Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Nội dung
Kế hoach dạy học Lớp Hai. TUẦN20 Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2010 Tập đọc: ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ (TIẾT 1) CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ HOẠT ĐỘNG 1: (5’) Bài cũ. MT: HS học thuộc 12 dòng thơ trong bài: Thư Trung thu. PP: Thực hành, hỏi đáp. Hoạt động lớp. 2HS đọc thuộc lòng 12 dòng thơ và TLCH: ? Những câu thơ nào cho biết Bác Hồ rất yêu thiếu nhi? ? Bác khuyên các em điều gì? GV nhận xét, ghi điểm. Chuyển tiếp. HOẠT ĐỘNG 2: (5’) Giới thiệu bài- Đọc mẫu MT: HS nắm được sơ lược cách đọc. ĐD:Tranh SGK trang 13 PP: Làm mẫu. Hoạt động lớp Bước 1: Giới thiệu bài. GV đính tranh phóng to lên bảng và hỏi: ? Tranh vẽ gì? Gv giới thiệu bài. Ghi đề. Bước 2: GV đọc mẫu. HS mở SGK trang 13 theo dõi đọc thầm, lắng nghe GV đọc mẫu. Chuyển tiếp. HOẠT ĐỘNG 3:(25’) Luyện đọc MT: - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ. đọc rõ lời nhân vật. ĐD: SGK trang 13. Bìa viết câu: Ông vào rừng… dựng nhà. PP: Luyện tập, thực hành, hỏi đáp. Hoạt động kết hợp: Lớp, nhóm, cá nhân. - Bước 1: Đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. ? Trong bài có từ nào khó đọc, dễ lẫn? (hoành hành, giận dữ, nổi giận, lồng lộn, thỉnh thoảng,…). HS luyện đọc từ khó. - Bước 2: Đọc từng đoạn trước lớp. +HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài: 3 lượt. + GV kết hợp hướng dẫn ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng. Ông vào rừng/ lấy gỗ/ dựng nhà//. Bước 3: HS đọc phần chú giải sau bài: -2 HS đọc to, cả lớp đọc thầm. Bước 4: Đọc từng đoạn trong nhóm HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm. Bước 5: Thi đọc giữa các nhóm. Đại diện nhóm thi đọc, lớp nhận xét, tuyên dương. GV nhận xét tiết học. Tuyên dương HS học tốt. Kế hoach dạy học Lớp Hai. Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2010 ĐẠO ĐỨC: TRẢ LẠI CỦA RƠI ( Tiết2 ) CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ HOẠT ĐỘNG 1: 5’ Kiểm tra bài cũ MT: Củng cố về nội dung trả lại của rơi. PP: Hỏi đáp. - Gọi 2 học sinh lên bảng. ? Khi nhặt được của rơi em làm gì ? ? Vì sao khi nhặt được của rơi em tìm cách trả lại cho người bị mất? - Giáo viên nhận xét. Chuyển tiếp. HOẠT ĐỘNG 2: 20’ Đóng vai MT: Biết khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất. Quý trọng những người thật thà, không tham của rơi. ĐD: Phiếu học tập viết sẵn các tình huống. PP: Thảo luận, đóng vai, hỏi đáp. Bước 1: Hoạt động nhóm. GV chia nhóm rồi giao việc: Mỗi nhóm đóng vai một tình huống sau: * Tình huống 1: Em làm trực nhật lớp và nhặt được quyển truyện của bạn nào đó để quên trong ngăn bàn. Em sẽ .? * Tình huống 2: Giờ ra chơi, em nhặt được một chiếc bút rất đẹp ở sân trường. Em sẽ…? * Tình huống 3: Em biết bạn mình nhặt được của rơi nhưng không chịu trả lại. Em sẽ .? Các nhóm thảo luận rồi chuẩn bị sắm vai. Bước 2: Hoạt động lớp. Các nhóm lên đóng vai. Lớp nhận xét. (?) Các em có đồng tình với cách ứng xử của các bạn vừa lên đóng vai không? Vì sao ? (?) Vì sao em lại làm như vậy khi nhặt được của rơi. Khi thấy bạn không chịu trả lại của rơi cho