Doanh nghiệp VN ít nghiên cứu thị trường nhất thế giới
Doanh nghiệp VN ít nghiên cứu thị trường nhất thế giới Theo Công ty nghiên cứu thị trường TNS - VN, các điều tra gần đây cho thấy mức chi phí nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp VN rất thấp; không chỉ so sánh với các nước kinh tế phát triển mà chi phí này của VN còn thua nhiều nước trong khu vực. Chi phí cho nghiên cứu thị trường quá ítCụ thể, tổng chi nghiên cứu thị trường của VN tính trên đầu người chỉ đạt 0,12 USD; đây là mức thấp nhất trong 60 quốc gia được điều tra. Điều tra cũng cho thấy tổng chi quảng cáo trên đầu người của VN vào khoảng 2,4 USD thuộc vào hàng thấp nhất trong các nước. Tổng chi cho nghiên cứu thị trường của VN vào khoảng 10 triệu USD năm 2003 và tăng lên 14,3 triệu năm 2005. Dẫn đầu bảng điều tra vẫn là các nền kinh tế lớn như Anh, Mỹ, Canada; Nhật Bản đứng thứ 7 và thứ nhất châu Á. So với các nước trong khu vực có nền kinh tế đang phát triển thì Malaysia dẫn đầu với chi phí nghiên cứu thị trường bình quân đạt 1,25 USD/người/năm, Thái Lan 0,6USD, Philippines 0,38USD và Trung Quốc là 0,3USD.Theo điều tra, tổng doanh số nghiên cứu thị trường riêng tại châu Á đã lên tới khoảng 2,6 tỷ USD trong đó Nhật Bản đã chiếm tới 45%, Trung Quốc và Úc chiếm 30%, 17 nước còn lại có cả VN tổng chi chưa đến 400 triệu USD; trong đó VN chiếm chưa đến 2,5% trong số đó.Mặc dù có mức chi cho nghiên cứu thị trường thấp, nhưng các chuyên gia cho biết, ngành nghiên cứu thị trường VN đang có mức tăng trưởng khá cao lên đến 23,3% và chỉ đứng sau Trung Quốc với tốc độ tăng trưởng 28%. Đây là một con số ấn tượng so với mức trung bình của thế giới là 5,1%. Dự kiến mức chi phí dành cho nghiên cứu thị trường VN sẽ lên khoảng 16,5 triệu USD vào năm 2006.Theo các chuyên gia, thông thường những khu vực có kinh tế tăng trưởng cao thì tăng trưởng của ngành nghiên cứu thị trường cũng cao. Điều này phản ánh đúng thực tế tại VN khi các doanh nghiệp ngày càng phát triển mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu kéo theo nhu cầu điều tra nghiên cứu thị trường cũng tăng lên. Đây là những cơ hội tốt cho ngành nghiên cứu thị trường phát triển tại VN.Đừng lãng phí tiền quảng cáoTrong một cuộc hội thảo mới đây, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa VN đã thừa nhận, ít doanh nghiệp VN có thói quen thu thập và xử lý thông tin trước khi ra quyết định. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng ít quan tâm đầu tư cho hoạt động thông tin cả về con người và phương tiện.Việc thu thập thông tin về phía nước ngoài và đối tác là doanh nghiệp nước ngoài thường rất khó khăn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong khi đó, các hệ thống thông tin do các cơ quan nhà nước thiết lập thường không tới được và không đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.Theo các chuyên gia đây là một thực trạng đáng cảnh báo, từ trước tới nay, các doanh nghiệp VN đã thành công nhờ các yếu tố giá nhân công rẻ, sự hỗ trợ của chính phủ, thị trường còn chưa mở cửa hết . nhưng đến nay những lợi thế này đang mất dần.Giá nhân công đã tăng lên 20% kể từ năm 2003, việc hỗ trợ của chính phủ sẽ dần được cắt giảm theo các cam kết quốc tế, mức độ cạnh tranh trên thị trường tăng lên do phải mở cửa thị trường theo lộ trình cam kết gia nhập WTO. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tạo sức cạnh tranh mới thông xây dựng và quảng bá thương hiệu.Các chuyên gia đến từ Công ty TNS cũng cảnh báo rằng, trước khi chi tiêu hoang phí cho quảng cáo, các doanh nghiệp cần hiểu rõ hơn thị trường trong nước và quốc tế. Điều này sẽ giúp cho sản phẩm, thương hiệu và dịch vụ có được hiệu quả tốt trong việc gia nhập và chiếm lĩnh thị trường. ... Doanh nghiệp VN ít nghiên cứu thị trường nhất thế giới Theo Công ty nghiên cứu thị trường TNS - VN, các điều tra gần đây cho thấy mức chi phí nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp VN ... này của VN còn thua nhiều nước trong khu vực. Chi phí cho nghiên cứu thị trường quá ítCụ thể, tổng chi nghiên cứu thị trường của VN tính trên đầu người chỉ đạt 0,12 USD; đây là mức thấp nhất trong ... ngành nghiên cứu thị trường cũng cao. Điều này phản ánh đúng thực tế tại VN khi các doanh nghiệp ngày càng phát triển mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu kéo theo nhu cầu điều tra nghiên cứu