Ngày Xuân nói vềchữ THỌ. ( Trần Quốc Thường) Trong bài HIỂU ĐỜI của nguyên thủ tướng Trung Quốc Chu Dung cơ có viết: Ghế cao không bằng cuộc sống thanh cao, cuộc sống thanh cao không bằng tuổi thọ cao. Người xưa cũng từng cho rằng: Tứ thời xuân tại thủ Ngũ phúc thọ vi tiên. ( Bốn mùa, mùa xuân trước, Năm phúc, thọđầu tiên) Trong LỤC CỰC ( sáu cái cực của một đời người) thì người xưa cũng xếp cái cực "Hung đoản chiết" (chết non) là điều cực đầu tiên của con người. Các vua triều Nguyễn xưa chỉ mới 40 tuổi đã vội làm lễ mừng thọ TỨ TUẦN ĐẠI KHÁNH. Mơ ước của tuổi già là được sống cho lâu (thọ) chết cho mau. Họ không muốn làm khổ cho con cháu, theo lối đa thọ đa nhục. Nhớ hồi trước khi nhà thơ Nguyễn Khuyến đi dự mừng thọ 80 của ông Nhiêu trong làng, thấy Tam nguyên Yên Đỗ vái chào ông Nhiêu mọi người cho là không đúng lễ. Nguyễn Khuyến nói: tôi đây chỉ vái chào cái THIÊN TƯỚC của ông ấy mà thôi. Nguyễn Khuyến thấy mọi người chưa hiểu mới giải thích rằng: Thiên tước là tước của trời ban cho. Theo đó, người ta hưởng thọ từ 90 tuổi trở lên là tương đương với Trạng nguyên. Từ 80 tuổi đến 89 là Tiến sỹ. Từ 70 đến 79 tuổi là cử nhân. Còn từ 60 đến 69 tuổi chỉ là Tú tài mà thôi. Vua ban với Trời ban ai hơn? Ai chưađến 60 khi chết phải ghi 2 chữ HƯỞNG DƯƠNG chứ không được ghi Hưởng thọ trên tờ cáo phó hay bức trướng Ngày nay đời sống của chúng ta ngày càng được tốt hơn nên tuổi thọ của con người ngày một nâng cao. Tuổi thọ cao là mơ ước của mọi người. Muốn vậy ngoài có việc có một cuộc sống no đủ, sống điều độ, biết lấy TRI TÚC để sống, chúng ta còn phải nhớ lời khuyên của tiền nhân: Phải biết kính già yêu trẻ vì Mến trẻ trẻ đến nhà, kính già già để tuổi cho. Âu đó là một nét đẹp văn hoá truyền thống đầy chất nhân văn của dân tộc ta muốn răn dạy lớp hậu sinh vậy. Trần Quốc Thường . không bằng tuổi thọ cao. Người xưa cũng từng cho rằng: Tứ thời xuân tại thủ Ngũ phúc thọ vi tiên. ( Bốn mùa, mùa xuân trước, Năm phúc, thọ đầu tiên) Trong. Ngày Xuân nói về chữ THỌ. ( Trần Quốc Thường) Trong bài HIỂU ĐỜI của nguyên thủ tướng Trung