1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Hạch toán chi phí hao hụt trong kinh doanh xăng dầu tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

58 19 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 7,22 MB

Nội dung

Khóa luận tốt nghiệp Hạch toán chi phí hao hụt trong kinh doanh xăng dầu tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ giới thiệu đến các bạn những nội dung lý luận về hao hụt xăng dầu, các công đoạn hao hụt xăng dầu, phương thức hạch toán hao hụt chi phí tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung khóa luận để nắm bắt nội dung chi tiết.

Trang 1

TRUONG DAI HOC CAN THO

KHOA KINH TE - QUAN TRI KINH DOANH

LUAN VAN TOT NGHIEP

HACH TOAN CHI PHi HAO HUT TRONG

KINH DOANH XANG DAU TAI CONG TY

XANG DAU TAY NAM BO

Gido vién huong dan: Sinh viên thực hiện:

ThS TRƯƠNG HÒA BÌNH LÊ NGỌC THANH TÂM

MSSV: 4043156

Trang 2

LOI CAM TA

Qua thời gian thực tập tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ, nhờ sự giúp đỡ của Quy Thay Cô ở trường và Ban Giám đốc Cơng ty, em đã hồn thành xong Luận văn tốt nghiệp Đồng thời, em đã hiểu cụ thê và có thể vận dụng những kiến thức đã được

học suốt bốn năm ớ trường vào thực tế

Em xin cảm ơn gia đình, Quý Thầy Cô của trường Đại học Cần Thơ, nhất là Quý Thầy Cô của Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã truyền đạt nhiều kiến thức quý giá cho em trong những năm qua Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy Trương Hòa Bình đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện

Luận văn

Em cũng xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Công ty đã tạo mọi điều

kiện tốt nhất cho em trong thời gian thực tập Và với sự chỉ dẫn nhiệt tình của các

Anh Chị phòng Kế Toán và phòng Kỹ thuật của Công ty, em đã được hỗ trợ rất

nhiều thông tin hữu ích đề hoàn thành tốt đề tài Luận văn tốt nghiệp này

Em xin kính chúc Quý Thầy Cô và các Anh, Chị đang công tác tại Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ luôn dồi đào sức khỏe và thành công trong công việc

Cần Thơ, ngày 25 tháng 4 năm 2008

Lê Ngọc Thanh Tâm,

Trang 3

MUC LUC

MUC LUC Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIẾU 1

1.1 LY DO CHON DE TAI

1.2 MUC TIEU NGHIEN CUU aiesesssssssssssssssssesssessnsseusesnssssnessnsssssssasssasesssseassensesne 2

1.2.1 Muc ti€u CHUNG .433 2 1.2.2 Muc tidu cu thé o.eceeeccceccessssesssessseesssecssscssscssssessessseesseeeseuessssseeesseesseessseeseee 2

1.3 PHAM VI NGHIEN CUU Wn csssssssscsssssssssssssscsssssesssssssssssssssessuussnssssssesseseesussnunssesesesseeeee 2

1.3.1 KAOng gia 2

ng 8 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu -¿++++EE+EC2EEE22211227111227112711 E12 cre 2

1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU -2 222222222 2E Etrrrrrrrrrrrrrrrrrrre 3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN -222222SSEEEEE222411112121127221221 11111111112.1 cce 4

2.1.1 Khái quát chung về hao hụt - 22+: 522222222222122222211222221122.xeE 4

2.1.2 Phan loai hao 2—©5:4 6 2.1.3 Hach toan chi phi hao hut 8

2.1.4 Nguyên tắc xác định chỉ phí hao hụt -. -¿-©:ce+2xececrsecrrxee 12

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 222222 22EreEEtrrrrrrrrrrrrree 14 CHƯƠNG3: KHÁI QUAT VE CÔNG TY XĂNG DẢU TÂY NAM BỘ 15 3.1 GIGI THIEU TONG QUAN VE CONG TY XANG DAU TAY NAM BO

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty -cccc-ccce¿ 15

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty -¿ -+++sxsssxstekeereeeeeerexee 16

Trang 4

3.2 KHÁI QUAT CO CAU TO CHUC VA DAC DIEM CUA CONG TAC KE

TOAN TAI CONG TY XANG DAU TAY NAM BO esscccssssssssssssssssusessssesessssessesseeess 18 3.2.1 Mô hình tô chức bộ máy kế toán của công ty

3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận 2© +#+++e+rx++rrxeeerkerrrrke 19

3.2.3 Hệ thống số kế toán -.-222 22222EEE21122E271.2217 1171 111 1 eecrreg 21 3.2.4 Hệ thống thơng tin kế tốn 2-22:+2221221222241122012171107.11 22 3.3 TINH HINH HOAT DONG KINH DOANH XANG DAU HIEN NAY CUA CÔNG TY XĂNG DÀU TÂY NAM BỘ, -22222122222212212.21111722.1111.1 ce 23 3.4 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHAT TRIEN CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ -.s22ttzztzrrrrrrree 25

3.4.1 Thuận lợi 2-2221.212222212222227.22 71.121.1 1.1 re 25 EV‹ 3 0 .44 ,H,Hg,H,), 25 3.4.3 Phương hướng phát triển 2222 222222222221272.21171.21122.1121 e 26 CHƯƠNG4: PHÂN TICH THUC TRANG CHI PHI HAO HUT TAI CONG

TY XANG DAU TAY NAM BO 28

4.1 PHAN TICH BIEN DONG CHI PHI HAO HUT CAC NAM (2005-2007)

4.1.1 Phân tích khát quát tình hình chi phi hao hụt (2005 — 2007) - 28 4.1.2 Phân tích biến động về lượng hao hụt xăng dầu giai đoạn 2005 — 2007

4.1.3 Phân tích sự thay đổi giá vốn qua các năm 2005 — 2007 30 4.2 PHÂN TÍCH SỰ CHÊNH LỆCH GIỮA HAO HUT THUC TE SO VOI

Trang 5

5.2 BANH GIA CONG TAC QUAN LY HAO HUT NAM 2007

5.3 GIẢI PHÁP NHÀM GIẢM THIẾU CHI PHÍ HAO HỤT XĂNG DÀUƯ 50 CHUONG 6: KET LUAN VÀ KIẾNNGH, esse

84/000) = ,,pHẶĂẬH ,ÔỎ 52 6.2 KIÊN NGHỊ -2222222211122212111171.1 11111 0.0111 01711 11 1.e 54

Trang 6

DANH MUC BIEU BANG

Số hiệu bảng Trang

Bang 4.1.1.1 Chi phi hao hụt giai đoạn 2005 — 2007 . c ¿©2ce<+cxee+eresee 28

Bảng 4.1.1.2 Bảng số liệu lượng hao hụt, chi phí hao hụt quyết toán

và giá vốn bình quân giai đoạn 2005 — 2007 -22+2222t22E2E222Etrrzrrrrrrerr 29 Bảng 4.1.2 Bảng số liệu lượng hao hụt quyết toán giai đoạn 2005 — 2007 30

Bảng 4.1.3 Bảng số liệu giá vốn bình quân các mặt hàng xăng dầu 2005 — 2007 33 Bảng 4.2 Bảng số liệu so sánh hao hụt thực tế với hao hụt định mức 1601

va chi phí hao hụt g1ai đoạn 2005 — 27 -+++++++++++£Extetrxkterrkrrrrrkerrrrrerree 36 Bảng 4.3.2 Bảng phân tích chênh lệch giữa hao hụt định mức Công ty

với hao hụt thực tế theo từng công đoạn 2005 — 2007 . -«c-c+xe+ccxxecre 39-42

Bảng 5.1 Bảng tổng hợp lượng hao hụt và chỉ phí hao hụt xăng dau 2005 — 2007 44

Trang 7

TOM TAT NOI DUNG

Trong môi trường cạnh tranh, hội nhập hiện nay việc làm thế nào để

doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả là yếu tố sống còn đối với các đoanh nghiệp

hiện nay Đồng thời nó còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, tăng

khả năng cạnh tranh không chỉ ở thị trường trong nước mà ngay cả thị trường

nước ngoài Và để tối đa hoá lợi nhuận, một vấn đề quan trọng nằm trong tầm tay

của doanh nghiệp là phải kiểm soát và cắt giảm chỉ phí

Qua việc đi vào tình hình thực tế của Công ty, em nhận thấy rằng chỉ phí hao hụt chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tong chỉ phí của Công ty xăng dầu Tây

Nam Bộ Do đó, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về chỉ phí này với những nội

dung sau:

- Phần cơ sở lý luận: trình bày những lý luận chung nhất về hao hụt xăng

dầu, các công đoạn hao hụt xăng dầu và phương thức hạch toán chi phí hao hụt tại Công ty

- Giới thiệu sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty xăng

dầu Tây Nam Bộ, trình bày khái quát cơ cấu tổ chức, những thuận lợi, khó khăn

và thành quả đạt được của Công ty trong giai đoạn 2005 - 2007

- Đi sâu vào phân tích về lượng hao hụt và chi phí hao hụt phát sinh ở

Công ty, đánh giá những biện pháp Công ty đề ra đề tiết giảm chỉ phí hao hụt

- Trên cơ sở đánh giá tích cực, mặt tồn tại của chỉ phí hao hụt, đề ra giải pháp nhằm tiết kiệm chỉ phí hao hụt, góp phần làm tăng doanh thu, lợi nhuận và hoạt động kinh doanh có hiệu quả

Trang 8

Chuong 1

GIOI THIEU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀI

Ngày nay theo xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các đoanh

nghiệp Việt Nam đứng trước một thách thức rất lớn cần phải vượt qua Đó là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp để có thể duy trì được sự phát triển bền vững với hiệu quả kinh tế cao Đồng thời, khi hiện nay nền kinh tế Việt Nam

chuyển sang kinh tế thị trường thì vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi doanh

nghiệp vẫn là hiệu quả kinh doanh Để có được hiệu quả kinh doanh tốt doanh

nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quan trọng nhất là chỉ phí

Phân tích chỉ phí là cơ sở để doanh nghiệp đề ra biện pháp hữu hiệu nhằm tiết giảm chỉ phí, có thể khắc phục nhanh chóng những tình huống, những nhân

tố gây bất lợi Làm được điều đó doanh nghiệp mới có thể đứng vững trên thị

trường, có đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, vừa có điều kiện tích

lũy và mở rộng sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà Nước

Theo cam kết, khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt

Nam chưa mở cửa thị trường xăng dầu ngay mà thực hiện theo từng giai đoạn, đến năm 2009 sẽ mở cửa hoàn toàn Tính đến thời điểm, ngành xăng dầu Việt

Nam chỉ còn hơn một năm nữa để nâng sức cạnh tranh và chủ động phát triển

Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp xăng dầu Việt Nam hiện nay thiếu tích lũy tài chính cần thiết và phản ứng yếu ớt, thiếu linh hoạt trước mỗi đợt biến động của giá dau thé giới Nếu bỏ trợ giá hoàn toàn sẽ khiến nhiều doanh nghiệp hut hang,

khó trụ vững, nói gì đến chuyện cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài

Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải tự tích lũy tài chính và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, tiết giảm tối đa chỉ phí để tăng sức cạnh tranh Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích chỉ phí cũng như những ảnh hưởng của chỉ phí đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên em quyết

Trang 9

1.2 MUC TIEU NGHIEN CUU

1.2.1 Muc tiéu chung

Phân tích tình hình biến động của chi phí hao hụt trong giai đoạn 2005- 2007 Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp tiết giảm chỉ phí hao hụt góp phần nâng cao lợi nhuận và tăng sức cạnh tranh cho công ty trong tương lai

1.2.2 Mục tiêu cụ thế

Mô tả đặc điểm và phương thức quản lý chỉ phí hao hụt của công ty Đánh giá tình hình thực tế của chỉ phí hao hụt 3 năm (2005 — 2007)

Phân tích chênh lệch giữa lượng hao hụt thực tế và lý thuyết

— Đề xuất biện pháp nhằm tiết giảm chỉ phí hao hụt trong thời gian tới

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Sử dụng các tài liệu có liên quan, số liệu về chỉ phí và các báo cáo tiêu thụ

từ nguồn Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ

Thời gian số liệu thu thập: số liệu thu thập từ năm 2005 đến năm 2007

Thời gian thực hiện luận văn: từ 11/02/2008 đến 25/04/2008

Do hạn chế về thời gian thực hiện luận văn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu

vào chi phi hao hụt xăng dầu của khối kho và khối cửa hàng bán lẻ của công ty xăng dầu Tây Nam Bộ (không xét đến chi phi hao hụt ở các chi nhánh của trực thuộc Công ty trong khu vực miền Tây Nam Bộ)

1.4 LUQC KHAO TAI LIEU

1 B6 Thuong Mai — Téng Céng ty xang dau Viét Nam (1998) Cac bang hiéu chỉnh, đo tính xăng xâu và khí gas hóa lỏng theo tiêu chuẩn TCVN 6065 -1995/ ASTM-D/ API 2540/IP 200, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

2 Bộ Thương Mại — Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (2002) Chế độ kế toán áp dụng tại Tổng Công ty xăng đầu Việt Nam, Hà Nội

3 Kiều Đình Kiểm (1999) Các sản phẩm dầu mỏ và hóa dầu, NXB Khoa học và

kỹ thuật, Hà Nội

4 Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam (2001) Quy định về quản lý hao hụt xăng dầu (Ban hành kèm theo Quyết định số 693/XD — QĐÐ ngày 19 thang 11 nim 2001), NXB GTVT, Hà Nội

Trang 10

Chuong 2

PHUONG PHAP LUAN VA PHUONG PHAP

NGHIEN CUU

2.1 PHUONG PHAP LUAN

2.1.1 Khai quat chung vé hao hut 2.1.1.1 Khái niệm:

Hao hụt là sự giảm mất một phần về vật chất phát sinh trong quá trình bảo quản, vận chuyên và lưu thông Tuy theo đặc tính lí, hoá của từng loại hàng,

hoặc do ảnh hưởng của các điều kiện khách quan (mưa, gió, lụt, bão, nóng, 4m, bốc dỡ, vận chuyển ) nhiều loại hàng giảm trọng lượng, hao mòn, mất mát

(Theo định nghĩa của Từ điển Bách khoa toàn thư)

Giảm tỉ lệ hao hụt là một biện pháp quan trọng để giảm giá thành và phí

lưu thông; là một chỉ tiêu quan trọng mà người quản lí phải phấn đấu thực hiện bằng các biện pháp cải tiến kĩ thuật, tổ chức quản lí trong các khâu bảo quản, vận chuyền và lưu thông

Chỉ phí hao hụt xăng dau 1a sw hao phi duoc thé hién bang tiền của hao

hụt xăng dầu phát sinh trong quá trình vận chuyền, bảo quản, tổn trữ xăng dầu Khoản mục chỉ phí này được hạch toán vào giá vốn hàng bán (trường hợp xăng dầu nhập khẩu có phát sinh hao hụt) hoặc đưa vào chỉ phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp Tuy nhiên đến năm 2007, chỉ phí hao hụt xăng dầu được quy định hạch toán vào giá vốn hàng bán

2.1.1.2 Ý nghĩa của phân tích chỉ phí hao hụt:

Lợi nhuận va chi phí có mối quan hệ tý lệ nghịch với nhau, khi chi phí giảm thì lợi nhuận tăng hoặc ngược lại Do đó, muốn tăng lợi nhuận và tăng lợi

thế cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải kiểm soát chỉ phí Muốn nhận biết lợi thé

hoặc bắt lợi trong chỉ tiêu dé chi phi thực tế có thể thấp hơn hoặc cao hơn chỉ phí định mức, ta phải tiến hành phân tích sự biến động của chỉ phí

Đối với ngành xăng dầu, công tác quản lý hao hụt luôn là một nội dung

Trang 11

chi phí phát sinh trong doanh nghiệp Do đó, để tăng cường hiệu quả kinh doanh

của doanh nghiệp cần phải tiết giảm tối đa chỉ phí, nhất là chi phí hao hụt Phân

tích chi phí hao hụt sẽ giúp nhà quản lý tìm được những giải pháp khả thi và quản lý định mức hao hụt chặt chẽ, phù hợp hơn để chỉ phí hao hụt thực tế ngày càng giảm

2.1.1.3 Một số van dé liên quan đến hao hụt xăng dầu:

Hao hụt xăng dẫu trong quá trình xuất nhập, vận chuyền, bảo quản gồm có hao hụt bay hơi, tràn vải, rò rỉ Xăng dầu bị bay hơi: sản phẩm xăng dầu bị mắt dần phẩm chất Những thành phần nhẹ trong xăng dầu dần bay hoi, chỉ còn

lại những thành phần nặng sẽ làm cho nhiệt độ sôi đầu của dầu mỏ và các sản

phẩm dầu sáng tăng lên, tỉ trọng tăng do các thành phần cắt nặng lên

Do đặc tính xăng dầu là chất dễ bay hoi, dé bj tac động bởi nhiệt độ môi

trường, nên việc đo tính xăng dầu phải được quy về một hệ đo lường chuẩn quốc

tế Năm 1993, tiêu chuẩn ASTM - D.1250 đã được đưa vào áp dụng trong đo tính, giao nhận và hạch toán xăng tại Việt Nam và đến năm 1995 đã chính thức

ban hành thành tiêu chuẩn Việt Nam ~ TCVN 6065 — 1995 Tổng Công ty xăng

dầu Việt Nam quy định các bảng đo chính thuộc hệ đo Mét như sau: ĐƠN VỊ ĐO HỆ ĐO MÉT Chiều dài Mét Nhiệt độ °C (Centigrate) Ty trong Density 6 15°C Dung tich Lit, m*

Khỗi lượng Tân, kg

Qua đó, các số liệu xăng dầu thực tế phải được hiệu chỉnh về:

- Thể tích xăng dầu (lít, m”) đo được ở nhiệt độ khác 15°C về 15°C (Hệ số VCF)

- Tương quan giữa các đơn vị đo khối lượng và thể tích: Kg/lít ở

15°C; Lít ở 15°C/tắn; tương ứng với giá trị Density ở 15°C (Hé sé WCF)

Hệ số VCF bình quân: là hệ số hiệu thể tích xăng dầu về 15“C ứng với tỷ

trọng bình quân hàng nhập và nhiệt độ bình quân mùa miễn

Trang 12

Hệ số hiệu chỉnh thé tich (Volumn correction factor — VCF): hệ số (tùy

thuộc vào khối lượng riêng và nhiệt độ của dầu) dùng để hiệu chỉnh thể tích dầu ở điều kiện thực tế về điều kiện chuẩn

Hệ số hiệu chỉnh tỷ trọng về điều kiện không khí (Hệ số WCF): dùng để hiệu chỉnh thể tích dầu F.O ra khối lượng từ điều kiện chân không về điều

kiện không khí

Định mức hao hụt công đoạn: là định mức để quản lý hao hụt trong quá

trình nhập, xuất, tồn chứa, vận chuyển wee

Định mức hao hụt tổng hợp được xây dựng trên cơ sở định mức hao hụt theo từng công đoạn và kế hoạch kinh doanh, tính bằng % trên lượng bình quân nhập mua, xuất bán trong kỳ kế hoạch

Quy đối thể tích xăng dầu đo được về điều kiện nhiệt độ chuẩn ở 15°C: V/15°C = V xăng dầu * VCF

V xăng dau là thê tích thực tế xăng dầu thực chứa trong bể

Tính toán chuyến đổi thé tích ra khối lượng (áp dụng cho dầu F.O)

Tính toán quy đổi V/15°C về đơn vị khối lượng (kg, tắn) theo công thức: G, kg = V/15°C * WCF

2.1.2 Phan loai hao hut a) Hao hut trong khâu nhập:

Hao hut khau nhập tính cho quá trình nhập xăng dầu từ phương tiện vận

tải vào bể chứa

Lượng hao hụt là hiệu số giữa số lượng ghi trên hóa đơn xuất và số thực

nhận tại bể của kho nhập (sau khi đã hao hụt xuất sau lượng kế và hao hụt vận

tải)

b)_Hao hụt trong khâu xuất:

Hao hụt xăng dầu khâu xuất được tính từ bể xuất đến phương tiện nhận, trong đó được chia thành hai công đoạn:

+ Hao hut xuất từ bể đến lượng kế

+ Hao hụt xuất từ lượng kế đến phương tiện (gọi tắt là hao hụt xuất

Trang 13

tiện vận tải là tàu dầu, xà lan tham gia vận chuyên có điểm giao hàng tại cảng

đến (không áp dụng cho đường bộ)

