Tiết 151 BốcủaXi-mông Mô-pa-xăng I/ Đọc hiểu chú thích 1/ Tác giả - GV giới thiệu chân dung ? Giới thiệu một vài nét chính về tác giả? - Guy đơ Mô-pa-xăng (1850-1893), nhà văn hiện đại Pháp, có nhiều thành công trong lĩnh vực truyện ngắn - Sáng tác theo khuynh hướng hiện thực: phản ánh nhiều phương diện của xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX GV: . Nếu coi “mỗi truyện ngắn là một chương của cả đời văn tác giả” (Chế Lan Viên), thì toàn bộ truyện ngắn Maupassant là một cuốn tiểu thuyết lớn xôn xao nhiều giọng nói của cả một thời kì nước Pháp nửa sau thế kỉ XIX. Ẩn giấu bên dưới những trang văn xuôi cực kì giản dị, bình thản đôi khi bỡn cợt là trái tim e thẹn, rớm máu của ông trước cuộc đời, là bức chân dung tâm linh của một con người mà cuối đời đã phải phát điên, đã phải “mãi mãi chìm trong áng mây mù dày đặc của sự rồ dại”. 2/ Tác phẩm - Là một trong những truyện ngắn tiêu biểu, c ó kết thúc nhân hậu trong hơn 300 truyện ngắn của Mô-pa-xăng GV: tóm tắt phần đầu bị lược bỏ =>hướng dẫn hs đọc: chú ý phân biệt lời kể với lời thoại của các nhân vật. Lời kể đọc chậm rãi, lời của các nv đọc diễn cảm đúng điệu… - GV: đọc mẫu phần đầu-> gọi 2 hs đọc tiếp - Hướng dẫn tìm hiểu chú thích sgk II/ Đọc hiểu văn bản 1/ Cấu trúc ? Hãy xác định bố cục văn bản? - 4 phần Phần 1: Từ đầu…chẳng nhìn thấy gì chung quanh em nữa chỉ khóc hoài Phần 2: tiếp theo…Người ta sẽ cho cháu…một ông bố Phần 3: tiếp theo…rồi sải từng bước dài, bỏ đi rất nhanh Phần 4: Còn lại ? Câu chuyện được kể theo trình tự nào?- thời gian ? Truyện gồm những nv nào? – 3 nv chính và các nv phụ đó là các bạn cảu Xi-mông, thầy giáo ở trường… 2/ Nội dung a/ Nhân vật Xi-mông * Tâm trạng Xi-mông khi ở bờ sông - GV giới thiệu và nét về cậu bé Xi-mông: - Xi-mông: “Nó độ bảy, tám tuổi. Nó hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại” -Xi-mông ra bờ sông với ý định: “Mình sẽ xuống sông cho chết đuối vì mình không có bố” GV: gọi hs đọc lại đoạn 1 ? Đoạn văn miêu tả cảnh gì? - mt cảnh đẹp của thiên nhiên: trời ấm áp, ánh mặt trời êm đềm, nước lấp lánh như gương - tâm trạng Xi-mông: khoan khoái, uể oải, thèm được nằm ngủ dưới ánh nắng, trên mặt cỏ ? Tại sao X từ bỏ ý định nhảy xuống sông tự tự? - Cảnh thiên nhiên đẹp đã làm em quên mất ý định đó, em mải mê đuổi theo chú nhái xanh, rồi em tóm được nó, cầm chú trên tay em chợt nghĩ đến đồ chơi ở nhà=> em nghĩ đến nhà, nghĩ đến mẹ, em lại khóc ? Tại sao X lại thay đổi ý định nhanh như thế? - Vì X là một đứa trẻ rất hồn nhiên, ngây thơ, non nớt, niềm vui đến với em rất nhanh và qua đi cũng nhanh, chóng quên nhưng cũng chóng nhớ nếu được gợi nhắc đến (nhà văn rất tinh tế trong việc mt tâm lí trẻ thơ) ?Nghĩ đến nhà, nghĩ đến mẹ, vì sao em lại khóc? Nhà văn đã miêu tả rất chi tiết hình ảnh bé X khi khóc. Những chi đó nhằm khắc hoạ điều gì? - Em đau đớn, buồn bã khi nhớ đến thân phận của mình, nhớ đến lời trêu chọc của lũ bạn ở trường=> em khóc - Nỗi đau xót thể hiện ở những giọt nước mắt khi em khóc: người em rung lên, …những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang, choán