1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu KỸ THUẬT NUÔI TRÙN QUẾ

7 1,3K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 90,5 KB

Nội dung

Kỹ Thuật nuôi trùn quế Phạm Anh Ngữ KỸ THUẬT NUÔI TRÙN QUẾ (Perionyx - Excavatus) PHÙ CÁT: 2011 1 Kỹ Thuật nuôi trùn quế Phạm Anh Ngữ KTNT - Thức ăn: Mỗi ngày trùn (giun) quế tiêu thụ một lượng thức ăn tương đương với trọng lượng cơ thể chúng, nên phải đảm bảo đủ lượng thức ăn cần thiết cho trùn. Thức ăn gồm: phân bò, trâu, dê, heo, gà, vịt, rơm, rạ . (phân gà, phân heo, phân vịt phải ủ hoai). Giống: Nên liên hệ các trại chăn nuôi để có nguồn giống khoẻ, đảm bảo chất lượng. Chuồng trại: Nếu nuôi trùn với mục đích tăng thành phần dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm, thủy - hải sản thì chuồng có thể tận dụng chum, chậu, bể nước không còn sử dụng. Nếu nuôi với quy mô lớn có thể làm chuồng bằng tấm bạt nylon. Thông thường chuồng xây ngang 1,5m, cao 0,5m, dài 2m trở lên. Chuồng được che phủ bằng lá dừa là tốt nhất vì vừa tạo được bóng mát, vừa giữ được độ ẩm. Chuồng trại phải bảo đảm thông thoáng, không khí ra vào lưu thông. Chất nền: Là yếu tố quan trọng cho trùn trong thời gian đầu sinh sống, là nơi trú ẩn khi trùn tiếp xúc với môi trường mới và phải đạt các yếu tố sau: tơi xốp, sạch, giàu dinh dưỡng . Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp nhất cho trùn phát triển là từ 20 - 28 độ C. Bà con ở khu vực phía Bắc cần chú ý: vào mùa đông nhiệt độ xuống thấp, phải che chắn kỹ, thắp đèn vào ban đêm để giữ nhiệt độ ở mức thích hợp, tránh trường hợp trùn bị ngủ đông. Độ ẩm: Nước là thành phần quan trọng nhất, chiếm khoảng 65 - 80% trọng lượng cơ thể trùn nên phải thường xuyên tưới nước cho trùn (ít nhất 2 lần /ngày). Nhận biết độ ẩm thích hợp bằng cách: Lấy tay nắm phần sinh khối trong chuồng sau đó thả ra, nếu thấy phần sinh khối còn giữ nguyên và tay ta chỉ ướt là đủ, nếu thấy nước chảy ra hoặc phần sinh khối bị vỡ và rơi xuống là quá ướt hoặc quá khô. Ánh sáng: Trùn rất sợ ánh sáng nên phải che chắn chuồng thật kỹ vào ban ngày để tránh tia tử ngoại lọt vào chuồng. Không khí: Khí CO2, H2S, SO3, NH4 là kẻ thù của trùn nên phải đảm bảo thức ăn sạch sẽ, không có các thành phần hóa học gây bất lợi cho trùn, chuồng trại. Cho ăn: Sau khi bỏ giống được 2 ngày, tiến hành cho trùn ăn, lượng thức ăn mỗi lần khoảng 8cm trên mặt luống. Sau đó, tiếp tục cho trùn ăn khi thấy trên bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ. Chú ý không nên cho trùn ăn khi lượng thức ăn cũ còn quá nhiều, vì lượng thức ăn bị tồn đọng làm cho trùn chỉ lo tập trung ăn và sống phía dưới luống mà không sống trên bề mặt. Điều này khiến cho trùn giảm khả năng sinh sản. Sinh sản: Trùn là loài lưỡng tính, mỗi con đều có cả bộ phận sinh dục đực (tinh hoàn) và bộ phận sinh dục cái (buồng trứng). Bộ phận sinh dục này nằm ở vị trí đốt thứ 18 đến 22, lệch về phía đầu, đây được gọi là đai sinh dục. ở đốt thứ 6 - 8 có hai lỗ, đây là nơi có túi nhận tinh. Tinh trùng của con này sẽ vào túi nhận tinh của con kia và tạm thời ở đó để chuẩn bị cho sự thụ tinh tiếp theo. Lúc này, đai sinh dục dày lên, nhận một ít trứng rồi di chuyển lên phần đầu trùn và nhận tinh trùng ở túi đựng