Hao hụt xuất từ bể đến phương tiện bằng tổng hao hụt xuất từ bể đến

lượng kế và hao hụt xuất sau lượng kế

Lượng hao hụt xuất từ bể đến lượng kế là hiệu số giữa số đo thực xuất tại bể và số thực xuất qua lượng kế

c) Hao hụt trong khâu vận tải:

Hao hụt trong khâu vận tải (đường thủy, đường bộ và đường sắt) là hao hụt xảy ra trong quá trình vận tải xăng dầu từ kho, cảng xếp hàng đến kho, cảng dỡ hàng và được tính bằng % lượng xăng dầu vận tải trên chiều đài 100km Nếu

khác 100km thì nhân với mức đó với chiều dài vận tải thực tế chia cho 100 d) Hao hụt xăng dâu trong khâu vận tải bằng đường ống:

Lượng hao hụt xăng dầu trong khâu vận tải bằng đường ống được tính cho quá trình bơm chuyền xăng đầu từ kho xuất đến kho nhận trên tuyến ống hàn, có đường kính trong từ 145mm trở lên Hao hụt này không bao gồm hao hụt khâu

xuất, nhập (quá trình bay hơi ở bể giao nhận) và được phân thành 2 trường hợp:

- _ Khi đường ống đang vận hành (bơm chuyền) - _ Khi đường ống không vận hành (từ 10 ngày trở lên)

Nếu giao nhận không qua lượng kế thì lượng hao hụt là hiệu số đo được tại bể ở kho gizo và bể kho zện Trong trường hợp này, nếu giao tại bé của kho

nhận thì bên giao sẽ được cộng thêm mức hao hụt chuyền bẻ

Nếu giao nhận qua lượng kế thì lượng hao hụt xăng dầu là hiệu số giữa số

lượng thực xuất tại bề kho giao và giá trị thực giao tại lượng kế đặt tại kho nhận

Trong trường hợp này, bên giao và bên nhận đều được cộng thêm 50% mức hao hụt chuyên bề

e) Hao hut xang dau trong khâu tần chứa:

Hao hut trong khâu tồn chứa được tính riêng cho từng loại bể (bề trong

hang, ngoàải trời, bể trụ đứng, bể trụ nằm, tàu, xà lan khi sử dụng làm bồn chứa

nổi) và theo thời gian tồn chứa

Lượng hao hụt tồn chứa được phân thành 2 loại:

_ 7 Hao hut do tồn chứa đài ngày (với những bể trong 1 tháng không có

Trang 14

- Hao hut đo tồn chứa ngắn ngày hoặc xuất, nhập thường xuyên (những bể trong 1 tháng có tham gia xuất nhập)

2.1.3 Hạch toán chỉ phí hao hụt

Về chế độ quản lý và quyết toán hao hụt xăng dầu phải theo chế độ quy định hiện hành của Nhà Nước và của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam

- Trường hợp hao hụt thực tế thấp hơn hoặc bằng định mức thì số hao hụt thực tế được hạch tốn tồn bộ vào chỉ phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ

- Trường hợp hao hụt thực tế cao hơn định mức, phần vượt định mức xử

lý theo các quy định của Tổng Công ty theo nguyên tắc sau:

+ Trường hợp vượt định mức được xác định là do nguyên nhân khách quan thì phần vượt định mức được hạch toán vào chỉ phí sản xuất, kinh doanh

trong kỳ;

+ Trường hợp vượt định mức do các nguyên nhân chủ quan thì phần

vượt định mức phải quy rõ trách nhiệm bôi thường vật chất đối với tập thé va cá

nhân

- Lượng hao hụt được quyết tốn tồn Công ty = Tổng lượng hao hụt các nguồn xăng dầu (kinh doanh, hàng P10, hàng giữ hộ) = Tổng hao hụt của các đơn

vị trực thuộc

- Quyét toan hao hut:

+ Thực tế < định mức: quyết tốn tồn bộ vào chỉ phí kinh doanh trong kỳ

+ Thực tế > định mức: Phần vượt được xử lý như quy định trên

- Giá hạch toán chi phí hao hụt: theo giá vốn hàng xuất

- Giá xử lý bồi thường: không thấp hơn giá bán buôn tại thời điểm phát sinh thừa thiếu (gồm cả phí xăng đầu và thuế GTGT)

Ghỉ chú:

- Thừa thiếu vận chuyền = Vận đơn — Giám định đến

: Thực nhận tại bể

- Trường hợp nhập bê: giám định đên (nội suy) “T—Prmức hao hụt nhập 2.1.3.1 Kế toán hao hụt khâu nhập khẩu

- Khi nhập khẩu xăng dầu, kế tóan căn cứ vào chứng từ hóa đơn thương mại ghi:

Trang 15

No TK 413 — Chênh lệch tỉ giá (Số chênh lệch tỉ giá hạch toán lớn hơn tỉ giá bình quân liên ngân hàng)

Có TK 331 — Phải trả người bán (Tỉ giá hạch toán)

Có TK 413 — Chênh lệch tỉ giá (Số chênh lệch tỉ giá bình quân liên ngân hàng lớn hơn tỉ giá hạch toán)

- Căn cứ vào hồ sơ giám định hàng nhập khẩu, kế toán phản ánh giá trị

hàng nhập kho theo số lượng hàng thực tế giám định,ghi:

+ Trường hợp số lượng hàng thực tế giám định nhỏ hơn số lượng hàng ghi trên hóa đơn thương mại, ghi:

Nợ TK 1561 — Xăng dầu (Giá trị xăng dầu nhập kho theo số lượng thực tế

giám định)

No TK 15611 — Giá hạch toán

Nợ TK 15612 — Chênh lệch giá vốn và giá hạch toán (Số chênh lệch giá vốn

lớn hơn giá hạch toán)

Nợ TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý (Số chênh lệch giá trị giữa lượng

hàng thực tế giám định nhỏ hơn lượng hàng ghi trên hóa đơn thương mại) Có TK 151 - Hàng mua đang đi trên đường

Co TK 15612 — Chénh lệch giá vốn và giá hạch toán (Số chênh lệch giá vốn nhỏ hơn giá hạch toán)

- Căn cứ vào biên bản xử lý hao hụt xăng dầu khâu nhập khâu, ghi:

Nợ TK 632 — Giá vốn hàng bán (Số hao hụt được phép)

No TK 1388 — Phải thu khác (Phần hao hụt tổ chức, cá nhân phải bồi

thường)

Có TK 1381 — Tài sản thiếu chờ xử lý

+ Trường hợp số lượng hàng thực tế giám định lớn hơn số lượng hàng chi trên hóa đơn thương mại, gh1:

No TK 1561 — Xang dau (Gia trị xăng dầu nhập kho theo số lượng thực tế

giám định)

(Nợ TK 15611 - Giá hạch toán)

(Nợ TK 15612 - Chênh lệch giá vốn và giá hạch toán (Số chênh lệch giá

vốn lớn hơn giá hạch toán))

Trang 16

C6 TK 15612 — Chénh lệch giá vốn và giá hạch toán (Số chênh lệch

giữa giá vốn nhỏ hơn giá hạch toán)

Có TK 3381 — Tai sản thừa chờ giải quyết (Số chênh lệch giá trị giữa lượng hàng thực tế giám định lớn hơn lượng hàng ghi trên hóa đơn thương mại)

- Căn cứ vào biên bản xử lý xăng đầu thừa khâu nhập khẩu, ghi:

No TK 3381 ~ Tài sản thừa chờ giải quyết

Có TK 632 — Giá vốn hàng bán

2.1.3.2 Kế toán hao hụt thừa, thiếu xăng dầu các khâu nhập xuất và

tôn chứa:

a) Hạch toán hao hụt xăng dầu

Căn cứ vào chứng từ xuất hao hụt khâu nhập, xuất, tồn chứa hàng tháng hàng quý, kế toán ghi:

No TK 641 — Chi phi ban hang va quan lý doanh nghiệp (Phần hao hụt

trong dinh mirc)

Có TK 156 — Hang hoa

b) Hạch toán thừa, thiếu xăng dầu

Căn cứ vào biên bản kiểm kê xăng dầu, kế toán phản ánh giá trị xăng dầu thừa, thiếu, ghi:

-_ Giá trị xăng dầu thiếu, ghi:

No TK 1381 —Tai sản thiếu chờ xử lý

Có TK 156 — Hàng hóa (1561)

-_ Giá trị xăng dầu thừa, ghi:

No TK 156 — Hàng hóa (1561)

Co TK 3381 — Tai san thira chờ giải quyết Căn cứ vào biên bản xử lý xăng dầu thiếu, ghi:

+ Trường hợp thiếu do nguyên nhân khách quan, số xăng đầu thiếu ghi:

No TK 641 — Chi phi ban hang và quản lý doanh nghiệp C6 TK 1381 — Tài sản thiếu chờ xử lý

+ Trường hợp thiếu do nguyên nhân chủ quan, số xăng đầu thiếu ghi:

Trang 17

No TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Trường hợp bù đắp bằng

quỹ khen thưởng phúc lợi)

Co TK 1381 — Tai sản thiếu chờ xử lý Căn cứ vào biên bản xử lý xăng dầu thừa, ghi:

+ Trường hợp đã hạch toán số hao hụt theo định mức lớn hơn hao hụt thực tế, thì số chênh lệch ghi:

Nợ TK 3381 — Tài sản thừa chờ giải quyết

Co TK 641 - Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

+ Trường hợp thừa do nhằm lẫn phải trả đơn vị khác, bù trừ thiếu, ghi:

Nợ TK 3381 ~ Tài sản thừa chờ giải quyết Có TK 331 — Phải trả người bán Có TK 1381 — Tài sản thiếu chờ xử lý

2.1.3.3, Kế toán các khoắn hao hụt, thừa, thiểu xăng dầu khâu vận tải:

Căn cứ vào biên bản giao nhận xăng dầu giữa đơn vị vận tải và thuê vận

tải, kế toán xác định và phản ánh giá trị xăng dầu hao hụt thực tế phát sinh khâu vận tải, ghi: No TK 1381 — Tai sản thiếu chờ xử lý Có TK 1561 — Xăng dầu Căn cứ vào biên bản quyết toán hao hụt xăng dầu với đơn vị vận tải, kế toán ghi:

