1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

MỘT số PHƯƠNG PHÁP để học tốt

7 436 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 20,12 KB

Nội dung

Phương pháp học tốt kê toán

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ HỌC TỐT CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN Học tập theo hệ thống tín chỉ đã và đang tạo ra những thay đổi mang tính tích cực trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại. Sinh viên năng động hơn trong việc tiếp cận kiến thức và xây dựng kế hoạch tương lai cho chính mình. Để đạt được kết quả học tập tốt thì ngoài việc nổ lực phấn đấu hết mình, sinh viên còn phải có một phương pháp học tập hiệu quả. Tùy vào mỗi người mà chúng ta sẽ có những cách học khác nhau, nhưng xét về mặt cơ bản những phương pháp học tập mang lại kết quả cao vẫn không có nhiều thay đổi. Là một sinh viên của khóa đào tạo đầu tiên theo học hệ tín chỉ tại Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại, bản thân chúng tôi, trong bài viết này, chỉ mong chia sẻ với bạn bè cùng khóa cũng như các bạn sinh viên khóa sau và cả những khóa kế tiếp những phương pháp học tập hiệu quả mà chúng tôi đã áp dụng khi học các môn chuyên ngành kế toán, rất mong nhận được sự góp ý của Hội thảo. 1. Đặc điểm của ngành học: Phần cứng: Tuân thủ theo những văn bản luật của chế độ kế toán hiện hành. Phần mềm: phải thường xuyên cập nhật và điều chỉnh cho phù hợp với sự thay đổi của chế độ kế toán, cơ chế quản lý tài chính, chính sách kinh tế của nhà nước theo từng thời kỳ cụ thể. Chính vì thế khi học ngành kế toán, sinh viên không chỉ học thụ động theo những gì đã có sẵn mà cần chủ động, nhạy bén cập nhật thông tin để không bị lạc hậu, sai luật. 2. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên học theo chế độ tín chỉ tại khoa tài chính kế toán: Thống kê học kỳ vừa qua, kết quả học tập của sinh viên K13, Khoa Tài chính - Kế toán như sau: Xếp loại học lực Kế toán Tài chính Giỏi 0.2% 0.4% Khá 17.8% 12.7% Trung bình 38.6% 42% Yếu - kém 43.4% 44.9% Dựa vào bảng thống kê cho ta thấy kết quả học tập theo hệ thống tín chỉ của sinh viên còn thấp, gần một nửa số sinh viên bị xếp loại yếu kém và theo quy chế của hệ thống tín chỉ số sinh viên này có nguy cơ bị buộc phải thôi học. Kết quả học tập kể trên phản ánh một phần nào đó sinh viên của chúng ta chưa có được một phương pháp học tập hiệu quả, chúng ta chưa có sự sắp xếp thời gian học tập hợp lý, chúng ta chưa sử dụng hết quỹ thời gian mình có (vì học theo chế độ tín chỉ sinh viên bình quân chỉ lên giảng đường 4 buổi/ tuần) hoặc có sử dụng thì vào những mục đích khác chứ không phải cho mục đích tự học để nâng cao và tích lũy kiến thức. Một nguyên nhân khác đến từ phía giảng viên chưa có những bước cụ thể và hợp lý khi cắt bớt thời gian lên lớp trong khi các học phần chuyên ngành có quá nhiều kiến thức để truyền đạt và kiến thức nào cũng quan trọng. Làm thế nào để truyền đạt hết tất cả “ những gì muốn nói” cho sinh viên mà không bị cháy giáo án là một câu hỏi đang bỏ ngỏ? Đó là một câu hỏi lớn và cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến kết quả học tập của sinh viên không tốt như chúng ta đã thấy. 3. Một số phương pháp học tốt các môn học chuyên ngành kế toán 3.1. Phương pháp đọc sách Đầu tiên phải xác định cho được tài liệu chúng ta cần tìm là gì? Có thể đó là tài liệu do giảng viên cung cấp, mượn thêm trên thư viện hay tìm kiếm trên internet. Đối với các học phần chuyên ngành, bên cạnh những tài liệu tham khảo ta luôn xác định đâu là tài liệu chính thức làm nền tảng kiến thức của học phần. Việc xác định này vô cùng quan trọng, nó giúp ta định hướng và không đi sai lệch trong quá trình học cũng như làm bài thi và áp dụng vào công việc sau này. Với những