Đ ề tài : GIÁO VIÊN TIỂUHỌC VỚI CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP I- THỰC TRẠNG – ĐẶT VẤN ĐỀ: 1/ Ở cấp Tiểuhọc giáo viên (GV) không những phải đảm nhận giảng dạy nhiều phân môn trên lớp, mà còn một điều khá thú vò là công tác chủ nhiệm lớp lại “tự nhiên” mà có. Từ đó không ít GV thiếu quan tâm đầu tư cho công tác này. Một phần vì giảng dạy nhiều phân môn, nhiều lónh vực khác nhau, rồi là trách nhiệm giáo dục toàn diện cho học sinh (HS). Một phần vì thiếu kinh nghiệm, chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm đối với chất lượng, hiệu quả của việc Dạy và Học. 2/ Công tác chủ nhiệm lớp không chỉ thể hiện qua những giờ lên lớp, không chỉ là tiết sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần học. Mà công tác chủ nhiệm của “người Thầy” phải thể hiện mọi lúc, mọi nơi, trong sinh hoạt đời thường, trong giao tiếp, trong lời ăn tiếng nói, trong nhân cách của GV. 3/ Vùng nông thôn, gia đình học sinh thường có hoàn cảnh khó khăn, công việc nhiều, vất vả, thường có khuynh hướng “khoán trắng” việc giáo dục con em mình cho giáo viên “Nên” hay “Hư” trăm sự cũng “Nhờ” hay “Bởi” “Tại” ông Thầy. Từ những thực trạng vừa nêu, vấn đề đặt ra là làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu mà Ngành, cấp trên giao phó. Trang 1 Muốn hoàn thành nhiệm vụ, chỉ tiêu Dạy và Học thì công tác chủ nhiệm phải được GV đầu tư đúng mức, phải đặt lên hàng đầu trong công việc giảng dạy. II- BIỆN PHÁP THỰC HIỆN – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Mục đích cuối trong công tác giảng dạy của GV (tính theo từng năm học) cho HS lớp mình phụ trách là: hạnh kiểm TỐT. Lên lớp hay Tốt nghiệp Tiểuhọc 100%. Do vậy GV cần có biện pháp, kế hoạch cụ thể cho công tác chủ nhiệm. Từ đó GV dựa vào để từng bước thực hiện. 1/ Lập sổ chủ nhiệm lớp – đầu năm học : Sổ công tác GV chủ nhiệm Tiểuhọc được xây dựng theo từng trang, từng mục, có gợi ý để GV ghi chép thực hiện. GV phải đầu tư thật kỹ lưỡng để lập sổ này một cách đầy đủ, chính xác từng chi tiết nhỏ, tránh qua loa, tuỳ tiện, đối phó. - Những thông tin từ năm học trước: GV tìm hiểu tường tận từ mục: hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp cha mẹ, số anh em, cá tính, dò tật, bệnh bẩm sinh, khả năng thành tích đặc biệt bằng phiếu thông tin học sinh và trao đổi phụ huynh học sinh, các cụ lớn tuổi trong họ tộc (trường hợp chỉ đối với HS cá biệt có biểu hiện quậy phá …) PHIẾU THÔNG TIN HỌC SINH Lớp 5D – Năm học: 2009 – 2010 - Họ và tên HS: ………………………………………………………………………………………………… - Sinh ngày: ……………… tháng …………………………… năm ……………………………… - Con gia đình: Thương binh Liệt só Dân tộc Trang 2 Hộ nghèo Cận nghèo - Con thứ mấy trong gia đình : ………… Tổng số anh em trong gia đình : ………… - Hiện nay ở nhà ai chăm sóc : ………………………………………………………………….…………………… - Họ tên cha : ……………………………………………………………………………………………………………………… Nghề nghiệp hiện tại : ……………………………… ……………………………………………………… - Họ tên mẹ : …………………………………………………………… ……………………………………………………… Nghề nghiệp hiện tại : …………………………… …………………………………………………………… - Chỗ ở hiện tại : Số nhà …… …… tổ ……………… ấp ……… …………………………………… Số điện thoại của cha hoặc me ï: …………….