1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Gián án Hình thượng người lính trong thơ văn giai đoạn 45-75

30 2,5K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 374,5 KB

Nội dung

Chúng tôi sinh ra và lớn lên không phải từ những năm tháng chiến tranh.Nhưng hơn nửa thế kỷ trôi qua, giờ nhìn lại nền thơ ca kháng chiến,tôi không khỏi bồi hồi ,xúc động.Có một nền thơ ca xuất hiện trong gian khổ mà vẫn không ít câu thơ có sức căng nở tâm hồn.Một nền thơ phản ánh sự bùng nổ toàn diện sức mạnh tiềm tàng của dân tộc ,trước vận hội lịch sử đã tích tụ qua nhiều thế kỷ.Đọc thơ ca Việt Nam giai đoạn 1945-1975,chúng ta thấy cuồn cuộn niềm vui của hàng triệu ,hàng triệu người ra trận,thấy được những mất mát ,đau thương ,những khát khao ,ước vọng chân thành…Ba mươi năm liên tục đấu tranh chống kẻ thù cũng là khoảng thời gian văn học phát triển mạnh mẽ không ngừng dưới sự lãnh đạo của Đảng.Văn học lấy đề tài chiến tranh,viết về chiến tranh cách mạng.Thơ cũng như văn hết lòng ca ngợi người anh hùng,người lính, người mẹ, thanh niên xung phong…Tất cả hiện lên trong tác phẩm với mọi tầng lớp ,lứa tuổi,dân tộc …y như thật trên đời.Và họ đẹp-cái đẹp tiêu biểu cho cả thời đại.Cái đẹp ấy kết tinh đậm đà ở hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ – anh giải phóng quân.Bởi chính các anh là người anh hùng suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Chiến tranh với quy luật vốn có đã để lại những mẫu người không dễ gì lặp lại hôm nay.Hình tượng anh bộ đôi trong thơ Việt Nam giai đoạn 1945-1975 nổi bật bởi những nét đẹp về tâm hồn,tính cách,về phẩm chất và tư tưởng Cách mạng. (1)Họ là những con người bình dị ,trẻ trung và rất giàu tình cảm.Sau những ngày Tổng khởi nghĩa thắng lợi,thơ ca ngập tràn niềm hân hoan vui sướng.Với không khí ngày hội Cách mạng ,Xuân Diệu từng viết: Có một suối thơ chảy từ gần gũi Ra xa xôi và lại đến gần quanh Một suối thơ lá ngọt với hoa lành Nói trong xóm và giỡn cười dưới phố Người ta xúc động gọi tên sông ,tên núi bằng những tiếng rất đỗi trang trọng ,tự hào:giang sơn nước Việt …Cách mạng đã tái sinh biết bao con người .Cảm hứng ngợi ca và chất men lãng mạn say lòng người .Kháng chiến càng kéo dài ,tư tưởng lành mạnh về cuộc chiến tranh nhân dân càng thấm sâu trong tâm người cầm bút.Trong thơ kháng chiến chống Pháp,anh bộ đội là những vệ quốc quân ,những nông dân ngày đầu mặc áo lính.Ở họ đậm đà duyên quê,mộc mạc ,chân tình.Các anh ra đi với tất cả quyết tâm và lòng tự nguyện.Dẫu buổi đầu ấy ,như Hồng Nguyên có kể: Súng bắn chưa quen Quân sự mươi bài Lòng vẫn cười vui kháng chiến (Nhớ-Hồng Nguyên) Có ai ngờ rằng ,bên trong cái vẻ chân chất, mộc mạc của người “áo vải chân không”đó tiềm ẩn một sức mạnh ,chí khí anh hùng ,một niềm tin ,một tấm lòng luôn tươi trẻ .Ra đi,người lính để lại nơi quê nhà những mối tình thân thuộc với mẹ già ,vợ trẻ ,giếng nước ,gốc đa…Ta lặng nghe giọng thơ trầm lắng của Hồng Nguyên hay cũng là lời tâm sự rất thực của người lính: Ba năm rồi gửi lại quê hương Mái lều tranh,tiếng mõ đêm trường Ít nhiều người vợ trẻ Mòn chân bên cối gạo canh khuya (Nhớ) Anh bô đôi trong thơ kháng chiến chống Pháp là anh vệ quốc quân hiền lành ,đáng yêu mà như bài thơ “Cá nước”,Tố Hữu có nói: Anh chiến sĩ hiền lành Tì tay lên mũi súng Chính các anh là người chủ động đánh giặc bằng tinh thần tự lực tự cường và ý chí quyết tâm cao.Giặc Pháp được trang bị vũ khí hiện đại,còn anh lính của ta thì: Lột sắt đường tàu Rèn thêm dao kiếm Aó vải chân không Đi tìm giặc đánh (Nhớ) Đến với thơ kháng chiến chống Mĩ, nổi bật là hình ảnh anh giải phóng quân-con người đứng ở tầm cao của thời đại.Cái đẹp của các anh còn ở trái tim giàu tình cảm với quê hương,đất nước,với mẹ già ,dân quân đồng chí… Trong sâu thẳm tâm hồn,những cảm nghĩ trân trọng đầu tiên anh thường dành cho mẹ.Nhà thơ Thanh Thảo đã hạnh phúc khi nói về mẹ ở trường ca “Những người đi tới biển”.Mẹ vừa là nguồn sức mạnh trực tiếp nuôi dưỡng các con vừa biểu trưng cho hậu phương ,đất nước .Vì thế, không gì vui sướng bằng được tâm sự cùng mẹ: Cho con xin bắt đầu từ mẹ Để nói về chúng con Lớp tuổi hai mươi,ba mươi Xanh màu áo lính Đã từng sung sướng ,đã từng ngọt ngào Được làm con của mẹ Đuợc ra trận những năm đất nước mình khốc liệt (Những người đi tới biển) Tình đồng chí,đồng đội biểu hiện ngay trong quan hệ giao tiếp sinh hoạt thường ngày và cả trong chiến đấu.Một người ngã xuống là hàng loạt người đứng lên tiếp bước trả thù,muôn trái tim hoà chung một mối.Trong tâm hồn người lính, tình yêu nước là tình cảm lớn nhất.Chưa bao giờ Tổ quốc được đặt ở tầm cao đến thế !Tổ quốc thúc giục bước chân người ra đi.Vũ khí làm cho kẻ thù kinh hoàng chính là ý chí quyết tâm bảo vệ giang sơn nước Việt, dù phải hi sinh đến hơi thở cuối cùng.Trên trang viết, các nhà thơ đã tạo nên nhiều tương phản nghệ thuật :giữa cái nóng bỏng và dịu êm của thời chiến,giữa cái bình dị và cao cả…Một vầng trăng dịu êm vượt lên quầng lửa chiến tranh,một chùm hoa lặng lẽ trong hương thầm,một tiếng chim bay bổng hát vang …Tất cả trở thành khoảnh khắc bình yên hiếm hoi nơi bom đạn đặc dày…Để rồi khát vọng hoà bình là mong ước chung của hết thảy mọi người. (2)Những người lính ấy rất đỗi anh dũng và giàu nghị lực. Có thể nói,tinh thần dũng cảm sự hi sinh và ý chí nghị lực kiên cường của các anh đã soi sáng tâm hồn bao thế hệ.Tố Hữu ngợi ca: Hoan hô chiến sĩ Điên Biên Chiến sĩ anh hùng Đầu nung lửa sắt Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng Chí không mòn (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên) Dù gian khổ song người chiến sĩ Điện Biên vẫn đứng vững trên mặt trận chống giặc.Con đường cách mạng như Tố Hữu nói :là con đường “máu đỏ thành hoa”.Viết về những hi sinh gian khó của người lính,thơ chống Mĩ không rơi vào sự mềm yếu,tủi hờn mà nỗi bật vẫn là phẩm chất kiên cường , anh dũng tuyệt vời.Trên trận tuyến,nhà thơ Xuân Diệu ngợi ca dũng khí oai hùng của Phan Hành Sơn: Hăm mốt tuổi căm hờn Diệt địch gấp hai mươi lần số tuổi Đánh trăm trận ,ba năm vào bộ đội ( Phan Hành Sơn ) Nhà thơ Lê Anh Xuân cũng dùng ngôn ngữ thi ca để tạc nên bức tượng anh giải phóng quân hi sinh trên đường băng Tân Sơn Nhất.Tư thế bất khuất ,hùng dũng khi mà: Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng Và anh chết trong khi đang đứng bắn Máu anh phun theo đạn lửa cầu vồng (Dáng đứng Việt N am) Hình tượng thơ mang ý nghĩa biểu trưng cao:giữa cái chết hiên ngang của người chiến sĩ với dáng đứng Việt Nam có mối liên hệ tương đồng sâu xa.Tác giả hoàn thiện bức tranh về “ Anh” bằng bút pháp nghệ thuật nhân hoá,làm nổi rõ luồng sáng rực rỡ chói loà.Đấy là lúc: Bởi anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm Vẫn đàng hoàng nổ súng tấn công Chính dáng đứng của anh đã trở thành dáng đứng của đất nước hôm nay : vời vợi ,tuyệt trần. Từ dáng đứng của anh giữa đường băng Tân Sơn Nhất Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân Hình bóng Anh đi vào lịch sử đất nước.Viết về anh giải phóng quân,các nhà thơ không miêu tả cụ thể ,chân thực những chi tiết từ thực tế riêng tư mà có xu hướng khái quát hoá ,nâng lên tầm vóc cao ,đại diện cho cả dân tộc ,thời đại.Bởi thế ,trang viết đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.Trong văn xuôi cũng vậy ,khi viết về anh hùng Núp ,Nguyên Ngọc khái quát thành “ Đất nước đứng lên ”; viết về chị út Tịch ,Nguyễn Thi đặt nhan đề là “ Người mẹ cầm súng”… Trong chiến tranh ,sự sống và cái chết luôn đan cài bên nhau.Những tổn thất đau thương được xoa dịu bởi lòng tin chiến thắng.