ngợp lấy em…em chỉ khóc hoài=> nỗi đau như trào dâng trong em nghẹn ngào, nức nở ? Và như vậy, em có nx gì về tâm trạng bé X khi ở bờ sông? - Vô cùng đau đớn khi biết mình không có bố, em đã khóc rất nhiều vì tủi thân, vì buồn, vì cô đơn, vì lũ bạn trêu chọc ? em thấy X là một đứa bé ntn? -> Xi-mông là một đứa bé tội nghiệp, đáng thương, đáng được chở che, giúp đỡ. ? Nếu gặp bé X trong lúc này, em sẽ làm gì? - hs tự bộc lộ *Khi gặp bác Phi-lip và trở về nhà ? Khi bác P thấy X, bác đã hỏi: “Có điều gì làm cháu buồn phiền đến thế cháu ơi?”, X đã có thái độ ntn? - Em trả lời, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào:” Chúng nó đánh cháu…vì…cháu…cháu… không có bố…không có bố.” GV: với câu hỏi thứ hai của bác, em vẫn nức nở: Em bé nói một cách khó khăn, giữa những tiếng nấc buồn tủi: “Cháu…cháu không có bố” ? Qua cách nói năng ấy, em hiểu gì về tâm trạng X? ⇒ Qua cách nói năng, nỗi đau đớn vì không có bốcủaXi-mông vẫn còn cồn cào, mạnh mẽ. Nhưng dường như em đã tìm được niềm cảm thông, chia sẻ nỗi buồn GV: Sau đó bác công nhân bỗng nghiêm lại . bác nói với X: “Người ta sẽ cho cháu một ông bố” rồi dẫn em về nhà Vừa nhìn thấy mẹ, X lại khóc oà lên và bảo: “Không mẹ ơi, con đã muốn nhảy xuống sông cho chết đuối vì chúng nó đánh con . đánh con .tại con không có bố”=> chạy đến bên bác P và nói: Bác có muốn làm bố cháu không? .dồn dập những câu hỏi bác P ? Những chi tiết ấy cho ta thấy thêm tâm trạng gì của X? ⇒ Khao khát mãnh liệt để có một ông bố đích thực ? Khi gặp được bác P, tâm trang X biến đổi ntn? - Xi-mông đã tìm được người chia sẻ tình cảm, nỗi lòng của em và hi vọng bác Phi-lip mang lại niềm vui cho em *Tâm trạng hôm sau đến trường ? Hôm sau đến trường, X đã thay đổi ntn? - Xi-mông quát vào mặt nó những lời này, như ném một hòn đá: “Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-lip” - em đưa con mắt thách thức chúng … =>em trở lên cứng cỏi, có nghị lực, niềm tin sắt đã vào bản lĩnh của mình, không còn buồn lo, sợ hãi nữa GV: và như vậy, hôm sau đến trường: - Thái độ khác hẳn: mạnh mẽ, tự tin, thách thức lũ bạn học một cách kiêu hãnh vì em đã có bố ? Em có nhận xét gì về diễn biến tâm trạng của bé X trong câu chuyện? - X từ một đứa bé yếu đuối, nhút nhát, khi bị đám bạn bắt nạt trêu chọc, có ý định tự tử nhưng khi được cứu giúp bởi tấm lòng yêu thương, đồng cảm của bác P đã biết vùng lên, đắc thắng, mạnh mẽ GV: và như vậy chỉ có tình thương yêu đích thực mới cứu giúp được con người , làm cho con người có thêm sức mạnh kì diệu . ? Qua nhân vật X , em có nhận xét gì về nt mt tâm lí nv của Mô-pa-x ăng? - miêu tả tâm lí trẻ thơ rất tinh tế, sâu sắc Luyện tập: - Nhân vật bé Xi-mông gợi cho em những suy nghĩ gì? - Thử đóng vai Xi-mông, hãy kể lại câu chuyện theo ngôi thứ nhất? . bạn cảu Xi-mông, thầy giáo ở trường… 2/ Nội dung a/ Nhân vật Xi-mông * Tâm trạng Xi-mông khi ở bờ sông - GV giới thiệu và nét về cậu bé Xi-mông: - Xi-mông: . Tiết 151 Bố của Xi-mông Mô-pa-xăng I/ Đọc hiểu chú thích 1/ Tác giả - GV giới thiệu