Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
2,01 MB
Nội dung
SinhThái Thủy Sinh Vật GV: Võ Thị Kim Phúc Trường:Đại học Tây Đô Khoa: Sinh học ứng dụng Lớp: Nuôi trồng thủy sản 4 CHUYÊN ĐỀ: HỆSINHTHÁICỬASÔNG NHÓM SINH VIÊN LÀM CHUYÊN ĐỀ: 1. ĐINH HỮU PHƯỚC 0953040029 2. VÕ MINH TUẤN 0953040042 3. LÊ VĂN NHỎ 0953040026 4. NGUYỄN TẤN ĐẠT 5. VÕ VĂN RUM 0953040031 6. NGUYỄN VŨ TRƯỜNG GIANG 0953040011 7. LÊ ĐÌNH QUỐC KHÁNH 0953040013 SinhThái Thủy Sinh Vật GV: Võ Thị Kim Phúc CHUYÊN ĐỀ: ẢNH HƯỞNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN HỆSINHTHÁICỬASÔNG – BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC – LIÊN HỆ TẠI VIỆT NAM SinhThái Thủy Sinh Vật GV: Võ Thị Kim Phúc A. GIỚI THIỆU Hiện nay tình trạng ô nhiễm ở các cửasông ở tình trạng báo động khẩn cấp, đe dọa trực tiếp và gián tiếp đến hệsinhtháicửasông mà chính con người đã gây ra. Kết quả thu được ở các cửasông ở ĐBSCL thuộc lưu vực cuối cùng củasông MêKông. Trong bài báo cáo này chúng ta sẽ tìm hiểu về tình hình ô nhiểm cửasông do con người gây ra và biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm ở các cửa sông. I. Mở đầu Hệsinhtháicửasông ở Việt Nam phần lớn rất nhạy cảm. Tính mềm dẻo sinhtháicủahệsinhtháicửasông lưu vực các cửasông MêKông làm cho hệ đó luôn ở trong trạng thái hoạt động mạnh, vì vậy thường rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài, kể cả các tác động của thiên nhiên, cũng như những tác động của con người. Đồng bằng sông Cửu Long là phần cuối cùng của lưu vực sông MêKông, nơi dòng sông MêKông dài 4.200 km bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng chảy qua 6 quốc gia tạo nên trước khi đổ ra Thái Bình Dương. Sông MêKông là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho vùng Đông Nam Á và đây cũng là vựa cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Khoảng 40 triệu người ở khu vực này sống nhờ vào việc đánh bắt thủy sản trên sông MêKông, với giá trị hàng năm đạt 2,5 tỷ đô la. Tuy nhiên việc đánh bắt quá mức cho phép đã dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên và thay vào đó là việc nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp. Việc phát triển các vùng nuôi trồng thuỷ sản với tốc độ nhanh như hiện nay tại các đầm phá, eo vịnh, bãi triều, các vùng trồng lúa kém hiệu quả và các hình thức nuôi cá lồng bè quây lưới ở mật độ dày, thải ra một lượng không nhỏ thức ăn dư thừa, tồn đọng hóa chất cũng là tác nhân không nhỏ gây ô nhiễm nguồn nước, phát sinh dịch bệnh tràn lan. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đang đau đầu về vấn đề ô nhiễm môi trường mà chính người nông dân và các doanh nghiệp gây ra. II. Nghiên cứu 1. Khái niệm về HST cửasôngCửasông (estuary) là thủy vực ven bờ tương đối kín, nơi mà nước ngọt và nước biển gặp nhau và trộn lẫn vào nhau. Các đặc trưng về địa mạo, lịch sử địa chất và điều kiện khí hậu tạo nên sự khác biệt về tính chất vật lý và hóa học của các cửa sông. Kiểu tiêu biểu nhất là cửasông châu thổ ven bờ (coastal plain estuary). Các cửasông thuộc kiểu này được hình thành vào cuối kỷ băng hà muộn, khi nước biển dâng lên ngập các châu thổ sông ven biển. Kiểu cửasông thứ hai là vịnh nửa kín (semi-enclose bay) hoặc đầm phá (lagoon). Ở đây các doi cát songsong với đường bờ hình thành và ngăn cản một phần sự trao đổi nước từ biển. Độ muối trong các trong các đầm khác nhau nhiều, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. Kiểu cửasông cuối cùng là vịnh hẹp. Các thung lũng này bị trũng bởi hoạt động băng hà và sau đó bị ngập bởi nước biển. Chúng đặc trưng bởi cửa nông làm hạn chế trao đổi nước trong vịnh với biển. 2. Lịch sử hình thành sông Cửu Long Sông Cửu Long (người Âu Mỹ gọi là MêKông) là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới. Xuất phát từ vùng núi cao tỉnh Thanh Hải (Trung Quốc), băng qua Tây Tạng theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam, qua các nước Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia trước khi đổ vào Việt Nam. SinhThái Thủy Sinh Vật GV: Võ Thị Kim Phúc Người Tây Tạng cho rằng, thượng nguồn sông Mê Kông chia ra hai nhánh: nhánh Tây Bắc (Dzanak chu) và nhánh Bắc (Dzakar chu). Nhánh Tây Bắc được biết đến nhiều hơn, vị trí gần đèo Lungmug với chiều dài 87,75km. Nhánh Bắc chảy xuống từ rặng núi Guosongmucha. Nhánh này, từ độ cao 5224m, gồm hai nhánh phụ có chiều dài 91,12km và 89,76km. Đầu nguồn của dòng sông đến nay đã được xác định rõ qua những cuộc thám hiểm gần đây (MêKông kí sự). Gần một nửa chiều dài con sông này chảy trên lãnh thổ Trung Quốc, đoạn đầu nguồn tiếng Tây Tạng gọi là Dza Chu tức Trát Khúc. Trát Khúc hợp lưu với một nhánh khác tên là Ngang Khúc; ở gần Xương Đô, tạo ra Lan Thương Giang (có nghĩa là “con sông lượn sóng”). Phần lớn đoạn sông này có các hẻm núi sâu, và con sông này rời Trung Quốc khi độ cao chỉ còn khoảng 500m so với mực nước biển. Người Lào và người Thái Lan gọi là Mẹkong hay Mékăng, Méganga có nghĩa là Sông Mẹ hay Sông Lớn. Tên gọi này có từ khoảng thế kỷ thứ 11, lúc tộc người Thái Lan tiến về phía Nam lập quốc trên vùng bán đảo Đông Dương. Tương tự tại Campuchia, sông có tên gọi là Mékông hay Tông-lê Thơm (sông lớn). 3. Hệsinhthái tại cửasông MêKông a. Thực vật • Rừng ngập mặn: - Diện tích tự nhiên 39.734km 2 + Hệsinhthái rừng Tràm U Minh SinhThái Thủy Sinh Vật GV: Võ Thị Kim Phúc + Hệsinhthái rừng ngập mặn ven biển + Hệsinhthái nông nghiệp SinhThái Thủy Sinh Vật GV: Võ Thị Kim Phúc - Hiện có khoảng 347.500 ha rừng các loại chiếm 10% diện tích đất tự nhiên. - Hệ thực vật rừng ngập mặn phổ biến ở vùng ven biển ĐBSCL là các loài mắm trắng, đước, bần trắng, bần chua, vẹt tách, dà quánh, dà vôi, giá, cóc vàng, dừa nước… Theo số liệu của ngành lâm nghiệp, vùng ĐBSCL có 98 loài cây rừng ngập mặn. Những năm qua, rừng ngập mặn ven biển bị tác động làm suy giảm mạnh mẽ do các nguyên nhân: phá rừng làm ruộng rẫy, phá rừng lấy đất nuôi trồng thủy sản, phá rừng lấy củi, gỗ… Số liệu thống kê cho thấy, trong giai đoạn 1980-1995 các tỉnh ĐBSCL đã bị mất 72.825 ha rừng, bình quân hàng năm bị mất 4.855 ha với tốc độ 5%/năm. Những năm gần đây, công tác bảo vệ và phát triển hệsinhthái rừng ngập mặn ven biển được các tỉnh trong khu vực quan tâm thực hiện, đặc biệt là dự án trồng 5 triệu ha rừng của quốc gia và các dự án hợp tác quốc tế như: Dự án Phát triển và