Hệ thống bán lẻ con đường để khẳng định
Hệ thống bán lẻ con đường để khẳng định Hệ thống bán lẻ mạnh là ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nội địa khi đối đầu với hàng nhập khẩu.Thành công nhờ xây dựng hệ thống bán lẻ BP - PETCO hiện là doanh nghiệp kinh doanh dầu mỡ nhờn dẫn đầu trên thị trường Việt Nam với 20% thị phần và xuất khẩu sang nhiều nước trong khu vực. Công ty đang sở hữu nhà máy pha chế dầu nhớt lớn nhất Việt Nam, một nhà máy pha chế dầu mỡ và một nhà máy khí hoá lỏng . tất cả đang kinh doanh rất thuận lợi.Một trong những bí quyết để thâm nhập thị trường thành công của Công ty này là liên tục mở rộng mạng lưới bán lẻ. Hiện nay, công ty đã có 15 ngàn điểm trên toàn quốc và hệ thống các đại lý phân phối rộng khắp. Đi cùng với việc phát triển hệ thống phân phối, công ty đã huấn luyện một đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp để giúp việc kinh doanh có hiệu quả hơn cũng như qua đó quảng bá hình ảnh công ty một cách tốt nhất. Sản phẩm khí hoá lỏng của BP - PETCO tuy xuất hiện trên thị trường muộn nhưng nhờ có hệ thống bán tốt nên đã nhanh chóng có mặt trên thị trường cả nước.Một mô hình thành công khác trong việc thiết lập hệ thống bán lẻ là Công ty Thực phẩm miền Bắc. Hiện nay, công ty đã phát triển được 2000 điểm bán hàng trên toàn quốc kể cả vùng sâu vùng xa, thiết lập được 35 nhà phân phối độc lập để phát triển xuất khẩu đi 20 nước trên thế giới. Chính công ty thừa nhận: sự phát triển vững chắc của doanh nghiệp và cả những dự định mở rộng sản xuất kinh doanh đều dựa trên nền tảng lớn mạnh của hệ thống phân phối. Theo các chuyên gia, thì trong quá trình hội nhập, ngoài việc phát triển hệ thống bán lẻ bằng cách xây dựng các tập đoàn phân phối chuyên nghiệp như: chuỗi siêu thị, cửa hàng tự chọn thì việc hình thành hệ thống bán lẻ riêng của từng doanh nghiệp là rất quan trọng.Vì thế, với dự định phát triển 15 - 20 nhà phân phối mạnh trong nước, ngoài việc hỗ trợ hình thành các trung tâm phân phối đầu mối, các chuỗi siêu thị bán lẻ thì việc xây dựng hệ thống bán lẻ của riêng từng doanh nghiệp cũng được coi trọng nhất là đối với các mặt hàng trọng yếu của nền kinh tế.Hiện tại, có một số doanh nghiệp lớn Việt Nam đã rất thành công trong việc phát triển hệ thống bán lẻ của riêng mình như: Xăng Dầu, Kinh Đô, Trung Nguyên Bên cạnh đó, sự vào cuộc của các doanh ngiệp như trên đã mang lại dấu hiệu tịch cực; đó không chỉ là sự đảm vững chắc cho sự phát triển của doanh ngiệp mà còn ý nghĩa ổn định thị trường, hiện đại hoá các hình thức bán lẻ ở Việt Nam.Vẫn còn nhiều nỗi loMột trong những ví dụ về sự cần thiết phải thiết lập hệ thống bán lẻ đối với các doanh nghiệp được nhiều người nhắc đến là: sự lũng đoạn thị trường thép trong các năm 2003 - 2004. Tư nhân đầu cơ, đẩy giá thép lên cao, khan hiếm giả tạo, lợi nhuận cuối cùng không về tay nhà nước mà thuộc về các nhà phân phối, các đại lý tư nhân. Tổng Công ty Thép trong thời điểm đó cũng không thể hiện đươc vai trò chủ đạo trong ổn định thị trường mà nguyên nhân chính là hệ thống bán lẻ chưa được xây dựng hoàn chỉnh.Ngay sau đó, Chính phủ đã nhiều lần đốc thúc Tổng Công ty Thép xây dựng hệ thống phân phối riêng của rmình một cách hoàn chỉnh để đảm đương trách nhiệm bình ổn thị trường. Một bản quy chế về hệ thống phân phối thép cũng được Bộ Thương mai bắt tay xây dựng và mới được ban hành gần đây. Nhưng đến nay bản dự thảo này vẫn còn nhiều điểm chưa được sự đồng tình của doanh nghiệp .Gần đây, khi xuất khẩu dệt may gặp khó khăn, Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại lại tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp phải có sự chuyển đổi trong sản xuất không nên quá say sưa với xuất khẩu mà bỏ quên thị trường nội địa. Thứ trưởng Bộ Công nghiệp khẳng định: doanh nghiệp chỉ có thể đứng vứng bằng cả hai chân: vươn ra xuất khẩu và khai thác thị trường nội địa.Trong tiến trình hội nhập kinh tế, Việt Nam đang buộc phải mở cửa dần đối với nhiều lĩnh vực dịch vụ mà bán lẻ là "miếng bánh" rất nhiều tập đoàn nước ngoài thèm muốn. Mới đây, Bộ Thương mại cho biết sẽ cho phép các doanh nghiệp đầu tư sản xuất tại Việt Nam được nhập hàng về bán lẻ. Đây là một bước mở cửa thị trường mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài nhưng lại gây thêm sức ép cho các doanh nghiệp trong nước.Theo các chuyên gia, chúng ta lấy thời điểm mở cửa thị trường bán lẻ để cảnh báo nguy cơ đối với các doanh nghiệp nhưng trước thời điểm đó, nhiều ngành hàng đã phải giảm thuế và xoá bỏ hạn ngạch nhập khẩu. Khi mức thuế xuống chỉ cón 0 - 5%, các doanh nghiệp nước ngoài được nhập thoải mái vào thị trường Việt Nam mà không cần giấy phép thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị ép rất mạnh.Trong hoàn cảnh đó, Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ cho rằng, để có thể cạnh tranh được bên cạnh nỗ lực tăng cường năng lực sản xuất thì doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng thế mạnh của mình bằng cách phát triển hệ thống phân phối bán lẻ riêng, gắn bó người tiêu dùng và thông hiểu thị trường để cạnh tranh với hàng nhập khẩu. . Hệ thống bán lẻ con đường để khẳng định Hệ thống bán lẻ mạnh là ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên. triển hệ thống bán lẻ bằng cách xây dựng các tập đoàn phân phối chuyên nghiệp như: chuỗi siêu thị, cửa hàng tự chọn thì việc hình thành hệ thống bán lẻ riêng