tinh, sau đó thoát ra ngoài và tự thắt chặt hai đầu lại thành kén. Số lượng kén đẻ ra tuỳ thuộc vào giống và tuổi trưởng thành của trùn. Sau khi kén đẻ 2 - 4 tuần có thể nở. Trung bình mỗi kén nở ra 6 - 20 trùn con và chỉ sau 70 ngày, trùn con sẽ thuần thục và trưởng thành. Trùn sinh sản quanh năm, trung bình một tuần một lần. Nhân luống: Sau 2 tháng lượng trùn được nhân đôi, có thể tách trùn để nhân luống hoặc cho gia súc, gia cầm ăn. Trước khi nhân luống 3 ngày phải cho trùn ăn. Lúc này trùn tập trung trên bề mặt luống, ta lấy phần trên của luống khoảng 20cm bỏ vào luống mới và tiếp tục cho luống cũ ăn cho đến khi đầy luống. Thu hoạch: Nhử mồi là phương pháp thu hoạch hữu hiệu nhất. Sau khi cho trùn ăn được 3 ngày, lấy khoảng 20cm bề mặt trên luống. Trải tấm nylon ngoài sân trống có ánh nắng càng tốt. Đổ phần hỗn hợp này lên tấm nylon, sau đó gạt bỏ phần phân trùn bên trên vì trùn sợ ánh nắng nên trốn xuống phía dưới. Chú ý lấy lớp phân trùn này cho trở lại luống để tiếp tục nuôi như chất nền. Trong trường hợp luống đã đầy phân mà không có chuồng mới (chuồng trống) để nhân giống hoặc vì trời mưa nhiều không thể tách được trùn và phơi phân, có thể làm như sau: Xúc toàn bộ sinh khối trong chuồng đổ sang một bên, sau đó dùng phên tre để chắn lại, dùng cọc tre để giữ phên. Bỏ thức ăn mới vào phần chuồng trống, trùn sẽ nghe được mùi thức ăn mới và chui sang. Khi có điều kiện thích hợp thì bắt trùn hoặc trời nắng sẽ phơi phân trùn dễ dàng hơn. Cách sử dụng: Trùn quế: Sấy khô, nghiền nát làm thức ăn cho cá cảnh; chế biến thực phẩm cho gia súc, gia cầm hoặc cho ăn sống. Phân trùn: Phơi khô cho vào bao hoặc đem ra sử dụng ngay. Bà con nuôi tôm, cá có thể dùng phân trùn để xử lý nước cho ao rất hữu hiệu. Trên thực tế, việc nuôi trùn phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường như: thời tiết, độ ẩm và khu vực nuôi. Minh Huệ Theo tài liệu của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia) Kỹ thuật nuôi trùn Quế (Perionyx - Excavatus) I. Sinh học trùn quế: - Trùn Quế là sinh vật lưỡng tính ( có cả cơ quan sinh dục đực và cái) - Quá trình bắt cặp: Hai trùn Quế bám vào nhau theo chiều ngược lại để mỗi con nhận được tinh trùn của con kia. việc thụ tinh xảy ra ở đai sinh dục và đai hình thành kén có dạng quả lê. 2 Kỹ Thuật nuôi trùn quế Phạm Anh Ngữ - Sau 14 - 21 ngày, mỗi kén nở cho 10 - 20 trùn con. trùn con màu trắng, sau 5 - 6 ngày có màu hồng và đỏ dần. Trưởng thành (0,8 - 1,2g/con) → sinh đẻ con(20 ngày) → Kén (12-18 ngày) Ấp trứng (2 - 3 tuần) → Trùn con (5mg/con). Từ trưởng thành đến ra trùn con là khoảng 4 - 6 tuần - Nhiệt độ thích hợp: 25- 30 0 C - Độ ẩm thích hợp: 75 - 80 % ( để nhận biết độ ẩm 80%, dùng tay nắm sinh khối bóp nhẹ và buông sinh khối ra, nước còn dính tay là vừa, nếu bóp nhẹ sinh khối nước rỉ ra kẻ tay là độ ẩm bảo hòa trùn sẽ nở ít) - Trùn hô hấp qua da - Trùn chịu được độ pH = 4 đến 8. Tốt nhất là pH = 6.5 - Trùn sợ ánh sáng, tiếng động, hóa chất bảo vệ thực vật, muối, vôi - Trùn Quế thường không có bệnh chúng chỉ ăn ít do môi trường sống quá chua (pH thấp). Giải quyết trường hợp này, dùng bột CaCo 3 (vôi), pha ra nước loãng đổ vào sinh khối. - Kẻ thù tự nhiên của trùn bao gồm họ hàng nhà