người đánh mất em làm gì ? (?) Em nghĩ gì khi nhận được lời khuyên của bạn ? Kết luận : SGV trang 62. Chuyển tiếp. HOẠT ĐỘNG 3: 10’ Trình bày ý tư liệu. MT: Như hoạt động 2. ĐD: Tranh ảnh sưu tầm được về nội dung trả lại của rơi. PP: Thảo luận, thực hành Bước 1. Hoạt động nhóm. GV Giao việc: HS trong nhóm trình bày, giới thiệu các tài liệu đã sưu tầm được dưới nhiều hình thức. Các nhóm thảo luận để chuẩn bị. Bước 2: Hoạt động lớp. - Các nhóm trình bày. Lớp nhận xét theo từng phần: + Nội dung tư liệu + Cách thể hiện tư liệu + Cảm xúc của em qua các tranh ảnh sưu tầm được tư liệu. GV cho HS đọc câu thơ: Mỗi khi nhặt được của rơi Em ngoan tìm trả cho người, không tham GV nhận xét tiết học - Dặn dò. Kế hoach dạy học Lớp Hai. Thứ sáu ngày tháng 1 năm 2010 TẬP LÀM VĂN TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ HOẠT ĐỘNG 1: Bài cũ MT: HS thực hành nói lời đáp để đáp lại lời chào. PP: Thảo luận, thực hành Hoạt động nhóm đôi, lớp. -2 cặp học sinh thực hành đối đáp ( nói lời chào, tự giới thiệu – đáp lời chào, lời tự giới thiệu ) theo 2 tình huống: * Cặp thứ nhất: Học sinh 1 đóng vai ông, đến trường tìm cô giáo xin phép cho cháu mình nghỉ ốm. Học sinh 2 đóng vai lớp trưởng đáp lời chào của ông và nói chuyện với ông như thế nào * Cặp thứ hai: Học sinh 1 đóng vai 1 bạn nhỏ đang ở nhà một mình. Học sinh 2 là chú thợ mộc đến gõ cửa tự giới thiệu mình là thợ mộc đến theo yêu cầu của bố đến sửa cho nhà cái bàn. Học sinh 1 đáp lời chú thợ mộc như thế nào ? Lớp và GV nhận xét, đánh giá. Chuyển tiếp. HOẠT ĐỘNG 2: 13’ Hướng dẫn làm bài tập1 MT: Đọc và trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài văn ngắn. ĐD: SGK trang 21. PP: Thảo luận, thực hành. Bước 1: Hoạt động nhóm đôi. Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. GV giao việc cho các nhóm: Từng đôi một thảo luận và trả lời câu hỏi ở SGK. HS làm việc theo nhóm. GV quan tâm giúp đỡ. Bước 2: Hoạt động lớp. Đại diện một số cặp trình bày (cứ 1 em hỏi 1 em trả lời) Lớp nhận xét, bổ sung. a. Những dấu hiệu nào báo mùa xuân đến ? - Thơm nức mùi hương các loài hoa. Không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo, thay vào đó là thứ không khí đầy hương thơm và ánh nắng mặt trời. Cây cối thay áo mới. b. Tác giả quan sát mùa xuân bằng những cách nào ? - Ngửi: mùi hương thơm nức của các loài hoa, hương thơm của không khí đầy ánh nắng. - Nhìn: ánh nắng mặt trời, cây cối đang thay màu áo mới. HOẠT ĐỘNG 3: 17’ Hướng dẫn làm bài tập 2. ( viết ) MT: Dựa vào gợi ý, viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) nói về mùa hè. ĐD: Bảng phụ viết sẵn câu hỏi gợi ý BT2. PP: Thực hành. Bước 1: HD HS làm BT2. Hoạt động lớp. Học sinh đọc yêu cầu bài.GV treo bảng phụ, HS đọc thầm. GV nhấn mạnh: Dựa vào câu hỏi để viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè. Bước 2: Học sinh làm bài. Hoạt động cá nhân. HS làm bài vào vở, GV quan tâm theo dõi. Nhiều HS đọc bài làm của mình. GV ghi điểm những bài có nội dung tốt. GV đọc bài văn mẫu cho HS nghe. Mùa hè bắt đầu tháng tư. Vào mùa hè mặt trời chói chang, thời tiết rất nóng. Nhưng nắng mùa hè làm cho trái ngọt, hoa thơm. Được nghỉ hè, chúng em tha hồ đọc truyện, đi chơi, lại được bố mẹ cho về quê thăm ông bà. Mùa hè thật thích. Nhận xét tiết học - Dặn dò. Kế hoach dạy học Lớp Hai. Thứ sáu ngày tháng 1 năm 2010 TNXH: AN TOÀN KHI ĐI CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ HOẠT ĐỘNG 1: 5’ Bài cũ MT:Ôn các loại đường giao thông. ĐD: Một số biển báo. PP: Thực hành. Hoạt động lớp, cá nhân. - Chơi trò chơi: Đèn xanh, đền đỏ. ? Nêu tên các loại đường giao thông? GV đính một số biển báo lên bảng gọi HS nêu tên biển báo.- Giáo viên nhận xét. Chuyển tiếp. HOẠT ĐỘNG 2: 16’ Làm việc với SGK MT: Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi đi các phương tiện giao thông. - Biết đưa ra lời khuyên trong một số tình huống có thể xảy ra tai nạn giao thông khi đi trên xe máy, ô tô, thuyền bè, tàu hoả. ĐD: Tranh phóng to trang 42. PP: Quan sát, thảo luận. Bước 1: Làm việc theo nhóm. HS mở SGK trang 42 GV giao việc: Quan sát tranh và cho biết điều gì có thể xảy ra ở các tình huống trong tranh? Đã có khi nào em có những hành động như trong tình huống ấy không? Em sẽ khuyên bạn trong tình huống đó như thế nào? HS thảo luận. GV giúp đỡ. Bước 2: Làm việc cả lớp. GV đính tranh lên bảng rồi gọi đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung. - Đã có khi nào em có những hành động như trong tình huống đó không ? - Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào ? GV KL: SGV trang 66. Chuyển tiếp. HOẠT ĐỘNG 3: 16’ Biết một số quy định khi đi các phương tiện giao thông. MT: Thực hiện đúng các quy định khi đi các phương tiện giao thông. ĐD:Tranh vẽ SGK trang 43 phóng to. PP: Quan sát, thảo luận Bước 1 : Làm việc theo nhóm. GV giao việc: Từng đôi một quan sát tranh SGK trang 43, 1 bạn nêu câu hỏi, 1 bạn trả lời về hình vẽ. Sau đó đổi ngược lại. HS làm việc, GV hổ trợ. Bước 2: Làm việc cả lớp. GV đính tranhlên bảng, gọi đại diện một vài nhóm trả lời. Lớp nhận xét, bổ sung. GV KL: SGV trang 66. HOẠT ĐỘNG 4: 6’ Vẽ tranh. MT: Củng cố kiến thức bài19, 20. ĐD: Giấy A4, bút vẽ. PP: Thực hành. Bước 1: Hoạt động nhóm. GV phát giấy bútcho các nhóm rồi giao việc: Trong nhóm cùng nhauvẽ bức tranh nói về phương tiện giao thônghoặc an toàn khi đi các phương tiện giao thông. HS thực hành Bước 2: Hoạt động lớp. Các nhóm trưng bày sản phẩm, Lớp tham quan đánh giá lẫn nhau. GV nhận xét tiết học - Dặn dò. Kế hoach dạy học Lớp Hai. Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2010 Tập đọc: ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ (TIẾT 2) CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ HOẠT ĐỘNG 1 (20’) HD tìm hiểu bài MT: Hiểu nội dung : Con người chiến thắng Thần Gió, tức là chiến thắng thiên nhiên - nhờ vào quyết tâm và lao động, nhưng cũng biết sống nhân ái, hoà thuận với thiên nhiên.( Trả lời được câu hỏi 1,2,3,4). HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 5. ĐD: SGK trang 13. PP: Thực hành, hỏi đáp, thảo luận nhóm. Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân. - 1 HS đọc to đoạn 1, 2 cả lớp đọc thầm rồi TLCH ? Ngày xưa. Loài người sống ở đâu? GV ghi từ: đồng bằng (HS đọc to từ chú giải) ? Đặt câu với từ: đồng bằng ? Thần gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận? ( Xô ông ngã lăn quay rồi cười ngạo nghễ) GV ghi từ: ngạo nghễ ( HS đọc từ chú giải) - 1 HS đọc to đoạn 3, lớp đọc thầm. ? Kể việc làm của ông Mạnh chống lại Thần Gió? 1 HS đọc đoạn 4, 5 cả lớp đọc thầm. ? Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay? (Cây xung quanh đổ rạp nhưng ngôi nhà vẫn đứng. Vì vậy Thần Gió bất lực) Liên hệ: Nhà làm bằng tre nứa bão tốn dễ dàng phá. ? Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình? (Thần Gió đã ăn năn biết lỗi, mời tới chơi và đem không khí mát lành) GV ghi từ: ăn năn ( HS đọc to từ ở chú giải) HS khá giỏi trả lời câu hỏi: ? Ông Mạnh tượng trưng cho ai? Thần Gió tượng trưng cho ai? ( Con người và thiên nhiên) ? Nêu nội dung bài? ( Con người chiến thắng thiên nhiên và kết bạn với thiên nhiên). Chuyển tiếp. HOẠT ĐỘNG 2 (13’) Luyện đọc lại MT: Biết đọc rõ lời nhân vật trong bài. ĐD: SGK trang 14 PP: Luyện tập, thực hành, hỏi đáp. Hoạt động lớp, cá nhân. HS nối tiếp nhau luyện đọc diễn cảm đoạn 1,2,3. HS đọc, GV quan tâm theo dõi. HS mỗi nhóm 3em tự phân vai thi đọc lại chuyện. Lớp lắng nghe, nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc hay. Liên hệ: để sống hoà thuận với thiên nhiên, các em phải làm gì? HOẠT ĐỘNG 3:(3’) Củng cố, dặn dò. Nhận xét tiết học. Tuyên dương HS học tốt. Dặn dò: Về nhà đọc lại bài chuẩn bị cho tiết kể chuyện Kế hoach dạy học Lớp Hai. Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2010 Chính tả:( Nghe- viết) GIÓ CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ HOẠT ĐỘNG 1: (5’) Bài cũ MT: HS viết lại cho đúng những từ có thanh hỏi và thanh ngã. ĐD: Bảng con PP: Thực hành Hoạt động lớp, cá nhân. GV đọc, HS viết bảng con: thi đỗ, xe đổ, tập vẽ, vui vẻ. HS viết. GV nhận xét, sửa sai. Chuyển tiếp( Giới thiệu bài) HOẠT ĐỘNG 2: (20’) HD nghe viết MT: Nghe- viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 7 chữ. ĐD: SGK trang 16, bảng con, vở chính tả. PP: Hỏi đáp, thực hành. Hoạt động lớp, cá nhân. Bước1: HDHS chuẩn bị. - GV đọc các dòng thơ chuẩn bị viết cho HS nghe một lần. Gọi 1-2 em đọc. ? Nêu ý thích và hoạt động của Gió như thế nào? ( Chơi thân với người nhà, rủ ong mật, cù mèo mướp ) ? Bài viết có mấy khổ thơ, mỗi khổ thơ có mấy câu, mỗi câu có mấy chữ? ( 2 khổ, mỗi khổ 4 dòng, mỗi dòng 7 chữ) ? Những chữ nào trong bài có dáu hỏi, có dấu ngã? -HS luyện bảng con những chữ viết dễ sai, dễ lẫn: thích, ong mật, khe khẽ, . Bước 2: HS viết bài vào vở -GV đọc chậm rãi từng dòng thơ cho HS viết bài. HS viết bài vào vở. GV quan tâm theo dõi. Bước 3: Chấm chữa bài cho HS. GV đọc dò chậm rãi- HS soát lỗi. GV thu 2-3 nhóm chấm. Nhận xét chung. Chuyển tiếp HOẠT ĐỘNG 3: (10’) HD làm bài tập 2. MT: Làm đúng BT2a/b ĐD: Bìa viết sẵn BT2; VBT TV. PP: Thực hành, thảo luận. Hoạt động cá nhân, lớp. HS đọc yêu cầu bài. GV phát giấy bút cho các nhóm rồi giao việc: Thảo luận rồi điền s/x, iêc/ iêt vào chỗ chấm. HS làm, GV theo dõi giúp đỡ. Các nhóm trình bày kết quả. Lớp nhận xét, bổ sung. Đáp án: Hoa sen, xen lẫn, hoa súng, xúng xính. Làm việc, bữa tiệc, thời tiết, thương tiếc. HOẠT ĐỘNG 4: (2’) Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học - Dặn: Viết lại những từ mình viết sai cho đúng chính tả. Kế hoach dạy học Lớp Hai. Thứ năm ngày 14 tháng 1 năm 2010 Tập viết: CHỮ HOA: Q CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ. HOẠT ĐỘNG 1: (5’) Bài cũ. -MT: Luyện nét chữ hoa P, Phong. -ĐD: Bảng con -PP: Luyện tập thực hành Hoạt động cá nhân +GV kiểm tra phần viết ở nhà của HS -HS viết bảng con chữ hoa P, Phong. -GV nhận xét đánh giá chung. Chuyển tiếp HOẠT ĐỘNG 2: (5’) Hướng dẫn viết chữ hoa Q. -MT:Viết đúng chữ hoa Q. -ĐD: Mẫu chữ Q đặt trong khung chữ.HS có bảng, phấn. -PP: Quan sát mô tả. Hoạt động lớp, cá nhân. Bước1:Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ hoa Q. -GV đính chữ mẫu Q lên bảng HS nhận xét. ? Chữ Q cao mấy li, gồm mấy nét? ( 5 li, 2 nét) Nét 1giống chữ gì đã học? ( Chữ O) HS nhìn chữ mẫu nêu cách viết: GV nhấn mạnh: Nét 1 giống chữ O. Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1 lia bút xướng đường kẻ 2, viết nét lượn ngang từ trong lòng chữ ra ngoài, dừng bút trên đường kẻ 2 Bước 2: Hướng dẫn HS viết bảng con. -HS viết 2,3 lần Q. GV theo dõi, uốn nắn. Chuyển tiếp. HOẠT ĐỘNG 3: (5’) HD viết cụm từ ứng dụng. -MT: Viết đúng chữ và câu ứng dụng: Quê, Quê hương tươi đẹp. ĐD: Bìa viết sẵn cụm từ ứng dụng -PP:Quan sát, mô tả, thực hành ,luyện tập. Hoạt động lớp ,cá nhân. Bước1: Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. -GV đính cụm từ lên bảng.Gọi 1,2 HS đọc. ? Em hiểu : Quê hương tươi đẹp nghĩa là gì? ( Ca ngợi vẽ đẹp của quue hương) ? Nêu nhận xét độ cao của các chữ cái? ( Cao 2,5 li: Q, h, g; cao 2 li: đ, p; các chữ còn lại cao 1 ô li) ? Khoảng cách giữa các tiếng, cách đặt dấu thanh ở các con chữ? Bước 2: HD HS viết bảng con: Quê HS viết. GVnhận xét. Chuyển tiếp HOẠT ĐỘNG 4: (20’) Viết. -MT: Viết đúng chữ hoa Q(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Quê ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Quê hương tươi đẹp ( 3 lần) ĐD: Vở tập viết. -PP: Thực hành luyện tập Hoạt động cá nhân. -HS mở vở tập viết để lên bàn. -Gv nêu yêu cầu viết cho HS nắm. -HS tự viết bài. GV quan tâm theo dõi. -GV chấm một số em, nhận xét. Nhận xét tiết học. Dặn dò: Viết phần còn lại cho đúng, đẹp Kế hoach dạy học Lớp Hai. Thứ năm ngày 14 tháng 1 năm 2010 Chính tả:( Nghe- viết) MƯA BÓNG MÂY CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ HOẠT ĐỘNG 1: (5’) Bài cũ MT: HS viết đúng những từ có âm s/x. ĐD: Bảng con PP: Thực hành Hoạt động lớp, cá nhân. GV đọc, HS viết bảng con: hoa sen, cây xoan, con sáo, giọt sương. HS viết. GV nhận xét, sửa sai. Chuyển tiếp( Giới thiệu bài) HOẠT ĐỘNG 2: (20’) HD nghe viết MT: Nghe- viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ và các dấu trong bài. ĐD: SGK trang 20, bảng con, vở chính tả. PP: Hỏi đáp, thực hành. Bước1: HDHS chuẩn bị. Hoạt động lớp- GV đọc các dòng thơ chuẩn bị viết cho HS nghe một lần. Gọi 1-2 em đọc. ? Bài thơ tả hiện tượng gì của thiên nhiên? ? Mưa bóng mây có điểm gì lạ? ? Bài viết có mấy khổ thơ, mỗi khổ thơ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy chữ? -HS luyện bảng con những chữ viết dễ sai, dễ lẫn: nũng, dung dăng,… Bước 2: HS viết bài vào