+ Trường hợp hao hụt thực tế nhỏ hơn hoặc bằng hao hụt theo hợp đồng thì số hao hụt được tính vào chi phí theo hao hụt thực tế:

No TK 641 — Chi phi ban hang và quản lý doanh nghiệp C6 TK 1381 — Tài sản thiếu chờ xử lý

+ Trường hợp hao hụt thực tế lớn hơn hao hụt theo hợp đồng thì số hao

hụt được tính vào chỉ phí theo hợp đồng vận tải, số chênh lệch hao hụt thực tế lớn

hơn hao hụt theo hợp đồng do đơn vị vận tải phải bồi thường:

No TK 641 — Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (Số hao hụt theo hợp đồng)

No TK 111, 112, 331 .(Số chênh lệch hao hụt thực tế lớn hơn hao hụt

theo hợp đồng, phải bồi thường)

Trang 18

2.1.3.4 Kế toán hao hut hàng dự trữ quốc gia và quỹ dự trữ quốc gia: Hàng dự trữ quốc gia gồm xăng đầu do Nhà Nước giao cho Tổng Công ty xăng dầu bảo quản, giữ hộ Nhà Nước và được Nhà Nước thanh toán tiền phí dịch vụ bảo quản giữ hộ Tổng Công ty không được phép sử dụng và xuất bán hàng

dự trữ quốc gia, chỉ được xuất hàng khi có lệnh (được phép) của Nhà Nước Giá trị hao hụt hàng dự trữ quốc gia xuất theo định mức quy định:

Nợ TK 418 —- Quỹ dự trữ quốc gia Co TK 158 — Hàng dự trữ quốc gia 2.1.4 Nguyên tắc xác định chỉ phí hao hụt

Để xác định chỉ phí hao hụt, cần xác định về lượng hao hụt và giá vốn do

Tổng công ty giao cho đơn vị:

1 Xác định số lượng hao hụt gồm lượng hao hụt theo định mức và hao

hụt quy về Lít 15°C từ số liệu báo cáo hao hut thực tế của khối kho và cửa hàng:

e_ Cân đối số lượng hàng thực nhập theo lít 150C (được tổng hợp

trên hóa đơn nhập kho)

©_ Cân đối lượng hàng tồn thực tế tại bể theo lít thực tế (dựa theo số liệu kết quả kiểm kê)

e Cân đối lượng hàng thực xuất theo lít thục tế (được tổng hợp dựa

trên hóa đơn xuất)

e_ Hệ số VCF sử dụng để làm quyết toán được lấy theo giá trị bình quân của các VCF ghi tại hóa đơn nhập trong kỳ quyết tốn

©_ Cân đối hàng thừa thiếu: Tổng lượng hàng thực xuất + Tén kho được quy về lít 150C để so sánh với lượng hàng thực nhập theo chứng từ (sau khi

đã trừ lượng hao hụt theo định mức khoán)

e_ Xử lý chênh lệch thừa thiếu hàng: do công ty trực tiếp quy định

2 Chỉ phí hao hụt là tích số giữa số lượng hao hụt với giá thành (giá vốn)

Tổng công ty giao cho đơn vị

Hao hụt được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong các kỳ quyết toán

(3, 6, 9 và 12 tháng) trên cơ sở quyết toán lượng hao hụt xăng dầu theo từng nguồn hàng

Trang 19

Đối với nguồn hàng dự trữ quốc gia và hàng giữ hộ: theo hợp đồng thỏa thuận với từng chủ hàng

Giá hạch toán chỉ phí hao hụt:

Đối với nguồn kinh đoanh: theo giá mua nội bộ (giá vốn hàng tồn kho) Đối với hàng dự trữ quốc gia: theo giá vốn hàng dự trữ quốc gia do Nhà

nước quy định

- Tập hợp chỉ phí hao hụt phân bố trực tiếp vào các phương thức tương ứng với các công đoạn:

+ Hao hut liên quan đến quá trình nhập, xuất, tồn chứa hàng tại kho:

thuộc chi phí qua kho

+ Hao hụt của khối cửa hàng tập hợp vào chỉ phí bán lẻ

+ Hao hụt trong quá trình vận chuyên: tập hợp phân đoạn cùng với chỉ phí vận chuyến liên quan đến từng phương thức

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp phỏng vấn: tìm hiểu quy trình hạch toán chi phí hao hụt xăng dầu qua việc phỏng vấn các nhân viên phòng kế toán, phòng kỹ thuật trong Công ty

- Phương pháp thống kê - thu thập và tổng hợp số liệu: các số liệu được tập hợp, thu thập từ các báo cáo chi phí, báo cáo tiêu thụ, báo cáo hao hụt từng công đoạn và báo cáo hao hut tống hợp của Công ty xăng đầu Tây Nam Bộ qua

ba năm 2005, 2006 và 2007, tài liệu của cơ quan thực tập sau đó tiến hành

thống kê, tong hợp lại cho có hệ thống đề phân tích

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu dựa trên việc thay đổi một chỉ tiêu quy định, qua đó xác định xu hướng biến động của chỉ tiêu cần phân tích Tùy theo mục đích phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà ta có thể sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp như so sánh tuyệt

Trang 20

Chương 3

KHAI QUAT VE CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ

3.1 GIOI THIEU TONG QUAN CÔNG TY XĂNG DAU TAY NAM

BO

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

- Công ty xăng đầu Tây Nam Bộ là một trong những đơn vị trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam - Bộ Thương Mại

- Tên giao dịch quốc tế : Petrolimex TAY NAM BO

- Tên tiếng việt: Công ty xăng đầu Tây Nam Bộ

- Trụ sở chính: 21 CMT§ - P Thới Bình - Q Ninh Kiều - TP Cần Thơ - Điện thoại : 071 821656-765767- 826906 - 823913

- Fax : (071) 822746

- Văn phòng đại diện : 21-23 Hồ Tung Mau - Quan I - TP HCM

- Mã số thuế: 1800158559

- Phạm vi hoạt động: Đồng bằng sông Cửu Long mà chủ yếu là Thành phố Cần thơ và ba tỉnh: Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu ngoài ra còn tái xuất qua Campuchia

- Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ được thành lập vào tháng 5/1975 từ hệ

thống cơ sở vật chất kỹ thuật (kho hàng, bồn bề, đường ống ) do các hãng của tư

bản như hãng Shell, Esso, Caltex để lại với tên gọi ban đầu là Công ty xăng dầu

cấp I khu vực Tây Nam Bộ Ngày 07/01/1976, Tổng cục vật tư bằng văn bán số 03/VH-KH quyết định thành lập Tổng kho xăng dầu Khu vực Tây Nam Bộ trực

thuộc Công ty xăng dầu Miền Nam (Cty xăng dầu Khu vực II) ngày nay

- Tháng 7/1977 Tổng Công ty xăng dầu có quyết định số 221/XD-QĐÐ đổi

tên “Tổng kho xăng dầu khu vực Tây Nam Bộ” thành “Tống kho xăng dầu Cần

Thơ” trực thuộc Công ty xăng dầu Khu Vực II

- Ngày 11/09/1984, Giám đốc Công ty xăng dầu Khu vực II ban hành

quyết định số 134/TC đổi tên “Tổng kho xăng dầu Cần Thơ” thành “Xí nghiệp

xăng dầu Hậu Giang”

- Ngày 26/12/1988 Tổng Giám đốc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam ban

Trang 21

Công ty xăng dầu Hậu Giang và về trực thuộc Tổng công ty xăng dầu (nay là Tổng công ty xăng dầu Việt Nam - Petrolimex Việt Nam)

- Cùng với việc tách tỉnh Cần thơ thành Thành phố Cần Thơ trực thuộc

trung ương và tỉnh Hậu giang, ngày 08/12/2003 Bộ Thương Mại đã có quyết định

số 1680/2003/QĐ-BTM đổi tên Công ty xăng dầu Hậu Giang thành Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ từ ngày 01/01/2004 trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu

Việt Nam

- Từ khi thành lập đến nay Công ty không ngừng lớn mạnh, hiện có 3 chỉ

nhánh trực thuộc ở 3 tỉnh Hậu Giang, Sóc trăng, Bạc Liêu cùng hệ thống kho bể

với tổng sức chứa trên 120.000m”/tắn

3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 3.1.2.1 Chức năng

Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ là một đơn vị thương mại, chịu sự chỉ đạo

trực tiếp của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam Mạng lưới kinh doanh của Công ty trải rộng trên địa bàn 4 tỉnh/thành phó (TP Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và Bạc Liêu) Bao gồm Văn phòng Công ty đặt tại trung tâm Thành phó Cần thơ, các chỉ nhánh ở các tỉnh cùng với hệ thống kho bể và các cửa hàng kinh doanh xăng dầu

Công ty có chức năng kinh doanh xăng dầu, các sản phâm hóa dầu đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội, đảm bảo cho nhu cầu an ninh quốc phòng và yêu cầu phát triển kinh tế trong địa bàn được phân cơng Ngồi mặt hàng chủ yếu là xăng dầu Công ty còn tổ chức kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ như:

kinh doanh kho bể (giữ hộ hàng hóa, cấp lẻ, nhập ủy thác ), vận tải xăng dầu,

dịch vị hàng dự trữ quốc gia nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Bên cạnh đó Công ty còn có chức năng thực hiện hợp đồng tái xuất sang Campuchia theo sự ủy nhiệm của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam

3.1.2.2._Nhiém vu

- Cung cấp xăng dầu cho các tỉnh Miền Tây ngoài ra còn tham gia tái xuất sang thị trường Campuchia

- Phát huy nguồn lực, tổ chức kinh doanh có hiệu quả để hoàn thành tốt

Trang 22

khai thác một cách có hiệu quả tài sản, nguôn vôn do ngân sách nha nước cập, đồng thời chống lãng phí gây thất thoát tài sản và nguồn vốn nhằm mang lại lợi ích cho Công ty và xã hội

- Trong công tác kinh doanh tạo ra được nguồn hàng có lợi thế hơn, xây

dựng thị trường bán buôn, bán lẻ vững chắc và ồn định Khai thác lợi thế là trung

tâm phân phối nguồn hàng chính cho các công ty trong ngành ở khu vực đồng bằng sông cửu long Đây nhanh tốc độ phát triển các điểm bán lẻ mới, hệ thống đại lý Tổ chức kinh doanh có hiệu quả nhằm tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, tăng thêm phần đóng góp vào ngân sách nhà nước, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và đât nước nói chung

