1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài liệu CM7 siu tam

75 319 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 816,5 KB

Nội dung

۞ Phần 1: TRỒNG TRỌT ۩ Chương I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT Những yêu cầu cần đạt được: a) Kiến thức: - Hiểu được những khái niệm cơ bản và vai trò của việc trồng trọt - Biết được các yếu tố cơ bản tác dụng đến năng suất cây trồng. Từ đó biết cách khắc phục, cải thiện nhằm tăng năng suất cây trồng b) Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hành – thí nghiệm, Quan sát – tìm tòi, Hoạt động nhóm nhỏ c) Thái độ: - Có ý thức và trách nhiệm bảo vệ cây trồng, áp dụng các biện pháp kĩ thuật để tăng năng suất cây trồng - Có hứng thú trong học tập KTNN và coi trọng sản xuất nông nghiệp. Tiết PPCT: 01 Ngày dạy: ﴿ Bài 1, 2: VAI TRÒ - NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT – KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ TP CỦA ĐẤT TRỒNG 1/ Mục tiêu: Giúp HS: a) Kiến thức: - Nêu được vai trò của trồng trọt trong nền kinh tế của nước ta hiện nay - Biết được nhiệm vụ mà trồng trọt phải thực hiện trong giai đoạn hiện nay và những năm tới - Chỉ ra được các biện pháp thực hiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ trồng trọt - Hiểu được đất trồng là gì? - Biết được vai trò của đất trồng, các TP của đất trồng b) Kĩ năng: Qua hoạt động hoc tập mà rèn luyện được năng lực khái quát hóa, kĩ năng quan sát – tìm tòi và hợp tác nhóm nhỏ c) Thái độ: - Qua nội dung về BP thực hiện nhiệm vụ trồng trọt, thấy được trách nhiệm của mình trong việc áp dụng các biện pháp kĩ thuật để tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên mt đất 2/ Chuẩn bị: a) GV: - Tranh H.1 SGK/5 - Bảng phụ hoặc phiếu học tập với nội dung như bảng SGK/6 b) HS: xem trước nội dung bài 1, 2: VAI TRÒ - NHIỆM VỤ CỦA NGÀNH TRỒNG TRỌT – KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ TP CỦA ĐẤT TRỒNG 3/ Phương pháp dạy học: Quan sát – tìm tòi, Đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm nhỏ 4/ Tiến trình 4.1- Ổn định – tổ chức: 4.2- KTBC: không 4.3- Giảng bài mới: * Giới thiệu bài: Nước ta là 1 nước nông nghiệp với 76% dân số sống ở nông thôn, 70% lao động trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Vì vậy trồng trọt có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền KT quốc dân. Vai trò của trồng trọt trong nền KT là gì? Bài học này sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó. * Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG HĐ1: Tìm hiểu vai trò của trồng trọt trong nền KT PP: Quan sát tìm tòi I- Vai trò của trồng trọt - GV giới thiệu hình 1 SGK, HDHS quan sát (đánh số thứ tự các hình từ trái qua phải, tương ứng với từng vai trò) và yêu cầu HS quan sát hình để tìm ra vai trò của trồng trọt trong nền KT - HS độc lập quan sát để tìm ra kiến thức - GV theo dõi, giúp đỡ khi cần thiết - 1-2 HS báo cáo kết quả, các HS khác thảo luận bổ sung - Yêu cầu HS trả lời được: + Cung cấp lương thực thực phẩm cho người (vì quan sát thấy: cây lúa, quả ngô  lương thực; cải bắp, củ cải  thực phẩm) + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (vì quan sát thấy: trái thơm, trái lê, khoai tây .  nông sản; bên cạnh có nhà máy  nhà máy chế biến nông sản) + Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (vì quan sát thấy: con bò (ăn rơm .), con gà (ăn thóc .), con lợn (ăn cám .)  