và chuyên môn nghiệp vụ, chưa thật sự tâm huyết với nghề. - Tỷ lệ học sinh bỏ học ở cấp THPT còn cao ( trên 8%), không đạt chỉ tiêu đề ra ( dưới 2% ), nguy cơ học sinh bỏ học ở các cấp học vẫn còn tiềm ẩn, nhất là bỏ học trong 03 tháng hè. - Chất lượng hai mặt giáo dục, tỷ lệ HTCTTH, tốt nghiệp THCS, THPT ở các cấp học có tăng hơn so với năm học trước nhưng chưa ngang tầm với mặt bằng chung của tỉnh. - Hoạt động của trung tâm GDTX chưa có chiều sâu, chưa hiệu quả kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người. Qui mô phát triển học viên GDTX chưa đáp ứng nhu cầu của địa phương. * Nguyên nhân của khó khăn và hạn chế: - Về xây dựng: Một phần do kinh phí đầu tư chưa đáp ứng kịp thời, một phần do việc mua mặt bằng xây dựng gặp rất nhiều khó khăn. - Về năng lực CBQL và giáo viên: Thực hiện chưa triệt để Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 16/6/2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD; và việc thực hiện tinh giản biên chế khi áp dụng còn vướng mắc ở những quy định cứng nhắc. Một bộ phận cán bộ quản lý trường học năng lực còn hạn chế, ỷ lại trông chờ vào cấp trên, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý trong tình hình mới. - Do đặc thù là một huyện vùng sâu biên giới, thuần nông nên ý thức lợi ích của việc học tập ở một bộ phận dân cư chưa cao, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học nói chung. - Học sinh THPT, THCS vẫn còn nguy cơ bỏ học khá nhiều là do đời sống kinh tế người dân còn nhiều khó khăn, giá cả thị trường ngày càng gia tăng. Một số ít CMHS chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình. - Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục học sinh còn có những hạn chế, nhất là trong việc phát hiện, ngăn chặn, tìm ra những biện pháp giáo dục học sinh vi phạm chưa kịp thời. - Công tác triển khai nhiệm vụ năm học ở một số đơn vị trường học chưa cụ thể, còn có cán bộ giáo viên, học sinh chưa nắm vững nhiệm vụ và chủ đề năm học. Chỉ đạo đổi mới PPDH của CBQL giáo dục chưa sâu, chưa bám sát nhiệm vụ từng môn học; hoạt động của các tổ, nhóm chuyên môn ở một số đơn vị trường học còn mang nặng hình thức, chưa phản ánh được đầy đủ hoạt động chuyên môn, nhất là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học. 2 II. Tình hình giáo dục phổ thông của huyện đầu năm học 2010-2011: 1. Số liệu huy động học sinh: a. Tiểu học: huy động ra được 12.070/12.081 HS với 493 lớp, tỷ lệ huy động 99,90% . Trong đó trẻ 6 tuổi ra lớp: 2.905/2.916 HS, tỷ lệ 99,62%. b. Trung học Cơ sở: huy động ra được 6247/6320 học sinh với 158 lớp, đạt tỉ lệ 98,84 %. Trong đó trẻ đúng độ tuổi vào lớp 6 là 1814/1818, đạt tỉ lệ 99,77 % . c. Trung học phổ thông: huy động ra được 1964/2024 học sinh với 53 lớp, đạt tỉ lệ 97,04 %. Trong đó tuyển vào lớp 10 là 829/876, đạt tỉ lệ 94,63 % . III. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục năm học 2010-2011 1. Mục đích yêu cầu: - Tạo được sự chuyển biến về chất lượng giáo dục đồng bộ trong tất cả các cơ sở giáo dục phổ thông từ cấp Tiểu học (TH) đến cấp Trung học phổ thông (THPT) và giáo dục thường xuyên (GDTX); - Tạo được sự đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục (QLGD) ở tất cả các cấp quản lý ngành GDĐT tại địa phương, từ cán bộ quản lý trường phổ thông, trung tâm GDTX đến cán bộ quản lý phòng GDĐT. 2. Chỉ tiêu định hướng: 2.1. Huy động học sinh ra lớp: (Tỉ lệ số học sinh/dân số trong độ tuổi) Cấp Tiểu học trên 99%; Cấp THCS trên 84%; Cấp THPT trên 45%. 2.2. Duy trì sĩ số: (học sinh bỏ học) Cấp Tiểu học: Dưới 0,6%; Cấp THCS: Dưới 2,5%; Cấp THPT: Dưới 4,0%. 2.3. Chất lượng 2 mặt giáo dục - Cấp Tiểu học: + Xếp loại hạnh kiểm: Trên 99% thực hiện đầy đủ; + Xếp loại học lực: Trên 75% Khá- Giỏi, dưới 1% Yếu. - Cấp Trung học cơ sở: + Xếp loại Hạnh kiểm: Trên 96% Khá – Tốt, Trung bình- Yếu dưới 4%; + Xếp loại Học lực: Trên 52% Khá - Giỏi, dưới 10% Yếu – Kém. - Cấp Trung học phổ thông: + Xếp loại Hạnh kiểm: Trên 95% Khá – Tốt, Trung bình - Yếu dưới 5%; + Xếp loại Học lực: Trên 33% Khá - Giỏi, dưới 27% Yếu – Kém; 2.4. Công nhận tốt nghiệp (Hoàn thành Chương trình Tiểu học): Cấp Tiểu học: 99%; Cấp THCS: 98%; Cấp THPT: 85%; GDTX: 50%. 