chuột, côn trùng (kiến, gián, ruồi) nhện, rắn, rết, cóc, ếch, nhái, chim và các giống gia cầm (gà , vịt) bọ gọng kềm . - Trùn Quế có thể sống trong nước từ 10 - 30 ngày - Trùn Quế thịt mềm, màu sắc đẹp hàm lượng đạm cao (60-70% chất khô) thích hợp cho chăn nuôi tôm cá gia cầm. II. Cách nuôi và chăm sóc A. Vật liệu : - Dụng cụ chứa giai đoạn nhân đàn là: thúng giạ, cần xé, thau nhựa. Phải đảm bảo không làm thay đổi độ ẩm của sinh khối, không để trùn bò đi. - Thức ăn của trùn: Công thức tốt nhất 60% chất xơ và 40% chất đạm. Chất đạm, từ phân trâu bò, phân dê, phân thỏ, có thể hoai hoặc tươi. Phân heo, gà vịt cần phải hoai và độn thêm 50% rơm hoai. - Mùn cưa lót nền ( trừ mạt cưa bạch đàn có mùi cay). - Găng tay. - Bạt nylon dùng để làm bồn, thu hoạch trùn. - Chiếu đệm che bớt ánh sáng trên mặt bồn. - Mái che bồn trùn tốt nhất là lợp bằng lá. B. Cách nhân đàn ( gây giống, ban đầu) : Nhân đàn trùn qua 3 giai đoạn: 1/ Giai đoạn thúng thau chậu: (có diện tích mặt bằng nhỏ) - Dùng thúng giạ, thau chậu; lót ở dưới đáy 1 lớp lưới (loại lưới phơi lúa). - Rải 1 lớp mạt cưa, dày 3cm. - Rải 1 lớp phân hoai, dày 3cm. - Rải trùn giống với sinh khối. - Tưới nhẹ nước và đậy hở, bằng bao, đệm. - Sau 2 ngày bốc trùn lên thấy trùn hoạt động bình thường ta bắt đầu cho trùn ăn, lớp phân hoai cho ăn dày tối đa 3 - 5 cm. Sau khi trùn ăn hết phân ta cứ lần lượt cho ăn với lớp phân dày 3cm cho đến khi đầu thúng, thau, chậu. 2/ Giai đoạn bồn (2m 2 ): Ta dùng bạt nylon làm bồn diện tích 2m 2 , cao 50 - 60cm, đáy bồn nghiêng về 1 bên, để lỗ thoát nước, dùng lưới lót lại nơi có lỗ thoát nước. - Rải 1 lớp mạt cưa đều nằm ở đáy bồn dày 3cm. - Rải 1 lớp phân bò hoai hoặc tưới dày 3cm lên lớp mạt cưa. - Rải đều thúng trùn với sinh khối ra đều bồn 2m 2 , tưới ẩm. Sau 2 - 3 ngày cho trùn ăn phân nửa diện tích bồn 2m 2 , lớp thức ăn dày 3cm (khi cho ăn, bên nào thì đậy bên đó bằng chiếu đệm). Khi trùn ăn hết phân ta cho trùn ăn phần diện tích còn lại của bồn đến khi dầy bồn 2m 2 3/ Giai đoạn bồn (20m 2 ): Ta làm bồn 20m 2 bằng bạt nylon có mái che bằng lá, hình thức và cách cho ăn, chăm sóc như bồn 2m 2 C. Thu hoạch trùn: Muốn thu hoạch trùn ta phải biết cách, tính số lượng trùn trong bồn. - Vì trùn ăn phân hữu cơ bằng trọng lượng trùn trên ngày (trùn nặng 1 kg mỗi ngày trùn ăn 1g phân) Trọng lượng phân / Số ngày trùn ăn = Trọng lượng trùn trong bồn Thí dụ: 500kg phân/100kg trùn = 5 ngày Có 2 cách thu hoạch trùn 1/ Cách dẫn dụ: (cách công nghiệp) Khi bồn trùn đầy, ta vun tất cả lượng sinh khối về 1 bên bồn, chừa 1 khoảng trống 20cm, rải thức ăn trong khoảng trống 20cm, dày 3cm; đậy bồn trùn với lớp thức ăn mới, tưới ẩm lớp thức ăn từ 7 - 10 ngày trùn sẽ gom về bên lớp thức ăn mới, ta sẽ dễ dàng thu hoạch. 