đều sử dụng sản phẩm trồng trọt để làm thức ăn) + Cung cấp nông sản cho xuất khẩu (vì quan sát thấy : 1 xe tải chở hàng, 1 chiếc cần cẩu cẩu hàng lên tàu, 1 chiếc tàu chở hàng đi nơi khác) - GV cùng với HS phân tích tranh để đi đến KL đúng - Cuối cùng GV cần giảng giải thêm cho HS hiểu thế nào là cây lương thực, thực phẩm, cây nguyên liệu cho công nghiệp . - Để khắc sâu kiến thức GV hỏi thêm: ? Em hãy kể 1 số cây trồng: cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp trồng ở địa phương .? ? Em hãy nêu 1 số cây nông sản ở nước ta đang xuất khẩu ra thị trường thế giới ? (lúa, cam, nho, đậu .) - Dựa vào thực tế địa phương và thực tế bản thân, HS độc lập trả lời các câu hỏi trên - Trên cơ sở đó GV khái quát lại 1 lần nữa 4 vai trò trồng trọt trong nền KT HĐ2: Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng trọt PP: Đặt và giải quyết vấn đề + Hoạt động nhóm nhỏ - GV đặt vấn đề để đáp ứng được 4 vai trò của trồng trọt như đã nêu trên, chúng ta cần xác định những nhiệm như thế nào cho phù hợp? - Giải quyết vấn đề: + GV chia lớp thành các nhóm độc lập để làm bài tập SGK/6 + HS hợp tác nhóm nhỏ (2-3 người) để hoàn thành bài tập SGK/6 (3') + GV theo dõi, giúp đỡ khi cần thiết + 1-2 nhóm HS báo cáo, các nhóm khác thảo luận bổ sung + Yêu cầu HS trả lời được: 1, 2, 4, 6 - Cung cấp lương thực thực phẩm cho con người - Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến - Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi - Cung cấp nông sản cho xuất khẩu II- Nhiệm vụ của trồng trọt + Từ đó GV yêu cầu tiếp tục thảo luận để tìm ra mỗi nhiệm vụ đáp ứng vai trò nào của trồng trọt + Các nhóm HS tiếp tục thảo luận để trả lời (2') + GV theo dõi giúp đỡ khi cần thiết + GV cùng với HS phân tích để đi đến kết quả đúng: @ Nhiệm vụ 1: đáp ứng vai trò 1 và 3 @ Nhiệm vụ 2: đáp ứng vai trò 1 @ Nhiệm vụ 3: đáp ứng vai trò 2 @ Nhiệm vụ 4: đáp ứng vai trò 4 - Cuối cùng GV HDHS cùng tóm tắt nhiệm vụ của trồng trọt: 1} 1 2 tomtat nhiemvu nhiemvu 2} 3 4 tomtat nhiemvu nhiemvu HĐ 3: Tìm hiểu các biện pháp thực hiện nhiệm vụ của ngành trồng trọt: PP: Đặt và giải quyết vấn đề - GV đặt vấn đề: GV thông báo: Sản lượng cây trồng trong 1 năm = năng suất cây trồng/vụ/đơn vị diện tích × số vụ trong năm × diện tích đất trồng trọt. Vậy để tăng năng suất cây nông nghiệp  thực hiện tốt các nhiệm vụ của trồng trọt, đáp ứng vai trò của trồng trọt cần sử dụng những biện pháp gì cho hợp lý? - Giải quyết vấn đề: + GV hỏi: dựa vào công thức trên em hãy cho biết sản lượng cây trồng trong 1 năm phụ thuộc những yếu tố nào? + HS độc lập nghiên cứu và có thể trả lời: năng suất cây trồng của 1 vụ, số vụ trồng trong 1 năm và tổng diện tích gieo trồng + Từ việc trả lời của HS GV hỏi: em hãy đề suất, làm thế nào để tăng năng suất cây trồng trong 1 vụ ? có được nhiều vụ trong 1 năm ? để tăng diện tích canh tác ? + HS tự do đề suất ý kiến của mình, GV ghi bảng + Từ kết quả trả lời của HS, GV hướng dẫn để HS rút ra kết luận về các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ trồng trọt bằng câu hỏi sau: ? Để tăng sản lượng lương thực thực phẩm, cây công nghiệp em thấy cần thực hiện những biện pháp gì? + HS căn cứ vào bảng SGK/6 và công thức GV đã thông báo có thể rút ra kết luận: @ Khai hoang, lấn biển để tăng diện tích đất trồng @ Dùng giống ngắn ngày để tăng vụ @ Sử dụng kĩ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất + Cuối cùng GV cùng với HS phân tích - Đẩy mạnh sản xuất lương thực thực phẩm để đảm bảo đời sống nhân dân, phát triển chăn nuôi và xuất khẩu - phát triển cây công nghiệp, xuất khẩu III- Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì - Khai hoang lấn biển nhằm tăng diện tích canh tác - Tăng vụ để tăng nông sản - Áp dụng đúng các biện pháp kĩ thuật trồng trọt nhằm để tăng năng suất cây tính hợp lý giữa công thức thông báo và bảng SGK/6 để đi đến KL đúng HĐ4: Tìm hiểu khái niệm về đất trồng PP: Đàm thoại vấn đáp, quan sát tìm tòi * VĐ1: Đất trồng là gì? - GV cho HS đọc thông tin và củng cố, khắc sâu kiến thức cho HS bằng cách: Phân biệt giữa đất và các vật tơi xốp khác (bằng VD) như: ? Lớp than đá tơi xốp có phải là đất trồng không? Vì sao? (không, vì TV không thể sinh sống trên đó được mà chỉ có lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất mà trên đó TV có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm) - HS đọc và nghiên cứu để trả lời - GV dùng tư liệu mục 2 phần II để giảng giải cho HS thấy đá được chuyển thành đất như thế nào? - Mặt dù đất trồng biến đổi từ đá như đất trồng có khác với đó không? Khác như thế nào? (có, là đất trồng có độ phì nhiêu) * VĐ2: Vai trò của đất trồng: - GV giới thiệu tranh H2 SGK/7, HDHS quan sát và lưu ý đến TPDD, vị trí của cây và nêu câu hỏi: ? Đất có tầm quan trọng ntn đối với cây trồng? Vì sao? (cung cấp Oxi, nước, chất dd và giữ cho cây đứng vững) - HS độc lập nghiên cứu thông tin có thể dễ dàng trả lời câu hỏi trên - Để mở rộng kiến thức GV hỏi: Ngoài đất ra mt nào mà cây có thể sống được? (mt nước) - GV có thể nêu VD về trồng cây trong dd đất và giải thích rõ cây trồng trong dd cần có giá đỡ để cây đứng thẳng HĐ5: Thành phần của đất trồng: PP: Quan sát, đàm thoại - GV giới thiệu sơ đồ 1 SGK/7, HDHS quan sát ? Dựa vào sơ đồ này, em hãy cho biết đất trồng gồm những thành phần gì? (rắn lỏng, khí) - HS trả lời độc lập - Để giúp HS hiểu được vai trò vai trò từng thành phần, GV yêu cầu HS nghiên cứu TT và nêu câu hỏi: ? KK có chứa các chất khí nào? (O 2 , CO 2 , N 2 và 1 số khí khác) ? O 2 co vai trò gì trong đời sống cây trồng ? (cần cho hoạt động hô hấp của cây) - HS hoạt động cá nhân để trả lời - GV giảng giải: + Chất khoáng của đất có chứa các chất dd như lân, K, . + Chất HC của đất, đặc biết là chất mùn có chứa nhiều chất dd, khi bị phân hủy các chất dd này giải phóng ra cung cấp cho trồng * Mục đích cuối cùng của các biện pháp trên là SX ra nhiều nông sản IV- Khái niệm về đất trồng 1/ Đất trồng là gì? - Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đấtmà trên đó TV có khả năng sinh sống và SX ra sản phẩm - Đất trồng là SP biến đổi từ đá - Đất trồng khác với đá là đất trồng có độ phì nhiêu 2/ Vai trò của đất trồng: Cung cấp Oxi, nước, chất dd và giữ cho cây đứng vững V- Thành phần của đất trồng: Đất trồng gồm 3 phần: - Phần khí cung cấp O 2 cho cấy hô hấp - Phần rắn gồm chất HC và chất VC + Chất VC: cung cấp chất khoáng cho cây + Chất HC: cc chất dd cho cây phát triển cây trồng. Trên cơ sở đó GV hỏi: Vậy em hãy cho biết phần rắn có vai trò gì? (cung cấp chất dd, chất khoáng cho cây) ? Phần lỏng thì sao? (hòa tan các chất dd để cây hấp thu) - Phần lỏng là nước trong đất: hòa tan các chất dd để cây hấp thu) 4.4- Củng cố và luyện tập: Hãy sắp xếp các ý ở 2 cột A, B cho tương ứng nhau: A B 1/ Nhiệm vụ của