bảo vệ các vùng đất ngập nước ven biển tại các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh; Dự án Khu dự trữ quốc gia U Minh Thượng, Chương trình sử dụng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học đất ngập nước khu vực sông MêKông… Tuy nhiên, những tác động tiềm ẩn vẫn đang tiếp tục đe dọa hệsinhthái rừng ngặp mặn ở ĐBSCL. Tình hình đó đòi hỏi phải có các giải pháp hữu hiệu trong quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước ven biển, trong tổ chức khai thác kinh tế tài nguyên gắn liền với phát triển hệsinhthái đặc thù này để bảo vệ và phát triển bền vững khu vực ĐBSCL. Diện tích nuôi tôm trong rừng ngập mặn là một tác nhân ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến công tác quản lý quy hoạch và khai thác bền vững nguồn tài nguyên vẹn biển ở khu vực ĐBSCL. Nuôi tôm đem lại lợi ích kinh tế nhanh, nhưng hậu quả là “Tôm đến Rừng Tan” làm suy giảm mạnh rừng ngập mặn, làm biến đổi môi trường đất, môi trường nước và môi trường sinh thái. Trong khi đó, chúng ta lại chưa có các giải pháp hữu hiệu trong vấn đề phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường để phát triển bền vững ở các vùng ven biển khu vực ĐBSCL. Những tổn thất rừng ngập mặn kéo theo hàng loạt các biến đổi về môi trường, sinhthái trong khu vực. Thảm rừng ngập mặn có độ che phủ cao trở nên trơ trọi, bị chia cắt phân tán thành nhiều thảm nhỏ và thay bằng các vuông tôm, kênh mương đào đắp, sên vét bùn đất để lấy mặt nước nuôi tôm; môi trường đất bị ô nhiễm do quá trình phèn hóa gia tăng ở quy mô lớn; đất đai bị phát quang làm gia tăng quá trình rửa trôi do mưa, gia tăng quá trình lan truyền phèn trong môi trường đất, nước và các hệsinh thái; giảm đi quá trình bồi tụ phù sa do mất rừng; đa dạng sinh học bị suy giảm nhanh chóng do không còn điều kiện thích hợp để các loài sinh vật sinhsống và trú ngụ; sự biến đổi môi trường vi SinhThái Thủy Sinh Vật GV: Võ Thị Kim Phúc khí hậu, sụp lở bờ biển, cửasông gia tăng… làm mất cân bằng sinhthái trong khu vực. Hậu quả trước mắt là nạn tôm chết hàng loạt ở các khu ven biển đến nay vẫn tiếp tục diễn ra. Quá trình mặn xâm nhập gia tăng đã tác động các hệsinhthái nông nghiệp truyền thống, lúa nước, cá đồng, cây ăn trái, cây công nghiệp… trong khi khả năng thực thi các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong khu vực chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Các dự án thủy lợi trong vùng mặn hóa, vùng luân canh lúa-tôm, vùng ngăn mặn xổ phèn… chưa phát huy được tác dụng trong thực tiễn đang trở thành nỗi trăn trở của các cấp chính quyền, các ngành quản lý và người dân. Chất thải nuôi trồng thủy sản ven biển, đặc biệt là chất thải nuôi tôm, ngày càng nhiều làm gia tăng áp lực tới môi trường và độ bền vững củahệ thống canh tác thủy sản với bảo vệ hệsinhthái rừng ngập mặn. b. Động Vật • Vùng ĐBSCL có: - 36 loài thú. - 182 loài chim. - 34 loài bò sát. - 6 loài lưỡng cư. - Có đến 260 loài cá và thủy sản. - Và một số loài côn trùng. SinhThái Thủy Sinh Vật GV: Võ Thị Kim Phúc • MỘT SỐ LOÀI ĐỘNG VẬT TIÊU BIỂU Như đã đề cập trên, nông dân nuôi tôm đã gây ảnh hưởng nặng nề đến hệsinhthái rừng ngập mặn. Bên