vở. Hoạt động cá nhân -GV đọc chậm rãi từng dòng thơ cho HS viết bài. HS viết bài vào vở. GV quan tâm theo dõi. Bước 3: Chấm chữa bài cho HS. GV đọc dò chậm rãi- HS soát lỗi. GV thu 2-3 nhóm chấm. Nhận xét chung. Chuyển tiếp HOẠT ĐỘNG 3: (10’) HD làm bài tập 2. MT: Làm đúng BT2a ĐD: Bìa viết sẵn BT2a; VBT TV. PP: Thực hành, thảo luận. Hoạt động cá nhân, lớp. HS đọc yêu cầu bài. GV nhấn mạnh: Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống,. HS làm bài ở VBT, 2 em làm bài vào bìa. GV theo dõi giúp đỡ. HS làm xong, dán kết quả lên bảng. Lớp nhận xét, sửa sai. Đáp án: sương mù, cây x ương rồng, đất phù sa, đường xa, xót xa, thiếu sót. HOẠT ĐỘNG 4: (2’) Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học - Dặn: Viết lại những từ mình viết sai cho đúng chính tả. Kế hoach dạy học Lớp Hai. Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 2010 Kể chuyện: ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ HOẠT ĐỘNG 1: (5’) Bài cũ MT: HS kể lại câu chuyên: Chuyện bốn mùa. PP: Thực hành. Hoạt động lớp, cá nhân. GV gọi 6 HS dựng lại câu chuyện: Chuyện bốn mùa. GV nhận xét, đánh giá từng em. Chuyển tiếp. HOẠT ĐỘNG 2: (25’) HD kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh. MT: Biết sắp xếp lại các tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện. Kể được từng đoạn cau chuyện theo tránh đã sắp xếp đúng trình tự. HS khá giỏi biết kể lạinđược toàn bộ câu chuyện. ĐD: Tranh SGK trang 15 phóng to. PP: Quan sát, thực hành, hỏi đáp, kể chuyện. Bước 1: Sắp xếp lại thứ tự nội dung câu chuyện. HS mở SGK trang 15đọc yêu cầu bài. Hoạt động nhóm đôi. GV giao việc: Từng đôi một quan sát kĩ từng tranh được đánh số, nhớ lại nội dung câu chuyện để xác định lại thứ tự các tranh. HS suy nghĩ, thảo luận rồi sắp xếp tranh. GV phát tranh cho 4 HS( mỗi em một bức tranh) sắp xếp theo đúng thứ tự từ phải sang trái. HS đính tranh. Lớp và GV nhận xét, đánh giá. Đáp án: 4-2-3-1. Bước 2: Kể lại từng đoạn câu chuyện. Hoạt động nhóm. GV giao việc: Trong nhóm nối tiếp nhau kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh đã sắp xếp. HS kể chuyện trong nhóm, GV theo dõi, giúp đỡ. Đại diện nhóm trình bày, Lớp nhận xét, bổ sung. Bước 3: Kể lại toàn bộ câu chuyện. Hoạt động nhóm. HS nhìn tranh nối tiếp nhau kể lại toàn bộ câu chuyện. Sau mỗi lần kể, lớp nhận xét nội dung và cách diễn đạt động tác cử chỉ khi kể. GV cùng lớp tuyên dương những bạn kể hay.Chuyển tiếp HOẠT ĐỘNG 3: (5’) Đặt tên khác cho câu chuyện. MT: HS khá giỏi đặt được tên cho câu chuyện. PP: Thực hành. Hoạt động cá nhân, lớp. HS đọc yêu cầu BT3. ? Em nào có thể đặt tên khác cho câu chuyện? ( Thần Gió và ngôi nhà nhỏ, Ai thắng ai,…) ? Chuyện này cho các em biết điều gì? Chuyển tiếp. HOẠT ĐỘNG 4: (3’) Củng cố-Dặn GV nhận xét tiết học. Dặn dò: Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Kế hoach dạy học Lớp Hai. Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2010 Toán: BẢNG NHÂN 3 CÁC HOẠT ĐỘNG CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1: ( 5’) Bài cũ MT: Củng cố bảng nhân 2. ĐD: Bảng con. PP: Thực hành. Hoạt động lớp, cá nhân. - 3 HS nối tiếp nhau đọc bảng nhân 2.