1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu Linh Sương - Tiết 77 -chuẩn

4 210 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 66 KB

Nội dung

Trường THCS Kim Đồng – Đông Giang- Quảng Nam. Giáo án Ngữ Văn 8 GV : Nguyễn Thị Linh Sương Tiết 77 Tập làm văn VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH Ngày soạn : 13 / 01 /11 Ngày giảng: 19 / 01/11 A/ Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh nắm: - Luyện cách viết một đoạn văn trong một bài văn thuyết minh. 1. Kiến thức: - Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh. - Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh. 2. Kỹ năng: - Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh . - Diễn đạt rõ ràng, chính xác - Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ 3. Thái độ: Ý thức khi viết đoạn văn thuyết minh B/ Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu liên quan, bảng phụ, phiếu học tâp. - Học sinh: Đọc SGK, soạn bài. C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: * Hoạt động 1: Khởi động: 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách, vở và bài soạn của HS 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG Hoạt động 1: Giới thiệu bài. @ Ở học kì I, các em đã được làm quen với văn bản thuyết minh, đã nắm được đặc điểm, mục đích của văn thuyết minh. Ở học kì II, các em sẽ tiếp tục ôn tập, củng cố về kiểu văn bản này. Bài học hôm nay là: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh. (Ghi đầu bài) Hoạt động 2: * Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách sắp xếp ý trong đoạn văn TM . - KTDHTC: Sử dụng phương pháp vấn đáp tái hiện. ? Ở HK I các em đã học bài “ Xây dựng đoạn văn trong VB”, nhắc lại đoạn văn là gì? ? Thế nào là từ ngữ chủ đề và câu chủ đề? @ ĐV là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản , bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng , kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh . ĐV thường do nhiều câu tạo nên. @ - Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được lặp lại nhiều lần , được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. - Câu chủ đề mang nội dung khái quát , lời I. Tìm hiểu bài: - Bài văn thuyết minh gồm có các ý lớn , mỗi ý được phát triển thành một đoạn văn , đoạn văn thuyết minh là một bộ phận của bài văn thuyết minh. Trường THCS Kim Đồng – Đông Giang- Quảng Nam. Giáo án Ngữ Văn 8 GV : Nguyễn Thị Linh Sương ? HS đọc đoạn văn ( a ) và tìm câu chủ đề trong đoạn ? ? Còn các câu sau là gì ? ? HS đọc đoạn văn ( b) và tìm từ ngữ chủ đề ? ? Các câu tiếp theo làm gì ? -GV chốt : Từ ngữ chủ đề là “Phạm Văn Đồng” , các câu tiếp theo cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê các hoạt động đã làm * Hoạt động 3 : Nhận xét và sửa lại đoạn văn ( a) thuyết minh bút bi . ? HS đọc đoạn văn ( a ) emcó nhận xét gì về đoạn văn này ? ? Nếu giới thiệu cây bút bi thì nên giới thiệu thế nào ? ? Đoạn văn trên nên tách đoạn và mỗi đoạn viết lại thế nào ? - HS viết thành đoạn văn ra phiếu học tập của mình ( 4 phút ). ? HS đọc bài làm của mình . -> Em khác nhận xét, bổ sung . * Hoạt động 4 : Nhận xét và sửa lại đoạn văn ( b ) viết về đèn bàn. ? HS đọc đoạn văn ( b ) đoạn văn này có nhược điểm gì ? lẽ ngắn gọn , thường đủ 2 thành phần chính và đứng ở đầu câu. @ câu chủ đề trong đoạn Câu 1 @ Giải thích, bổ sung: Câu 2 cung cấp thông tin về lượng nước ngọt ít ỏi. Câu 3 