3.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty GIÁM ĐÓC | _—Ỳ P GIÁM ĐÓC P GIÁM ĐÓC KINH DOANH KỸ THUAT Ý ¥ ¥ vy ¥ J J - J PHONG TO PHONG

PHONG PHONG KE PHONG KY CHỨC - THANH

KINH TOÁN THUẬT HÀNH TRA BAO

DOANH CHÍNH VỆ

CHI NHANH| [CHINHANH| |CHI NHÁNH | | TONG KHO KHO: CAN HE THONG

XANG DAU XANG DAU | | XANG DAU XANG DAU THO, TRA CHXD TRUC

SOC TRANG BAC LIEU | |HAU GIANG MIEN TAY NOC THUOQC CTY

HE THONG HE THONG HE THONG

CHXD TRỰC| |CHXD TRỰC| |CHXD TRỰC THUỘC CHI| | THUỘC CHI| | THUỘC CHI

NHÁNH NHÁNH NHÁNH

Trang 23

Bố trí nhân sự

Tổng số cán bộ công nhân viên tại văn phòng Công ty là: 94 người Trong đó:

- Ban lãnh đạo: 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc

- Phòng kinh doanh: 27 người - Phòng kế toán: 15 người - Phong kỹ thuật: I8 người

- Phong tô chức hành chính: 21 người - Phòng thanh tra pháp chế: 10 người

3.2 KHÁI QUÁT CO CAU TO CHUC VA DAC DIEM CUA CÔNG TÁC KE TOAN TAI CONG TY XANG DAU TAY NAM BO

3.2.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế tốn của cơng ty

Cơng ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung Đối với các chỉ

nhánh ở các tỉnh thì thì tổ chức kế toán độc lập với Công ty

Sơ đồ bộ máy kế toán Kế toán trưởng ‘ Ỷ Phó phòng I Phó phòng 2 r Vv Vv Vv Vv

Kế Kế Kế toán Kế Kế toán Kho Tổ vi

toán toán XDCB toán chi phi quy tinh thanh công sửa chữa kho thanh toán

toán nợ lớn hàng nội bộ

3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận

Bộ phận 1: Kế tốn thanh tốn (/iƯn mặt - ngân hàng)

- Kiểm tra tính chính xác, hợp lý và hợp lệ của các chứng từ thanh toán để

Trang 24

- Viết phiếu thu chi quỹ tiền mặt, cuối ngày in sé chỉ tiết đối chiếu xác nhận

với thủ quỹ Kiểm kê định kỳ 6 tháng và cuối năm, kiểm kê đột xuất khi có yêu

cầu của lãnh đạo

- Theo dõi thanh toán các khoản chi tiêu theo đúng chế độ và định mức chỉ phí tài chính tại văn phòng Cty

- Cập nhật các chứng từ ngân hàng đảm bảo yêu cầu kịp thời, chính xác, chi tiết, cuối ngày in số chỉ tiết đối chiếu với số phụ ngân hàng, cuối năm tiến hành kiểm kê có xác nhận của ngân hàng Cuối tháng tiến hành đối chiếu tiền chuyển về Tcty, đặc biệt lưu ý các khoản tiền đang chuyên Mọi khoản thanh toán qua tài

khoản tiền gửi ngân hàng phải có bản đề nghị của bộ phận nghiệp vụ liên quan được lãnh đạo ký duyệt mới được lập uỷ nhiệm chỉ chuyền trả khách hàng, nếu

không có kế hoạch thanh toán khác thì toàn bộ số dư được chuyển trả cho Tổng công ty

Bộ phận 2: Kế tốn cơng nợ (phải thu - phải trả - tam ứng - khác)

- Kế toán công nợ phải trả người cung cấp : theo dõi công nợ người bán

theo từng đối tượng, hoá đơn mua hàng hóa, dịch vụ Đối chiếu hàng nhập thực

tế với các điều khoản hợp đồng ký kết, theo dõi việc thanh toán với khách hàng Cuối tháng in bang kê, số chỉ tiết và lập biên bản đối chiếu xác nhận của khách

hàng

- Kế tốn cơng nợ phải thu khách hàng : mở thẻ theo dõi công nợ người mua

theo từng đối tượng, hoá đơn bán hàng và việc thanh toán của khách hàng, cửa

hàng đảm bảo định mức theo hợp đồng ký kết (cả mức dư nợ và thời gian nợ);

kiểm tra giá bán và sự phù hợp các nội dung ghi chép trên hoá đơn Mọi trường hợp bán nợ vượt định mức và khác giá theo quy định phải có ý kiến phê duyệt của lãnh đạo Công ty mới được giải quyết Hàng tuần báo cáo nhanh tình hình công nợ cho trưởng phòng Cuối tháng in bảng kê và số chỉ tiết, lập biên bản đối chiếu công nợ với khách hàng Tính lãi quá hạn thanh toán

- Kế tốn cơng nợ tạm ứng: tạm ứng cho công việc theo nguyên tắc thanh toán lần trước mới được ứng lần sau; tạm ứng cá nhân chỉ giải quyết cho CNV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mức trừ tạm ứng không quá 30% thu nhập hàng

Trang 25

- Kế tốn cơng nợ khác: Đôn đốc thu hồi kịp thời các khoản tiền phải thu,

phải trả khác đến hạn thanh toán Theo đõi các khoản công nợ khác theo từng

món, đối chiếu xác nhận vào thời điểm kiểm kê 0:00 giờ ngày 01/01 và 01/07 Bộ phận 3: Kế toán XDCB, sửa chữa lớn

- Thực hiện các quy định của Nhà nước, của ngành và công ty trong lĩnh

vực đầu tư XDCB, sửa chữa lớn

- Phối hợp các phòng nghiệp vụ soạn thảo các hợp đồng kinh tế trong lĩnh

vực XDCB, sửa chữa ., biên bản nghiệm thu

- Kiểm tra khối lượng, giá dự toán và quyết tốn cơng trình - Tổng hợp quyết tốn cơng trình

- Lập các báo cáo đầu tư XDCB, sửa chữa lớn theo quy định của ngành Bộ phận 4: Kế toán kho hàng (hàng hoá - nguyên vật liệu - CCDC - TSCD)

- Cập nhật trên máy tính phần thực nhập - xuất của chứng từ Đối với hàng

nhập phải kiểm tra đối chiếu giữa hoá đơn mua hàng với các điều khoản của hợp

đồng ký kết Đối với hàng xuất phải kiểm tra đối chiếu phương thức xuất, giá

xuất, mã khách của từng hoá đơn đảm bảo đúng quy định

- Đối chiếu lượng nhập - xuất - tồn trên máy với báo cáo của các kho, cửa hàng

- Kiểm tra và quyết toán định mức hao hụt các công đoạn nhập xuất của Cty

và các kho, cửa hàng

- Lập báo cáo nhập - xuất - tồn tại văn phòng công ty (theo từng nguồn, từng don vi) Lap báo cáo tiêu thụ, tờ khai phí xăng dầu theo quy định

- Lập báo cáo kiểm kê tồn kho

- Kế toán tài sản cố định : Hạch toán kết chuyển chi phi đầu tư, tăng giảm

tài sản; tính và trích khấu hao tài sản, cập nhật thẻ vào máy tính, lập hồ sơ thanh

lý tài sản Lập báo cáo kiểm kê TSCĐ

Bộ phận 5: Kế toán chỉ phí - thanh toán nội bộ

- Kế toán chỉ phí : mở số theo dõi chỉ tiết các khoản chỉ phí phát sinh (chi

phí sản xuất kinh doanh, chi phí trả trước, chi phí phải tra, chi phí khác) theo

từng đối tượng, loại hình hoạt động và khoản mục chi phí; kiểm tra nội dung ghi

Trang 26

phân bổ chi phí chung cho các loại hình SXKD theo tiêu thức doanh thu thuần

Lập báo cáo phân tích chi phí và tính giá thành (định kỳ, đột xuất) phục vụ việc

điều hành của lãnh đạo công ty

- Kế toán thanh tốn nội bộ (cơng ty, ngành, tạm ứng): căn cứ giấy báo nợ

(có) và tài liệu kế toán liên quan; tiến hành kiểm tra tính chính xác, hợp lý và hợp lệ của hồ sơ thanh toán; trình lãnh đạo phê duyệt nội dung thanh toán để lập

chứng từ thanh tốn bù trừ cơng nợ

- Kế toán các hoạt động khác (cung cấp dịch vụ, các khoản đầu tư, thuê và

cho thuê tài sản hoạt động, nhượng bán tài sản ) phối hợp các phòng nghiệp vụ soạn thảo và trình ký các hợp đồng kinh tế, lập hóa đơn và tiến hành hạch toán

doanh thu hoạt động dịch vụ, lập đề nghị thanh toán các khoản chi phí phải trả

đến hạn

- Giúp Kế toán trưởng khảo sát giá cả thị trường trong việc mua sắm tài sản

và vật tư

Bộ phận 6: Kho quỹ

- Chịu trách nhiệm quản lý đảm bảo an toàn số lượng tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu trong quỹ; cũng như trong quá trình thu, vận chuyên và nộp tiền vào ngân hàng

- Thực hiện việc thu nộp, chỉ trả tiền mặt cho các đối tượng có liên quan căn

cứ vào phiếu thu chỉ đã được ký duyệt; vào số quỹ, cuối ngày chuyên giao lại

chứng từ và tiến hành kiểm tra đối chiếu tồn quỹ với kế toán thanh toán Phối hợp với kế toán thanh toán kiểm kê tiền mặt theo quy định (định kỳ hoặc đột

xuất) Chỉ được xuất quỹ tiền mặt nộp ngân hàng khi đã có phiếu chỉ được ký

duyệt Chỉ được để tồn quỹ đủ chi theo kế hoạch khi có sự chỉ đạo của lãnh đạo

phòng

Bộ phận 7: Vi tính

Hoàn thành các chương trình ứng dụng tin học trong quản lý kinh doanh tại đơn vị khi có yêu cầu của các phòng nghiệp vụ

Bảo quản hệ thống máy tính, có kế hoạch đề xuất ý kiến về việc đầu tư trang bị máy tính phù hợp và hiệu quả