trồng trọt 2/ Vai trò của trồng trọt 3/ Biện pháp thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt a) Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người b) Tăng vụ c) Khai hoang, lấn biển d) Trồng cây công nghiệp e) Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi f) Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến g) Sử dụng giống có năng suất cao h) Cung cấp nông sản cho xuất khẩu k) Áp dụng kĩ thuật tiên tiến l) Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho người tiêu dùng và sản xuất  1-c,d,k 2-a,e,f,h 3-b,g,l 4.5- Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Tìm hiểu và tự thảo luận với các bạn bè về vấn đề sau: Làm thí nghiệm thế nào chứng minh được: Đất có nước? Đất có không khí? Đất có chất rắn? - Ôn lại bài + trả lời câu hỏi SGK cuối bài vừa học 5/ Rút kinh nghiệm: * Ưu điểm: - Nội dụng: + Giúp HS nắm được các kiến thức cũ đã học + Đáp ứng được mục tiêu của bài + Truyền thụ đủ yêu cầu nôi dung của bài - PP: HS dễ tiếp thu, lớp học sinh động - Tổ chức: + Tiến hành đủ 5 bước lên lớp + HS có chuẩn bị ĐD thực hành * Hạn chế: Tổ chức: HS còn ốn, GV chưa bao quát lớp Tiết PPCT: 02 Ngày dạy: ﴿ Bài 3: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHÍNH CỦA ĐẤT TRỒNG 1/ Mục tiêu: Giúp HS: a) Kiến thức: Phân biệt được thành phần cơ giới và thành phần của đất trồng: - Phân biệt được đất chua, đất kiềm, đất trung tính bằng trị số pH - Nêu được đđ của đất có khả năng giữ nước và chất dd - Nêu được những dấu hiệu cơ bản của khái niệm Độ phì nhiêu của đất và vai trò của độ phì nhiêu trong trồng trọt b) Kĩ năng: Qua hoạt động hoc tập mà rèn luyện được năng lực khái quát hóa kiến thức, kĩ năng tư duy kĩ thuật trên giấy - bút để giải quyết vấn đề của bài học, hợp tác nhóm nhỏ c) Thái độ: Hình thành ý thức giữ gìn độ phì nhiêu của đất trồng bằng cách sử dụng hợp lí, chăm sóc và cải tạo đất. Từ các tính chất của đất dẫn đến ứng dụng của nó mà HS phát triển tư duy kĩ thuật 2/ Chuẩn bị: a) GV: - 3 cốc nhựa có dung tích 200 – 250ml, để chứa đất. - 3 cốc thủy tinh loại 100ml chứa nước sạch - 3 cốc thủy tinh hứng nước dưới cốc có ghi số từ 1 – 3: + Lọ 1: 100ml nước cất. + Lọ 2: 100ml nước cất pha thêm dd HCl loãng + Lọ 3: 100ml nước cất pha thêm ít nước vôi trong hay NaOH - Cuộn giấy quỳ tím để thử độ pH và thang pH chuẩn - Bảng phụ hoặc phiếu học tập với nội dung như bảng SGK/9 b) HS: - Xem trước nội dung bài 3: MỘT SỐ TÍNH CHẤT CHINH CỦA ĐẤT TRỒNG - Đất sét được nghiền nhỏ - Đất thịt - Đất cát 3/ Phương pháp dạy học: Quy nạp, đàm thoại vấn đáp, Thực hành thí nghiệm, Hoạt động nhóm nhỏ 4/ Tiến trình 4.1- Ổn định và tổ chức: 4.2- KTBC: Em hãy hoàn thành sơ đồ sau: (10đ) (1) Chất hữu cơ Thành phần của Đất trồng (2) Chất vô cơ (3) Đáp án: (1) Phần khí(2) Phần rắn (3) Phần lỏng 4.3- Giảng bài mới: * Giới thiệu bài: Hiện nay cũng như trong tương lai, cây trồng vẫn chủ yếu sinh trưỡng và phát triển trên đất, người trồng trọt cần hiểu về đất để có những biện pháp kĩ thuật phù hợp với đđ của đất và cây trồng. Bài hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu 1 số tính chất chính của đất * Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ NỘI DUNG HĐ1: Tìm hiểu thành phần cơ giới của đất PP: Quy nạp + đàm thoại vấn đáp - GV vẽ lại sơ đồ về thành phần của đất (như sơ đồ phần KTBC) và thông báo tiếp: trong phần vô cơ (phần rắn) lại gồm những hạt có kích