cạnh đó người nông dân còn gây tác động trực tiếp đến các loài động vậy khác như: cá, giáp xác bằng việc đổ hóa chất thuốc trừ sâu xuống bờ ruông, xịt thuốc trừ sâu trên ruộng lúa và vỏ chai thuốc trừ sâu lại vứt bừa bãi xuống kênh rạch mà chưa được sử lý. Hình: Thuốc trừ sâu vứt bừa bãi Do thức ăn dư thừa tạo nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi, theo đúng thì phải có biện pháp làm sạch nước trước khi thải trở lại tự nhiên nhưng thay vào đó họ dùng biện pháp thải trực tiếp ra bên ngoài gây chết hàng loại sinh vật phù du khác. SinhThái Thủy Sinh Vật GV: Võ Thị Kim Phúc Hình: thức ăn bón quá mức Chất thải trong nuôi trồng thủy sản là bùn thải chứa phân của các loài thủy sản tôm cá, các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư của các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như: hóa chất, vôi và các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe 2+ , Fe 3+ , Al 3+ ,( 4 SO ) 2- , các thành phần chứa H 2 S, NH 3 . là sản phẩm của quá trình phân hủy hiếm khí ngập nước tạo thành, nguồn bùn phù sa lắng đọng trong các ao nuôi trồng thủy sản thải ra hàng năm trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi. Đặc biệt, với các mô hình nuôi kỹ thuật cao, mật độ nuôi lớn như nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp . thì nguồn thải càng lớn và tác động gây ô nhiễm môi trường càng cao. Tồn đọng các loại kim loại nặng trong nước do các công ty, xí nghiệp sản xuất hóa chất. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 17% trọng lượng khô của thức ăn cung cấp cho ao nuôi được chuyển thành sinh khối, phần còn lại được thải ra môi trường dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa vào môi trường. Đối với các ao nuôi công nghiệp chất thải trong ao có thể chứa đến trên 45% Nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác. Các loại chất thải chứa Nitơ và Phốtpho ở hàm lượng cao gây nên hiện tượng phú dưỡng môi trường nước phát sinh tảo độc trong môi trường nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, nguồn chất thải này lan truyền rất nhanh đối với hệ thống nuôi cá bè trên sông, nuôi cá trong các đầm trũng ngập nước . cùng với lượng phù sa lan truyền có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước. Thiệt hại do ô nhiễm gây ra là rất nghiêm trọng. Theo đó Cà Mau là tỉnh có diện tích tôm chết nhiều nhất hơn 30.000ha, loại tôm sú từ 1 đến 2 tháng tuổi chiếm tỉ lệ lớn. Triệu chứng tôm chết như thân tôm đỏ, bị đốm trắng… được nuôi theo hình thức quảng canh. Tại Kiên Giang có hơn 9.000ha, Bạc Liêu hơn 600ha, Sóc Trăng hơn 500ha tôm mới thả chết… Nhiều nông dân cũng đã cố gắng vớt tôm chết để bán với giá rất thấp chỉ từ trên dưới 20.000/kg. SinhThái Thủy Sinh Vật GV: Võ Thị Kim Phúc Theo cơ quan chức năng với tình hình này, nguồn lợi thủy sản các tỉnh sẽ bị thiệt hại nặng. Người dân cũng sẽ lâm vào tình thế khó khăn vì rất có thể phải cải tạo lại ao nuôi và tiến hành một số vấn đề kỹ thuật nuôi khác. Nguyên nhân thì ngành chức năng cho rằng, do ô nhiễm nguồn nước, dịch bệnh lây lan theo diện rộng. Hiện các ngành chức năng đang tiến hành kiểm tra và đề ra những giải pháp hữu