- HS làm bảng con 2 x 7 = 2 x 4 = 2 x … = 16 GV nhận xét, đánh giá. Chuyển tiếp. HOẠT ĐỘNG 2: ( 13’) Hướng dẫn HS lập bảng nhân 3. MT: Lập được bảng nhân 3. Nhớ được bảng nhân 3 ĐD: Bộ ĐD Dạy - Học. Bảng nhóm. PP: Trực quan, hỏi đáp, thảo luận, thực hành. Bước 1: Hoạt động cá nhân. - GV cho học sinh bỏ lên bàn 1 tấm bìa vẽ ba chấm tròn . ? Tấm bìa có mấy chấm tròn ? Được lấy mấy lần ? Các em hãy viết một phép nhân tương ứng vào bảng con. HS viết: 3 x 1 = 3 GV giao việc tiếp: Lấy 2 tấm bìa, mỗi tấm có 3 chấm tròn ? 3 được lấy mấy lần? HS viết phép nhân tương ứng vào bảng con: 3 x 2 = 6. Bước 2: Làm việc theo nhóm. GV phát bìa cho các nhóm rồi giao việc: Dùng các chấm tròn ở các tấm bìa để lập đầy đủ bảng nhân3, rồi ghi vào bảng nhóm. Đại diện các nhóm đọc kết quả nhóm mình. Lớp nhận xét. * HS đọc thuộc bảng nhân. ? Em có nhận xét gì về thừa số thứ nhất của bảng nhân? Thừa số thứ hai? Tích? Chuyển tiếp. HOẠT ĐỘNG 3 ( 15’) HD làm bài tập. MT: Nhớ được bảng nhân 3. Biết giải toán có một phép nhân( trong bảng nhân 3) ĐD: Vở toán, SGK trang 97. PP: Thực hành. Hoạt động lớp, cá nhân. HS mở SGK trang 97 lần lượt làm các bài tập 1; 2 HS làm bài tập. GV quan tâm theo dõi. chấm chữa bài. Chuyển tiếp. HOẠT ĐỘNG 4: ( 5’) Trò chơi tiếp sức. MT: Biết đếm thêm 3. ĐD: Bìa viết sẵn BT3 đủ cho các nhóm. PP: Trò chơi học tập. Bước 1: Hoạt động nhóm. GV phát bìa viết sẵn BT3 cho các nhóm rồi nêu tên trò chơi và HD cách chơi. Các nhóm tham gia chơi rồi đính sản phẩm nhóm mình vào vị trí đã quy định. Bước 2: Hoạt động lớp. Các nhóm tham quan đánh giá lẫn nhau. GV nhận xét tiết học - Dặn dò. [...]... sự điều khiển của lớp trưởng Chuyển tiếp Hoạt động lớp Cúi người thả lỏng: 5-1 0 lần Cúi lắc người thả lỏng: 6-8 lần Nhảy thả lỏng: 4-5 lần -GV cùng HS hệ thống bài học - GV nhận xét giờ học - Dặn dò: Về nhà ôn lại bài TDPTC và trò chơi Kế hoach dạy học Lớp Hai Thứ 6 ngày 15 tháng 1 năm 20 10 Hoạt động tập thể: SINH HOẠT LỚP CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1: Nhận xét đánh giá HĐ trong tuần( 1 0-1 5’) MT: Biết được... động cá nhân, lớp .GV gợi ý để HS vẽ HS vẽ vào vở, GV quan sát và giúp đỡ HS GV gợi ý HS nhận xét một số bài vẽ và tự xếp loại - GV nhận xét giờ học- Dặn dò Kế hoach dạy học Lớp Hai Thứ sáu ngày 15 tháng 1 năm 20 10 ÂM NHẠC: ÔN TẬP BÀI HÁT TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1: Bài cũ.( 5’) MT: Ôn lại bài hát: Trên con đường đến trường PP: Thực hành HOẠT ĐỘNG 2: (15’) Ôn tập bài hát Trên... Bước 2: Hoạt động lớp Các nhóm tham quan đánh giá lẫn nhau GV nhận xét tiết học - Dặn dò Kế hoach dạy học Lớp Hai Thứ năm ngày 14 tháng 1 năm 20 10 Toán: CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1: (5 ’) Bài cũ MT: Củng cố về bảng nhân 4 PP: Thực hành LUYỆN TẬP CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động lớp, cá nhân 2HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bảng nhân 3 HS làm bảng con: 4x2= 4 x … = 28 GV nhận xét, đánh giá Chuyển tiếp HOẠT ĐỘNG 2: ... Học bài và xây dụng bài tốt Lớp đã tập văn nghệ rất có hiệu quả Đăc biệt trong tuần qua có bạn Thịnh tiến bộ rất nhiều, lớp tuyên dương - Khuyết điểm: Một số em tóc còn dài