bạn sinh viên có kết quả học tập tốt bao giờ họ cũng có phương pháp đọc sách hiệu quả. Khi cầm cuốn sách trong tay, thường ta nên xem phần mục lục trước để xác định phần kiến thức liên quan cần đọc. Đó là với loại sách tham khảo. Nhưng với những giáo trình chính thức của học phần thì làm thế nào để chúng ta đọc và ghi nhớ toàn bộ kiến thức trong từng chương và của toàn bộ cuốn giáo trình? Dưới đây nhóm tác giả xin chia sẻ một cách đọc sách hiệu quả đối với một học phần chuyên ngành “học phần Nguyên lý kế toán”, đây được xem là học phần chuyên ngành quan trọng đối với sinh viên học ngành kế toán. Đối với học phần này, sách tham khảo trên thị trường khá nhiều, nhưng hiện nay Khoa tài chính – Kế toán sử dụng giáo trình “Nguyên lý kế toán” – do TS. Phạm Xuân Thành biên soạn làm tài liệu học tập chính thức cho sinh viên. Để nắm được kiến thức của từng chương, đầu tiên bạn phải xem qua tên chương, các tiêu đề lớn nhỏ, những chỗ đánh dấu, in nghiêng hoặc in đậm, Đọc đoạn đầu và đoạn cuối, lướt nhanh qua những câu đầu của từng đoạn trong bài, xem kỹ phần tóm tắt ở cuối mỗi chương cùng những thuật ngữ quan trọng. Chúng ta dùng viết màu đánh dấu những ý chính, những chỗ mà chúng ta cho là quan trọng. Đối với các học phần chuyên ngành kế toán bao giờ cũng có tính kế thừa (hay còn gọi là học phần tiên quyết) thì bạn phải đọc kỹ và tìm hiểu kỹ về nguyên tắc kế toán. Những nguyên tắc đó bạn phải nằm lòng. 3.2. Phương pháp nghe giảng Việt Nam có câu “Không Thầy đố mày làm nên” như là một sự khẳng định vai trò quan trọng của người Thầy. Dù có là một sinh viên xuất sắc thì bạn cũng thể nào tự học mà không cần đến lớp nghe giảng bài. Giờ học trên lớp rất quan trọng và hữu ích để bạn có thể tiếp thu bài học một cách nhanh nhất, đừng bao giờ lơ đãng trong những giờ học trên lớp hay bỏ qua những giờ học quý báu đó, bởi học theo chế độ tín chỉ thì thời gian mà giảng viên lên lớp là rất ít, vì thế hãy tập trung và đừng bỏ phí cơ hội của mình. Để một buổi học trên lớp (nghe giảng) đạt hiệu quả, đầu tiên bạn phải đọc trước ở nhà những gì mà giáo viên sẽ giảng trên lớp hôm đó. Một buổi nghe giảng tích cực là chúng ta cùng tham gia vào tiến trình dạy học của giáo viên đó, chúng ta thảo luận và đưa ý kiến bởi khi chúng ta trao đổi chúng ta sẽ nhớ thật lâu lượng kiến thức troa đổi ấy. Trong quá trình nghe giảng, chúng ta ghi chú nhanh những phần quan trọng, những kiến thức mở rộng mà giảng viên cung cấp them. Đây là những phần kiến thức quý báu mà bạn không thể bỏ lỡ, đó là những kiến thức được cập nhật và hữu ích cho công việc của bạn sau này. 3.3. Phương pháp tự rèn luyện Ôn lại kiến thức đã được học, đã đọc: sau giờ học trên lớp, bạn phải đầu tư thời gian cho việc học, vì học theo tín chỉ nên số giờ tự học ở nhà chiếm 2/3 thời lượng học. Bạn phải biết sắp xếp thời gian học một cách hợp lý và hiệu quả. Ghi chú lại những phần quan trọng trong cuốn sổ nhỏ mà bạn luôn mang theo để ghi nhớ. Lựa chọn bài tập và làm bài tập theo từng cấp độ từ dễ đến khó, từ cơ bản đến nâng cao: để hiểu và nắm được các vấn đề về kế toán, nguyên tắc hạch toán thì vấn đề tiên quyết là làm bài tập, nếu bạn chỉ đọc lý thuyết suông thì bạn sẽ quên một cách nhanh chóng và không hiểu được vấn đề thực tế. Làm bài tập theo từng cấp độ, đừng đốt cháy giai đoạn, đầu tiên hãy làm lại những ví dụ cơ bản mà giảng viên đưa ra trong buổi học, tiếp theo là những bài tập trong “tài liệu” từ cơ bản đến nâng cao dần. Và tất nhiên đã làm bài tập thì bạn hãy ghi nhớ những tình huống đó, hãy ghi chép một cách cẩn thận và khoa học! Thử làm một ví dụ mà chúng tôi đã từng làm như sau: Hôm nay ta vừa học xong phần “kế toán chênh lệch về tỷ giá hối đoái”, đây là một phần rắc rối khó hiểu. Sau khi học xong trên lớp, về nhà