cho biết lượng nước ấy bị ô nhiễm. Câu 4 nêu sự thiếu nước ở các nước trên thế giới thứ ba. Câu 5 nêu dự báo đến năm 2025 thì 2/ 3 dân số thế giới thiếu nước . @ từ ngữ chủ đề ? ( Phạm Văn Đồng ) @ Cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê các hoạt động đã làm . @ HS đọc đoạn văn a/ 14 @ Các ý sắp xếp lộn xộn @ Giới thiệu thành các phần : Ruột bút, vỏ bút, các loại bút bi : + Phần ruột bút bi: Gồm đầu bút bi và ống mực . + Phần vỏ: Gồm ống nhựa hoặc sắt để bọc ruột bút bi và làm cán viết. Phần này gồm ống, nắp bút có lò xo . @ HS viết thành đoạn văn ra phiếu học tập của mình ( 4 phút ). Cấu tạo 1 chiếc bút bi gồm 2 phần: Trước hết là ruột bút bi - Đó là 1 ống nhựa dài, trong đó chứa mực có thể màu xanh, đen hay đỏ - những màu thường gặp ở bút bi. Phía dưới ống mực đó là đầu bút bi. Có 1 hòn bi trắng nhỏ ở đầu ngòi bút khi viết hòn bi lăn làm mực trong ống nhựa chảy ra, ghi thành chữ . Ngoài ruột bút , chiếc bút bi còn có vỏ bên ngoài. Phần vỏ là 1 ống nhựa hoặc sắt để bọc ruột bút và làm cán viết. Nó gồm ống và nắp bút hoặc có lò xo ( bút bi bấm ) hoặc không có ( bút bi nắp đậy ). - Khi viết đoạn văn thuyết minh cần trình bày rõ , ngăn gọn ý chủ đề ; các ý trong đoạn sắp xếp theo một trình tự hợp lý ( theo cấu tạo của sự vật ; theo thứ tự nhận thức ; theo thứ tự diễn biến sự việc .) - Đoạn văn thuyết minh phải góp phần thể hiện đặc điểm của bài văn thuyết minh : giới thiệu được đối tượng một cách chính xác , khách quan . Trường THCS Kim Đồng – Đông Giang- Quảng Nam. Giáo án Ngữ Văn 8 GV : Nguyễn Thị Linh Sương ? Em hãy chỉ ra những chỗ không hợp lí đó? ? Theo em, nên giới thiệu chiếc đèn bàn theo thứ tự ntn? ? Nên giới thiệu đèn bàn bằng phương pháp nào ? ? Từ đoạn văn đó ta nên tách làm mấy đoạn ? Mỗi đoạn nên viết ntn ? - HS viết đoạn văn ra phiếu học tập của mình ( 4 phút ). ? HS đọc bài làm của mình . -> Em khác nhận xét, bổ sung . -> GV ghi điểm những bài làm tốt . ? Theo em, khi viết đoạn văn trong VB TM cần chú ý những gì ? @ Đoạn văn có bố cục chưa hợp lí . @ Từ đế đèn, công tắc, thân đèn, đui đèn, bóng đèn, chao đèn, dây điện . @ Nhà em có 1 chiếc đèn bàn. Đế đèn được làm bằng 1 khối thuỷ tinh hình tròn, trông rất vững chãi trên đế đèn có công tắc để bật hoặc tắt đèn rất tiện lợi . Từ đế đèn có 1 ống thép không gỉ thẳng đứng gắn 1 cái đui đèn, trên có nắp 1 bóng đèn 25w . Ống thép này rỗng nên dây điện đi từ công tắc đến bóng đèn được luồn qua đó . Ở trên bóng đèn có chao đèn làm bằng sắt. Nhờ có chiếc chao đèn mà ánh sáng trở nên tập trung và dịu hơn . @ HS đọc ghi nhớ : sgk / 15 . II. Luyện tập Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập. Bài tập 1: Nhận diện đoạn văn thuyết minh ( nhằm giới thiệu , cung cấp thông tin khách quan về sự vật , sự việc , hiện tượng tự nhiên , xã hội) Áp dụng: GV giới thiệu một số đoạn văn thuyết minh( trình chiếu) , yêu cầu hs nhận dạngdười dạng hình thức và nội dung. PP: Thảo luận nhóm ( đối tượng hướng đến HS tb trở xuống) VD đoạn văn 1: Nhắc đến con trâu người ta nghĩ ngay đến con vật to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ . Trên những cánh đồng người ta bắt gặp hình ảnh con trâu cần mẫn kéo cày . Giúp xới tơi những thửa đất cho người nông dân gieo trồng dễ dàng hơn. Có thể nói trâu là 1 người bạn chuyên giúp đỡ nông dân trong nhưng công việc nặng nhọc . Ngoài ra trâu còn có thể kéo xe trong những ngày gặt hái vì nó