Trang 27

- Ngày 29/11/2002 Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đã có quyết định số

480/XD-QĐ-HĐQT ban hành “Chế độ kế toán áp dụng tại Tổng công ty xăng

dầu Việt Nam” áp dụng tại Tổng công ty các đơn vị thành viên của Tổng công ty

trong đó có Công ty xăng dầu Tây Nam Bộ “Chế độ kế toán áp dụng tại Tống công ty xăng dầu Việt Nam” là phù hợp với các quy định hiện hành về chế độ kế

toán của nhà nước và yêu cầu quản lý của ngành xăng dầu và đã được Bộ Tài

chính chấp thuận tại công văn số 7108TC/CĐKT ngày 27/06/2002 CHUNG TU KE TOAN PHIEU KE TOAN CHUNG TU GOC MẠNG MÁY TÍNH CƠNG TY — CHƯƠNG TRÌNH PBM HỆ THÓNG BÁO CÁO SỐ KÉ TOÁN BAO CAO | ,; ( ( ( SO so

KIẾM _ | BẢO CAO | BẢO CÁO Í BẢO CÁO KE | KETOAN

TRA QUAN TRI CHINH TAL NHANH TOAN TONG CHI é SÓ HỢP TIẾT Ỷ Ỷ v 3.2.4 Hệ thống thông tin kế toán Ỷ a Tổ chức sử dụng hệ thống tài khoản kế toán: Ỷ Ỷ

Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo hệ thống tài khoản kế

toán được ban hành kèm theo ““Chế độ kế toán áp dụng tại Tổng công ty xăng dầu

Việt Nam” hệ thống tài khoản này phù hợp với các quy định hiện hành về chế độ

kế toán của nhà nước và yêu cầu quản lý của ngành xăng đầu và đã được Bộ Tài chính chấp thuận tại công văn số 7108TC/CĐKT ngày 27/06/2002

b Tố chức sứ dụng hệ thống báo cáo kế toán:

Trang 28

- Giá trị hàng tồn kho cuối ky = giá trị hàng tồn khô đầu kỳ + giá trị hàng

nhập - giá trị hàng xuất

- Phương pháp hạch toán chỉ tiết hàng tồn kho: sử dụng thẻ kho và thẻ bể

- Phương pháp tính giá hàng xuất kho: áp dụng phương pháp nhập trước

xuất trước (FIFO) dé tinh giá trị hàng xuất kho

- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Sử dụng phương pháp khấu hao

theo đường thắng

- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT): Công ty nộp thuế GTGT

theo quy định của nhà nước, sử dụng hoá đơn tự in theo mẫu đã được cục thuế

TP Cần Thơ cho phép Nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Thuế GTGT = Thuế GTGT đầu ra - thuế GTGT đầu vào

- Tổ chức các phương tiện công nghệ thông tin phục vụ cho công tác kế tốn: Cơng ty đã trang bị cho phòng kế toán phần mềm của ngành xăng dầu - Petrolimex (PBM -Petrolimex Business Management) và các phần mềm phục vụ văn phòng (Microsoft Office)

- Đơn vị tiền tệ sử dung trong ghi chép: VNĐ

- Niên độ kế tốn của Cơng ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào

ngày 31 thang 12 hang năm

3.3 TINH HINH HOAT DONG KINH DOANH XANG DAU HIỆN NAY CUA CONG TY XANG DAU TAY NAM BO

Công ty đã có mạng lưới bán lẻ rộng khắp gồm 37 cửa hàng trực thuộc và

hơn 140 đại lý, tống đại lý trên địa bàn Thành phố Cần Thơ và ba khu vực: Hậu

Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu

Hiện nay Công ty đang kinh doanh các mặt hàng: - Các mặt hàng xăng:

+ Xăng Mogas 90 không chì + Xăng Mogas 92 không chì + Xăng Mogas 95 không chì

Trang 29

+ Dau nhon truyén théng + Dầu nhờn động cơ + Dầu nhờn công nghiệp + Mỡ máy

- Ngoài ra còn có mặt hàng gas và phụ kiện Nguồn hàng kinh doanh của Công ty chủ yếu được nhập trực tiếp từ tàu ngoại và từ nội bộ ngành (từ Công ty

xăng dầu khu vực II)

Thị trường tiêu thụ của Công ty hiện nay khá rộng lớn Với việc hoàn thành và đưa vào sử dụng Tổng kho xăng dầu Miền Tây với sức chứa 105.000 m’- tấn, 01 cầu cảng có thể tiếp nhận tàu biển nước ngoài có trọng tải 15.000

DWT và 01 cầu cảng xuất tiếp nhận tàu có trọng tải 1.000 DWT đã giúp cho

Công ty xăng dầu Tây Nam bộ trở thành một Công ty đầu mối tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đảm bảo nguồn hàng cho các Công ty trong ngành tại các

địa bàn: An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cà Mau, Trà Vinh Song song với việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh và chính trị tại địa bàn trong nước, Công ty còn thực hiện họat động kinh doanh tái xuất sang thị trường

Campuchia và cung ứng xăng dầu cho các tàu biển ra vào các cảng trong khu

vực Thêm vào đó Công ty còn đảm đương nhiệm vụ dự trữ 15.500 m`- Tấn xăng

dầu cho nguồn dự trữ quốc gia

Năm 2007, Công ty đạt tổng sản lượng 637.000 mỶ- tắn, tăng 15% so với

năm 2006 Đạt được sản lượng khá cao như vậy do 2 nguyên nhân chính là nhu cầu xã hội tăng cao và công ty xây dựng thêm một số cửa hàng Sản lượng bán tái xuất tăng nhiều so với năm 2006, tuy nhiên phương thức tái xuất trực tiếp còn bị gián đoạn và phương thức mua bán phía khách hàng yêu cầu với cơ chế hiện hành cua Tổng công ty chưa trùng hợp được với nhau

Trang 30

Các chi nhánh trực thuộc cũng đã tích cực tìm kiếm phát triển thêm mạng lưới của mình vào năm 2007 Tùy điều kiện cụ thể, từng chi nhánh đã xây dựng

và áp dụng một số chính sách khách hàng, chính sách nội bộ với mục tiêu thúc

đây sản lượng bán Bên cạnh đó, những yếu tố khách quan như: khan hiếm nguồn hang, tăng giá bán cũng góp phan làm sản lượng của chỉ nhánh tăng so với năm

2006 Công tác đầu tư cơ sở vật chất, tổ chức — cán bộ thực hiện tương đối tốt 3.4 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN HIỆN NAY VÀ PHƯƠNG HUONG PHAT TRIEN CUA CONG TY XANG DAU TAY NAM BO

3.4.1 Thuận lợi

Uy tín của Công ty ở khu vực cùng danh tiếng lâu đời của Petrolimex - Công ty được thành lập ngay sau ngày Miền nam giải phóng, điều này đã tạo nên nét văn hóa riêng trong kinh doanh của Công ty nói riêng và của Petrolimex nói chung tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Là thành viên của Tổng công ty xăng đầu Việt Nam — Doanh nghiệp nhà nước kinh doanh xăng đầu lớn nhất Việt Nam nên nguồn hàng luôn được đảm bảo về số lượng và chất lượng

Công ty nằm ở trung tâm thành phố Cần thơ là trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long nên rất thuận lợi cho quan hên giao dịch mua bán xăng dầu Về

mặt cơ sở vật chất kỹ thuật, Tổng kho Miền Tây là một kho xăng dầu lớn và hiện đại nhất tại khu vực và rất thuận lợi cho việc vận chuyển đường thủy cũng như

đường bộ

Bên cạnh đó, Công ty còn có đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, lao động lành nghề được đào tạo chuyên sâu, có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc xem lợi ích Công ty gắn liền với

lợi ích cá nhân Hơn nữa, Công ty đã thiết lập được hệ thống cửa hàng bán lẻ

được trải rộng khắp các địa bàn ở khu vực phía Nam Các cửa hàng được trang bị

nhiều cột bơm mới, hiện đại, chính xác và an toàn

3.4.2 Khó khăn

Thị trường xăng dầu Thế giới diễn biến phức tạp gây nên những khó khăn

Trang 31

khai và ưu tiên sử dụng các nguồn nhiên liệu, năng lượng thay thế rẻ tiền hơn

như: than, khí, trấu,

Một số khách hàng lớn như điện, xi măng, hải quân thay đổi về loại hình

doanh nghiệp, hoặc phương thức mua hàng .làm phát sinh thêm các yêu cầu mới

khó khăn hơn trong việc duy trì và phát triển quan hệ hợp tác

Tình hình kinh doanh xăng dầu trên địa bàn kinh doanh của công ty ngày càng phức tạp hơn Nhiều đầu mối nhập khâu trực tiếp đã có mặt tại Cần Thơ với

hệ thống kho cảng hiện đại, khả năng cạnh tranh cao như: Saigonpetro, Công ty

liên đoanh dầu khí Mekong-Petro Mekong, Công ty dầu khí Đồng tháp, Vinapco, PDC Vũng Tàu, Petimex Đồng Tháp Ngoài ra, còn có một số doanh nghiệp tại

TP Hồ Chí Minh chào bán F.O (Mazout) tại thị trường Miền Tây với giá rất thấp

đã gây áp lực lớn đối với công ty trong hoạt động bán buôn F.O — vốn là măng hoạt động tương đối ồn định và là thế mạnh của công ty từ trước đến nay

Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ chính thức ban hành quyết định thu hồi hai khu đất: kho Cần Thơ và kho Cái Răng, do đó công ty phải xây đựng và tổ chức triển khai phương án di dời liên quan đến tat cả các lĩnh vực hoạt động

của công ty

Tốc độ phát triển mạng lưới bán lẻ của tư nhân khá nhanh, phương thức

bán hàng linh hoạt (bán tận nơi, thanh toán chậm, hậu mãi ) vì chất lượng

không đúng tiêu chuẩn, không đủ hàng Trong khi đó Công ty là doanh nghiệp

nhà nước luôn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định làm cho sức cạnh tranh ở

khu vực bán lẻ giảm sút

3.4.3 Phương hướng phát triển

Tình hình thị trường xăng dầu thế giới và trong nước ngày càng chuyển biến phức tạp khó lường Những ngòi nỗ chiến tranh, nội chiến tại các khu vực nhạy cảm như Trung Đông, Đông Á luôn luôn trong tình trạng căng thắng và tác động đến thị trường xăng đầu hàng ngày

