Đánh giá về hoạt động PR tại Việt Nam
Đánh giá về hoạt động PR tại Việt NamVừa qua, Công ty nghiên cứu thị trường FTA đã công bố một kết quả nghiên cứu về thị trường dịch vụ tiếp thị với nhiều phát hiện lý thú, giúp cho các công ty làm dịch vụ tiếp thị có dịp đánh giá lại mình và biết thêm khách hàng mong đợi gì nơi họ. Nghiên cứu của công ty FTA được thực hiện trong hai tháng 8 và 9/2003 vừa qua và cung cấp miễn phí cho những công ty, doanh nghiệp quan tâm. Một số chuyên gia cho rằng, vì mới thành lập nên đây là cách mà FTA tiếp cận hiệu qủa các khách hàng tiềm nǎng là các công ty quảng cáo và các công ty khách hàng khác.Kết quả nghiên cứu dựa trên phỏng vấn trực tiếp 70 ''đại gia, chủ yếu trong các ngành hàng tiêu thụ nhanh như Pepsi, Unilever, Tiger, Heineken, Gilette, Kodak, Philip Moris, Nestlé, Dutch Lady và các công ty thuộc các lãnh vực khác như Sont-Ericsson, Honda, Microsoft. Một số công ty trong nước có tên tuổi cũng nằm trong đối tượng nghiên cứu như Vinamilk, Thiên Long, Kinh Đô. Những người trả lời phỏng vấn là những người giữ các chức vụ liên quan trực tiếp đến PR và sự kiện, bao gồm Giám đốc Tiếp thị, Giám đốc Sản phẩm, hay Giám đốc Thương hiệu. Kết quả cho thấy, 66% các công ty tự làm và 77% thuê ngoài các hoạt động PR tổ chức sự kiện. Các công ty này hầu hết là thuê ngoài theo sự vụ, không có hợp đồng dài hạn. Dù là thuê ngoài hay tự làm, 37% những người được hỏi cho biết là hài lòng với kết quả mang lại. Theo họ những yếu tố mà họ mong đợi là có mối quan hệ tốt (với báo chí, cơ quan chức nǎng), ''nhiệt tình'', ''chuyên nghiệp'', ''hiệu quả'' và điều họ không hài lòng là công ty dịch vụ "thiếu sáng tạo".Nên không có gì lạ, khi 44% đặt yếu tố ''sáng tạo'' lên hàng đầu trong việc chọn các công ty tư vấn, sau đó mới tới các yếu tố ''phục vụ khách hàng'', "kỹ nǎng truyền đạt thông tin", ''kỹ nǎng giải quyết vấn đề'', ''hiểu biết về ngành'' .Kỹ nǎng truyền đạt thông tin, thường là bằng tiếng Anh, cũng được đặt ra cho các nhân viên PR, đơn giản vì họ là những tập đoàn đa quốc gia. Kỹ nǎng giải quyết vấn đề cũng rất quan trọng để giải quyết những vấn đề phát sinh ngoài dự kiến, hay các sự cố không mong đợi . Nghiên cứu của FTA còn cho biết trong số các công ty PR/tổ chức sự kiện thì Max Communications đứng đầu trong danh sách 20 công ty được nhắc đến, bao gồm ''nhiều người biết'', ''sử dụng nhiều'' và ''sẵn sàng giới thiệu cho người khác'' ; tiếp theo sau là các công ty Galaxy, Venus, XPR và Mai Thanh.Max Communications là công ty PR đầu tiên của Việt Nam, thành lập từ đầu nǎm 1997. Công ty đã tổ chức thành công buổi nói chuyện ngoài trời cho Tổng thống Bill Clinton tạI cảng VICT, nhân dịp ông đến thǎm Việt Nam. Ngoài ra trong số 20 công ty được nhắc đến có 9 công ty quảng cáo, cung cấp thêm PR/tổ chức sự kiện là một phần của dịch vụ trọn gói. JWT đứng thứ 8, trong khi Saatchi, Leo Activation và Asatsu DK đứng cuối bảng (theo thứ tự). Đáng chú ý là có 2 công ty PR nước ngoài là Batey Burns và Ogilvy PR đã không được ai nhắc đến khi được hỏi. Có thể là trong số 70 đối tượng tham gia trả lời phỏng vấn không có ai là khách hàng của họ, hoặc gần đây 70 công ty này không có làm gì với 2 công ty PR nói trên.Đại diện công ty FTA cho biết là các công ty ngân sách tiếp thị lớn, đặc biệt là các công ty quảng cáo đã hoan nghênh cuộc nghiên cứu, giúp họ điều chỉnh chiến lược phát triển kinh doanh, lựa chọn nhà cung cấp hiệu qủa. Họ yêu cầu FTA nên thực hiện hàng nǎm các cuộc nghiên cứu này.Theo một số chuyên gia trong ngành cho biết ngành PR/tổ chức sự kiện ở Việt Nam hàng nǎm tǎng trưởng rất lớn, ước tới 30% vì chi phí quảng cáo ngày càng tǎng. Hoạt động PR không còn coi là ''con ghẻ'' trong việc phân bổ ngân sách. Nhiều công ty trong nước đã để mắt tới nhiều hoạt động này, quan trọng hơn là có khuynh hướng sử dụng các dịch vụ chuyên nghiệp thuê ngoài. Do vậy, trong 2 nǎm qua đã có nhiều công ty PR ra đời, nay đã có gần 20. Chưa kể hàng trǎm công ty quảng cáo khác cũng tham gia hoạt động PR. . Đánh giá về hoạt động PR tại Việt NamVừa qua, Công ty nghiên cứu thị trường FTA đã công bố một kết quả nghiên cứu về thị trường dịch. ngành cho biết ngành PR/ tổ chức sự kiện ở Việt Nam hàng nǎm tǎng trưởng rất lớn, ước tới 30% vì chi phí quảng cáo ngày càng tǎng. Hoạt động PR không còn coi