………………………………………………………… - Khoảng cách từ nhà đến trường : ……………. km Phụ huynh học sinh (ký và ghi rõ học tên) - Khảo sát chất lượng đầu năm: GV chấm bài kỹ, chính xác, đánh giá khách quan, lập thống kê từng phần khảo sát và qua 04 tuần dạy TT Họ và tên HS Mạch kiến thức / phân môn Toán Tiếng Việt Số học Phép tính Đại lượng Hình học Giải toán có lời văn Đọc Đọc hiểu Chính tả TLV 1 2 3 4 Trang 3 … - Với mẫu này tôi ghi chép thông tin cả lớp học, qua đó tôi có đủ cơ sở để phân hoá đối tượng HS từng tiết dạy. - Bố trí sơ đồ lớp học: Bố trí tổ HS cần dựa vào cá tính, năng lực của HS, GV bố trí sao cho hợp lý, HS sẽ có cảm giác thoải mái khi giao tiếp, trao đổi, giúp đỡ nhau trong sinh hoạt, học tập … - Lập kế hoạch năm, tháng, tuần có công việc, phân công cụ thể, đặc biệt với HS cá biệt. Từ đó, GV tiện theo dõi, đề ra các biện pháp thực hiện riêng cho từng HS (phụ đạo, uốn nắn bồi dưỡng … kòp thời). - Chọn cán bộ lớp, là HS có năng lực chỉ huy, nhiệt tình, đúng khả năng. Đây là đội ngũ hỗ trợ đắc lực trong công tác chủ nhiệm. 2/ Phân loại đối tượng HS: GV phải phân loại đối tượng HS để trong giảng dạy dễ truyền thụ kiến thức, và có biện pháp giáo dục riêng cho từng đối tưọng. - Nhóm HS loại A : Có học lực khá giỏi – đi học đều – có thái độ ý thức học tập tốt. - Nhóm HS loại B: Có học lực trung bình – đi học đều – có thái độ ý thức học tập tốt – kém thông minh, tiếp thu chậm. - Nhóm HS loại C : Có học lực trung bình trở xuống – hay nghỉ học – thái độ, ý thức học tập kém – thiếu tập trung – lơ là trong học tập (cá biệt có HS thông minh). 3/ Tổ chức nhóm học tập – đôi bạn học tập: - Khi tổ chức nhóm học tập, đôi bạn học tập GV dựa vào nhóm đối tượng của HS, cá tính của từng HS, không áp đặt, để HS Trang 4 trong nhóm cởi mở có thể nhắc nhở, hướng dẫn, giúp đỡ lẫn nhau trong qua trình học tập. 4/ Động viên tinh thần thi đua học tập của HS: - Hướng dẫn HS lập sổ tay cá nhân : HS ghi vào sổ tay những điểm 9, 10 – những gì cần chuẩn bò cho ngày hôm sau – những dặn dò của GV – những công việc sẽ làm, sẽ tham gia. - Truy bài đầu giờ : GV tạo không khí cởi mở cho HS tự quản. Chọn cán sự phụ trách tổ có năng lực, uy tín, tế nhò, điều khiển để nhóm cùng tiến bộ. - GV sử dụng hình thức nêu gương : Người tốt, việc tốt – Vượt khó, học giỏi … - Khen ngợi biểu dương kòp thời, chính xác. GV tránh khen ngợi gượng ép, chiếu lệ, máy móc, kém tự nhiên. - Uốn nắn, sửa sai, nhắc nhở : GV cần khéo léo, nhẹ nhàng, phân tích, xây dựng một cách khoa học, tránh xúc phạm, chạm tự ái làm tổn thương tinh thần HS. 5/ Quan hệ với phụ huynh HS : - Hàng tháng, học kỳ GV cần thông báo kòp thời với phụ huynh HS thông qua sổ liên lạc, có kết quả cụ thể, lời phê nhẹ nhàng, chính xác. - Xem xét từng trường hợp cần tiếp xúc tại gia đình hoặc thư mời … - Khi tiếp xúc trực tiếp tại gia đình. GV cần chú ý : + Có mục đích rõ ràng. Trang 5 + Thái độ niềm nở, tế nhò, khéo léo dẫn đến nội dung tiếp xúc một cách tự nhiên, không tạo cảm tưởng bò “mắng vốn”. + Bàn bạc cụ thể tìm giải pháp phối hợp tốt nhất để uốn nắn sai sót hoặc bồi dưỡng năng lực cho HS. + Lưu ý: Không quá lạm dụng việc tiếp trực tiếp với gia đình HS (có thể gây phiền hà, khó chòu …). 6/ Đổi mới phương pháp dạy học: - GV phải tự bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện tay nghề, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với chủ trương của ngành. - Dạy đủ, đúng chương trình, không cắt xén hoặc quan trọng hoá một phân môn nào trong chương trình. - Biết tạo không khí cởi mở, sinh động cho từng tiết dạy, buổi học làm cho HS yêu trường mến lớp. HS thấy được học là một nhu cầu thiết yếu không thể thiếu (chống lưu ban, bỏ học). III- KẾT QUẢ: Phải qua nhiều năm đứng lớp, mỗi năm tháng dần dần học hỏi, khắc phục, rút tỉa kinh nghiệm bản thân, lắng nghe ý kiến phàn hồi. Tôi kiểm điểm lại, cũng đã đạt một số kết quả (tương đối) như sau: NĂM HỌC DUY TRÌ SĨ SỐ HTCT.TH GHI CHÚ Số lượng Tỉ lệ 2005 - 2006 30/30 100% 100% 01 HS đạt HS giỏi cấp huyện 2006 – 2007 23/23 100% 100% 01 HS đạt HS giỏi cấp huyện 2007 – 2008 23/23 100% 100% 2008 – 2009 30/30 100% 100% 02 HS đạt HS giỏi cấp tỉnh (giải III) Trang 6 2009 - 2010 28/28 100% Tính đến cuối HKI IV. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG : - Như đã nêu ở phần đầu, công tác chủ nhiệm rất đa dạng : mọi lúc, mọi nơi, liên tục, trong cuộc sống đời thường trong giao tiếp, lời ăn tiếng nói, cử chỉ, hành động … - Người giáo viên phải tự đặt mình vào vai học trò để có cảm nhận rõ hơn về tâm sinh lý trẻ cần gì , muốn gì để từ đó có điều chỉnh trong việc “rèn luyện nhân cách người dạy học” * Một số biện pháp tôi tự rèn luyện nhân cách bản thân , như sau : - Trung thực, khách quan: Với HS lớp, GV không thương học sinh A, ghét bỏ học sinh B mà cần tạo sự bình đẳng, trong nhận xét đánh giá phải trung thực, khách quan, chính xác, GV biết khen ngợi, biểu dương một cách chân thật, không gượng ép máy móc, biết uốn nắn, sửa sai những biểu hiện xấu của HS bằng những thủ thuật tế nhò, không chạm tự ái, không xâm phạm thân thể HS. - GV phải minh bạch, công khai trước lớp mọi vấn đề liên quan, thu chi, các khoản đóng góp của HS, dù lớn hay nhỏ. Khi truyền thụ kiến thức phải chính xác, khẳng đònh điều Đúng/Sai một cách chắc chắn, không lấp lửng, chung chung, xét lại … - Trong cuộc sống đời thường, biết sống hoà đồng với đồng nghiệp, với cộng đồng. GV dạy học trò thế nào, lối sống phải chừng mực hơn thế ấy. Xoá bỏ tư tưởng: “hãy làm theo những gì Thầy nói, đừng làm theo những việc Thầy làm”. Trang 7 - HS với tâm hồn trong sáng, hay lấy người Thầy làm gương, HS cũng biết tự hào hoặc xấu hổ về người Thầy của mình. - HS mất niềm tin với GV chủ nhiệm, không “tâm phục, khẩu phục” với GV chủ nhiệm, công tác chủ nhiệm sẽ thất bại hoàn toàn. IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : - Rèn luyện nhân cách người giáo viên là việc làm đầu tiên , nó giúp cho bản thân chúng ta là một tấm gương sáng đúng nghóa để học sinh noi theo. - “Yêu nghề mến trẻ” là một đức tính cần có để gắn bó với sự nghiệp “Mười năm trồng cây , trăm năm trồng người” - Xây dựng lớp học là một mái ấm gia đình , để học sinh cảm nhận được từ đó ham thích đi học và hăng say học tập. - Thu thập thông tin từng học sinh ngay từ đầu năm. - Kiên trì , bền bỉ , nhẹ nhàng … là những đức tính người giáo viên phải duy trì. V. THAY LỜI KẾT: - Công tác chủ nhiệm lớp cấp Tiểuhọc rấy đa dạng. GV cần đầu tư đúng mức. Không có một lớp học nào gi6óng một lớp học nào cả. Nên không có khung, có chuẩn cho GV làm công tác chủ nhiệm lớp. Mỗi GV phải có những thủ thuật, sáng kiến, biện pháp riêng cho mình, với hiện trang của từng năm học, từng tình hình của lớp mới hàng năm. Đặt công tác chủ nhiệm lớp lên hàng đầu trong việc dạy học là thể hiện tâm quyết của người GV trong mọi thời đại. Trang 8 Thông tin tác giả : Họ tên người viết : ĐỖHỒNG TRỰ Chức vụ : Giáo viên khối 5 Đơn vị công tác : TRƯỜNG TIỂUHỌC “A” VĨNH KHÁNH Năm học 2009 – 2010 Trang 9 . A : Có học lực khá giỏi – đi học đều – có thái độ ý thức học tập tốt. - Nhóm HS loại B: Có học lực trung bình – đi học đều – có thái độ ý thức học tập. Xây dựng lớp học là một mái ấm gia đình , để học sinh cảm nhận được từ đó ham thích đi học và hăng say học tập. - Thu thập thông tin từng học sinh ngay