2/ Thu hoạch dần: ( phương pháp gạt) - Trải tấm bạt nylon ngoài nắng - Đổ sinh khối bằng cách vun đống hình tháp. Trùn gom lại, ta thu hoạch, phần sinh khối phân còn lại cho trở vào bồn ta tiếp tục nở ra (do còn kén và trùn còn trong phân tiếp tục sản xuất). D/ Chăm sóc trùn: - Cần bao lưới, hoặc che chắn kỹ bồn nuôi. Ngoài việc giữ đủ ẩm tốt còn tránh chuột bọ làm tổ hay kiến gián xâm nhập. - Thường xuyên dọn dẹp sách bồn bắt bọ gọng kềm. - Tưới đủ ẩm hằng ngày kiến sẽ không vào bồn qua vách bồn từ có dùng thuốc Fendona (1gói/lít nước) tha vào vách bồn sẽ hạn chế được kiến. - Trùn hô hấp qua da, thỉnh thoảng xới xáo bồn, dễ thoáng khí giúp trùn phát triển tốt. - Lưu ý độ ẩm tốt, nhiệt độ tốt trùn phát triển tốt. Kỹ Thuật nuôi giun Quế Ngày đăng: 10/03/2009 Theo Nhà Nông Nuôi trùn đất tuy là một nghề mới phát triển nhưng rất hữu ích và phù hợp với điều kiện của mọi gia đình. Loài trùn đất với chức năng sống tự nhiên sẽ góp phần phân hủy rác và các chất phế thải hàng ngày trong gia đình bạn thành nguồn thức ăn mà động vật ưa thích, trùn đất có hàm lượng protein chiếm 70% khối lượng. Đây chính là nguồn thức ăn giàu đạm tại chổ cho hầu hết các con vật nuôi 3 Kỹ Thuật nuôi trùn quế Phạm Anh Ngữ trong gia đình chúng ta, đồng thời cũng là nguồn cung cấp phân bón hữu cơ quí báo cho cây trồng. Muốn nuôi trùn đất trong hộ gia đình chỉ cần 02 điều kiện sau: - Có nguồn phân động vật tại chổ như phân gà, phân heo, phân trâu bò, phân thỏ, . đây là nguồn rất dễ kiếm đối với những hộ nông dân, đặc biệt là những hộ kinh tế VAC, đó là thức ăn tuyệt vời của trùn đất. - Phải có một chuồng nuôi thích hợp: Tất cả những dụng cụ đựng mà đảm bảo thoát nước, không úng ngập và chứa đựng được thì tất cả những thứ đó đều có thể làm chuồng nuôi trùn. Ví dụ như trong thùng phuy bỏ không, trong can nhựa bỏ không có thể làm chuồng nuôi trùn. 1/ Chuẩn bị chuồng nuôi: Trên thực tế người ta nuôi trùn theo 02 dạng chuồng: - Luống nuôi trùn: Luống nuôi trùn có thể xây bằng gạch, trong điều kiện chưa có vốn chúng ta có thể quây mê bồ là có thể nuôi được. Luống nuối trùn rất thích hợp ở nông thôn vì có mặt bằng. - Thùng nuôi trùn: Tùy theo qui mô lớn nhỏ và tùy theo điều kiện tận dụng nguyên vật liệu của mỗi nơi, mà thiết kế thùng nuôi có kích thước phù hợp. Thùng nuôi trùn phải đảm bảo có thể chứa được thức ăn cho trùn và không làm thay đổi nhiệt độ của thức ăn, nước trong thức ăn khi lắng xuống phải có chổ thoát để phần thức ăn bên dưới không quá ẩm. Đóng thùng nuôi trùn phải đảm bảo kín không cho trùn bò ra ngoài, bỏ trốn khỏi nơi nuôi. Thông thường các thùng nuôi trùn làm bằng gỗ hoặc xây các bể xi măng. Nuôi trùn trong gia đình với qui mô nhỏ, có thể làm những thùng nuôi vuông 70- 70 cm và cao 45 cm. Với kích thước này có thể nuôi được 10.000 con trùn. Các thùng có thể xếp chồng lên nhau và đặt trong nhà có mái che mưa che nắng. Trong điều kiện chật hẹp như ở đô thị hoặc nhà cao tầng, người ta sử ta sử dụng hộp nuôi trùn. Hộp nuôi trùn phải có kích thước 50 x 35 x 20 cm. Đáy hộp có khoan nhiều lỗ thóat nước đường kính khỏang 5mm và được lót dưới chất dẽo ngăn không cho trùn bò ra ngòai. Bên trong hộp phủ giấy màu đen hoặc lá chuối để tạo ra môi trường tối. Bốn góc hộp có chân cao khỏang 5 cm để khi chồng lên nhau vẫn cò kẽ hở cho thông không khí. Dưới mỗi chồng hộp đặt một cái chậu để hứng nước từ các hộp trên chảy xuống. 