Đọc trường ca “Bài ca chim Chơ rao” của Thu Bồn,chúng ta xúc động trước những suy nghĩ và hành động rất anh hùng của tuổi trẻ miền Nam.Lời thơ giàu tính hiện thực chiến đấu ,giàu chất lãng mạn.Thu Bồn đã dựng nên bao con người trẻ tuổi,đẹp ,hào hùng và cao quý.Các anh vượt qua đòn tra tấn dã man của kẻ thù,vượt qua giây phút yếu mềm để hát bài ca ca ngợi lòng dũng cảm.Lý tưởng Cách mạng đã giúp người anh hùng thêm nghị lực ,sẳn sàng đón nhận hiểm nguy về mình để giành phần sống cho dân tộc ,cho đất nước: Tất cả thứ này tôi thử hết Trong đấu tranh sống chết lẽ thường Tôi cầm súng cứu nhà cứu nước Giải phóng miền Nam tôi chỉ có một đường Hầu hết các nhà thơ khi viết về anh bộ đội đều chú ý làm rạng rỡ phẩm chất anh hùng ,lý tưởng cách mạng và sự hi sinh của những con người giàu nghị lực.Viết về các anh cũng là thể hiện lòng biết ơn,tạc nên tượng đài nghệ thuật giá trị. (3)Mặc dù chiến tranh gian khổ song người lính luôn mang trong mình tâm hồn lạc quan,yêu đời và giữ vững niềm tin cách mạng.Ra đi,họ bất chấp gian nguy,một lòng trung thành vì Tổ quốc quyết sinh;phơi phới niềm tin chiến thắng.Ngay cả khi đi giữa “ thành phố trụi” Tố Hữu vẫn cất cao lời ca: Từ trong đổ nát hôm nay Ngày mai sẽ đến từng giây từng giờ Ngày mai rộn rã sơn khê Ngược xuôi tàu chạy ,bốn bề lưới giăng… (Việt Bắc) Và ai ngờ rằng trong cảnh : Súng bắn chưa quen Quân sự mươi bài Mà “lòng vẫn cười vui kháng chiến” (Nhớ-Hồng Nguyên) Niềm tin cách mạng giúp các anh sống lạc quan ,yêu đời.Những giây phút bình yên sau cuộc chiến,anh vệ quốc quân đã : Kỳ hộ lưng nhau bên bờ cát trắng Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa (Nhớ –Hồng Nguyên) Người lính đi vào cuộc chiến đấu với tất cả tinh thần chủ động ,tự tin ,một tâm hồn thanh thản ,trẻ trung .Phạm Tiến Duật có viết: Không có kính ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa ,phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha (Tiểu đội xe không kính) Đọc những trang thơ kháng chiến giai đoạn 1945-1975,chúng ta hiểu thêm cách nhìn ,cách cảm, cách nghĩ của con người sống trong chiến tranh ác liệt.Đồng thời ,ta thấy được bản chất anh hùng cách mạng của người lính. Thơ kháng chiến là tiếng đại bác gầm rung và cũng là tiếng chim ca hát bình minh .Chất trữ tình và chất anh hùng ca hoà quyện trong hồn thơ, trong mỗi bài ,mỗi câu ,mỗi ý thơ.Nó bảo tồn được sức sống không chỉ vì đó là tiếng nói của thời đại lịch sử mà còn là tiếng nói trái tim của những phong cách thơ riêng. Thơ giai đoạn này đã phát hiện tư thế người lính đối diện với lịch sử,với chân trời tự nhiên luôn giãn nở.Các anh là linh hồn của hai cuộc kháng chiến trường kỳ .Ở các anh có sự hội tụ đầy đủ phẩm chất ,tâm hồn và tính cách ,hành động tiêu biểu cho những con người anh hùng dân tộc Chiến tranh đã qua đi nhưng ký ức về những con người làm nên lịch sử còn hằn sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam.Lớp người của thế hệ hôm nay xin tiếp nối truyền thống cha ông để làm vẻ vang non sông,để đất nước Việt Nam mãi là: “Đất Nước Nhân dân”: Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy 1. Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Nguyễn Duy nổi tiếng với các bài thơ như : “Tre Việt Nam”, “Hơi ấm ổ rơm”, . Hiện nay, Nguyễn Duy vẫn tiếp tục sáng tác, ông viết đều những bài thơ tài hoa, đậm chất suy tư. “Ánh trăng” (1978) là một trong những bài thơ của Nguyễn Duy được nhiều người ưa thích bởi tình cảm chân thành, sâu sắc, tứ thơ bất ngờ, mới lạ : Hai khổ thơ đầu, tác giả nhắc đến những kỉ niệm đẹp : “Hồi nhỏ sống với đồng. Với sông rồi với bể Hồi chiến tranh ở rừng Vầng trăng thành tri kỉ”. Trăng gắn bó với tác giả ngay từ thời thơ ấu. Trăng gắn với đồng ruộng, dòng sông, biển cả. Dù ở đâu, đi đâu trăng cũng gắn bó với người. Nhưng phải đến khi ở rừng nghĩa là lúc tác giả sống trên tuyến đường Trường Sơn xa gia đình, quê hương vầng trăng mới trở thành “tri kỉ”. Trăng với tác giả là đôi bạn không thể thiếu nhau. Trăng chia ngọt, sẻ bùi, trăng đồng cam cộng khổ. Tác giả khái quát vẻ đẹp của trăng, khẳng định tình yêu thương quí trọng của mình với trăng : “Trần trụi với thiên nhiên Hồn nhiên như cây cỏ Ngỡ không bao giờ quên Cái vầng trăng tình nghĩa”. Trăng có vẻ đẹp vô cùng bình dị, một vẻ đẹp không cần trang sức, đẹp một cách vô tư, hồn nhiên. Trăng tượng trưng cho vẻ đẹp hồn nhiên nên trăng hoà vào thiên nhiên, hoà vào cây cỏ. “Vầng trăng tình nghĩa”, bởi trăng từng chia ngọt, sẻ bùi, đồng cam cộng khổ, bởi trăng là người bạn, tri âm, tri kỉ. Ấy mà có những lúc tác giả tự thú nhận là mình đã lãng quên cái “vầng trăng tình nghĩa” ấy : “Từ hồi về thành phố Quen ánh điện, cửa gương Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường”. Trước đây, tác giả sống với sông, với bể, với rừng bây giờ môi trường đã thay đổi. Từ hồi về thành phố đời sống cũng thay đổi theo :“quen ánh điện, cửa gương”. “Ánh điện”, “cửa gương” tượng trưng cho cuộc sống sung túc, đầy đủ sang trọng . dần dần “cái vầng trăng tình nghĩa” ngày nào bị lãng quên. “Vầng trăng” ở đây tượng trưng cho những tháng năm gian khổ, đó là tình bạn, tình đồng chí được hình thành từ những tháng năm ấy. Trăng bây giờ thành “người dưng” . Con người ta thường hay đổi thay như vậy. Bởi thế đời vẫn thường nhắc nhau : “ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”. Ở thành phố vì quen với “ánh điện, cửa gương” quen với cuộc sống đầy đủ tiện nghi nên người đã không thèm để ý đến “Vầng trăng” - con người, mảnh đất từng là tri kỉ một thời. Phải đến lúc toàn thành phố mất điện : “Phòng buyn đinh tối om Vội bật tung cửa sổ Đột ngột vầng trăng tròn” “Vầng trăng” xuất hiện thật bất ngờ, khoảnh khắc ấy, phút giây ấy . người lính năm xưa mới bàng hoàng trước vẻ đẹp kì diệu của vầng trăng. Bao nhiêu kỉ niệm xưa bỗng ùa về làm "Con người này" cứ “rưng rưng” nước mắt. “Ngửa mặt lên nhìn mặt Có cái gì rưng rưng ." " . Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình .”. Trăng vẫn thủy chung mặc cho ai thay đổi, vô tình với trăng. Trăng bao dung và độ lượng biết bao ! Tấm lòng bao dung độ lượng ấy “đủ cho ta giật mình” mặc dù trăng không một lời trách cứ. Trăng tượng trưng cho vẻ đẹp bền vững, phẩm chất cao quí của nhân dân, trăng tượng trưng cho vẻ đẹp bền vững của tình bạn, tình đồng đội trong những tháng năm “không thể nào quên”. Tượng trưng cho "mảnh đất nuôi ta thành dũng sĩ. “Ánh trăng” của Nguyễn Duy đã gây được nhiều xúc động đối với độc giả bởi cách diễn đạt bình dị như lời tâm sự, lời tự thú, lời tự nhắc chân thành. Giọng thơ trầm tĩnh sâu lắng. Tứ thơ bất ngờ mới lạ ,“Ánh trăng” còn mang ý nghĩa triết lí về sự thuỷ chung khiến cho người đọc phải “giật mình” suy nghĩ, nhìn lại chính mình để sống đẹp hơn, nghĩa tình hơn. 1 . Trong đội ngũ cả dân tộc ra trận thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, có sự góp mặt của một "binh chủng" đặc biệt: Thanh niên xung phong. Trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại nối liền Bắc - Nam, lực lượng thanh niên xung phong có một vai trò hết sức quan trọng: tham gia mở đường, phá bom, san lấp hố bom, bảo đảm cho con đường huyết mạch ấy luôn được thông suốt cho những đoàn quân, đoàn xe ra trận. Viết về Trường Sơn, không thể thiếu hình ảnh các cô gái thanh niên xung phong - bởi chiếm số đông trong lực lượng này là nữ thanh niên. Văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đã ghi lại được nhiều hình ảnh đẹp, chân thực, cao cả của các cô gái thanh niên xung phong, trong thơ Phạm Tiến Duật (Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây; Gửi em, cô gái thanh niên xung phong), Lâm Thị Mỹ Dạ (Khoảng trời - hố bom), Nguyễn Đình Thi (Lá đỏ), truyện ngắn của Đỗ Chu (Ráng đỏ), tiểu thuyết của Đào Vũ (Con đường mòn ấy) . Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê góp thêm những chân dung đẹp, chân thực và sinh động vào loại hình tượng nhân vật khá quen thuộc ấy của văn học một thời. 2. Truyện kể về cuộc sống và công việc thường ngày của một tổ trinh sát mặt đường gồm ba cô gái thanh niên xung phong tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp do bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom. Công việc của họ hết sức nguy hiểm vì thường xuyên phải chạy trên cao điểm, giữa ban ngày và máy bay địch có thể ập đến bất cứ lúc nào. Họ ở trong một cái hang, dưới chân cao điểm, tách xa đơn vị. Cuộc sống của ba cô gái ở nơi trọng điểm giữa chiến trường dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội dù mỗi người một cá tính. Cũng như nhiều tác phẩm văn học thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, truyện Những ngôi sao xa xôi đã làm nổi bật chủ nghĩa anh hùng và vẻ đẹp tâm hồn của thế hệ trẻ Việt Nam trong hoàn cảnh chiến tranh. Nhưng điều gì làm nên sức hấp dẫn riêng của truyện ngắn này, và cũng là đóng góp riêng của tác giả? Theo tôi, đó là nghệ thuật trần thuật và miêu tả tâm lý nhân vật. 3. Truyện được trần thuật theo ngôi thứ nhất - nhân vật xưng tôi, Phương Định, cũng là một nhân vật chính. Lựa chọn cách kể như vậy, mọi hình ảnh và sự kiện, con người ở nơi trọng điểm ác liệt của chiến tranh sẽ được hiện lên qua cái nhìn và thái độ của chính người trong cuộc. Đồng thời, cách kể ấy cũng tạo thuận lợi để tác giả miêu tả thế giới nội tâm nhân vật qua những độc thoại nội tâm. Nhưng lựa chọn cách trần thuật này cũng là một thử thách không dễ với tác giả, vì người viết phải thực sự am hiểu nhân vật của mình và có khả năng hóa thân cao độ vào nhân vật xưng tôi trong truyện. Tác giả Lê Minh Khuê có thể làm được điều đó, thậm chí đã nhập vai nhân vật Phương Định một cách thuần thục, bởi vì nhà văn đã từng sống cuộc sống của những thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Sự lựa chọn vai kể như trên đi liền với một đặc điểm nữa trong nghệ thuật trần thuật của truyện. Đó là mạch truyện được triển khai theo dòng tâm trạng của nhân vật kể chuyện, không theo trình tự thời gian sự kiện, mà thường đan xen giữa hiện tại và hồi tưởng quá khứ. Có thể coi, đó là kiểu cốt truyện tâm lý. Riêng ở phần cuối, truyện được kể tập trung vào sự kiện một lần phá bom của tổ trinh sát, rồi Nho bị thương, và đoạn kết là cảnh các cô gái hồn nhiên, háo hức trước một cơn mưa đá đến bất chợt giữa vùng trọng điểm. Thống nhất với sự lựa chọn vai kể như trên, truyện đã có một thứ ngôn ngữ và giọng điệu rất phù hợp với nhân vật. Truyện thường dùng các câu ngắn, loại câu kể xen với câu tả và cách diễn đạt rất gần với khẩu ngữ. Ví dụ đây là lời nhân vật Phương Định kể về công việc của các cô: Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải là chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom. Mối hiểm nguy và sự căng thẳng luôn phải đối mặt với cái chết đã được các cô gái cảm nhận với sự bình tĩnh, không chút sợ hãi, qua cái giọng bình thản pha một chút hóm hỉnh, nhưng vẫn rất tự nhiên, không hề lên gân, cao giọng. Đấy đúng là ngôn ngữ của tuổi trẻ ở giữa chiến trường. Chúng ta nhớ đến chi tiết về cô thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật: Em ở Thạch Kim sao lại đùa anh nói là Thạch Nhọn . Cái miệng em ngoa cho chúng bạn cười giòn. 4. Truyện có ba nhân vật: Phương Định, Nho và Thao. Ba cô gái có nhiều nét giống nhau và họ là một tập thể nhỏ rất gắn bó, yêu thương nhau. Nhưng mỗi nhân vật vẫn là một cá tính, và đó chính là thành công của tác giả trong xây dựng nhân vật. Ba cô gái từ những miền quê khác nhau đến với con đường Trường Sơn, tại một vùng trọng điểm ác liệt và ở họ đều hình thành những phẩm chất chung của người chiến sĩ thanh niên xung phong: Tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ, lòng dũng cảm không sợ hy sinh, tình đồng đội gắn bó. Ở họ còn có những nét chung của các cô gái trẻ: dễ xúc cảm, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui mà cũng dễ trầm tư. Họ cũng thích làm đẹp cho cuộc sống của mình, ngay cả trong hoàn cảnh chiến trường (Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát). Trong ba người thì Nho và Phương Định trẻ hơn nên cũng hồn nhiên và giàu mơ mộng, còn chị Thao lớn tuổi hơn nên những mơ ước và dự định về tương lai cũng thiết thực hơn. Người tổ trưởng ấy chiến đấu rất dũng cảm, chỉ huy rất kiên cường nhưng lại rất sợ khi phải nhìn thấy máu và còn sợ cả vắt nữa. Phương Định là nhân vật kể chuyện, đồng thời cũng là nhân vật trung tâm của truyện. Ở nơi trọng điểm ác liệt, hàng ngày giáp mặt với hiểm nguy và cái chết, chiến đấu dũng cảm, nhưng ở cô vẫn không