thước khác nhau, đó là: hạt cát, hạt limon, hạt sét. Sau đó GV yêu cầu HS độc lập nghiên cứu thông tin SGK và tìm số liệu về kích thước của từng loại hạt trên. - HS độc lập nghiên cứu thông tin để tìm ra kích thước của từng loại hạt trên - GV hỏi: Dựa vào kích thước, các em hãy cho biết: hạt cát, hạt limon, hạt sét khác nhau như thế nào ? - Dựa vào thông tin SGK HS có thể trả lời được: Hạt cát: Φ = 0,05 - 2mm Hạt limon: Φ = 0,002 – 0,05mm Hạt sét: Φ < 0,002mm I- Thành phần cơ giới của đất là gì ? - 1 – 2 HS báo cáo, các HS khác thảo luận bổ sung - GV nhận xét, kết luận câu trả lời của HS, sau đó thông báo tiếp: tỉ lệ % các loại hạt nêu trên tạo nên thành phần cơ giới của đất. Căn cứ tỉ lệ % các loại hạt đó trong đất mà người ta chia đất thành: đất sét, đất thịt, đất cát. Tỉ lệ các hạt này trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất - HS ghi nhận thông tin vào vở HĐ2: Tìm hiểu đất chua, đất kiềm của đất PP: Quan sát, đàm thoại vấn đáp - GV thông báo: người ta thường dùng trị số độ pH để đánh giá độ chua, độ kiềm của đất. Để đo độ chua, kiềm của đất người ta lấy dd đất để đo độ pH, từ đó xác định độ chua của đất. - GV giới thiệu 3 loại nước từ số 1  3, giới thiệu giấy quỳ, cách làm và trình diện cách xác định độ pH của các dd trong lọ và cho HS đọc các trị số pH đã đo được và ghi kết quả lên bảng. - GV tóm tắt và ghi bảng: + Đất có pH < 6,5 là đất chua + Đất có pH = 6,6  7,5 là đất trung tính + Đất có pH > 7,5 là đất kiềm Hỏi: Kết quả đo độ pH ở các mẫu số 1,2,3, mẫu nào chua, kiềm, trung tính? - Dựa vào kết quả thí nghiệm và bảng tóm tắt của GV, HS có thể xác định được HĐ3: Tìm hiểu khả năng giữ nước của chất dinh dưỡng của đất: PP: Đặt và giải quyết vấn đề, đàm thoại vấn đáp. - GV nêu vấn đề: đất sét, đất thịt, đất cát, đất nào giữ nước và chất DD tốt hơn?, làm thế nào xác định được? - Giải quyết vấn đề - GV cho HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi: ? Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng? (nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn) - Dựa vào thông tin HS có thể trả lời được. - Tiếp theo GV yêu cầu HS so sánh khả năng giữ nước và chất DD của các loại đất bằng việc điền bảng SGK/Tr.9. GV nhấn mạnh: Đất chứa nhiều hạt có kích thước bé thì khả năng giữ nước và chất DD càng tốt. - HS hoạt động cá nhân để điền bảng: Đáp án: + Đất cát: kém + Đất thịt: trung bình + Đất sét: tốt HĐ4: Tìm hiểu độ phì nhiêu của đất. PP: Đàm thoại, vấn đáp - GV cho HS nghiên cứu thông tin và nêu - Phần rắn của đất được hình thành từ TPVC và TPHC. Phần vô cơ của đất gồm hạt cát, limon, sét. Tỉ lệ các hạt này trong đất tạo nên TPCG của đất - Dựa vào TPCG, Ngta chia đất thành: Đất cát, đất thịt, đất sét. Ngoài ra, giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian (cát pha, thịt nhẹ .) II- Thế nào là đất chua, đất kiềm của đất: Độ chua, kiềm của đất được đo bằng độ pH: - Đất có pH < 6,5 là đất chua - Đất có pH = 6,6  7,5 là đất trung tính - Đất có pH > 7,5 là đất kiềm III- Khả năng giữ nước của chất dinh dưỡng của đất - Đất cát: kém - Đất thịt: trung bình - Đất sét: tốt IV- Độ phì nhiêu của đất. câu hỏi: ? Đất phì nhiêu phải có đủ đặc điểm quan trọng nào? (phải cung cấp đủ nước, oxy và chất DD cần thiết cho cây và không chứa chất độc hại cho cây) ? Làm thế nào đảm bảo đất luôn luôn phì nhiêu? (Làm đất, bón phân hữu cơ, .) ? Ở đất thiếu độ phì nhiêu cây trồng sẽ phát triển như thế nào?