2/ Dụng cụ nuôi trùn: - Cây chĩa 6 răng: Đây là dụng cụ dùng để xới, thu họach và chăm sóc trùn, không dùng các dụng cụ khác có thể làm trùng bị thương. - Tấm che phủ: Tấm che phủ thường làm bằng bao tải hoặc bao chiếu. Đặc điểm của trùn là ăn cạn và tối. Do đó người ta dùng tấm che phủ thường để tạo bóng tối cho bề mặt luống trùn để trùn liên tục ở bề mặt ăn thức ăn. Mặt khác cũng dùng để giữ độ ẩm cho luống trùn. - Thùng tưới: Nếu không có thùng tưới có thể dùng tay vẫy nước qua sàn rổ. 3/ Chọn giống trùn: Ở Việt Nam, giống và chủng lọai trùn rất phong phú. Tuy nhiên, cho đến nay các cơ sở nghiên cứu và sản xuất giống trùn phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu, cho năng suất cao còn rất hạn chế. Do vậy, để có giống trùn, người chăn nuôi hãy tự lựa chọn trên chính mảnh đất của mình bằng cách cho gà vịt ăn nhiều lọai trùn khác nhau. Quan sát để tìm một vài lọai mà gà vịt thích ăn nhất để nuôi thử. Sau đó, tiến hành nuôi thử một vài lòai trên, trong điều kiện giống nhau, rồi chọn lọai nào có tốc độ phát triển nhanh nhất để nuôi gây giống. - Trùn đất có nhiều lòai, nhưng chúng ta thường nuôi trùn quế. Trùn quế là lọai trùn phân, nghĩa là có phân thì nó sinh sản rất nhanh, dễ nuôi, cho năng suất cao và thích hợp với từng vùng nhiệt đới. - Giun quế lại rất mau đẻ. Sau khi giao phối là 7 ngày là giun quế cho 1 lứa đẻ. Giun quế từn 3-4 lứa đẻ đầu tiên, sau đó thì 7 ngày cho 1 lứa đẻ. - Giun quế là lòai động vật lưỡng tính sốmg tại chỗ, nghĩa là 2 yếu tố đực và cái có trên cùng một cá thể. Cho 4 Kỹ Thuật nuôi trùn quế Phạm Anh Ngữ nên sau khi giao phối thì cả hai cá thể đều đẻ, có thể nói về việc tăng số lượng giun là lòai động vật sinh sản nhanh nhất. 4/ Mật độ: Mật độ thả quyết định năng suất thu họach. Mật độ thích hợp khoảng 0,8 - 1 kg/m2, nghĩa là vào khoảng 8 ngàn đến 1 vạn cá thể/m2 mới đảm bảo được sau 30 ngày cho 1 lần thu họach với năng súat 12 - 15 kg/m2, tương đương với 120 - 150 tấn giun/ha. Nếu ta có đầy đủ nguồn thức ăn có thể rút ngắn chu kỳ thu họach là 20 ngày. Ngòai ra, giun đất còn cần chất mùn làm nhà ở. Đất mùn có thể làm từ phân động vật và rác độn đem ủ oai, thời gian ủ từ 20 - 30 ngày. Sau khi ủ, phân có màu nâu và hết mùi, lúc đó ta xổ đống phân ra bầm nhỏ và đổ vào luống để làm nền, thường thì lớp chất mùn trên luống giun cao từ 10-15cm. Ví dụ: Một luống giun có diện tích 2m2 cần 50% phân động vật các các lọai, cùng với 50% rác độn (không dùng những rác thải có chất độc, rác, cay, có tinh dầu). 5/ Thức ăn và cách cho ăn : - Tất cả các loại phân như phân lợn, phân trâu bò, phân gà, phân thỏ, . đều có thể làm thức ăn cho trùn đất. Thức ăn sử dụng cho trùn đất ở dưới dạng tươi. - Cách cho ăn : Khi cho ăn giở tấm phủ và bón thức ăn cho trùn. Lượng thức ăn tùy thuộc vào sức tiêu thụ của từng luống cụ thể và tùy mùa. Vào mùa hè từ 3 - 5 ngày cho trùn ăn 01 lần, lượng thức ăn bón trên bề mặt luống dày từ 2- 3 cm, sau khi bón xong đậy bao tải lại và tưới ẩm. Chúng ta cũng có thể bón thành từng ụ, hoặc theo từng dãy dài để khi nhiệt độ trong luống tăng cao trùn có khoảng trống chui lên thở. Đến mùa đông lượng thức ăn bón nhiều hơn, dày khoảng 5 cm và bón phủ đầy luống trùn. Thời gian cho ăn cũng thưa hơn mùa hè. 6/ Ủ phân làm thức ăn cho trùn:- 50 kg cỏ khô hay rơm lúa, thân đậu, bã mía, mạt cưa, giấy vụn, . - 30 kg phân gia súc (trâu, bò, heo, .) - 20 kg thực vật tươi (rau, cỏ, vỏ chuối, .) Tổng cộng được 100 kg vật chất thô, ở giữa hố ủ cắm một thanh tre hay khúc gỗ dài từ đáy hố nhô lên khỏi mặt hố. Mỗi ngày tưới nước vừa, khi tưới lắt thanh tre nhằm mục đích cho nước ngấm đều hố ủ. Sau thời gian khoảng 03 tháng thì phân hoai, riêng rơm đã mụt sẳn thì thời gian ủ sẽ ngắn hơn. Riêng phân tươi của gia súc ăn cỏ có thể cho ăn trực tiếp. 7/ Chăm sóc nuôi dưỡng trùn :- Rải một lớp phân ủ hoai dày khoảng 10 cm ở đáy chuồng nuôi. - Đổ trùn giống vào và rải một lớp mỏng thức ăn bên trên. - Phun sương cho đất vừa ẩm, ẩm độ 60 - 70% (độ ẩm thích hợp là nắm hổn hợp thức ăn và vắt nước chảy theo kẻ tay). Phun sương 02 lần/ngày (sáng và chiều). - Cứ 03 ngày thì cho trùn ăn một lần và giữ môi trường luôn ẩm. - Trùn thường có tập tính sống trong môi trường tối, hễ gặp ánh sáng là trùn rút xuống. Do đó, chúng ta phải tạo môi trường tối để trùn di chuyển lên bề mặt tiếp nhận phần thức ăn cung cấp thường kỳ. 8/ Quản lý và chống dịch hại : Hàng ngày theo dõi luống trùn, nếu thấy kiến phải tiêu diệt ngay. Diệt kiến có thể dùng cách đơn giản là đốt những vệt kiến bò vào luống trùn, nhớ khi đốt đậy tấm phủ trùn lại, hay cho nước ngập hố trùn và kiến nổi lên mặt nước, dùng rọi đốt kiến trên mặt nước, sau đó tháo nước ra. Ngoài ra có thể dùng thuốc diệt kiến quét trên vách chuồng. Một điều cần lưu ý là luống trùn phải được che chắn hoặc bao lưới xung quanh để tránh gà, ếch nhái, rắn mối hoặc chuột ăn trùn. Trùn ít bệnh, nó chỉ có một bệnh thường xảy ra vào mùa hè là bệnh đau bụng. 9/Thu hoạch giun: Sản lượng giun phụ thuộc vào chất lượng thức ăn và kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng; trong 4 tháng có thể thu được 3-5 kg giun/1 m2 Sau khi thả giun giống 2 tháng thì bắt đầu thu hoạch tỉa dần. 5 Kỹ Thuật nuôi trùn quế Phạm Anh Ngữ Khi thu hoạch, mở tấm che phủ ra, nhanh chóng dùng tay vơ, bốc lớp giun lẫn phân trên bề mặt bỏ vào chậu, một lúc sau giun chui xuống đáy chậu, hớt lớp phân ra còn lại giun quấn lấy nhau. Sau 5 tháng, khi lớp phân giun ở đáy ô đầy lên và lèn chặt, mật độ giun lớn lên, giun sinh sản chậm đi, thì ta có thể thu hoạch toàn bộ giun. Khi thu hoạch toàn bộ, ta xúc hót tất cả lớp phân (thức ăn giun) còn xốp ở phía trên lẫn cả giun đổ thành đống trên sân hoặc đổ vào chậu lớn. Sau 1-2 tiếng giun chui xuống dưới, hớt lọc dần lớp phân đi để làm chất đệm nuôi giun đợt tiếp; vì trong đó vẫn còn giun con và trứng giun. Lớp phân giun ở đáy ô được sử dụng để bón cây trồng. 10/Chế biến và sử dụng giun: Nếu nuôi gả, vịt, ngan, chim, cá . thì cho ăn sống. Nếu nuôi lợn thì nấu chín hoặc chế biến thành bột trộn với cám. Khi thu hoạch lượng giun lớn thì nên phơi khô hoặc rang khô rồi giã, nghiền thành bột, cho vào túi ni lông dự trữ ăn dán. 11/Chế biến bột giun đất làm thức ăn gia súc 11.1. Thu hoạch và chế biến bột giun : Bột giun là loại thức ăn cao đạm, trên 70% (cao hơn bột cá, đậu tưương v.v .), ở một số nưước giá bột giun khá đắt. a) Thu hoạch giun Khi giun đã phát triển nhiều bò lên cả mặt hố thì hớt lớp đất mặt, sàng lấy giun. Giun có thể cho gà, vịt, ngỗng ăn tươi khi thu giun, mỗi gà cho 5-7 con giun/ngày, số lưượng lớn đem làm bột giun. b) Chế biến bột giun - Có thể phơi hoặc rang giun cho thật khô mới giã thành bột. Rửa sạch giun, dùng cát hay cám trộn với giun khi sấy, phơi vì