bạn phải đầu tư thời gian để phân biệt cách hạch toán trong từng giai đoạn của doanh nghiệp, chú ý sự khác biệt giữa cách hạch toán của TK ngắn hạn và TK dài hạn, giữa doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tư xây dựng. Đó là phần quan trọng mình phải ghi chú. Tiếp theo là làm những bài tập đơn giản như tình hình nhập xuất ngoại tệ của doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, đừng quên theo dõi nguyên tệ trên TK 007. Sau đó là bài tập về tình hình nhập xuất ngoại tệ của doanh nghiệp chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là phần học mới trong kế toán tài chính doanh nghiệp 2 nên mình còn bở ngỡ, vì thế phải làm đi làm lại nhiều lần và chú ý TK 413. Sau đó thì làm thêm những bài tập ở các tài liệu mà mình tìm được có liên quan đến tình hình nhập xuất ngoại tệ để mình có thể “quen tay” và ứng phó được trước mọi tình huống. Trao đổi với bạn bè về những bài tập khó, đừng quên bạn bè là người sẽ giúp mình nhắc nhớ những kiến thức trên lớp, trao đổi để tìm ra những phương án thích hợp để giải quyết vấn đề, phải có thảo luận, tranh cãi thì vấn đề mới được sáng tỏ và nhớ lâu. 3.4. Phương pháp đánh giá kết quả Có lẽ các bạn sẽ thắc mắc bởi đánh giá là công việc của Giáo viên, của Nhà trường, nhưng nếu như các bạn biết cách tự đánh giá lại kết quả học tập của mình thì các bạn sẽ hạn chế những nhược điểm và phát huy được thế mạnh của mình trong quá trình học tập trên ghế nhà trường. Trước tiên, ta xem lại mình đã làm được những gì sau những làm bài tập, mỗi bài kiểm tra, bài thi… ta phải điểm lại những vấn đề mình đã làm được và những vấn đề còn vấp để tìm hướng cải thiện. Phần kiến thức nào mình còn bị hổng phải bổ sung ngay. Có thể bổ sung những kiến thức bị hổng bằng cách hỏi thêm giảng viên, bạn bè, trong sách hay tìm trên internet… Lưu lại những kiến thức căn bản, quan trọng liên quan đến những môn học tiếp theo: Vì đây là những môn học thuộc về chuyên ngành nên bạn không thể khi học xong là bạn cho chúng vào lãng quên được, bạn phải có một cuốn tập để hệ thống lại kiến thức. các môn chuyên ngành có liên quan với nhau. Nguyên lý kế toán là môn khởi động cho quá trình tiếp xúc với các môn chuyên ngành, kế toán tài chính 1, 2 là môn tăng tốc, vượt chướng ngại vật… và để về đích ở kế toán tài chính 4 một cách xuất sắc, đạt được kết quả như mong muốn thì bạn phải có sự gắn kết của tất cả những môn học trên vì chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Những trải nghiệm mà bạn có được ở môn học này chính là những kinh nghiệm quý báu mà bạn có được cho những môn học tiếp theo và cả sau này khi bạn đi làm chuyên ngành của mình. Rút kinh nghiệm cho những môn học sau: từ những trải nghiệm của môn học trước, bạn sẽ có được những thói quen tốt hơn để áp dụng cho các môn học tiếp theo, đó là cơ sở để hình thành phương pháp học phù hợp với bạn. Kết luận Điều mình muốn nói với các bạn là : để học được các môn học chuyên ngành một cách tốt nhất, có hiểu quả nhất xuất phát từ ý thức của các bạn, phải thực sự “yêu nghề”, có đam mê, có hứng thú, biết quyết tâm, biết “hy sinh” thì mới có thể hoàn thành được muc tiêu mà mình đặt ra. Nếu bạn không có ý thức, không quản lý được bản thân mình thì không phương pháp nào có giúp bạn học tập có hiệu quả. “Hãy học tập một cách thông minh, đừng học tập một cách khổ sở” . viên không tốt như chúng ta đã thấy. 3. Một số phương pháp học tốt các môn học chuyên ngành kế toán 3.1. Phương pháp đọc sách Đầu tiên phải xác định cho. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ HỌC TỐT CÁC MÔN CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN Học tập theo hệ thống tín chỉ đã và đang tạo ra

Ngày đăng: 28/11/2013, 15:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w