(sinh trưởng phát triển kém) ? Vậy độ phì nhiêu của đất có phải là yếu tố duy nhất quyết định đến năng suất cây trồng không? (không, ngoài ra còn các điều kiện như: giống tốt, chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi) - HS hoạt động cá nhân, nghiên cứu thông tin có thể dễ dàng trả lời các câu hỏi trên. - Đất phì nhiêu là đất phải cung cấp đủ nước, oxy và chất DD cần thiết cho cây và không chứa chất độc hại cho cây - Độ phì là 1 trong những yếu tố quyết định đến năng suất cây trồng. Ngoài ra còn các điều kiện như: giống tốt, chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi 4.4- Củng cố và luyện tập: ? Đất sét và đất thịt loại nào giữ nước tốt hơn? Vì sao? (Đất sét, vì hạt sét < hạt Limon) ? Tính chất chính của đất là gì? (chua, kiềm, giữ nước, giữ chất dinh dưỡng. 4.5- Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài. - Xem trước bài 6: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT 5/ Rút kinh nghiệm: * Ưu điểm: - Nội dung: + Truyền đạt đầy đủ nội dung của bài học + Xoáy sâu vào trọng tâm của bài. + Rèn được kỹ năng so sánh nhận biết và liên hệ thực tế. - PP: Có đổi mới pp, HS dễ tiếp thu kiến thức mới, lớp học sinh động. - Tổ chức: Thời gian phân bố hợp lý, HS thảo luận tốt. * Hạn chế: - Nội dung: một vài HS còn chưa phân biệt được các khả năng giữ nước và chất DD ở các cấp hạt và hạt trung gian. - PP: GV còn hoạt động nhiều Tiết PPCT: 03 Ngày dạy: ﴿ Bài 6: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT 1/ Mục tiêu: Giúp HS: a) Kiến thức: - Giải thích được những lý do của việc sử dụng đất hợp lý, cũng như bảo vệ và cải tạo đất. - Nêu ra những biện pháp sử dụng đất hợp lý, bảo vệ, cải tạo đất - Với từng loại đất, đề xuất được các biện pháp sử dụng đất hợp lý, các biện pháp bảo vệ và cải tạo phù hợp b) Kĩ năng: Hình thành tư duy kĩ thuật cho HS c) Thái độ: Hình thành ý thức bảo vệ môi trường đất – bảo vệ tài nguyên của đất nước. 2/ Chuẩn bị: a) GV: - Phóng to hình 3  5 SGK/14 - Sưu tầm một số hình chụp khu đồi trọc, xói mòn còn trơ trọi sỏi đá - Bảng phụ (phiếu học tập) bảng SGK/14,15 b) HS: Xem trước nội dung bài 6: BIỆP PHÁP SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT và các thắc mắc có liên quan 3/ Phương pháp dạy học: Quan sát tìm tòi, đàm thoại, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm nhỏ 4/ Tiến trình 4.1- Ổn định – tổ chức: 4.2- KTBC: Lồng vào tiết dạy 4.3- Giảng bài mới: * Giới thiệu bài: Nhu cầu của con người là: Đất luôn luôn có độ phì nhiêu, nghĩa là có đủ chất DD, nước, không khí, đồng thời không có chất độc hại cho cây trồng, nhưng thực tế lại luôn mâu thuẫn ngược lại. Do thiên nhiên và canh tác mà đất luôn bị rửa trôi xói mòn. Mặc khác, nhiều đất còn bị tích tụ những chất độc hại. Làm thế nào có năng suất cao, mà độ phì nhiêu của đất ngày càng phát triển? Bài hôm nay sẽ giải quyết vấn đề này. * Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC HĐ1: Xác định những lý do phải sử dụng đất hợp lý, cải tạo và bảo vệ đất. PP: Đàm thoại vấn đáp - GV hỏi: Đất phải như thế nào mới có thể cho cây trồng có năng suất cao? (GV cho điểm câu trả lời của HS) - Từ kết quả trả lời: đủ chất DD, nước, không khí, không có chất độc (phì nhiêu). GV dẫn dắt tiếp bằng câu hỏi: ? Những loại đất nào sau đây đã và sẽ giảm độ phì nhiêu nếu không sử dụng tốt: Đất bạc màu, đất cát ven biển, đất