giun tiết ra nhiều chất nhờn. Khi giun đã khô dòn sàng cám, cát, lấy giun đem giã nhỏ rồi đóng bao để bảo quản nơi khô ráo. Bột giun bổ sung vào thức ăn gia cầm, lợn 3-5%. c) Làm mắm giun đất Giun trộn muối như muối mắm tép, sau vài ba tháng giun ngấu thành mắm. Cho heo ăn mắm giun hàng ngày 15-20g/con hoặc 2 ngày 1 lần 30g/con. Nơi có điều kiện nuôi được nhiều giun, làm bột giun có thể dùng thay thế bột cá, bột thịt trong thức ăn hỗn hợp lợn, 6 Kỹ Thuật nuôi trùn quế Phạm Anh Ngữ Kỹ thuật nuôi trùn quế Nguồn Nguyễn Lân Hùng 1. Giống trùn Rất nhiều tài liệu cho rằng ta đã lấy giống trùn quế từ Philippines, Nhật Bản, Canada v.v… Điều đó không đúng. Giống trùn quế có ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Việt Nam cũng có giống trùn quế. Từ năm 1983, chúng tôi đã huy động cán bộ của mình đi đào bới để có được lượng giống ban đầu. Chúng tôi đã nhanh chóng nhân chúng ra. Vì vậy, giống trùn quế mà hiện nay chúng tôi đưa cho cả nước nuôi chính là trùn quế được chọn lọc ngay ở Việt Nam. Khi bắt đầu nuôi trùn, bà con nên tìm tới các cơ sở đang nuôi để mua giống. Họ sẽ cấp cho ta một gói gồm có trùn giống, phân trùn và một phần thức ăn của trùn. Trong phân trùn đã có hàng triệu kén. Vì vậy, khi đưa giống về, rải đều giống lên chỗ nuôi. Sau một thời gian sẽ thấy trùn sinh ra nhung nhúc. Hiện nay, hầu như ở tỉnh nào cũng có người nuôi trùn. Bà con nên tới đó để học hỏi và mua giống. 2. Thức ănTrùn ăn tất cả các loại phân gia súc, gia cầm. Chúng thích nhất là phân của các loài động vật ăn cỏ như trâu, bò, ngựa, dê, thỏ, voi v.v… Ngoài ra, phân lợn, phân gà công nghiệp, phân bắc, phân chím cút chúng ăn cũng tốt. Riêng phân gà ta, do hàm lượng lân quá cao nên trùn ít ăn. Cần ủ nó với các loại phân khác rồi mới đưa vào cho trùn ăn. Trùn cũng có thể ăn các loại chất hữu cơ khác như giấy vụn, bìa mục, thân lá các loại cây họ đậu, rau thừa, vỏ củ, các loại bèo băm nhỏ, bã sắn dây, lá dong giềng v.v… Tuy nhiên, không nên cho chúng ăn các loại có vị cay, đắng, chua, chát và có chất độc (như lá xoan, lá lim, vỏ sắn…). Tất cả các chất hữu cơ này nên được trộn lẫn với phân, ủ cho hoai rồi mới cho trùn ăn. Khi khai thác các nguồn phân gia súc, nên loại bớt nước tiểu do trong nước tiểu, hàm lượng axit cao không thích hợp với trùn. Có nhiều người nghĩ rằng, trùn quế sống trong đất nên cần phải cho thêm đất. Điều đó không đúng. Trong tự nhiên, trùn sợ nóng và sợ ánh sáng nên phải chui xuống đất. Cũng có người khuyến cáo nuôi trùn bằng rơm rạ ủ mục. Theo chúng tôi, như vậy cũng không đúng. Cơ thể trùn có hàm lượng đạm cao. Muốn tạo ra trùn mới và trùn muốn lớn nhanh thì thức ăn của chúng phải có nhiều đạm. Phân gia súc mới có nhiều đạm. Còn nếu nuôi trùn chỉ bằng rơm rạ thì trùn không đủ đạm để lớn. Cần lưu ý bà con, ở những nơi không sẵn nguồn phân hoặc vào những mùa hiếm phân, cần phải tổ chức trữ phân. Phân cần được trữ ở những nơi được che chắn, không cho nắng chiếu vào và không cho mưa hoặc nước bên ngoài ngắm vào. Tốt nhất là trữ chúng trong các bể có mái che để cho trùn ăn dần. 3. Chỗ nuôi Yêu cầu của chỗ nuôi trùn cần đảm bảo 2 điều kiện: Một là, có một nền đất cứng hoặc một nền ngăn cách với mặt đất. Hai là, có mái che. Hai điều kiện này cần được vận dụng linh hoạt tùy từng nơi. Ở Đồng bằng Bắc bộ, bà con thường bố trí nơi nuôi trùn ở trên một nền chuồng lợn bỏ không hoặc ngay trên sân gạch. Nền xi măng cứng sẽ ngăn cách với mặt đất. Ta chỉ việc lợp cho chúng một cái mái. Có thể lợp bằng lá mía hoặc giấy dầu đều được. Ở các vùng cao, điều kiện có nhiều khó khăn, nhân dân còn ở nhà đất là chủ yếu. Vì vậy, không thể kiếm được nền cứng. Bà con đã làm chỗ nuôi trùn theo cách như sau: chọn một chỗ đất cao; nện chặt nền đất; quây thành luống; lợp cho nó một cái mái như kiểu lều chợ; xung quanh đào một rãnh sâu để nếu mưa thì nước sẽ thoát đi. Như vậy, cũng có thể nuôi trùn vào đó được. Ở Đồng bằng sông Cửu Long hoặc các vùng cát duyên hải miền Trung, bà con ta lại quây bồn ni lông làm chỗ nuôi trùn. Ta làm như bồn chứa nước, chiều cao chỉ cần 40 – 50 cm. Bồn có thể rộng 2m2 hoặc vài chục mét vuông. Xung quanh ta dùng hệ thống cọc, kèo bằng tre để néo bồn. Bên trên bồn phải căng ni lông để che mưa. Ở các thành phố, thị trấn, nhiều người nuôi gà, nuôi cá, nuôi chim cảnh, nuôi nhím… cũng tổ chức nuôi trùn. Tốt nhất, nên dùng một gian nhà kho bỏ không để làm chỗ nuôi trùn. Cũng có nơi, do hoàn cảnh hẹp, họ có thể nuôi trùn trong thùng gỗ, bồn tắm hỏng, trong chậu, vại v.v… Có những người chuyên đi câu, họ chỉ cần một lượng trùn rất ít. Vì vậy, họ có thể nuôi trong những diện tích nhỏ như chậu trồng cây, nồi đất, chậu thau, thùng gỗ, hoặc hộp gỗ… Đa số bà con nông dân nuôi trùn để làm thức ăn cho cá, gà, vịt, ngan, heo .v.v . Vì vậy, diện tích nuôi phải lớn. Nên thu xếp để có được một diện tích hợp lý. Thông dụng nhất là nuôi bằng luống. 4. Cho phân và thả giống Sau khi đã làm xong chỗ nuôi, cho phân vào. Không được cho phân khô. Nếu phân bị khô thì phải tưới nước cho phân ẩm. Tốt nhất, không nên dùng loại phân đã khô. Ta đổ phân thành một lớp dày khoảng 20 cm, san cho đều. Đừng để phân kết thành những mảng lớn mà phải dầm chúng ra. Nếu mua được ít giống, không nên cho phân vào đầy luống. Dùng gạch ngăn lại và chỉ đổ phân vào trong khoảng 1m2, dày độ 20cm. Như vậy, sau khi thả giống, mật độ trùn sẽ cao, chúng dễ gặp để quấn nhau hơn. Khi nào trùn đã nhiều, tiếp tục nới từ từ ra và cho dần phân tới hết luống. Khi cho trùn giống vào luống, nhớ rải đều phân lên mặt. Sau đó, dùng một tấm phủ đậy lên trên. Tấm phủ phải đảm bảo che được tối và giữ được ẩm. Tốt nhất, tấm phủ nên là bao tải đay cũ, chiếu rách hoặc một tấm vải cũ và phải được giặt sạch trước khi sử dụng để tránh các mùi, vị có thể có trước đó gây hại cho trùn. Cuối cùng, cần tưới ẩm lên toàn bộ tấm phủ. Nước sẽ thấm qua tấm phủ để xuống tới lớp phân. Lần đầu nên tưới hơn đẫm. Chú ý, phải dùng nước sạch để tưới cho trùn Tuyệt đối không dùng nước có vôi hoặc xà phòng tưới vào luống vì như vậy, trùn sẽ đi hết. 7 . Kỹ Thuật nuôi trùn quế Phạm Anh Ngữ KỸ THUẬT NUÔI TRÙN QUẾ (Perionyx - Excavatus) PHÙ CÁT: 2011 1 Kỹ Thuật nuôi trùn quế Phạm Anh Ngữ. khu vực nuôi. Minh Huệ Theo tài liệu của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia) Kỹ thuật nuôi trùn Quế (Perionyx - Excavatus) I. Sinh học trùn quế: - Trùn Quế là

Ngày đăng: 30/11/2013, 05:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w