mất đi sự hồn nhiên, nhạy cảm, tâm hồn trong sáng và nhiều mơ mộng. Cũng như các cô gái mới lớn, Phương Định nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá: Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá, hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!". Cô biết mình được nhiều người, nhất là các anh lính để ý và có thiện cảm. Điều đó làm cô thấy vui và cả tự hào, nhưng chưa dành riêng tình cảm cho một ai. Nhạy cảm, nhưng cô lại không hay biểu lộ tình cảm của mình, tỏ ra kín đáo giữa đám đông, tưởng như là kiêu kỳ. Phương Định là cô gái hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát (Tôi mê hát. Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình, Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng). Phương Định là con gái Hà Nội vào chiến trường. Cô có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên người mẹ, một căn buồng nhỏ ở một đường phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trước chiến tranh ở thành phố của mình. Những kỷ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường dữ dội. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường. (Để đỡ dài, văn bản truyện đưa vào sách giáo khoa đã lược đi nhiều đoạn hồi tưởng của nhân vật). Tâm lý nhân vật Phương Định được bộc lộ qua những lời kể, lời tự bạch một cách tự nhiên như lời trò chuyện với bạn đọc - một kiểu độc thoại nội tâm đơn giản. Đây là cảm giác của một người chạy trên cao điểm giữa ban ngày và giữa những loạt bom của máy bay địch. Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ . Rồi khi xong việc, quay lại nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang. Tâm lý nhân vật Phương Định trong một lần phá bom đã được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua trong giây lát. Mặc dù đã rất quen công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phải phá tới năm quả bom, nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách với thần kinh cho đến từng cảm giác. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy sự căng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia đang dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình, để rồi lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng: Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước đi. Ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn: Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom. Đoạn kết truyện cũng là một sáng tạo rất thành công của tác giả. Sau một trận chiến đấu của ba cô gái để phá bốn quả bom giữa vùng trọng điểm, căng thẳng, hồi hộp và cả sự lo lắng khi Nho bị sập hầm, bị thương, thì bất chợt một cơn mưa kéo đến, mà lại là một trận mưa đá. Cơn mưa ấy làm dịu cả bầu không khí ngột ngạt ở bên ngoài hang và cũng làm dịu mát tâm hồn ba côn gái sau những căng thẳng của một trận chiến đấu, nó đánh thức dậy sự hồn nhiên, vô tư của tuổi trẻ và gợi về những kỷ niệm tuổi thơ với những trận mưa nơi thành phố quê hương. Đến đây thì người đọc đã cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của Những ngôi sao xa xôi - vẻ đẹp của chủ nghĩa anh hùng và tâm hồn trong sáng của những cô gái thanh niên xung phong ở nơi trọng điểm ác liệt trên đường Trường Sơn, cũng là tiêu biểu cho vẻ đẹp của cả thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Những ngôi sao lấp lánh một thứ ánh sáng không rực rỡ mà sáng trong, tưởng như xa mà lại rất gần. KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ __________Nguyeen Khoa Điềm_____________(sưu tầm) Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm ra đời ngay tại chiến khu Trị – Thiên, trong những ngày kháng chiến chống Mĩ đang dần đến thắng lợi nhưng vẫn còn vô cùng gian khổ. Nhà thơ đã tận mắt chứng kiến hình ảnh những bà mẹ Tà-ôi giã gạo nuôi bộ đội đánh Mĩ, để cảm xúc từ hiện thực thăng hoa thành những vần thơ có sức lay động mãnh liệt. Bài thơ “thể hiện tình yêu thương con gắn với lòng yêu nước, với tinh thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên bằng những khúc ru nhịp nhàng, mang giọng điệu ngọt ngào trìu mến”. Người mẹ trong thi ca từ sau cách mạng tháng Tám luôn là hình tượng trung tâm, có sự phát triển về tầm vóc và chiều sâu tình cảm tư tưởng, hài hoà riêng chung. Từ những người mẹ trong thơ Tố Hữu thời kì kháng chiến chống Pháp như bà Bầm, bà Bủ, bà mẹ Việt Bắc đến người mẹ trong Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên, chúng ta đã từng được cảm nhận sự gắn kết giữa người mẹ với cách mạng và kháng chiến. Đến thời kì kháng chiến chống Mĩ, với tính chất quyết liệt gian khổ, chúng ta từng gặp những vẻ đẹp như hình tượng người mẹ đào hầm giấu hàng sư đoàn dưới đất ở Đất quê ta mênh mông của nhà thơ Dương Hương Ly. Có thể nói hình tượng người mẹ trong bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm là sự kế thừa tốt đẹp những đặc trưng người mẹ quê hương – người mẹ chiến sĩ, tập trung những cảm xúc trong trẻo nhất của nhà thơ, gợi về vẻ đẹp tâm hồn của đồng bào dân tộc theo kháng chiến. Không phải ngẫu nhiên khi phổ nhạc bài thơ này, nhạc sĩ Trần Hoàn đã đặt lại tựa đề là Lời ru trên nương, bởi lẽ chính những lời ru đã làm thành cấu tứ của bài thơ, dẫn dắt ta vào một thế giới mang đậm bản sắc riêng của người Tà-ôi. Bài thơ như là minh chứng của tấm lòng đồng bào dân tộc một lòng tin theo Đảng, , thương con thương bộ đội, thương yêu núi rừng nương rẫy làng bản, thương đất nước. Tình thương thành điệp khúc xuyên suốt theo nhịp chày của mẹ : Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ Có lẽ đây là lời của nhà thơ, hàm chứa bao trìu mến dành cho chú bé Tà-ôi như muốn góp thêm bao thương mến hoà cùng khúc ru của mẹ. Hình ảnh ấy khiến người đọc bồi hồi nhớ lại những câu thơ viết về người mẹ Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp của nhà thơ Tố Hữu : Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô Người mẹ chống Pháp và người mẹ chống Mĩ có những điểm tương đồng trong công việc. Nhưng ở Nguyễn Khoa Điềm, hình ảnh thơ này không xuất phát từ nỗi nhớ mà được cất lên ngay giữa hiện thực chống Mĩ. Nét đẹp của hình tượng được khơi lên từ tính chất công việc “Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội”. Người mẹ được khắc hoạ trong từng chi tiết sống động nhất, nổi bật với tứ thơ thật đẹp : Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng. Tưởng như trong động tác của mẹ cũng đã ngân lên nhịp điệu ru ngọt ngào và nhịp đưa em đều đặn an bình như trên một cánh võng êm. Tác giả hoàn toàn không thi vị hoá mà bằng ngòi bút tả thực giúp người đọc nhận ra : mồ hôi mẹ nóng hổi, vai mẹ gầy – bao vất vả như đọng cả trên đôi vai mẹ. Mỗi khúc ru hiện lên hình ảnh mẹ trong nhiều tư thế cũng như công việc khác nhau : giã gạo, tỉa bắp, chuyển lán, đạp rừng… như hoàn chỉnh bức chân dung lao động khoẻ khoắn cũng như niềm hân hoan được hoà vào những công việc kháng chiến. Không những thế, qua những hình ảnh này, ta còn hình dung một nhịp sống bình thản của những người dân và cán bộ chiến sĩ ở chiến khu chống Mĩ. Mặc dù, trong thực tế, đây là nơi hứng chịu rất nhiều bom đạn kẻ thù và luôn phải đương đầu với những cuộc hành quân lùng sục “tìm và diệt”, càn quét hòng xóa sạch dấu tích của vùng chiến khu đầu mối Bắc – Nam này. Cuộc sống khó khăn thiếu thốn đòi hỏi phải tự cấp tự túc, tăng gia sản xuất, bảo đảm nuôi quân đánh giặc. Hình ảnh người mẹ giã gạo khiến ta lại liên tưởng đến những nhịp chày trong bài hát Tiếng chày trên sóc Bom Bo của cố [...]