phèn, đất đồi trọc (GV treo hình đất đồi dốc lại xói mòn, nếu có), đất phù sa sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long? ? Vì sao lại cho rằng đất đó đã giảm độ phì nhiêu? Sẽ giảm độ phì nhiêu? - HS độc lập trả lời: Đất phèn có chất gây độc cho cây. Đất bạc màu, cát ven biển thiếu chất DD, nước. Đất đồi dốc sẽ bị mất chất DD do xói mòn hàng năm. Đất phù sa có thể lại nghèo kiệt nếu sử dụng chế độ canh tác không tốt. - GV hỏi: Vậy vì sao cần sử dụng đất hợp lý? Vì sao cần bảo vệ và cải tạo đất? - Dựa vào thông tin HS có thể trả lời: + Vì: dân số tăng  nhu cầu lương thực thực phẩm tăng, trong khi đó diện tích đất trồng trọt có hạn. + Cải tạo đất vì: một số đất thiếu chất DD, tích tụ chất có hại cho cây. Bảo vệ đất vì: đất tốt có thể biến thành đất xấu. HĐ2: Tìm hiểu biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất để phát triển sản xuất. PP: Quan sát tìm tòi, đàm thoại - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin kết hợp quan sát tranh để trả lời câu hỏi sau: mục đích chính của việc cải tạo, bảo vệ và sử dụng đất hợp lý là gì? - HS độc lập trả lời: để tăng độ phì của đất và tăng năng suất cây trồng. - GV cho HS điền bảng SGK/15 - HS thảo luận nhóm để hoàn thành yêu cầu của GV: I- Vì sao phải sử dụng đất hợp lí? Vì: Dân số tăng  nhu cầu lương thực thực phẩm tăng, trong khi đó diện tích đất trồng trọt có hạn nên cần phải sử dụng đất 1 cách hợp lí và có hiệu quả II- Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất BP cải tạo Mục đích Áp dụng cho loại đất - Cày sâu , bừa kĩ, bón phân hữu cơ - Làm ruộng bậc thang - Trồng xen cây nn giữa các băng cây phân xanh - Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thương xuyên - Bón vôi - tạo tầng đất dày và giàu dd cho cây st-pt - chống xói mòn đất, giữ nước, chất dd cho đất - Tạo đai cây xanh, bảo vệ lớpp đất mặt bị rữa trôi - Giữ ẩm cho đất, rữa chua, phèn - Cải tạo đất chua - Đất bạc màu - Đất đồi dốc - Đất đồi dốc - Đất chua, phèn, mặn - Đất chua - Đại diện nhóm điền bảng, các nhóm khác thảo luận bổ sung - GV theo dõi, HD và giúp đỡ khi cần thiết - Cuối cùng GV và HS cùng thảo luận để đi đến KL đúng - Cày sâu , bừa kĩ, bón phân hữu cơ - Làm ruộng bậc thang - Trồng xen cây nn giữa các băng cây phân xanh - Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thương xuyên - Bón vôi 4.4- Củng cố và luyện tập: Sắp xếp các ý ở 2 cột A, B cho tương ứng nhau: A B 1. Biện pháp cải tạo đất 2. Biện pháp sử dụng đất 3. Mục đích của việc cải tạo đất 4. Những loại đất cần cải tạo a) Chọn cây trồng phù hợp với loại đất b) Cày sâu, bừa kĩ, kết hợp bón phân hữu cơ c) Bón vôi kết hợp với phân hữu cơ d) Đất nghèo dd, cần làm cho giàu dd, phì nhiêu e) Làm cho đất phì nhiêu để cây trồng cho năng suất cao f) Đất bạc màu, đất phèn, đất mặn (Đáp án: 1b-c-d, 2a, 3e, 4f ) 4.5- Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài SGK/15 - Xem trước nội dung bài 7- TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN TRONG NN 5/ Rút kinh nghiệm: * Ưu điểm: - Nội dung: + Truyền đạt đầy đủ nội dung của bài học + Xoáy sâu vào trọng tâm của bài. + Rèn được kỹ năng so sánh nhận biết và liên hệ thực tế. - PP: Có đổi mới PP, HS dễ tiếp thu kiến thức mới, lớp học sinh động. - Tổ chức: Thời gian phân bố hợp lý, HS thảo luận tốt. * Hạn chế: - Nội dung: HS còn lúng túng trong việc xác định mục đích các biệp pháp cải tạo đất trồng - PP: GV còn hoạt động nhiều [...]