Một số em còn nói chuyên riêng nhiều như Dụng, Dĩnh Một số em chưa chịu khó trong học tập như Lương, Dũng, Duật, Dụng -Lớp bình chọn bạn ngoan, học giỏi trong tuần, cả lớp tuyên dương Chuyển tiếp HOẠT ĐỘNG 2: (15’) Kế hoạch tuần. ..Kế hoach dạy học Lớp Hai Thứ ba ngày 12 tháng 1 năm 20 10 Toán: CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG 1: (5 ’) Bài cũ MT: Củng cố về bảng nhân 3 PP: Thực hành LUYỆN TẬP CÁC HOẠT ĐỘNG Hoạt động lớp, cá nhân 2HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bảng nhân 3 HS làm bảng con: 3x2= 3 x … = 27 GV nhận xét, đánh giá Chuyển tiếp HOẠT ĐỘNG 2: ( 5’) Hoạt động lớp, cá nhân Trò chơi truyền điện (BT1) GV... con chim hót Bước 2: Hát theo nhóm, cá nhân - GV cho HS hát và múa phụ hoạ theo nhóm -Lớp và GV nhận xét, tuyên dương cá nhân, nhóm hát và múa đúng đẹp và hay GV nhận xét tiết học Tuyên dương HS hcọ tốt Dặn dò: Về nhà hát lại bài nhiều lần HOẠT ĐỘNG 4: (3’) Củng cố, dặn dò Hoạt động lớp Bước 1: Ôn bài hát GV cho HS hát theo nhóm, cá nhân HS hát cả lớp Bước 2: Vừa hát vừa cỗ tay, - Vừa hát vừa gõ đệm... tiết học -Biết xoay các khớp cổ tay, cổ chân, hông, đầu gối làm quen xoay cánh tay, khớp vai ĐD: Sân trường Vệ sinh an toàn nơi tập PP: Thuyết trình, thực hành HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ Hoạt động lớp GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giơ học HS giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp 1- 2, 1 – 2- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc tren địa hình tự nhiên: 6 0-8 0m - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông - HS xoay... toán Bước 2: HS làm bài Hoạt động cá nhân HS làm bài tập vào vở GV quan tâm theo dõi chấm chữa bài Chuyển tiếp HOẠT ĐỘNG 3: 5’ Hoạt động cá nhân Củng c - Dặn dò HS xung phong lên bảng đọc thuộc bảng nhân 2, nhân MT: Ôn lại bảng nhân 2, nhân 3, nhân 4 3, nhân 4 Lớp nêu các câu hỏi trắc nghiệm cho bạn PP: Thực hành Lớp và GV nhận xét, đánh giá GV nhận xét tiết học Dặn dò: Về nhà hoàn thành bài ở VBT... được bao nhiêu lít ĐD: Vở ô li, SGK trang 96 dầu) PP: Thực hành GV tóm tắt bài toán Bài 4: HS đọcyêu cầu bài ? Bài toán cho biết gì? ( Mỗi túi gạo có 3 kg gạo) ? Bài toan hỏi gì? ( 8 túi gạo có tất cả bao nhiêu kg gạo?) GV tóm tắt bài toán Bước 2: HS làm bài Hoạt động cá nhân HS làm bài tập vào vở GV quan tâm theo dõi chấm chữa bài HOẠT ĐỘNG 3: 5’ Hoạt động các nhân BT dành cho HS khá giỏi GV viết lên... tiếp HOẠT ĐỘNG 4: (20 ’) Bước 1: HD HS làm bài Hướng dẫn HS làm BT Hoạt động lớp MT: Thuộc bảng nhân 3 GV cho HS mở SGK trang 98 lần lượt làm các BT1, Biết vân dụng bảng nhân 3 để 3, 4 thực hiện phép nhân số có kèm GV hướng dẫn từng bài đơn vị đo với một số Bài 3: HS đọcyêu cầu bài Biết giải toán có một phép ? Bài toán cho biết gì? ( Mỗi can đựng được 3l dầu) nhân (trong bảng nhân 3) ? Bài toan hỏi gì? . ĐỘNG 2: (20 ’) HD nghe viết MT: Nghe- viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ và các dấu trong bài. ĐD: SGK trang 20 , bảng con,. 5’) Bài cũ MT: Củng cố bảng nhân 2. ĐD: Bảng con. PP: Thực hành. Hoạt động lớp, cá nhân. - 3 HS nối tiếp nhau đọc bảng nhân 2. - HS làm bảng con 2 x 7 = 2