... t bõy gi, ng quỏ mun Bi th khụng ch hay v mt ni dung m cún cú nhng nột t phỏ trong ngh thut Th th nm ch c vn dng sỏng to, cỏc ch u dũng th khụng vit hoa th hin nhng cm xỳc lin mch ca nh th Nhp th bin o rt nhanh, ging iu tõmtỡnh dó gy n tng mnh trong lũng ngi c Hình tợng ngời lính trong thơ văn kháng chiến chống mĩ Giai đoạn 1945-1975 Kính tha quý vị đại biểu ! Tha các quý thầy cô giáo cùng các em... nhau trong tỡnh ng i dự mi ngi mt cỏ tớnh Nổi bt ở họ là ch ngha anh hựng v v p tõm hn ca th h tr Vit Nam trong hon cnh chin tranh Họ chính là những ngôi sao xa xôi trên tuyến đờng trờng sơn huyền thoại Ngi m trong thi ca t sau cách mng tháng Tám là một hình tợng trung tâm n thi kháng chin chng Mĩ, vi tính cht quyt lit gian kh, chúng ta tng gp nhng v p khác nhau về hình tng ngi m Hình tng ngi m trong. .. bit xỳc ng l khi vo trong lng, thy Bỏc nm ngh, nh th sng s, nghn ngo, au n: Bỏc nm trong gic ng bỡnh yờn Gia mt vng trng sỏng du hin, Vn bit tri xanh l mói mói , M sao nghe nhúi trong tim Bỏc nm ú nh ang trong gic ng bỡnh yờn sau by mi chớn mựa xuõn khụng h ngh T ỏnh in m trong lng, nh th liờn tng n mt hỡnh nh rt p: vng trng sỏng du hin Hỡnh nh ú ó a ngi c vo mt th gii huyn diu, trong sỏng v thanh... bng dt do mt cm xỳc t ho, thnh kớnh, thng nh Bỏc: Ngy ngy mt tri i qua trờn lng Thy mt mt tri trong lng rt Ngy ngy dũng ngi i trong thng nh Kt trng hoa dõng by mi chớn mựa xuõn Ai ó tng mt ln i ving lng Bỏc mi hiu ht hm ý trong cõu th ca Vin Phng Ngy ngy, mt tri - chỳa t ca thiờn nhiờn - thỏn phc mt mt tri trong lng rt Mt tri rt , hỡnh nh tng trng cho Bỏc H - l mt tri cỏch mng, l ngun ỏnh sỏng rc... luụn luụn to sỏng trong tõm hn ngi Vit Nam Cựng vi mt tri ngy ngy i qua trờn lng l dũng ngi i trong thng nh Nhp th chm chm nh bc chõn ca dũng ngi lng l i trong suy tng, bao trựm mt mt khụng khớ thng nh Bỏc khụng nguụi, thnh kớnh kt trng hoa tỡnh yờu dõng by mi chớn mựa xuõn ca Ngi Ngi ta l hoa ca t, nh th tht sõu sc v tinh t khi tụn quớ nhõn dõn Mi ngi dõn l mt bụng hoa v dũng ngi i trong thng nh chớnh... chin khu Tr Thiờn Hỡnh nh ca m trong on th ny cú mt s thay i, khụng phi trong mt dỏng chờnh chao trong nhp chy nghiờng, khụng lng thm nhn ni gieo tng ht ging m rt dt khoỏt mnh m : M i chuyn lỏn, m i p rng Dỏng v con ngi c tụ m qua hai ng t i gi t th ch ng vi nhng cụng vic tip sc chin u : chuyn lỏn, p rng nh hm cha ý thc t ho ca ngi T-ụi lm ch vựng nỳi rng ca ta Con ngi trong t th i mt vi k thự, quyt... trng kia ó bao ln sỏng lờn trong th Ngi C khi trong ngc: Ngi ngm trng soi qua ca s, trng nhũm khe ca ngm nh th C nhng khi bn rn vic nc vic quõn, Bỏc vn thy trung thu trng sỏng nh gng, rm xuõn lng lng trng soi, trng ngõn y thuyn, trng vo ca s ũi th, trng lng c th búng lng hoa Gi õy, Bỏc nm ú, trong gic ng bỡnh yờn, gia vng trng sỏng du hin Vn bit rng Bỏc nh tri xanh, mói mói sng trong s nghip ca chỳng ta... trng thc tnh Nú nh mt hi chuụng cng tnh cho mi con ngi cú li sng quờn i quỏ kh Tỏc gi ó m u bi th vi hỡnh nh trng trong kớ c thui th ca nh th v trong chin tranh: Hi nh sng vi ng vi sụng ri vi b hi chin tranh rng vng trng thnh tri k Hỡnh nh vng trng ang c tri rng ra trong cỏi khụng gian ờm m v trong sỏng ca thui th Hai cõu th vi vn vn mi ch nhng dng nh ó din t mt cỏch khỏi quỏt v s vn ng c cuc sng con... i mi con ngi khụng ai cú th úan bit trc c Khụng ai mói sng trong mt cuc sng yờn bỡnh m khụng cú khú khn, th thỏch Cng nh mt dũng sụng, i ngi l mt chui di vi nhng qunh co, un khỳc V chớnh trong nhng khỳc quanh y, nhng bin c y, con ngi mi tht s hiu c cỏi gỡ l quan trng, cỏi gỡ s gn bú vi h trong sut hnh trỡnh di v rng ca cuc i Dng nh ngi lớnh trong bi th ó hiu c iu ú! Nga mt lờn nhỡn mt cú cỏi gỡ rng... nờn thanh thn hn, lm tõm hn anh trong sỏng li Mt ln na nhng hỡnh tng trong tui th v chin tranh c lỏy li lm sỏng t nhng iu m con ngi cm nhn c Cỏi tõm hn y, cỏi v p mc mc y khụng bao gi b mt i, nú luụn lng l sng trong tõm hn mi con ngi v nú s lờn ting khi con ngi b tn thng on th hay cht th mc mc, chõn thnh, ngụn ng bỡnh d m thm thớa, nhng hỡnh nh i vo lũng ngi Vng trng trong kh th th ba ó thc s thc tnh . kháng chiến chống Mĩ, với nhịp sống chiến khu Trị – Thiên. Hình ảnh của mẹ trong đoạn thơ này có một sự thay đổi, không phải trong một dáng chênh chao trong. biểu cho người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp . C/ KẾT BÀI _ Tác giả xây dựng thành công hình tượng điển hình người nông dân trong kháng chiến

Ngày đăng: 29/11/2013, 22:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w