... được 1 số loại phân bón thơng thường - Giải thích được vai trò của phân bón đối với đất trồng, với năng suất và chất lượng sản phẩm - Từ vai trò của phân bón với đất trồng, cây trồng mà cân nhắc chọn liệu lượng, chủng loại phân bón phù hợp với loại cây và loại đất b) Kĩ năng: - Phát triển tư duy kĩ thuật và tư duy kinh tế c) Thái độ: - Có ý thức tận dụng nguồn phân bón và sử dụng phân bón để phát triển... để biến chúng thành đất có thể sử dụng và cây trồng có thể sinh trưởng – phát triển và sản xuất ra sản phẩm 4.3- Giảng bài mới: * Giới thiệu bài: Ngay từ xa xưa ơng cha ta đã nói: "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" Câu tục này phần nào đã nói lên tầm quan trọng của phân bón trong trồng trọt Bài này chúng ta tìm hiểu xem phân bón có tác dụng gì SXNN * Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG... thu hoạch tường trình theo mẫu sau: Họ tên: Lớp: .Mẫu số: Kết quả quan sát: - HS tiến hành thảo luận nhóm và làm báo cáo tường trình theo u cầu của GV 4.4- Củng cố và luyện tập: - HS thu dọn vật liệu, tranh ảnh, vệ sinh nơi thực hành - GV nhận xét sự chuẩn bị, q trình thực hành và kết quả thực hành của các nhóm, nêu lên ưu, nhược điểm Sau đó cho điểm 1, 2 nhóm 4.5- Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - . tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm trồng trọt - Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên mt đất 2/ Chuẩn bị: a) GV: - Tranh H.1 SGK/5 - Bảng phụ hoặc phiếu. cây lúa, quả ngô  lương thực; cải bắp, củ cải  thực phẩm) + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (vì quan sát thấy: trái thơm, trái lê, khoai tây

Ngày đăng: 29/11/2013, 07:12

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- GV treo bảng, HS thảo luận để hồn thành bảng - Tài liệu CM7 siu tam
treo bảng, HS thảo luận để hồn thành bảng (Trang 12)
- Ghi kết quả thực hành vào vở theo bảng mẫu trong SGK - Tài liệu CM7 siu tam
hi kết quả thực hành vào vở theo bảng mẫu trong SGK (Trang 13)
-HS độc lập quan sát hình, nghe GV giảng, kết hợp liên hệ thực tế và ghi nhận  thơng tin: các dấu hiệu cây bị bệnh như:  + Cành bị gãy - Tài liệu CM7 siu tam
c lập quan sát hình, nghe GV giảng, kết hợp liên hệ thực tế và ghi nhận thơng tin: các dấu hiệu cây bị bệnh như: + Cành bị gãy (Trang 24)
-1 vài HS báo cáo điền bảng, các HS khác thảo luận bổ sung - Tài liệu CM7 siu tam
1 vài HS báo cáo điền bảng, các HS khác thảo luận bổ sung (Trang 33)
? Cĩ mấy loại hình luân canh? Đĩ là những loại hình nào? (2: là luân canh giữa  cây trồng cạn, giữa cây trồng cạn và nước) - Gọi 1-2 HS trả lời, HS khác nhận xét GV nhận xét  KL - Tài liệu CM7 siu tam
m ấy loại hình luân canh? Đĩ là những loại hình nào? (2: là luân canh giữa cây trồng cạn, giữa cây trồng cạn và nước) - Gọi 1-2 HS trả lời, HS khác nhận xét GV nhận xét  KL (Trang 42)
- Vỏ bầu: hình ống, hở 2 đầu, nilon sẩm màu - Tài liệu CM7 siu tam
b ầu: hình ống, hở 2 đầu, nilon sẩm màu (Trang 52)
- Phĩng to bảng 2/71 SGK - H46 phĩng to  - Tài liệu CM7 siu tam
h ĩng to bảng 2/71 SGK - H46 phĩng to (Trang 57)
- GV giới thiệu bảng 30 SGK, HDHS đọc ? Giai đoạn bào thai, khối lượng tăng bao  nhiêu lần? (2500 lần) - Tài liệu CM7 siu tam
gi ới thiệu bảng 30 SGK, HDHS đọc ? Giai đoạn bào thai, khối lượng tăng bao nhiêu lần? (2500 lần) (Trang 65)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w