có tải trọng rất mạnh từ 350 ~~< 750 kg nên là 1 công cụ không thể thiếu của những nhà nông. VD đoạn văn 2: Phích nước do nhiều bộ phận cấu tạo thành, bộ phận quan trọng nhất là ruột phích, được cấu tạo bằng hai lớp thuỷ tinh, ở giữa có lớp chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài; phiá trong lớp thuỷ tinh được tráng bạc nhằm hắt nhiệt trở lại, miệng bình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt. Bài tập 2: Viết đoạn văn thuyết minh theo chủ đề. Âp dụng : bài tập 1,2,3 SGK/ 15 PP: Làm việc cá nhân ( Đối tượng hướng đến tất cả hs ) Gợi ý: - Bt1/ 15 * Đoạn mở bài: Mời bạn đến thăm trường tôi - ngôi trường be bé, nằm ở giữa cánh đồng xanh - ngôi trường thân yêu, mái nhà chung của chúng tôi. Hoặc : Trường em là một ngôi trường xinh xắn nằm trên một quả đồi gần làng . * Đoạn kết bài: Trường tôi như thế đó: giản dị, khiêm nhường mà xiết bao gắn bó. Chúng tôi yêu quý vô cùng ngôi Trường THCS Kim Đồng – Đông Giang- Quảng Nam. Giáo án Ngữ Văn 8 GV : Nguyễn Thị Linh Sương trường như yêu ngôi nhà của mình. Chắc chắn những kỉ niệm về trường sẽ đi theo suốt cuộc đời. Hoặc: Trong những năm tháng của cuộc đời học sinh ngôi trường đã gắn bó với em biết bao kỉ niệm. Dù có đi xa nơi đâu, hình ảnh ngôi trường không bao giờ phai nhạt trong tâm trí em . - Bt2/15: Có thể viết đoạn nhỏ theo các ý sau: - Năm sinh, năm mất, quê quán và gia đình. - Đôi nét về quá trình hoạt động và sự nghiệp. - Vai trò và cống hiến to lớn đối với dân tộc và thời đại. -Bt 3/15: Học sinh tự viết. 4.Củng cố: Khi viết đoạn văn trong VB TM ta cần chú ý những gì ? 5.Hướng dẫn tự học: a. Học bài: - Học nắm được nội dung bài . - Làm bài tập 3 / sgk . - Sưu tầm một số đoạn văn thuộc nhóm phương thứ biểu đạt khác nhau để so sánh, đối chiếu, làm mẫu tự phân tích, nhận diện . - Viết đoạn văn thuyết minh theo chủ đề tự chọn . b. Soạn bài: Soạn : Khi con tu hú. + Đọc và tìm hiểu chú thích  trong SGK/19, 20. + Tìm hiểu nhan đề và viết một câu có 4 chữ đầu là “Khi con tu hú”, tìm hiểu sự tác động của tiếng kêu của tu hú tác động mạnh đến nhà thơ. + Phân tích cảnh mùa hè trong 6 câu thơ đầu. + Phân tích tâm trạng của người tù – chiến sĩ qua 4 câu thơ cuối. + Phân tích : Cảnh đầu và cuối bài thơ đều có tiếng kêu tu hú và tâm trạng của tác giả (người tù-chiến sĩ) qua hai cảnh đó. + Tìm hiểu về nghệ thuật của bài thơ . D. BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… . Trường THCS Kim Đồng – Đông Giang- Quảng Nam. Giáo án Ngữ Văn 8 GV : Nguyễn Thị Linh Sương Tiết 77 Tập làm văn VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT. đoạn văn thuyết minh B/ Chuẩn bị: - Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu liên quan, bảng phụ, phiếu học tâp. - Học sinh: Đọc SGK, soạn bài. C/

Ngày đăng: 30/11/2013, 04:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu liên quan, bảng phụ, phiếu học tâp. -     Học sinh: Đọc SGK, soạn bài. - Tài liệu Linh Sương - Tiết 77 -chuẩn
i áo viên: Nghiên cứu SGK, SGV và các tài liệu liên quan, bảng phụ, phiếu học tâp. - Học sinh: Đọc SGK, soạn bài (Trang 1)
Áp dụng: GV giới thiệu một số đoạn văn thuyết minh( trình chiếu) , yêu cầu hs nhận dạngdười dạng hình thức và nội dung. - Tài liệu Linh Sương - Tiết 77 -chuẩn
p dụng: GV giới thiệu một số đoạn văn thuyết minh( trình chiếu) , yêu cầu hs nhận dạngdười dạng hình thức và nội dung (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w