Do đó, việc đưa ra mục tiêu và phương hướng phần đấu cho tương lai là điều rất cần thiết Chính vì vậy, Công ty đã đề ra kế hoạch cho năm 2008 như sau:

- Phấn đấu giữ thị phần khoảng 30% trên địa bàn được phân công, tăng

Trang 32

- Tăng cường hiệu quả khai thác Tổng kho xăng dầu Miền Tây, tiếp tục

tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển mạng lưới bán lẻ

- Khai thác tốt nguồn lực nội tại của công ty, đảm bảo việc làm và ổn định

đời sống công nhân viên

- Thực hiện tốt việc chống tham nhũng, chương trình thực hành tiết kiệm chống lãng phí Với các chỉ tiêu cụ thể: Tổng sản lượng thực hiện: 644.300 mỶ- tấn Trong đó : + Bán buôn trực tiếp :— 57.500 m”-tấn + Bán qua đại lý, tổng đại lý : 116.300m*- tấn + Bán lẻ :— 58.800m'- tấn + Bán tái xuất : 135.000 m”- tấn + Bán nội bộ ngành : 236.700 mỶ- tấn + Di chuyên nội bộ ngành : 40.000 m”- tấn Với các biện pháp chính:

- Tổ chức bộ phận tiếp thị, chăm sóc khách hàng, xây đựng và áp dụng cơ

chơ bán hàng linh động về giá bán, chỉ phí giao dịch, quyền lợi trực tiếp cho người bán hàng Xây dựng và công bố chương trình khuyến mại khách hàng cho

cả năm

- Tăng cường gặp gỡ, thăm hỏi cấp lãnh đạo công ty, kết hợp với việc

nghiên cứu áp dụng chính sách mạnh hơn để thiết lập và củng cố quan hệ hợp tác

với các khách hàng hộ công nghiệp lớn

- Tăng cường chất lượng công tác hạch toán và phân tích tài chính ở cả văn phòng công ty và các chỉ nhánh, đám bảo các thông tin tài chính đạt yêu cầu kịp

thời, đặt biệt là đảm bảo độ tin cậy cao, làm căn cứ cho việc ban hành các quyết

định kinh doanh hợp lý

- Xây dựng phương án khoán chỉ phí tiếp thị, chỉ phí tiền lương cho cá nhân, bộ phận để kích thích gia tăng sản lượng Đây mạnh các biện pháp tiết

Trang 33

Chuong 4

PHAN TICH THUC TRANG CHI PHI HAO HUT TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU TÂY NAM BỘ

4.1 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ HAO HUT CAC NAM (2005 -—

2007)

4.1.1 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHI PHÍ HAO HUT (2005 — 2007)

Phân tích biến động chỉ phí là so sánh chỉ phí thực tế và chi phí định mức để xác định biến động (chênh lệch) chỉ phí, sau đó tìm nguyên nhân ảnh hưởng

đến sự biến động và đề xuất biện pháp thực hiện cho kỳ sau nhằm tiết kiệm chỉ phí Chỉ phí thực tế có thể cao hoặc thấp hơn chỉ phí định mức, do đó muốn tiết

kiệm chi phi can phải:

- Nhan biét những lợi thế làm giảm chi phí để tận dụng tiếp tục

- _ Nhận biết những bắt lợi tàm tăng chỉ phí để có biện pháp khắc phục

- _ Đưa ra mức định mức mới phù hợp hơn

Tình hình chỉ phí hao hụt của Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ giai đoạn từ 2005 — 2007 thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.1.1.1 Chỉ phí hao hụt giai đoạn 2005 — 2007 Đơn vi tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Chi phi hao hụt 10.468.530.274 | 10.112.109.966 | 17.781.835.423

Tông chi phí của DN 40.690.844.138 | 48.222.240.999 | 67.939.227.949

Tỷ lệ chỉ phí hao hụt trên tổng chỉ phí 25,73 % 20,97 % 26,17%

Nguồn số liệu: Phụ biểu xuất hàng hóa và Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (P Kế toán)

Nhận xét: Qua bảng số liệu, ta nhận thấy chi phi hao hụt chiém ty trong

khá lớn (từ khoảng 21% đến hơn 26%) tổng chỉ phí của doanh nghiệp trong ba năm gần đây Năm 2007, xét về số tuyệt đối, chỉ phí hao hụt tăng đột biến lên

đến 17.781.835.423 đồng (so với hai năm 2005 và 2006) Để có nhận xét cụ thé

Trang 34

Bang 4.1.1.2 Bang số liệu lượng hao hụt, chỉ phí và giá vốn bình quân giai đoạn 2005 — 2007 ĐVT: đồng Chênh lệch năm 2005 so Chênh lệch năm 2006 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Nam 2007 voi nam 2006 so với năm 2007 Số tiền (Đồng) Tỷ lệ Số tiền (Đồng) | Tỷ lệ

Chi phi hao hut 10.468.530.274 | 10.112.109.966 | 17.781.835.423 -356.420.308|_ -3,40% | 7.669.725.457 | 75,85%

Lượng hao hụt tât cả các mặt hàng ( Lít 1.838.681 1.504.629 1.719.148 -334.052 | -18,17 % 214.519 | 14,26% 15°C, kg ) Giá vốn bình quân các mặt hàng Tông công ty 5.694 6.721 10.343 1.027 | 18,04 % 3.623 | 53,90% giao cho Công ty

Ngn: Phịng Kề tốn và Phòng kỹ thuật

- Nam 2006, chi phi hao hut giam 3,40 % tương ứng với 356.420.308 đồng so với năm 2005 Việc giảm là do:

o Luong hao hut nam 2006 so với năm 2005 giảm 334.052 (Lít 15°C, kg) tương ứng với tỷ lệ giảm là 18,17%

o_ Giá vốn bình quân Tổng công ty giao năm 2006 so với năm 2005 tăng 1.027 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 18,04%

- Sang nim 2007, chi phi hao hụt tăng vọt lên đến 75,85 % tương ứng với số tiền là 7.669.725.457 đồng so với năm 2006 Nguyên nhâi chỉ phí hao hụt tăng nhiều như thế là đo lượng hao hụt xăng dầu và cả giá vốn đều tăng Cu thé 1a:

o_ Lượng hao hụt các mặt hàng năm 2007 tăng đến 214.519 (Lít 15°C, kg) ứng với tỷ lệ tăng 14,26%

o Gia vén bình quân năm 2007 cũng tăng mạnh khoảng 53,9 % so với năm 2006, ứng với 3.623 đồng

Nhìn chung, mức chỉ phí hao hụt thấp nhất trong các năm là chỉ phí của năm 2006 Nguyên nhân sự giảm chỉ phí vào năm 2006 và tăng vọ chi phí hao hụt vào năm 2007 sẽ sẽ được phân tích sâu hơn ở phần tiếp theo Qua bảng số liệu trên, ta cũng nhận thấy giá vốn không d‹ Công ty quyết định mà bị động từ mức giao của Tổng công ty và thường xuyên biến động (có khi đến 2 mức giá trong một tháng), do đó t: chỉ xem xét giá vốn bình quân khi phân tích biến động về giá

Trang 35

4.1.2 PHAN TiCH BIEN DONG VE LUONG HAO HUT XANG DAU GIAI DOAN 2005 — 2007

Bang 4.1.2 Bảng số liệu lượng hao hụt quyết toán giai đoạn 2005 — 2007 DVT: Lit 15 Mat hang | Nam 2005 | Nam 2006 | Nam 2007 Chénh lệch năm 2006 so với năm 2005 Chênh lệch năm 2007 so Luong Tỷ lệ (% ) Lượng XĂNG 431.693 514.147 587.812 82.454 19,10 73.665 M95 12.425 46.223 45.797 33.798 272,02 (426) M92 175.583 395.418 542.015 219.835 125,20 146.597 M90| 243.685 72.506 - (171.179) (70,25) - K.O 35.247 49.786 96.318 14.539 41,25 46.532 D.O 632308| 6133l6| 562.986 (18.992) (3,00) (50.330) F.O 739.433 327.380 472.032 (412.053) (55,73) 144.652 TONG 1.838.681 | 1.504.629 | 1.719.148 (334.052) (18,17) 214.519

Ghi chi: Mặt hàng xăng 90 không có số liệu vào năm 2007 vì Công ty đã ngừng mua bán mặt hang này

Nguồn só liệu: Phòng kỹ thuật Công ty xăng dâu Tây Nam Bộ

Trang 36

Nhận xét:

Qua bảng số liệu ta thấy:

Chênh lệch lượng hao hụt năm 2006 giảm so với năm 2005 là 334.052 (Lit 15°C, kg ) tương ứng với 18,17% do:

o Lượng hao hụt của mặt hàng xăng 95, xăng 92 và K.O tăng 268.172

(Lit 15°C)

o Tuy nhién, lugng hao hụt của mặt hàng xăng 90, D.O và F.O lại giảm

một lượng lớn là 602.224 (Lit 15°C, kg) Nguyên nhân của sự chênh lệch:

(xem phụ lục số liệu biêu hao hụt công đoạn trang 53)

- _ Đối với xăng 95: hao hụt năm 2006 tăng do hao hụt các công đoạn

đều tăng (trừ công đoạn chuyền bề giảm rắt ít): 28.911 (Lít 15°C)

- _ Đối với mặt hàng K.O: hao hụt năm 2006 tăng là do hao hụt công

đoạn vận chuyển tăng 24.450 (Lít 15°C)

- — Đối với xăng 92: hao hụt năm 2006 tăng là do hao hụt các công đoạn đều tăng với tong lượng tăng là 211.445 (Lít 15C), trừ công đoạn súc rửa lượng hao hụt giảm 3.029 (Lít 15°C)

- Déi voi mat hang D.O: hao hut nim 2006 giam 14 do hao hụt các công đoạn: vận chuyển, nhập, súc rửa và chuyển bề đều giảm với lượng

giảm là 63.482 (Lít 15°C) Trong khi đó, hao hụt công đoạn xuất và tồn

chứa chỉ tăng lượng thấp 14.633 (Lít 15°C)

- _ Đối với mặt hàng F.O: hao hụt năm 2006 giảm là do hao hụt công đoạn nhập và vận chuyển giảm 5.142 kg