hiệu để cứu lấy nguồn thủy sản chính ở ĐBSCL. Thực tế đã cho thấy Cá điêu hồng, cá tra, cá basa chết hàng loạt ở miền Tây, nhiều người nuôi cá đau xót nhìn bè cá trầm dưới nước mà đáy trống không. Đây không phải là lần đầu tiên thảm cảnh này diễn ra. Sự xâm hại của con người làm môi trường nước ô nhiễm là nguyên nhân chính dẫn đến cảnh này. Theo cơ quan chuyên môn cá nuôi bè chết là do cự ly bè thả cá quá gần nhau, mật độ thả dày đặc (do nông dân thả trừ hao phần hao hụt), giống kém chất lượng, thức ăn không phù hợp, không áp dụng chặt các quy trình nuôi. Một nguyên nhân đáng chú ý, nông dân làm lúa ở các vùng đê bao thả nước từ đồng ra sông, mang theo nhiều hóa chất, gây ô nhiễm nặng môi trường nước. Chuyện này đã từng xảy ra năm qua tại tỉnh Hậu Giang và TP Cần Thơ. Ngoài ra, ngộ độc thức ăn tích lũy từ các loại cá biển do để quá lâu cũng được xem là nguyên nhân làm cá bè chết hàng loạt mà nhiều nông dân không biết vì sao. Dẫn từ nguồn tin của báo nông nghiệp Việt Nam: Trong vài ngày qua nhiều bà con nuôi cá tra ven sông Hậu ở cồn Khương - quận Ninh Kiều, và cồn Sơn - quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) lúng túng chẳng biết kêu ai khi cá bỗng bị chết ngày ngày nổi trắng ao không rõ nguyên nhân. Dân nuôi cá rất đau lòng khi mà giá cá tra đang lên thì… cá lại chết. Chúng tôi đến tận ao nuôi của bà con. Đi từ đầu ao đến cuối ao ai cũng phải nín thở vì mùi hôi thối xốc lên. Nước trong ao cá chuyển màu sậm đen và xuất hiện nhiều bong bóng nước nổi trên mặt ao, xác cá tra chết nằm la liệt, dạt vào bờ. Mà đâu chỉ mới đây, gần một tháng nay bà con nuôi cá tra đang lâm vào cảnh vớt cá tra chết ngày ngày như vậy. Hình: Cá tra chết hàng loạt, người dân đau xót vớt xác cá [...]... cận sinhtháiđể nghiên cứu sâu sắc mối quan hệcủa các thành phần trong hệsinhthái rừng ngập mặn, đặc biệt là thành phần các loài về đa dạng sinh học, môi trường sống và điều kiện trú ngụ và phát sinh, phát triển của cả quần thể trong hệsinh thái, để tăng cường các khả năng phát triển nguồn lợi về kinh tế và sinhthái trong khu vực Đánh giá khả năng tự làm sạch và mức độ chịu tải của hệsinh thái. .. ngập mặn đã bị suy giảm và các hệsinhthái rừng ngập mặn để kịp thời xử lý các vấn đề gây tổn thất đến tài nguyên nước, tài nguyên đất và tài nguyên sinh học, đảm bảo cho độ ổn định của hệsinhthái này Tóm lại, hệ sinhthái rừng ngập mặn là một nguồn tài nguyên quý giá về nhiều mặt Bảo vệ được hệsinhthái này là bảo vệ được độ ổn định, cân bằng của cả hệ thống kinh tế và hệ thống môi trường trong quá... sinhthái rừng ngập mặn nhằm tránh các tác động bất lợi đến hệsinh thái, làm tổn thất các giá trị quý giá của hệsinhthái rừng ngập mặn ven biển trong khu vực ĐBSCL Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của các cấp chính quyền tại địa phương, đặc biệt là chính quyền cơ sở và cơ quan chuyên ngành lâm nghiệp, môi trường trong công tác bảo vệ và phát triển hiệu quả hệsinhthái rừng ngập mặn ven biển ở... hội Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án bảo tồn và phát triển hệsinhthái rừng ngập mặn ven biển, các dự án trồng mới và tái sinh rừng ngập mặn ven biển; nghiêm cấm bao ví