3. Các giải pháp chính để nâng cao chất lượng giáo dục của huyện: 3.1. Tổ chức, quản lý xây dựng đội ngũ, nâng cao nhận thức và năng lực của CBQL, GV: - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục tinh thần ý thức trách nhiệm nhất là cái tâm của người CBLQ và giáo viên; phải làm sao CBQL, giáo viên xem việc giáo dục học sinh như chính là giáo dục cho con em mình bằng cách tổ chức nhiều đợt sinh hoạt sâu rộng trong toàn ngành giáo dục đề CBQL, GV, HS nhận thức đúng đắn vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong quá trình dạy học và giáo dục HS; thiết lập lại lòng tin lẫn nhau giữa “CBQL – GV – HS – cha mẹ HS”. - Thống kê, rà soát đội ngũ GV và CBQL, đánh giá năng lực đội ngũ, bố trí sắp xếp lại CBQL, phân công chuyên môn một cách hợp lý; đồng thời có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng hoặc đào tạo lại, sàng lọc, tinh giản đội ngũ GV để đáp ứng yêu đổi 3 mới CT-SGK mới. Các trường cần thực hiện tốt Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 16/6/2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD. - Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn dài ngắn hạn cho giáo viên và CBQL bằng nhiều hình thức, có chế độ ưu đãi thu hút CBQL, GV giỏi về công tác tại các trường trong huyện, nhất là CBQL chuyên môn tại Phòng GD&ĐT. 3.2. Quản lý chuyên môn: Hoạt động chuyên môn là hoạt động chính của nhà trường, việc nâng cao chất lượng dạy và học là nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục & đào tạo với những giải pháp sau: - Đẩy mạnh hoạt động, đổi mới hình thức sinh hoạt tổ mạng lưới chuyên môn của Phòng GD&ĐT, hội đồng bộ môn Sở GD&ĐT, tổ chuyên môn trường, phải làm sao có chiều sâu, có hiệu quả, không nặng về hình thức, cần có tranh luận tích cực về chuyên môn. - Hiệu trưởng các trường cần tăng cường dự giờ đột xuất, kiểm tra nội bộ ; công tác dự giờ, thao giảng cần thực hiện thường xuyên và mang tính tích cực không mang hình thức phô trương đối phó, qua tiết dạy cần có những ý kiến đóng góp về những ưu điểm, hạn chế tồn tại của tiết dạy một cách nghiêm túc. - Ban giám hiệu các trường cần tổ chức cho giáo viên giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trường bạn về những cách làm hay trong quản lý chuyên môn như: công tác giáo dục học sinh, phương pháp giảng dạy, -Về phía Phòng GD&ĐT tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện chuyên môn của CBQL, giáo viên bằng hình thức tăng cường kiểm tra đột xuất có ghi biên bản cụ thể tiến trình kiểm tra. Đánh giá chất lượng dạy và học của trường, năng lực quản lý của hiệu trưởng thông qua đánh giá hiệu quả đào tạo, kết quả tuyển sinh lớp 10, khảo sát chất lượng đầu năm lớp 6 và lớp 10 ( nếu không có thi tuyển ). - Giáo viên cần phải mạnh dạn đổi mới PPDH, dạy học hiệu quả, phù hợp với học sinh. Đổi mới PPDH phải chú trọng đến hiệu quả của tiết dạy bằng cách sử dụng khéo léo các phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực với phương pháp dạy học truyền thống, sử dụng hợp lý và có hiệu quả TBDH, phương tiện hỗ trợ sẳn có hoặc tự làm để lôi cuốn, thu hút, tạo sức hấp dẫn để học sinh tiếp thu kiến thức mới. Bản thân CBQL phải hiểu đổi mới PPDH không phải là cứ máy móc thảo luận nhóm, trình chiếu giáo án điện tử để đánh giá tiết dạy của giáo viên cho phù hợp. - Thực hiện tốt các giải pháp đổi mới KTĐG theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT, thực hiện kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận với hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra 15P, 1T; thực hiện bám sát theo chuẩn KT-KN của CTGDPT và các cấp độ nhận thức phù hợp với đối tượng HS. Kiểm tra 1 tiết, học kỳ theo đề chung chấm chéo ở các môn cơ bản cho các khối lớp ở cấp THCS, THPT. Tăng cường công