Chênh lệch lượng hao hụt năm 2007 tăng so với năm 2006 là 214.519

(Lít 15°C, kg ) tương ứng với 14,26% do:

o Luong hao hụt của mặt hàng xăng 92, K.O và F.O tăng một lượng là

337.381 (Lit 15°C, kg )

© Lượng hao hụt của mặt hàng xăng 90 không có vì công ty không kinh đoanh mặt hàng này nữa Tuy nhiên đã giúp tiết giảm khoảng hao hụt cho mặt hang nay so với năm 2006 là 72.056 (Lit 15°C)

o_ Lượng lượng hao hụt D.O và xăng 95 lại giảm 50.756 (Lit 15°C, kg)

Trang 37

(xem phụ lục số liệu biểu hao hụt công đoạn trang 53)

-_ Đối với xăng 92: hao hụt năm 2007 tăng do hao hụt các công đoạn

đều tăng với tổng lượng tăng: 28.911(Lít 15°C), trừ công đoạn tồn chứa giảm 16.470 (Lít 15°C)

- Déi voi mat hang K.O: hao hut nim 2007 tăng là do hao hụt các công

doan tang: 87.326 (Lit 15°C), trừ công đoạn vận chuyên giảm một lượng là

24.297 (Lit 15°C)

- Déi voi xăng F.O: hao hut năm 2007 tăng là do hao hụt công đoạn

nhập và xuất tăng với tổng lượng tăng là 129.516 kg, trong đó, công đoạn nhập tăng rất cao: 127.289 kg; các công đoạn khác lượng hao hụt giảm lượng ít: 9.119 kg

-_ Đối với mặt hàng D.O: hao hụt năm 2007 giảm là do hao hụt các công đoạn: vận chuyền, xuất, chuyền bể và tồn chứa đều giảm với lượng

giảm là 103.580 (Lít 15°C) Trong khi đó, hao hụt công đoạn nhập và súc

rửa chỉ tăng 95.686 (Lit 15°C)

-_ Đối với xăng 95: hao hụt năm 2007 giảm do hao hụt các công đoạn

đều giảm với lượng là 2.658 (Lit 15°C) Trong khi đó hao hụt chuyền bể chi tăng 458 (Lit 15°C)

Nguyên nhân chính của việc lượng xăng dầu năm 2006 giảm là đo: Tổng kho xăng đầu Miền Tây đã hoàn thành giai đoạn 2 và đưa vào sử dụng với công

suất tối đa Chính nhờ công nghệ hiện đại và được đầu tư bể chứa mới nên đã tiết

kiệm lượng hao hụt đáng kế cho Công ty trong năm này

Tuy nhiên, năm 2007 lượng hao hụt lại tăng lên hơn 200.000 (Lít 15, kg) là đo hai nguyên nhân khách quan: Tổng kho xăng dầu Miền Tây bắt đầu tiếp nhận những chuyến tàu ngoại làm lượng hao hụt khâu nhập tăng lên Đồng thời,

UBND thành phố yêu cầu phải đi dời các kho Cần Thơ, Cái Răng và Bình Thủy

nên Công ty phải vét hàng ở các kho này Lượng hao hụt tăng chủ yếu là do hao hụt công đoạn súc vét và chuyền bề tăng đột biến

Nếu xét kỹ hơn, so lượng hao hụt năm 2007 với lượng hao hụt năm 2005

thì lượng hao hụt năm 2007 vẫn thấp hơn Điều đó chứng tỏ sự nỗ lực quản lý của Công ty Và chắn chắn rằng nếu không do 2 nguyên nhân khách quan trên

Trang 38

4.1.3 PHÂN TÍCH SỰ THAY DOI GIA VON GIAI DOAN 2005 — 2007

Bang 4.1.3 Bang số liệu giá vốn bình quân các mặt hàng xăng dầu giai đoạn 2005 — 2007 DVT: dong/ Lit 15°C, kg

Chénh lệch năm 2006 so với Chênh lệch năm 2007

MAT HANG | NAM 2005 | NAM 2006 | NĂM 2007 năm 2005 so với năm 2006 Lượng Tỷ lệ (%) Lượng Tỷ lệ (%) M95 6.450 8.192 11.789 1.742 27,01 3.597 43,91 M92 6.896 8.104 13.211 1.208 17,52 5.107 63,02 M90 6.881 7.925 - 1.044 15,17 - - KO 4.800 6.403 10.345 1.603 33,40 3.942 61,56 D.O 4.934 5.500 10.322 566 11,47 4.822 87,67 F.O 4.200 4.200 6.050 - - 1.850 44,05 Giá von 5.694 6.721 10.343 1.027 18,04 3.623 53,90 binh quan

Nguôn số liệu: Phịng Kế tốn Cơng ty xăng dầu Tây Nam Bộ

Ghi chú: Mặt hàng xăng 90 không có số liệu vào năm 2007 vì Công ty đã ngừng mua bán mặt hàng này

Trang 39

Nhân xét:

Nhìn chung, giá vốn bình quân của các mặt hàng đều tăng trong giai đoạn

từ 2005 — 2007 Cu thé:

© Chénh Iéch giá vốn năm 2006 so với năm 2005 như sau:

-_ Xăng 95 có giá tăng cao nhất trong các mặt hàng xăng dầu khoảng

1.742 đồng/lít, tuy nhiên mặt hàng K.O lại đứng đầu về tỷ lệ tăng giá (33,4%) -_ Mặt hàng F.O giữ nguyên mức giá vốn là 4.200 đồng/kg qua 2 năm

2005 và 2006

© Chênh lệch giá vấn bình quân năm 2007 so với năm 2006 như sau:

- Xăng 92 có mức tăng giá cao nhất so với các mặt hàng xăng dầu

khoảng 5.107 đồng/lít (tương ứng với 63,02% về tỷ lệ tăng)

- Ty Ié tang gia vốn của mặt hàng D.O tăng rất cao so với năm 2006 xấp

xi đạt 87,67%

-_ Giá vốn bình quân của tất cả các mặt hàng xăng dầu năm 2007 tăng

đến 3.623 đồng/(lít, kg) tương ứng với 53,90% về tỷ lệ tăng

Việc tăng giá vốn của các mặt hàng xăng dầu đều do Tổng công ty quyết

định và giao mức giá đó về cho các đơn vị cơ Sở Tuy nhiên, mục tiêu của

Petrolimex là muốn giá xăng chạy dần lên tiệm cận với mặt bằng giá quốc tế, sau đó tăng giảm giá theo lộ trình của thế giới Nguyên nhân chung của việc tăng giá

hàng năm, đó là:

-_ Việt Nam là nước phải nhập khâu 100% sản phẩm xăng dau, dĩ nhiên

sự gia tăng giá xăng dầu trên thị trường thé giới cũng kéo theo sự gia tăng liên

tục của giá xăng dau tai thi trường Việt Nam

-_ Ngoài ra, để tránh tình trạng pha lẫn xăng dầu dẫn đến giảm chất lượng xăng dầu, Petrolimex phải tốn một khoản chỉ phí pha màu chuẩn và các khoản

chỉ phí khác nên cũng là nguyên nhân phải tăng giá vốn

- Vào ngày 09/01/2007, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định

04/2007/QĐ-BTC về việc ban hành tăng mức thuế suất nhập khẩu xăng dầu

Mức thuế suất nhập khẩu mazut từ 5% tăng lên 10%, các mặt hàng còn lại đều áp

Trang 40

dụng mức thuế chung 15% thay cho mức thuế cũ là 10% Chính nguyên nhân nay đã làm cho giá vốn bình quân các mặt hàng xăng dầu năm 2007 tăng đến 53,9 %

® — Những nguyên nhân làm lượng hao hụt tăng:

- Vé công tác kỹ thuật: do tình trạng bể chứa xuống cấp, công nghệ đã

cũ dẫn đến hao hụt lớn, có đáy bề bị lũng như bể R11 phải dằn nước đáy do yêu

cầu đáp ứng sức chứa

-_ Về lưu chuyền hàng hóa: tiến độ nhập chưa được hợp lý dẫn đến nhiều

lúc phải vét bồn nồi tạo hao ht quỏ ln

đâ — Những nguyên nhân làm lượng hao hụt giảm:

- Hao hụt thực tế giảm trong công ty so với định mức Tổng công ty là

kết quả của công tác đầu tư hiện đại hóa kho bề và các bến xuất

-_ Đối với khối cửa hàng bán lẻ: Công ty khoán gọn hao hụt tổng hợp các

khâu Thực tế lượng hao hụt tại các cửa hàng luôn ôn định

-_ Đối với Tổng kho XD Miền Tây: do được đầu tư các trang thiết bị hiện

đại (thiết bị xuất bán tự động hóa, trang bị mái phao) cho các bể chứa xăng nên

các công đoạn hao hụt tại Tổng kho Xăng dầu Miền Tây giảm đáng kể so với định mức công đoạn Tổng công ty giao

Nhận xét chung về biến động chỉ phí hao hụt giai đoạn 2005 — 2007:

Giá vốn bình quân các mặt hàng tăng liên tục qua các năm làm chỉ phí

cũng biến thiên tăng tỉ lệ thuận với giá Tương tự như vậy, lượng hao hụt tăng

hay giảm cũng ảnh hưởng đến chỉ phí hao hụt của năm tăng giảm theo hướng tỉ lệ thuận.Tuy nhiên, trong năm 2006 giá vốn tăng chỉ khoảng 18,04% trong khi

lượng hao hụt lại giảm đáng kể nên chỉ phí hao hụt năm 2006 là chỉ phí thấp nhất

trong giai đoạn 2005 - 2007 Đến năm 2007, lượng hao hụt tăng 14,26% và cả giá vốn tăng vọt lên 53,90% đã làm cho chỉ phí hao hụt tăng đến 75,85% Có thé

nói, lượng hao hụt phát sinh và giá vốn bình quân của các mặt hàng đều gay tac dong đến chi phi hao hut Dé tiét giam khoan muc chi phi nay, phai đầu tư trang thiết bị công nghệ hiện đại cho các kho và cửa hàng Song song đó, phải tiết giảm

tối đa các chỉ phí đầu vào và các chỉ phí phát sinh khác nhằm làm giảm giá vốn

của các mặt hàng xăng dâu

Ngày đăng: 26/04/2021, 04:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w