bãi bồi cửasôngđể nuôi trồng thủy sản làm hủy hoại diễn thế tự nhiên bồi tụ và phát triển rừng ngập mặn non trẻ Đồng thời, tiến hành quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước và bảo vệ đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước, các... cầu, nhiệm vụ này, cần tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản sau đây: SinhThái Thủy Sinh Vật - - - - - GV: Võ Thị Kim Phúc Quy hoạch môi trường trong phát triển kinh tế xã hội ở các vùng ven biển, đặc biệt là quy hoạch môi trường cho bảo vệ và phát triển hệsinhthái rừng ngập mặn ở ĐBSCL, đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong khu vực Phân vùng sinhthái trong quy hoạch bảo tồn và phát triển các vùng... Ở sông Mê Kông, người ta thường thấy giống cá này xuất hiện vào khoảng tháng 10 Cá hô có phần đầu khá to so với thân Tuy thuộc họ Cá chép, nhưng cá hô không có râu Người ta đã thấy có con cá hô dài tới 3m, nặng tới 300kg Trước đây cá hô có rất nhiều trên sông MêKông, nhưng do việc đánh bắt quá mức và tận diệt, sự ô nhiễm mội trường nước đã làm cá hô ngày càng vắng bóng trên sông Tiền, sông Hậu Sinh. .. cơ vắng bóng Sinh Thái Thủy Sinh Vật GV: Võ Thị Kim Phúc Hình: Cá tra dầu (Pangasianodon gigas Chevy) được bắt trên sông MêKông Cụ thể là Cá hô loài cá có kích thước lớn nhất trong họ cá chép (Cyprinidae), thường thấy sống ở các sông Mae Klong, MêKông và Chao Phraya ở Đông Nam Á Cá hô là loài cá nước ngọt đã được Ủy ban Sông MêKông đưa vào sách Đỏ, vì có nguy cơ tuyệt chủng Cá hô thường sinhsống ở... các ao nuôi (đã áp dụng thành công tại Cà Mau, đề tài khoa học cấp Tỉnh do Viện Khoa học Thuỷ lợi miền Nam thực hiện) Sinh Thái Thủy Sinh Vật GV: Võ Thị Kim Phúc - Lượng bùn sên vét đáy cào ao nuôi cần được xử lý làm phân bón vi sinh học được chôn lấp, không được để tràn tự nhiên ra môi trường Các biện pháp thuỷ lợi nhằm giảm ô nhiễm nguồn nước: + Thiết kế hệ thống cấp nước, tiêu nước cho các khu nuôi... hoạch nuôi thuỷ sản, trồng lúa theo các phương án thiết kế hệ thống công trình thuỷ lợi Các biện pháp trong nông nghiệp: - Quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho từng tiểu vùng cần phải xét đến tính phù hợp về điều kiện thổ nhưỡng, tập quán canh tác, nguồn nước cấp, mức tăng trưởng dân số trong những năm tới - Các vùng đất trũng, phèn nặng cần xây dựng các hồ sinhthái phát triển tổng hợp: Phát triển thuỷ sản,... nhiễm môi trường nước: Không thải các chất thảisinh hoạt, chất thải chăn nuôi và chất thải rắn xuống các kênh rạch - Di rời các nhà ở phía lòng kênh vào phía trong để tránh hiện tượng xả thải xuống lòng kênh và tai nạn giao thông thuỷ - Xây dựng các khu tái định cư cần phải bố trí hệ thống thu gom xử lý nước thải, rác thải, xây dựng hệ thống nước cấp sinh hoạt - Cần xây dựng kế hoạch thu thập, phân . + Hệ sinh thái rừng Tràm U Minh Sinh Thái Thủy Sinh Vật GV: Võ Thị Kim Phúc + Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển + Hệ sinh thái nông nghiệp Sinh Thái. KHÁNH 0953040013 Sinh Thái Thủy Sinh Vật GV: Võ Thị Kim Phúc CHUYÊN ĐỀ: ẢNH HƯỞNG CỦA CON NGƯỜI ĐẾN HỆ SINH THÁI CỬA SÔNG – BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC – LIÊN HỆ