tác giám sát việc tổ chức thi, kiểm tra học kỳ ở các cấp học. - Thực hiện công khai điểm số, thống kê điểm số và so sánh điểm số giữa các GV cùng môn, cùng khối lớp để tìm ra nguyên nhân và biện pháp tác động thích hợp. - Tăng cường công tác phụ đạo học sinh yếu kém, xem đây là công tác thường kỳ trong hoạt động giáo dục của nhà trường, mỗi giáo viên bộ môn tự ý thức và có trách nhiệm cao trong việc thực hiện công tác này. Luôn cải tiến phương thức thực hiện phụ đạo học sinh yếu kém về cả nội dung lẫn hình thức thực hiện, chú ý đến tính vừa sức, không gây áp lực đối với học sinh. Chú ý đến mô hình 1+1 của huyện Cao lãnh. 4 - Thực hiện tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm và năng lực của GVCN bằng cách phân công những GV giỏi, có tâm huyết, có năng lực sư phạm, đạo đức tốt làm công tác chủ nhiệm; mở các hội thảo, chuyên đề về công tác chủ nhiệm. - Phòng GD&ĐT đã đăng ký với UBND Huyện thực hiện 03 đề tài nghiên cứu khoa học về công tác chủ nhiệm lớp, xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực, chống HS bỏ học, ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học. 3.3. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành: - Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “ Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; cuộc vận động “ Hai không” với 4 nội dung nhằm thực hiện tốt chủ đề năm học “ Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục ”. ` - Thường xuyên tổ chức tốt các phong trào thi đua để kích thích phong trào dạy và học, củng cố và tăng cường vai trò của mạng lưới chuyên môn, tổ bộ môn, của Giáo viên chủ nhiệm lớp, nâng cao vai trò trách nhiệm của các ngành các cấp địa phương cho sự nghiệp trồng người. 3.4. Công tác xã hội hóa giáo dục: - Ban giám hiệu các trường cần phải thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm huy động mọi nguồn lực bên ngoài tham gia xây dựng nhà trường về nhân lực, vật lực, tài lực. - Từng đơn vị trường học phải kết hợp tốt ba môi trường giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội trong công tác giáo dục đạo đức học sinh, huy động ra lớp; phát huy sức mạnh của các ban ngành, đoàn thể, ban đại diện CMHS tổ dân phòng khuyến học của địa phương trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục. Để đạt được điều này đòi hỏi CBQL phải có năng lực thuyết phục, ngoại giao và đặc biệt phải có uy tín với địa phương và nhân dân, đồng thời mỗi đơn vị trường học phải thiết lập tốt kênh thông tin với CMHS qua danh bạ điện thoại từng phụ huynh của từng lớp. 3.5. Đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học: - Các đơn vị trường học phải tự đầu tư trang thiết bị, CSVC cho trường bằng nhiều nguồn như: ngân sách, xã hội hóa …, tăng cường TBDH tự làm, sử dụng có hiệu quả các TBDH sẳn có, không nên chờ vào sự cấp phát của cấp trên. - Đẩy mạnh hoạt động thư viện: đầu tư về cơ sở hạ tầng cho thư viện, tuyên truyền giáo dục cho GV, HS tham gia đọc sách, xây dựng “ Văn hóa Đọc ”. - Kết nối mạng internet cho tất cả các trường TH, THCS, xây dựng ý thức tự giác của GV, HS trong việc truy cập mạng để học tập, giao lưu và chia sẻ chuyên môn. Trên đây là giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục của Ngành GD&ĐT huyện, đề nghị hiệu trưởng các trường triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp này ./. KT.TRƯỞNG PHÒNG Nơi nhận: P. TRƯỞNG PHÒNG - Sở GD&ĐT ( báo cáo); ( Đã ký) - UBND huyện ( báo cáo); - BLĐ phòng, CĐGD huyện; - Hiệu trưởng các trường TH, THCS; Đoàn Văn Trí - Lưu VT, (THCS-ti). 5 . đây là giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục của Ngành GD&ĐT huyện, đề nghị hiệu trưởng các trường triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp này. xây dựng Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục năm học 2010- 2011 như sau: I. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của huyện: 1.

Ngày đăng: 30/11/2013, 06:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan