1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

85 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 3,82 MB

Nội dung

Giải pháp thiết kế:  Giao thông đường bộ: Hệ thống giao thông khu công nghiệpNgũ Lạc tuân thủ định hướng quy hoạchchung khu Kinh tế Định An, bên cạnh đó xây dựng mới các tuyến đường bên

Trang 1

C H Ư Ơ N G V :

Q U Y H O Ạ C H H Ệ T H Ố N G

H Ạ T Ầ N G K Ỹ T H U Ậ T

V.1 QUY HOẠCH GIAO THÔNG

V.2 QUY HOẠCH CHUẨN BỊ KỸ THUẬT ĐẤT XÂY DỰNG

V.3 QUY HOẠCH CẤP NƯỚC

V.4 QUY HOẠCH THOÁT NƯỚC THẢI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN V.5 QUY HOẠCH CẤP ĐIỆN VÀ CHIẾU SÁNG

V.6 QUY HOẠCH HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC

V.7 ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Trang 2

V.1 QUY HOẠCH HỆ THỐNG GIAO THÔNG VÀ CHỈ GIỚI ĐƯỜNG ĐỎ, CHỈ GIỚI XÂY DỰNG:

V.1.1 Mục tiêu và nguyên tắc quy hoạch:

- Tuân thủ quy hoạch chung khu kinh tế Định An Thống nhất tuân thủ lộ giới

và khoảng lùi xây dựng đối với tuyến đường đối ngoại tiếp cận khu đất

- Đảm bảo khả năng tiếp cận từ hệ thống giao thông chính vào giao thông nội bộcủa khu vực được thuận lợi, không gây ùn tắc, đảm bảo an toàn giao thông

- Đáp ứng đầy đủ nhu cầu về bãi đỗ xe và các công trình phụ trợ khác trong hệthống giao thông khu quy hoạch

V.1.2 Cơ sở thiết kế:

a Hiện trạng giao thông:

Giao thông đường bộ:

Khu vực quy hoạch chưa xây dựng hệ thống giao thông, trong khu đất chủ yếu

là đường đất đi vào các ao nuôi trồng thủy sản Hướng tiếp cận khu đất chủ yếu làcác tuyến đường hiện hữu:

- Đường Tỉnh 914 ở phía Bắc khu quy hoạch, có kết cấu bê tông nhựa, mặtđường rộng 7m

- Tuyến Số 2 đã có dự án đầu tư và đang xây dựng đoạn từ trung tâm huyệnDuyên Hải đến khu dân cư hiện hữu phía Bắc

- Tuyến Số 1 là tuyến đường kết nối vuông góc với tuyến số 2, hướng đi thị xãDuyên Hải, xây dựng hoàn thiện với lộ giới 28m

- Bên cạnh đó, Tuyến số 5 cũng đã có dự án đầu tư chuẩn bị thi công

Giao thông đường thủy:

Giao thông đường thủy trong khu vực khá phát triển với hệ thống sông ngòichằng chịt và nối thông với nhau Kênh đào Trà Vinh được coi là một trong cáctuyến giao thông đường thủy chính của huyện Duyên Hải, cũng như tỉnh Trà Vinh

b Các căn cứ, quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế:

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng: QCXDVN 01:2008/BXD (Quyết định 04/2008/QĐ-BXD)

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật – công trìnhgiao thông: QCVN 07-4:2016/BXD

- Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế _ TCXDVN 104-2007

- Đường ôtô – Tiêu chuẩn thiết kế _ TCVN 4054-2005

- Bản đồ phân tích và cơ cấu sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan tỷ lệ 1/2000…

- Bản đồ đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật

Trang 3

- Đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Định An, tỉnh Trà Vinh đếnnăm 2030 tại quyết định số 1513/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày05/09/2011.

V.1.3 Giải pháp thiết kế:

Giao thông đường bộ:

Hệ thống giao thông khu công nghiệpNgũ Lạc tuân thủ định hướng quy hoạchchung khu Kinh tế Định An, bên cạnh đó xây dựng mới các tuyến đường bên trongkhu quy hoạch với dạng mạng lưới ô cờ, phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hànghóa an toàn và xuyên suốt

- Đường Tỉnh 914 ở phía Bắc là tuyến đường đối ngoại chính của khu quyhoạch, có tầm quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa từ khu công nghiệp đếncác khu vực lân cận

- Tuyến đường số 2 ( lộ giới 28m, MC 6A’-6A’), tuyến số 5 ( lộ giới 28m, MC6A-6A), là các tuyến đường theo định hướng quy hoạch chung, làm tiền đề pháttriển giao thông khu vực

- Các tuyến đường D1, D2, D3, D4, N1, N3 là các tuyến giao thông chính trongkhu quy hoạch kết nối khu công nghiệp , và với các khu công nghiệp và đô thị lâncận, lộ giới 28-36m (MC 1- 1, 3-3, 3A-3A)

Trang 4

- Các tuyến đường nội bộ có nhiệm vụ tập trung lưu lượng giao thông từ các tiểukhu công nghiệp, kết nối thuận tiện với các tuyến đường chính tạo mạng lưới giaothông hoàn chỉnh, lộ giới 18-25m (MC 4-4, 5-5).

Trang 5

-Lộ giới và khoảng lùi xây dựng của các tuyến đường giao thông trong khu công nghiệp Ngũ

Lạc được thống kê trong bảng sau:

S

T

T TÊN ĐƯỜNG

LỘ GIỚI

CHIỀU DÀI

KÝ HIỆU

LỀ ĐƯỜNG

LÒNG

Trái Phải Trái Phân cách Phải

Giao thông thủy:

- Tuyến kênh đào Trà Vinh là tuyến giao thông đường thủy chính của huyện

Duyên hải cũng như tỉnh Trà Vinh, được mở rộng với chỉ giới quy định theo quy

hoạch chung: 300m nạo vét, nâng độ sâu luồng, tạo điều kiện cho tàu bè tiếp cận

các cảng ven bờ

V.1.4 Các chỉ số kỹ thuật giao thông:

- Diện tích toàn khu công nghiệp: 9.360.000m²

- Diện tích giao thông trong khu công nghiệp: 822.500(m²), chiếm tỷ lệ 8,8%

diện tích xây dựng Tỷ lệ đất giao thông trong khu công nghiệp tương đối phù hợp,

đảm bảo phục vụ cả nhu cầu giao thông đối nội và đối ngoại, khối lượng vận

chuyển lớn về người và hàng hóa

- Tổng chiều dài mạng lưới đường trong khu công nghiệp: 28.157,3m; mật độ

mạng lưới là 3,0 km/km²

- Diện tích góc vạt, chỗ giao nhau: 7.291,9m²

Trang 6

V.2 QUY HOẠCH CAO ĐỘ NỀ VÀ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MẶT

V.2.1 Mục tiêu và nguyên tắc thiết kế:

- Thống nhất cao độ xây dựng, hướng dốc và thoát nước mặt so với mặt nền.Xác định hướng dốc chính theo địa hình tự nhiên, tạo mặt nền thuận lợi cho xâydựng

- Cao độ thiết kế bám sát địa hình hiện trạng, cân bằng đào đắp tại chỗ, tránhphá vỡ địa hình và cảnh quan khu vực

V.2.2 Cơ sở thiết kế:

a Hiện trạng

- Khu vực có nhiều sông rạch, đặc biệt là kênh đào Trà Vinh và hệ thống kênh

Ba Lăng, sông Cây Xoài, rạch Cây Da,… thuận lợi trong việc phát triển giao thôngthủy và tiêu thoát nước Sông ngòi, kênh rạch chịu ảnh hưởng bởi chế độ thủy vănsông Cửu Long và chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông với đặc điểm:chế độ thủy triều 2 lần/ngày, biên độ dao động trung bình 0,4m đến 1m Sông rạchthường uốn khúc, các cửa tiêu thường bị cạn do phù sa bồi đắp nên khả năng tiêuthoát nước không tốt, cần có biển pháp nạo vét lòng sông, tăng cường dòng chảy.Bên cạnh đó, cần quan tâm đến sự xói lở ở khu vực ven sông

- Hệ thống sông, kênh rạch với mật độ khá dày đặc và chia cắt địa hình Do ảnhhưởng của triều cường đã hình thành các khu vực trũng, tạo điều kiện phát triểnngành nuôi trồng thủy sản Các khu vực nuôi trồng thủy sản (<+0,8m) hàng nămthường bị ngập mặn cục bộ từ 0,4m-0,8m trong thời gian 3-5 tháng

- Trong bối cảnh biên độ triều cao tại cửa Định An mực nước lớn nhất là+1,48m, mực nước ròng là -2,51m, chênh lệch +3,9m (theo tài liệu của Tổng cụcbiển và Hải đảo Việt Nam năm 2009) Các dòng chảy trên địa bàn thường sâu vàrộng ở cửa, hẹp và cạn khi vào nội đồng, cũng chịu chế độ bán nhật triều Biên độtriều khá cao, từ 2-3m và chảy mạnh, khu vực hầu hết bị ngập khi triều cao, trừnhững khu vực đường nội đồng có cao độ > +1,50m

- Do khu vực giáp kênh đào Trà Vinh do ảnh hưởng của khối nước ngọt từthượng nguồn nên các nhánh sông trong khu vực có thời gian ngọt (<4%) khoảng 3-

4 tháng/năm, chủ yếu vào mùa mưa

- Khu công nghiệp Ngũ Lạc có địa hình thấp, cao độ hiện trạng trung bình từkhoảng -0,50m ÷ +2,58m, riêng khu vực lòng sông Cây Xoài cao độ thấp đến -3,33m

- Trong khu vực, nước mưa thoát theo địa hình tự nhiên ra ruộng và kênh rạch

b Quy chuẩn - tiêu chuẩn:

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng QCXDVN01:2008/BXD

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật – công trìnhthoát nước QCVN 07-2:2016/BXD

Trang 7

- Thông tư số 19/2008/TT – BXD: hướng dẫn thực hiện việc lập, thẩm định, phêduyệt và quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế.

- Tiêu chuẩn xây dựng TCXD 7957 - 2008: Thoát nước bên ngoài và công trình– Yêu cầu thiết kế

- Đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Định An, tỉnh Trà Vinh đếnnăm 2030 tại quyết định số 1513/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày05/09/2011

V.2.3 Giải pháp thiết kế:

a Giải pháp quy hoạch chiều cao:

- Quy hoạch chiều cao Khu công nghiệp Ngũ Lạc đảm bảo tuân thủ theo địnhhướng quy hoạch chung khu kinh tế Định An, có tính toán đến sự ảnh hưởng củabiến đổi khí hậu, nước biển dâng

- Cao độ Xây dựng khu công nghiệp: Hxd= 1,8+0,5=2,25m

2050, cụ thể trong bảng sau:

Nước biển dâng theo kịch bản phát thải trung bình phân theo vùng

 Như vậy, chọn Hxd=+2,30m cho khu công nghiệp phù hợp với quy hoạchchung khu kinh tế Định An, đảm bảo phát triển bền vững đô thị khi có biến đổi khíhậu nước biển dâng xảy ra

- Độ dốc nền thiết kế:

+ Đối với khu quy hoạch có các khu công nghiệp, độ dốc đường có thể giảmxuống để tránh việc các xe chở hàng bị nghiêng hoặc tự đổ dốc

+ Khu công trình công cộng, khu công nghiệp:  0,4%

+ Khu công viên cây xanh:  0,3%

- Giải pháp san nền chủ yếu là đắp đất, khối lượng đất đắp ước tính:

Trang 8

+ Khu công nghiệp: khoảng 15.077.472m³.

b Giải pháp quy hoạch thoát nước mưa:

- Khu vực dịch vụ công nghiệp lân cận có cao độ khống chế thấp hơn cao độkhống chế của khu công nghiệp, tạo thành vùng trũng Do đó, nhằm tránh hiệntượng ngập úng, cần giữ lại một số kênh rạch trong khu vực làm nguồn tiếp nhậncho hệ thống thoát nước mưa Bên cạnh đó, thiết kế hệ thống thoát nước mưa riêngvới nước thải, sử dụng cống ngầm bê tông cốt thép, được bố trí dưới hè đi bộ; trongdãy cây xanh, thảm cỏ, nhằm thoát nước triệt để cho khu vực, tránh hiện tượng ngậpúng

- Hướng thoát: toàn khu vực chia làm 14 lưu vực thoát ra hệ thống sông ngòi,kênh rạch hiện hữu như sông Cây Da, sông Cây Xoài, sông Đường Đìa, rạch SáuChệt, sông Giáp Nước, kênh LaBang, rạch Xếp Dung,… Hệ thống kênh rạch phảiđược mở rộng, nạo vét định kỳ hàng năm, tăng cường khả năng lưu chuyển dòngchảy

- Tính toán lưu lượng nước mưa thoát theo phương pháp cường độ mưa giới hạn

và hệ số dòng chảy được tính theo phương pháp trung bình

- Căn cứ vào quy hoạch giao thông và quy hoạch chiều cao (san nền) bố trí hệthống thu nước mưa dọc theo hệ thống đường giao thông Thu nước mặt đường vànước mưa từ các lô đất dẫn ra các cửa xả của kênh, mương thủy lợi và các sông lànhững trục thoát nước chính

- Trên các tuyến bố trí các hố ga thu nước xây gạch hoặc BTCT cách nhau 30mthu nước mặt đường Nước dẫn xả ra sông, kênh tiêu nước kiểu hở

- Độ sâu chôn cống: Do độ dốc dọc đường quá nhỏ, khi san nền tại các tiểu khucần khống chế độ dốc nền > 0,004 và khi đặt cống cần tạo độ dốc thủy lực để đảmbảo tiêu thoát nước

+ Cống đi dưới lòng đường cần chiều sâu tối thiểu là 0,7m

+ Cống đi trên hè, trong khu vực cây xanh: Độ chôn sâu tối thiều 0,5m

+ Vận tốc dòng chảy Vmin=0,7m/s, Vmax=2,5m/s

* Tính toán lưu lượng mưa:

Sử dụng TCXDVN 7959 - 2008, lưu lượng mưa được tính theo công thức:

Q=C.q.FTrong đó: C: hệ số dòng chảy

q: cường độ mưa (l/s/ha)

F: diện tích lưu vực thoát nước mưa (ha)

+ Hệ số dòng chảy:

C=∑Fi.Ci/ ∑FiLấy C = 0,7+ Cường độ mưa:

Trang 10

V.3 QUY HOẠCH CẤP NƯỚC

V.3.1 Mục tiêu và nguyên tắc thiết kế:

- Xây dựng hệ thống cấp nước hoàn chỉnh đảm bảo đáp ứng đầy đủ và liên tụcđối với nhu cầu sản xuất, sinh hoạt, tưới cây, tưới đường…của khu vực

- Hệ thống cấp nước đảm bảo tính chủ động trong đầu tư xây dựng và thuận tiệntrong vận hành, quản lý

- Thiết kế cấp nước phải bảo đảm tiêu chuẩn về lưu lượng nước và phải cungcấp nước sạch đã qua xử lý

V.3.2 Cơ sở thiết kế:

a Hiện trạng:

Khu vực có nguồn nước mặt dồi dào, nhưng có chất lượng kém, thường bịnhiễm phèn, nhiễm mặn, ô nhiễm Nước sinh hoạt và sản xuất chủ yếu từ nguồnnước ngầm, nước mưa chưa qua xử lý hoặc phải xử lí rất tốn kém

b Quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế:

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng: QCXDVN 01:2008/BXD

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật – công trìnhcấp nước: QCVN 07-1:2016/BXD

- Thông tư số 19/2008/TT – BXD: hướng dẫn thực hiện việc lập, thẩm định, phêduyệt và quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế

- TCXDVN 33-2006: “Cấp nước mạng lưới đường ống và công trình - tiêuchuẩn thiết kế”;

- TCVN 2622: 1995: “phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - yêu cầuthiết kế”

- Đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Định An, tỉnh Trà Vinh đếnnăm 2030 tại quyết định số 1513/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày05/09/2011

V.3.3 Quy hoạch cấp nước:

a Chỉ tiêu cấp nước:

Tiêu chuẩn dùng nước:

- Đất công nghiệp sản xuất: 40m³/ha.ngđ

- Đất công trình dịch vụ, hành chính: 20m3/ ha.ngày;

- Đất các khu kỹ thuật: 10m³/ha.ngđ

- Đất cây xanh: 30m³/ha.ngđ

- Đất giao thông: 5m³/ha.ngđ

- Nước rò rỉ, thất thoát: 10% lưu lượng chung

Trang 11

- Hệ số điều hòa ngày: Kngaymax: 1,1

- Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy: 20 (l/s.đám cháy) x 2 đám cháy

KH

LÔ CHỨC NĂNG SỬ DỤNG ĐẤT TÍCH DIỆN

(Ha)

DIỆN TÍCH XÂY DỰNG (Ha)

DIỆN TÍCH SÀN XÂY DỰNG (Ha)

CHỈ TIÊU (m³/ha.ngđ)

LƯU LƯỢNG NƯỚC CẤP (m³/ngđ) ĐẤT NHÀ MÁY, KHO TÀNG 618,71 309,36 618,71

Trang 12

LÔ CHỨC NĂNG SỬ DỤNG ĐẤT TÍCH DIỆN

(Ha)

DIỆN TÍCH XÂY DỰNG (Ha)

DIỆN TÍCH SÀN XÂY DỰNG (Ha)

CHỈ TIÊU (m³/ha.ngđ)

LƯU LƯỢNG NƯỚC CẤP (m³/ngđ)

ĐẤT CÂY XANH 135,26 3,77 3,77

Trang 13

LÔ CHỨC NĂNG SỬ DỤNG ĐẤT TÍCH DIỆN

(Ha)

DIỆN TÍCH XÂY DỰNG (Ha)

DIỆN TÍCH SÀN XÂY DỰNG (Ha)

CHỈ TIÊU (m³/ha.ngđ)

LƯU LƯỢNG NƯỚC CẤP (m³/ngđ) GIAO THÔNG ĐỘNG 78,05 - - 5,00 390,24

ĐẤT MẶT NƯỚC 52,08

NƯỚC DỰ PHÒNG, RÒ RỈ 10% lưu lượng trên 1.879,31

NƯỚC PCCC 20l/s.1 đám cháy x 3 giờ x 2 đám cháy 432,00

TỔNG 936 330,84 725,08 23.171,70

Tổng nhu cầu dùng nước: khoảng 23.000 m 3 /ngày.

b Nguồn nước:

- Xây dựng mới nhà máy cấp nước trong khu vực với công suất

Q = 35.000m³/ngđ cấp nước cho khu quy hoạch

- Trạm cấp nước được đặt trong lô đất C2 có thể tận dụng khuôn viên cây xanhquanh hồ tạo cảnh làm bãi giếng khoan

- Trong giai đoạn đầu khu quy hoạch sẽ sử dụng nguồn nước ngầm thông quacác giếng khoan Sau khi hệ thống cấp nước khu kinh tế Định An được xây dựnghoàn chỉnh và đưa vào sử dụng thì sẽ kết hợp nước ngầm và nước mặt với côngnghệ xử lí hiện đại, đấu nối với các đường ống chính dẫn nước từ các nhà máy nướccủa khu kinh tế về theo định hướng quy hoạch chung

- Khả năng đáp ứng của nguồn nước ngầm:

+ Nguồn nước ngầm trong địa bàn có thể khai thác được với trữ lượng lớn cóthể đáp ứng trên 200.000m3/ng.đ (cơ sở nghiên cứu theo chương trình nước sinhhoạt nông thôn tỉnh Trà Vinh thực hiện năm 2004 – 2005): độ pH = 6,5 - 8,0; CL- <

500 mg/L; Fe < 2mg/L; độ cứng tổng cộng: 256 - 478 mg/L CaCO3; TØ lu: q=1,25 8,37 L/s-m (các giếng khoan tại huyện Duyên Hải và Trà Cú ở độ sâu 78126m vớikhoảng 2000 giếng) nên đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu khai thác Q = 35.000m³/ngđ của nhà máy cấp nước cho 2 khu công nghiệp Ngũ Lạc và khu dịch vụ côngnghiệp Ngũ Lạc

-+ Nguồn nước ngầm ở khu vực nghiên cứu khá phong phú Nước ngầm trongkhu vực dự án được khai thác ở quy mô hộ gia đình bằng các giếng UNICEF Kếtquả phân tích chất lượng nước ngầm ở khu vực này tương đối tốt về các chỉ tiêu hóa

lý, đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 09:2015/BTNMT) và Tiêu chuẩn vệsinh nước sạch (ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/Q§ - BYT ngày11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế) Hàm lượng Fe2+ và Fe3+ < 0,5mg/l, thấp hơn giớihạn cho phép khi sử dụng Hàm lượng Nito khoảng 0,73 ÷ 5,66 mg/l Độ pH đạttiêu chuẩn pH= 6,7 - 8,0 Khu vực dự án nằm trong vùng có các chỉ tiêu nêu trênđều có giá trị thấp, nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn hiện hành Nhìnchung, nguồn nước ngầm không bị ô nhiễm và có thể khai thác được

Trang 14

- Về nước tưới cây, có thể sử dụng nguồn nước mặt tưới trực tiếp khi đảm bảo

về lưu lượng và chất lượng nước tưới

c Tính toán mạng lưới cấp nước:

- Tính toán các thông số kỹ thuật của đường ống cấp nước dựa trên phương trìnhHazen – Williams:

S: độ dốc đường năng lượng, S = HL/L

HL: tổn thất áp lực giữa 2 đầu tuyến ống (m)

L: chiều dài tuyến ống (m)

C: hệ số Hazen – William phụ thuộc vào độ nhám tương đối

Dựa trên lưu lượng truyền tải của từng đoạn ống, sử dụng phương trình Hazen –Williams và bảng tra thủy lực tính toán các thông số kỹ thuật của mạng lưới cấpnước

d Quy hoạch hệ thống:

- Dựa vào quy hoạch mạng lưới giao thông, phân khu chức năng và vị trí đầuvào của tuyến ống cấp nước chính, thiết kế mạng lưới cấp nước cho khu quy hoạchnhư sau:

- Mạng lưới đường ống D100-D400mm, sử dụng ống uPVC cho các đường ốnglắp đặt mới

- Mạng lưới cấp nước thiết kế theo dạng mạng lưới cụt phối hợp với mạngvòng, đảm bảo các khu vực được cấp nước liên tục

- Hệ thống cấp nước được xây dựng trên lề đường cách mặt đất 0,71,0m vàcách móng công trình 1,5m, vận tốc nước chảy trong ống từ 13m/s (khi có sự cốcháy) Trước khi đưa vào sử dụng phải thử áp lực của đường ống xem đường ốngtrong mạng lưới có bị rò rỉ hay không

* Hệ thống cấp nước chữa cháy:

- Lưu lượng cấp nước chữa cháy theo tiêu chuẩn TCVN 2262:1995, q=20(lít/s)cho một đám cháy, số đám cháy xảy ra đồng thời là 2 đám cháy Dựa vào hệ thốngcấp nước chính bố trí các trụ cứu hỏa trên vỉa hè, khoảng cách giữa 2 trụ cứu hỏakhoảng 100 - 150m

- Trong trường hợp có cháy lớn xảy ra, có thể bổ sung thêm nguồn nước mặt từsông rạch trong khu vực

e Thống kê vật tư

BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG

Trang 15

ỐNG CẤP NƯỚC ∅400 m 11.012

Trang 16

V.4 QUY HOẠCH THOÁT NƯỚC THẢI VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN V.4.1 Mục tiêu và nguyên tắc thiết kế:

- Thu gom nước thải sinh hoạt và nước thải từ các hoạt động trong khu quyhoạch dẫn vào đường ống thoát nước về trạm xử lý

- Thu gom rác mỗi ngày đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu vực

- Nước thải phân tiểu trước khi thoát vào hệ thống thoát nước chung phải qua xử

lý sơ bộ bằng bể tự hoại 03 ngăn trong từng công trình

V.4.2 Cơ sở thiết kế:

a Hiện trạng:

- Khu vực chưa có hệ thống xử lí nước thải, nước thải sinh hoạt và sản xuất thảitrực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm Một số hộ dân có sử dụng bể tự hoại có giếngthấm

- Khu vực chưa có bãi tập kết rác Một phần rác thải được thu gom về bãi rác,phần còn lại được xử lí bằng phương pháp đốt,chôn lấp, xả xuống kênh rạch, gây ônhiễm môi trường

- Các nghĩa địa nhỏ lẻ phân bố rải rác, không được quy hoạch, gây ô nhiễm vàmất mỹ quan

b Quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế:

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng: QCXDVN 01:2008/BXD (Quyết định 04/2008/QĐ-BXD)

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật – công trìnhthoát nước: QCVN 07-2:2016/BXD

- Thông tư số 19/2008/TT – BXD: hướng dẫn thực hiện việc lập, thẩm định, phêduyệt và quản lý quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế

- TCXD 7957-2008: Thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêuchuẩn thiết kế

- Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam về nước thải công nghiệp _ QCVN 40:2011/BTNMT

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chấtthải và phế liệu

- Đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Định An, tỉnh Trà Vinh đếnnăm 2030 tại quyết định số 1513/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày05/09/2011

V.4.3 Quy hoạch thoát nước thải:

a Tiêu chuẩn thoát nước thải:

Trang 17

- Chỉ tiêu thu gom nước thải sản xuất và sinh hoạt bằng 80% lưu lượng nước cấp.

KH

LÔ CHỨC NĂNG SỬ DỤNG

ĐẤT

DIỆN TÍCH (Ha)

DIỆN TÍCH XÂY DỰNG (Ha)

DIỆN TÍCH SÀN XÂY DỰNG (Ha)

CHỈ TIÊU (m³/ha.

ngđ)

LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI (m³/ngđ)

CHỈ TIÊU RÁC THẢI (tấn/ha.

ngđ)

KHỐI LƯỢNG (tấn/ngđ) ĐẤT NHÀ MÁY, KHO TÀNG 618,71 309,36 618,71

ĐẤT HẠ TẦNG KỸ THUẬT 13,66 4,10 8,20

Trang 18

LÔ CHỨC NĂNG SỬ DỤNG

ĐẤT

DIỆN TÍCH (Ha)

DIỆN TÍCH XÂY DỰNG (Ha)

DIỆN TÍCH SÀN XÂY DỰNG (Ha)

CHỈ TIÊU (m³/ha.

ngđ)

LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI (m³/ngđ)

CHỈ TIÊU RÁC THẢI (tấn/ha.

ngđ)

KHỐI LƯỢNG (tấn/ngđ)

ĐẤT CÂY XANH 135,26 3,77 3,77

Trang 19

LÔ CHỨC NĂNG SỬ DỤNG

ĐẤT

DIỆN TÍCH (Ha)

DIỆN TÍCH XÂY DỰNG (Ha)

DIỆN TÍCH SÀN XÂY DỰNG (Ha)

CHỈ TIÊU (m³/ha.

ngđ)

LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI (m³/ngđ)

CHỈ TIÊU RÁC THẢI (tấn/ha.

ngđ)

KHỐI LƯỢNG (tấn/ngđ)

Tổng lưu lượng nước thải: khoảng 11.500 m³/ngđ

b Mạng lưới thu gom nước thải:

- Tính toán mạng lưới thoát nước thải:

Các thông số kỹ thuật của mạng lưới thoát nước thải dựa vào lưu lượng trêncác tuyến cống và bảng tra thủy lực theo phương trình Manning:

- Hệ thống thoát nước thải bao gồm: mạng lưới đường cống thu gom nước thải

và các công trình xử lý nước thải

- Hệ thống cống thoát nước bẩn của khu quy hoạch được thiết kế xây dựng riênghoàn toàn, nghĩa là mạng lưới thoát nước thải không đi chung với mạng lưới thoátnước mưa Cống thoát nước thải có đường kính D300 – D500, được thiết kế tự chảy

đi trên các trục đường đã được quy hoạch về khu vực đặt trạm xử lý nước thải

- Sử dụng cống có áp sau mỗi trạm bơm, đẩy nước qua kênh rạch về hố ga kếtiếp

- Đường cống thoát nước bẩn là cống tròn, sử dụng cống BTCT, cống được xâydựng ngầm dưới lề đường, độ sâu chôn cống tính đến đỉnh cống tối thiểu là 0,7m và

độ sâu tối đa không quá 6m Độ dốc cống lớn hơn i=l/D Tuy nhiên đối với cống làống nhựa truyền tải có áp thì có thể giảm độ dốc xuống đến mức đảm bảo độ sâuchôn cống

- Ga thu nước bẩn trong khu xây dựng được xây nổi, có kích thước10001000mm có nhiệm vụ kiểm tra và thu nước thải bẩn

Trang 20

c Công trình xử lý nước thải:

Khu công nghiệp Ngũ Lạc có các chức năng sử dụng đất như sau: Khu nhà máysản xuất công nghiệp tập trung; các khu quản lý hành chính, dịch vụ công nghiệp vàkhu công viên cây xanh Do đặc thù của mỗi khu chức năng khác nhau nên tính chấtnước thải của các khu cũng khác nhau Tư vấn đề xuất hai giải pháp xử lý nước thải cụthể như sau:

- Phương án 1: Xử lý nước thải tập trung Toàn bộ nước thải của khu công

nghiệp Ngũ Lạc được thu gom tập trung về một trạm xử lý Vị trí trạm xử lý tậptrung sẽ đặt ở khu đất C3 để đảm bảo nguyên tắc thu gom cả hai khu vực và đảmbảo chiều dài đường ống tiết kiệm chi phí xây lắp và trạm bơm chuyển tiếp, khu xử

lý được đặt ở đất hạ tầng của khu công viên cây xanh rộng 13,52 ha với tổng côngsuất xử lý công suất Q = 20.000 m3/ngđ

- Phương án 2: Xử lý nước thải phân tán Khu công nghiệp được chia làm 5 lưu

vực thoát nước, mỗi lưu vực bố trí một trạm xử lý, trong đó có 1 lưu vực được đưa

về 1 trạm xử lý nằm ở khu dịch vụ công nghiệp phía nam Tùy thuộc vào đặc điểm

tự nhiên về địa hình để phân chia lưu vực thoát nước theo thứ tự:

+ Trạm xử lý nước thải số 1 (TXLNT 1) được đặt ở ô đất C1 trên ô đất câyxanh nằm cuối rạch Xếp Dung xử lý nước thải công nghiệp cho một phần khucông nghiệp phần phía Tây sông Cây Xoài với diện tích 2,61 ha với công suấttính toán xử lý 5.200 m3/ngđ

+ TXLNT 2 được đặt ở ô đất C3 trên ô đất cây xanh nằm phía Tây Nam sôngCây Xoài xử lý nước thải cho khu công nghiệp còn lại phần phía Tây sông CâyXoài với diện tích quy hoạch 2,79 ha với công suất tính toán xử lý 4.200

m3/ngđ

+ TXLNT 3 được đặt ở ô đất C4 phía Đông Bắc sông Cây Xoài với diện tích2,55 ha thu gom xử lý nước thải cho một phần khu công nghiệp nằm giữa sôngCây Xoài và rạch Sáu Chệt với công suất tính toán xử lý 2.200 m3/ngđ

+ TXLNT 4 được đặt ở ô đất C5 phía Đông Nam của khu công nghiệp vớidiện tích 1,94 ha thu gom xử lý nước thải cho phần khu công nghiệp phía Đôngrạch Sáu Chệt với công suất tính toán xử lý 3.700 m3/ngđ

+ Phần khu công nghiệp còn lại nước thải sẽ được thu gom về TXLNT 5được đặt ở ô đất G phía Đông Nam của khu dịch vụ công nghiệp, gần cuối rạchSáu Chệt với diện tích 3,20 ha với công suất tính toán xử lý 4.800 m3/ngđ

Đánh giá, lựa chọn phương án xử lý nước thải:

Xây dựng 4 trạm xử lý nước thảitương ứng với các lưu vực thoátnước như sau:

+ Trạm số 1: Q = 5.200m³/ngđ;lưu vực thu gom: Tây Bắc khu công

Trang 21

Tiêu chí Phương án 1 Phương án 2

+ Trạm số 2: Q = 4.200m³/ngđ;lưu vực thu gom: Tây Nam khucông nghiệp

+ Trạm số 3: Q = 2.200m³/ngđ;lưu vực thu gom: một phần khucông nghiệp nằm giữa sông CâyXoài và rạch Sáu Chệt

+ Trạm số 4: Q = 3.700m³/ngđ;lưu vực thu gom : phía Đông khucông nghiệp

+ Phần còn lại của khu côngnghiệp thu gom nước thải đưa vềtrạm xử lý số 5 nằm ở khu dịch vụcông nghiệp với Q = 4.800m³/ngđ

Đánh giá về mặt kỹ thuật

Lưu vực thu

nước thải Ở phương án này nước thải từtoàn khu đất đều dẫn về 1 trạm

xử lý, các đoạn cống phảibăng qua nhiều sông rạch, dẫnđến tốn nhiều chi phí dùngbơm để dẫn nước qua sông,rạch để về trạm xử lý

Ở phương án này, các đoạn cống

sẽ dẫn về các trạm xử lý thu gomnước thải theo từng lưu vực nhỏphù hợp với địa hình sông, rạchtrong khu đất, hạn chế việc dùngđến bơm

4 trạm xử lý nước thải phân tán sẽ

xả thải ra 4 vị trí khác nhau: trạm

số 1 xả ra rạch Xếp Dung, trạm số

2 xả ra sông Cây Xoài, trạm số 3

xả ra sông Đường Đìa, 4 xả rasông Cây Da, vậy sẽ đảm bảo sựphân bố lưu lượng và khả năngtiếp nhận nước thải của nguồnnước

Đối với phương án xử lý phân tán,vạch tuyến mạng lưới thoát nướcthải sẽ hợp lý và tiết kiệm chiềudài tuyến cống Đường kính cốngthoát nước khoảng 300 – 500mmnhỏ hơn phương án 1 vì mỗi lưuvực có một trạm xử lý nên nướcthải của mỗi khu sẽ nhanh chóng

Trang 22

Tiêu chí Phương án 1 Phương án 2

ứng lưu lượng nước thải tậptrung khoảng 400 – 800mm

Theo tính toán sẽ lớn hơn rấtnhiều so với phương án 2 bởilưu lượng nước thải sẽ cộngdồn lên để đưa về một trạm xử

lý tập trung

đưa về trạm xử lý của khu đó

Trạm bơm

nâng bậc

Số lượng trạm bơm nâng bậc

ở phương án này sẽ lớn hơn vìchiều dài các tuyến cống chínhlớn, trải dài vì vậy độ sâu chôncống lớn cần nhiều trạm bơmnâng bậc

Số lượng trạm bơm nâng bậc ởphương án này sẽ ít hơn phương

án 1

Đánh giá về hiệu quả đầu tư

Phân kỳ xây

dựng Nếu xây dựng một trạm xử lýnước thải tập trung cho toàn

bộ khu công nghiệp thì việcxây dựng đồng bộ cả mạnglưới thoát nước thải và cáccông trình trên mạng lưới vàtrạm xử lý sẽ cần chi phí đầu

tư rất lớn ban đầu, gây lãngphí và tăng chi phí duy trì hệthống

Khu vực quy hoạch sẽ tiến hànhphân kỳ đầu tư và từng giai đoạnthu hút đầu tư vào các khu vựctheo quy hoạch Vì vậy giải pháp

xử lý nước thải phân tán sẽ thíchhợp hơn việc cho dự án phân kỳxây dựng

Chi phí xây

dựng, xử lý ban đầu lớn do công suất,- Chi phí đầu tư xây dựng

mạng lưới đường ống và sốtrạm bơm nhiều

- Chi phí cho đường ống vàtrạm bơn nhiều hơn

- Chi phí xử lý ban đầu cao

- Chi phí xây dựng ban đầu thấptheo phân kỳ đầu tư từng trạm xử

lý như khi diện tích quy hoạch lấpđầy thì chi phi xây dựng sẽ phảiđầu tư lớn hơn

- Chi phí đường ống, trạm bơm

Chi phí quản lý vận hành sẽ phân

ra 4 trạm xử lý kéo theo chi phíquản lý vận hành tốn kém hơn

Chi phí quản

lý, bảo trì Số lượng cán bộ quản lý, vậnhành ít hơn kéo theo chi phí Số lượng cán bộ quản lý, vận hànhcho 4 trạm sẽ cao hơn, kéo theo

Trang 23

Tiêu chí Phương án 1 Phương án 2

quản lý, bảo trì giảm hơn sovới xử lý nước thải theophương án phân tán

chi phí quản lý bảo trì sẽ cao hơn

so với xử lý tập trung tại mộttrạm

Hệ số rủi ro

Giải pháp xử lý nước thải tậptrung có hệ số rủi ro cao khitrạm không hoạt động được thìtoàn bộ lượng nước thải củatoàn khu quy hoạch sẽ khôngđược xử lý

Giải pháp xử lý nước thải phân tán

có hệ số rủi ro thấp

Đánh giá sự phù hợp và lựa chọn phương án

Dựa trên kết quả đánh giá 2 phương án, nhận thấy rằng:

Phương án 1: Đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung công suất 20.000

m3/ngđ với các ưu và nhược điểm như sau:

+ Ưu điểm: Giảm được chi phí quản lý, vận hành Chi phí đầu tư xây dựng đồng

bộ và hoạt động ổn định từ giai đoạn đầu

+ Nhược điểm: Chi phí xây dựng ban đầu lớn, không linh hoạt trong công tác xử

lý sự cố, chi phí vận hành, xử lý ban đầu cao do lưu lượng thu gom nước thải chưađáp ứng với công suất xây dựng

Phương án 2: Đầu tư xây dựng xây mới 4 trạm xử lý nước thải cho toàn khu

công nghiệp với công suất tương ứng: Trạm số 1: Q = 5.200m³/ngđ ; trạm số 2: Q =4.200m³/ngđ; trạm số 3: Q = 2.200m³/ngđ; trạm số 4: Q = 3.700m³/ngđ

+ Ưu điểm: Chi phí xây dựng ban đầu nhỏ, linh hoạt trong công tác xử lý sự cố,công suất xử lý phù hợp với từng giai đoạn đầu tư Tách riêng và xử lý từng đốitượng nước thải cụ thể

+ Nhược điểm: Chi phí quản lý, vận hành tốn kém cho 4 trạm xử lý, tổng chi phíđầu tư xây dựng và quản lý cao

Theo nhiệm vụ quy hoạch đã được duyệt, với tổng diện tích quy hoạch khoảng

936 ha khi tiến hành xúc tiến đầu tư khu công nghiệp Ngũ Lạc sẽ tiến hành theohình thức phân kỳ đầu tư, mặt khác do diện tích khu đất khá rộng lớn trải dài từ Tâysang Đông và có nhiều sông rạch cắt ngang qua, nên nếu chỉ xây dựng 1 trạm xử lý

sẽ làm tăng đường kính cống và độ sâu chôn cống do chiều dài cống thu gom đi đếntrạm xử lý sẽ rất dài, đồng thời đi qua nhiều sông rạch phải cần nhiều trạm bơm Vìvậy, với phương án xử lý nước thải phân tán sẽ đáp ứng được các điều kiện cơ bảnnhư:

+ Phân vùng thu gom xử lý nước thải theo từng lưu vực phù hợp với địa hìnhkênh rạch trong khu quy hoạch, hạn chế việc dùng bơm

Trang 24

+ Các đoạn cống thu gom nước thải được chia thành nhiều đoạn nhỏ dẫn về cáctrạm xử lý, giảm được đường kính cống và độ sâu chôn cống, tiết kiệm chi phí xâydựng các trạm bơm nâng bậc.

+ Phù hợp với hình thức phân kỳ đầu tư đảm bảo theo đặc trưng trạm xử lý xâydựng theo giai đoạn đầu tư giảm chi phí xây dựng và quản lý vận hành ban đầu

Qua phân tích đánh giá, đề xuất phương án 2 lựa chọn giải pháp xử lý nước thải

phân tán cho khu công nghiệp – dịch vụ công nghiệp Đầu tư xây dựng 4 trạm xử lýnước thải cho toàn khu:

+ Trạm số 1: Q = 5.200m³/ngđ; lưu vực thu gom: Tây Bắc khu công nghiệp.+ Trạm số 2: Q = 4.200m³/ngđ; lưu vực thu gom: Tây Nam khu công nghiệp.+ Trạm số 3: Q = 2.200m³/ngđ; lưu vực thu gom: phía Đông Bắc sông Cây Xoài.+ Trạm số 4: Q = 3.700m³/ngđ; lưu vực thu gom: phía Đông khu công nghiệp.+ Phần còn lại của khu công nghiệp nước thải được thu gom về Trạm số 5: Q =4.800m³/ngđ đặt tại khu dịch vụ công nghiệp phía nam

- Nước thải sau xử lý đảm bảo theo các Quy chuẩn Việt Nam hiện hành về nướcthải sinh hoạt và nước thải công nghiệp Chất lượng nước thải sau xử lý còn đượcquyết định bởi tính chất, mục đích sử dụng của nguồn tiếp nhận

- Nước thải sau khi xử lý của các trạm xử lý đạt giá trị C, cột B, QCVN 40: 2011/BTNMT và QCVN 14: 2008/BTNMT

V.4.4 Quy hoạch chất thải rắn:

a Tiêu chuẩn thu gom chất thải rắn:

- Tiêu chuẩn chất thải rắn công nghiệp sản xuất: 0,5 tấn/ha.ngày.đêm

- Tiêu chuẩn chất thải rắn dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật: 0,1 tấn/ha.ngày.đêm

- Tiêu chuẩn thải chất thải rắn giao thông và cây xanh: 0,05 tấn/ha.ngày.đêm.Tổng khối lượng chất thải rắn: khoảng 180 tấn/ngđ

b Thu gom và xử lý chất thải rắn:

Khu vực có hai loại chất thải rắn: chất thải rắn sản xuất và chất thải rắn sinh hoạt

- Chất thải rắn sinh hoạt: không tồn trữ lâu trong văn phòng, nhà xưởng

- Chất thải rắn sản xuất: được phân loại tại nguồn thành loại có thể tái chế, nguyhại và không nguy hại:

+ Chất thải rắn không nguy hại: thu gom chung với chất thải rắn sinh hoạt hoặcbán cho các cơ sở khác làm nguyên liệu tái chế

+ Chất thải rắn nguy hại: thu gom và đóng thùng kín, tránh rò rỉ hoặc có công ty

xử lý riêng

Trang 25

- Xây dựng các trạm trung chuyển chất thải rắn trong khu quy hoạch Tất cả chấtthải rắn sinh hoạt và công nghiệp sẽ được tập trung tại đây, phân loại và đưa đi xửlý.

Trang 26

V 5 QUY HOẠCH CẤP ĐIỆN

V.5.1 Đánh giá hiện trạng:

Khu vực quy hoạch đã có hệ thống điện được cấp từ trạm biến áp trạm110/22kV 2x40MVA Duyên Trà phục vụ nuôi trồng thủy hải sản thông qua cáctuyến trung thế 22kV dọc các tuyến đường hiện hữu,…

Ngoài ra, băng qua khu quy hoạch có đường dây trung thế 22kV mạch đôi lộ

ra 472DT và lộ ra 474DT1 của trạm 110/22kV 2x40MVA Duyên Trà sử dụng cáp6xACKC185+ACKC120mm² đến Nhiệt điện Duyên Hải

V.5.2 Mục tiêu và chỉ tiêu cấp điện:

a Mục tiêu:

- Xây dựng trạm biến áp trung gian, phân phối cấp cho toàn bộ khu côngnghiệp khoảng 936ha Đảm bảo cung cấp điện cho các nhà máy xí nghiệp, côngtrình công cộng, công viên, giao thông… trong khu quy hoạch

- Thể hiện vị trí các trạm biến thế, tuyến điện chính, tuyến điện đến các côngtrình công cộng, hành lang bảo vệ lưới điện cao áp và điện chiếu sáng đường phố

- Hệ thống cấp điện là hệ thống ngầm đảm bảo mỹ quan khu quy hoạch

b Chỉ tiêu cấp điện:

- Đất công nghiệp : 250kW/ha

- Khu trung tâm, nhà điều hành: 100kW/ha

- Công trình công cộng, TMDV: 0,02-0,03kW/m² diện tích sàn xây dựng

V.5.3 Các căn cứ, quy chuẩn, tiêu chuẩn:

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng: QCXDVN 01:2008/BXD (Quyết định 04/2008/QĐ-BXD)

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật – công trìnhcấp điện: QCVN 07-5:2016/BXD

- Qui phạm trang bị điện phần:

II Hệ thống đường dẫn điện 11TCN - 19 – 2006

III Bảo vệ và tự động 11TCN - 20 – 2006

IV Thiết bị phân phối và trạm BA 11TCN - 21 – 2006

- Quyết định số 1867NL/KHKT ngày 16/9/1994 Qui định các tiêu chuẩn kỹthuật điện khí hóa áp trung thế 22 kV

Trang 27

- Nghị định 14/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về antoàn điện và các văn bản, quy trình, quy phạm hiện hành của ngành điện và các quyđịnh khác của Nhà nước liên quan đến công tác khảo sát, thiết kế và xây dựng côngtrình điện

- Đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Định An, tỉnh Trà Vinh đếnnăm 2030 tại quyết định số 1513/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày05/09/2011

V.5.4 Giải pháp cấp điện:

a.Tính toán thiết kế:

Xác định phụ tải: Căn cứ chỉ tiêu cấp điện, khả năng phát triển phụ tải,cos()=0,85, k=0,8.

Trang 28

áp 110/22kV 2x63MVA khu công nghiệp 1 và khu công nghiệp 2 cung cấp nguồnđiện trung thế 22kV cho khu quy hoạch.

Xây dựng mới 127 trạm biến áp phân phối 22/0,4kV dung lượng từ 160kVAđến 1500kVA cấp điện hạ thế 0,4kV cho khu quy hoạch Trạm được thiết kế dạngtrạm phòng, trạm hợp bộ, trạm đơn thân…đảm bảo an toàn và mỹ quan Các vị trítrạm biến áp phân phối 22/0,4kV xây dựng mới thuộc đồ án chỉ mang tính tham khảo,các trạm biến áp xây dựng mới sau này sẽ căn cứ vào nhu cầu thực tế của các côngtrình

c.Lưới điện:

-Tuyến cao thế: Theo quy hoạch chung khu kinh tế Định An đã được Thủ

tướng phê duyệt, khu quy hoạch có tuyến siêu cao thế 500kV và cao thế 220kV đingang từ Nhiệt điện Duyên Hải đến Nhiệt điện Ô Môn Tuy nhiên theo quy hoạchphát triển điện lực Trà Vinh đến 2020 có xét đến 2030 và thực tế đã xây dựng đưavào vận hành, tuyến cao thế 500kV, 220kV này không đi ngang khu đất

-Theo văn bản số 5477 của Điện lực Trà Vinh cần xây dựng trạm biến áp220/110kV 2x125MVA và 02 trạm 110/22kV 2x63MVA, tuy nhiên do không thuậntiện trong việc đấu nối cao thế nên trạm 220/110kV 2x125MVA không nằm bêntrong khu đất

Xây dựng mới tuyến cao thế 110kV đấu nối vào tuyến cao thế trên đường Tỉnh

lộ 914 cung cấp nguồn điện cho 02 trạm biến áp 110/22V xây dựng mới bên trongkhu đất

Chiều dài tuyến cao thế 110kV khoảng: 1,1km

Trang 29

- Tuyến trung thế 22kV: di dời tuyến trung thế 22kV mạch đôi lộ ra 472DT và

lộ ra 474DT1 của trạm 110/22kV 2x40MVA Duyên Trà sử dụng cáp6xACKC185+ACKC120mm² sang đường tuyến số 2 đã xây dựng nhằm đảm bảo

mỹ quan và an toàn điện trong quá trình vận hành

Chiều dài tuyến trung thế 22kV di dời: 3,2km

Xây dựng mới các tuyến trung thế 22kV đi dọc các tuyến đường trong khu quyhoạch cấp điện trung thế cho các trạm biến áp phân phối 22/0,4kV trên theo dạnglưới kín vận hành hở sử dụng dây nhôm lỏi thép tiết diện ≥ 240mm2 lâu dài sẽ đượcngầm hoá đảm bảo mỹ quan

Chiều dài tuyến trung thế 22kV xây dựng mới khoảng: 49km

- Hệ thống chiếu sáng: Hệ thống chiếu sáng đường và chiếu sáng công cộng được

xây mới với đèn cao áp thuỷ ngân có công suất từ 100W÷400W 220V sử dụng trụbát giác STK hình côn, tùy theo từng loại đường từng khu vực mà bố trí cho phùhợp, ở các tiểu đảo sử dụng đèn 2 nhánh hoặc 3 Nguồn cấp điện cho hệ thống làcác trạm chiếu sáng được bố trí riêng tách biệt với các trạm cung cấp khác

Chiều dài tuyến chiếu sáng xây dựng mới khoảng: 61,4km

Trang 30

V.6 QUY HOẠCH HỆ THỐNG THÔNG TIN LIÊN LẠC

V.6.1 Hiện trạng:

Hiện khu vực đã có hệ thống TTLL từ bưu cục Trà Vinh đến dọc đường Tỉnh

lộ 914 nhưng là hệ nổi trên các cột kém mỹ quan và chưa hoàn chỉnh

V.6.2 Mục tiêu và nguyên tắc thiết kế:

Đầu tư xây dựng mới một hệ thống thông tin hoàn chỉnh, có khả năng kết nốiđồng bộ với hệ thống bưu chính cơ sở và mạng viễn thông quốc gia

- Đất hành chính: 20 máy/ha

- Đất sản xuất: 10 máy/ha

- Công trình công cộng khác: 5-30 máy/khu

- Dự phòng: 5%

V.6.3 Các căn cứ, quy chuẩn tiêu chuẩn:

- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về quy hoạch xây dựng: QCXDVN 01: 2008/BXD (Quyết định 04/2008/QĐ-BXD)

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật – công trình cấp viễn thông: QCVN 07-8:2016/BXD

- Quyết định số 236/2005/QĐ-TTg ngày 26/9/2005 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển Bưu chính Việt Nam đến 2020

- Quyết định số 32/2006/QĐ-TTg ngày 07/2/2006 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông và Internet Việt Nam đến năm 2010

- Tiêu chuẩn TC,VNPT/06,2003 về ống nhựa dùng cho tuyến cáp ngầm

- Đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Định An, tỉnh Trà Vinh đến năm 2030 tại quyết định số 1513/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày

Trang 32

c Bố trí đường dây:

Kéo mới các tuyến cáp đồng TTLL chính đi ngầm dọc đường các đường trongkhu quy hoạch tổng dung lượng mỗi tuyến khoảng 10-2000 đôi hoặc cáp quang từ cụccấp II xây dựng mới cung cấp dịch vụ cho khu quy hoạch thông qua các tủ phân phốichính

Chiều dài tuyến cáp ngầm TTLL xây dựng mới khoảng: 37,2km

Tuyến cống bể: Sẽ được lắp đặt ở một bên đường hoặc cả hai bên đường tuỳ theo

cụ thể các nhu cầu Vị trí các tuyến ống được bố trí theo quy hoạch hạ tầng đườngdây, đường ống

Trang 33

V.7 ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

V.7.1 Phạm vi và nội dung đánh giá môi trường chiến lược:

a Phạm vi nghiên cứu của ĐMC:

- Khu công nghiệp Ngũ Lạc thuộc phạm vi khu kinh tế Định An - tỉnh Trà Vinh

có quy mô diện tích 936ha Tuy nhiên, do đặc điểm hiện trạng khu đất, có khu dân

cư sinh sống đông đúc dọc theo tỉnh lộ 914 Vì vậy, ranh khu công nghiệp phía Bắcđược đề xuất lùi lại phía Nam tỉnh lộ 914 khoảng 130m Tứ cận của khu đất đượcxác định như sau:

+ Phía Bắc : giáp khu dân cư dọc tỉnh lộ 914;

+ Phía Đông : giáp Tuyến đường số 2;

+ Phía Tây : giáp Khu dịch vụ, giải trí du lịch hồ nước ngọt Đôn Châu

+ Phía Nam : giáp khu dịch vụ công nghiệp Ngũ Lạc

b Nội dung nghiên cứu ĐMC:

- Xác định các vấn đề môi trường chính: chất lượng không khí, giao thông vàtiếng ồn, đất, nước, cây xanh, nước ngầm, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn

- Đánh giá và dự báo tác động tới môi trường khu vực của các phương án quyhoạch

- Tổng hợp, sắp xếp thứ tự ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, cảithiện các vấn đề môi trường trong đồ án quy hoạch; Đề xuất danh mục các dự ánđầu tư xây dựng cần thực hiện đánh giá tác động môi trường

c Phương pháp đánh giá ĐMC:

 Ph ươ ng pháp khảo sát thực địa

Tiến hành đo đạc và khảo sát thực địa trên diện tích quy hoạch

 Ph ươ ng pháp điều tra xã hội học

Được sử dụng trong quá trình điều tra xã hội học thông qua phiếu điều tra hoặcphỏng vấn trực tiếp lãnh đạo, người dân địa phương ở nơi lập quy hoạch thông quacác cuộc họp tham vấn Cách tiếp cận có sự tham vấn các bên liên quan được ápdụng trong tất cả quá trình thu thập thông tin

 Ph ươ ng pháp so sánh

Tổng hợp các số liệu thu thập được, so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môitrường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Từ đó rút ra nhữngkết luận về ảnh hưởng hoạt động đầu tư xây dựng công trình và hoạt động của dự ánđến môi trường, đồng thời đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động ô nhiêm môitrường

 Ph ươ ng pháp tổng hợp xây dựng báo cáo

Tổng hợp thông tin số liệu và viết báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

Trang 34

d Cơ sở pháp lý.

- Nghị định số 59/2007/NĐ-TTg ngày 09/04/2007 của Thủ tướng Chính phủ vềquản lý chất thải rắn;

- Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014;

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về việc thi hànhmột số điều của luật bảo vệ môi trường;

- Nghị định 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 về thoát nước và xử lý nước thải;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Thủ tướng chính phủ Quyđịnh về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tácđộng môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của bộ tài nguyên môitrường ngày 29/05/2015 về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môitrường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Quyết định 1216/QĐ-TTg ngày 22/07/2011 phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môitrường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầmnhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 153/2004/QĐ-TTG ngày 17/08/2004 của Thủ tướng Chính phủ

về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chươngtrình nghị sự 21 của Việt Nam);

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt (QCVN 08:2015/BTNMT);

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ngầm (QCVN 09:2015/BTNMT);

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất(QCVN 03:2008/BTNMT);

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (QCVN05:2013/BTNMT);

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xungquanh (QCVN 06:2013/BTNMT);

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại (QCVN 07:2009/BTNMT);

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt (QCVN 14:2008/BTNMT);

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN40:2011/BTNMT);

- Quy chuẩn tiếng ồn (QCVN 26:2010/BTNMT);

Trang 35

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và một sốchất vô cơ (QCVN 19: 2009/BTNMT);

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu

cơ (QCVN 20: 2009/BTNMT)

V.7.2 Các vấn đề và mục tiêu môi trường chính liên quan đến quy hoạch

a Các yếu tố tự nhiên – kinh tế xã hội:

 Điều kiện địa hình:

- Địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng, bị chia cắt bởi nhiều kênh, mương,hướng đổ dốc không rõ rệt với nền dốc rất nhỏ

- Địa hình khu đất tương đối bằng phẳng có cao độ chuẩn tương đối từ -0,5m ÷+2,58m

- Khu vực hầu hết là đất nông nghiệp, chuyên nuôi trồng thủy sản

 Điều kiện tự nhiên:

Môi trường hiện trạng chưa bị ảnh hưởng nhiều, ngoại trừ những ảnh hưởng docác hoạt động dân cư (chất thải rắn và nước thải thải ra môi trường không kiểmsoát)

 Điều kiện kinh tế xã hội:

- Dân cư thưa thớt, sống bằng nghề làm buôn bán nhỏ lẻ ven đường hoặc làmnông nghiệp

- Các hộ dân sinh sống ven kênh đào Trà Vinh hiện có tình trạng lấn chiếm hànhlang bảo vệ kênh, cần có biện pháp giải tỏa

 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật:

Giao thông:

Khu vực quy hoạch chưa xây dựng hệ thống giao thông, trong khu đất chủ yếu

là đường đất đi vào các ao nuôi trồng thủy sản Hướng tiếp cận khu đất chủ yếu làcác tuyến đường hiện hữu:

- Đường Tỉnh 914 ở phía Bắc khu quy hoạch, có kết cấu bê tông nhựa, mặtđường rộng 7m

- Tuyến Số 2 đã có dự án đầu tư và xây dựng hoàn thiện đoạn từ trung tâmhuyện Duyên Hải đến khu dân cư hiện hữu phía Bắc

- Tuyến Số 1 là tuyến đường kết nối vuông góc với tuyến số 2, hướng đi thị xãDuyên Hải, xây dựng hoàn thiện với lộ giới 28m

- Bên cạnh đó, Tuyến số 5 cũng đã có dự án đầu tư chuẩn bị thi công

Giao thông đường thủy trong khu vực khá phát triển với hệ thống sông ngòichằng chịt và nối thông với nhau Kênh đào Trà Vinh được coi là một trong cáctuyến giao thông đường thủy chính của huyện Duyên Hải, cũng như tỉnh Trà Vinh

Trang 36

Cấp điện: Khu vực quy hoạch hiện được cấp điện từ trạm biến áp trạm

110/22kV-(25+40MVA) Duyên Trà Các trục trung thế chính nằm trên đường tỉnh914… Ngồi ra băng qua khu quy hoạch cĩ đường dây trung thế 22kV mạch đơi6ACSR 185+120mm² lộ ra 1 và lộ ra 3 của trạm 110/22kV Duyên Trà phục vụ thicơng Nhiệt điện Duyên Hải nên rất thuận lợi về nguồn cung cấp điện

Cấp nước : Khu vực cĩ nguồn nước mặt dồi dào, nhưng cĩ chất lượng kém,

thường bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, ơ nhiễm Nước sinh hoạt và sản xuất chủ yếu từnguồn nước ngầm, nước mưa, hoặc phải xử lí rất tốn kém Phần lớn người dân tựkhoan giếng hoặc sử dụng nước mưa mà chưa qua xử lý

Thốt nước: khu vực chưa cĩ hệ thống thốt nước, nước thải trực tiếp ra

mơi trường

Thơng tin liên lạc: Hiện khu vực đã cĩ hệ thống TTLL từ bưu cục Trà

Vinh đến dọc đường Tỉnh lộ 914 nhưng là hệ nổi trên các cột kém mỹ quan và chưahồn chỉnh

b Các vấn đề mơi trường chính liên quan đến quy hoạch

- Trên cơ sở nghiên điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của khu vực cũng nhưphương án quy hoạch phát triển khu vực, chúng tơi nhận thấy các vấn đề mơi trườngcốt lõi khi thực hiện quy hoạch cĩ thể xảy ra nếu khơng cĩ biện pháp giảm thiểu là:+ Mất đất canh tác nơng nghiệp;

+ Thay đổi chất lượng mơi trường nước, khí, chất thải rắn, chất thải nguy hạitại khu vực dự án;

+ Ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn và đa dạng sinh học của khu vực;

+ Rủi ro về các sự cố mơi trường;

- Từ các vấn đề chính trên sẽ liên quan và ảnh hưởng đến các khía cạnh chính nhưsau:

- Nơng nghiệp và an ninh lương thực: Với xu hướng phát triển cơng nghiệp nhưhiện nay thì diện tích đất nơng nghiệp sẽ giảm đi nhanh chĩng Vấn đề lương thựccũng rất đáng quan tâm

Tác động đến chất lượng nước:

- Ảnh hưởng của việc xây dựng khu vực đối với chất lượng nước là quá trình sửdụng một lượng nước cấp khá lớn cĩ thể gây ra hiện tượng thiếu hụt nước trong khuvực

- Lượng nước thải ra tương ứng với 80% lượng nước cấp sẽ được xử lý và thải ramơi trường là những kênh rạch xung quanh khu quy hoạch Lượng nước thải từ cáchoạt động sản xuất thường cĩ nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi hàm lượng ơxi trong nước

và nồng độ các chất ơ nhiễm như BOD5, COD, TSS, N tổng, P tổng, các kim loạinặng, hố chất, virus, xả thải vào nguồn cĩ thể gây ảnh hưởng đến đời sống độngvật thuỷ sinh của nguồn tiếp nhận; gây tác động đến đa dạng sinh học và mơi trườngđất, nước ngầm

Trang 37

Tác động đến chất lượng không khí:

- Các loại khí đặc trưng trong khu vực như SOx, NOx, CO, H2S, NH3… bụi vàtiếng ồn tác động tới sức khỏe con người và môi trường xung quanh Gây mưa axit dophát thải các khí axit như SO2 Sự axit hóa thổ nhưỡng và nước do SO2 và các loạikhí khác Sự axit hóa gây bởi nước mưa có chứa sulfua và nitrous oxides là vấn đềngày càng gia tăng với mức độ vùng trong khu vực Trà Vinh.Việc lắng đọng axit đãvượt quá khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận tại nhiều khu vực quan trọng tại ViệtNam và dẫn đến hiện tượng axit hóa nhiều lưu vực nước và vùng đất ngập nước

- Mặc dù hệ thống đo lường hiện tại không đủ chính xác để đưa ra một bức tranhhoàn chỉnh, những kết quả đo đạc và mô hình dự báo về xu thế trong tương lai chothấy cả quy mô về không gian và mức độ nghiêm trọng của tác động do sự axit hóa sẽgia tăng đáng kể trong tương lai

Vấn đề về chất thải rắn và chất thải nguy hại:

Đối với các KCN, các nhà máy, công ty thành viên thường tự hợp đồng với đơn

vị chức năng để thu gom và xử lý chất thải rắn Tuy nhiên mức độ thu gom và xử lýcủa các đơn vị có chức năng còn rất khiêm tốn, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng caocủa xã hội

Rủi ro và sự cố môi trường:

- Có nhiều sự cố môi trường trong quá trình hoạt động của KCN; nguyên nhân cóthể là do khách quan hoặc chủ quan, gây ra những hậu quả nghiêm trọng nghiêmtrọng về người và tài sản Có thể kể đến như cháy nổ, rò rỉ hoá chất, vỡ các đườngống cấp thoát nước, hư hỏng hệ thống xử lý nước thải…

- Các tác động trên có thể giảm đáng kể nếu các biện pháp giảm thiểu được thựchiện một cách đầy đủ, thỏa đáng Các tác động môi trường tiêu cực có thể giảm thiểuhiệu quả nhờ các giải pháp giảm thiểu tương ứng, và các rủi ro liên quan tới các loạitác động có thể được giảm xuống thông qua việc đưa ra các phương án giảm thiềucách phù hợp

c Các mục tiêu môi trường chính

Bảng Các Mục tiêu môi trường liên quan đến các vấn đề môi trường

TT

Các mục tiêu môi trường chính Các chỉ tiêu môi trường

1 Giảm về cơ bản các nguồn gây ô nhiễm

môi trường

- Có đầy đủ các thiết bị, dụng cụ thu gom,tập trung chất thải rắn thông thường, chất thảinguy hại và đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận chấtthải đã được phân loại tại nguồn từ các cơ sởtrong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tậptrung;

- Có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tậptrung, hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn môitrường và được vận hành thường xuyên;

Trang 38

Các mục tiêu môi trường chính Các chỉ tiêu môi trường

- Đáp ứng các yêu cầu về cảnh quan môitrường, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và người laođộng;…

- Nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị,khu công nghiệp, từ các hộ thoát nước đơn lẻ xả

ra nguồn tiếp nhận phải bảo đảm các quy chuẩnmôi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyềnquy định Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hànhquy chuẩn nước thải xả ra nguồn tiếp nhận

2 Khắc phục, cải tạo môi trường các khu

vực bị ô nhiễm, suy thoái; cải thiện điều

kiện sống của nhân dân

- Tỷ lệ diện tích đất cây xanh công cộng đạt8,89 %

- Hàm lượng các chất độc hại trong khôngkhí đạt quy chuẩn cho phép

3 Giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài

nguyên thiên nhiên; kiềm chế tốc độ suy

giảm đa dạng sinh học

- Diện tích mặt nước ao, hồ, kênh, mương,sông đạt 1,7%

- Chỉ xem xét tiếp nhận các dự án đầu tưthuộc ngành nghề trong báo cáo đánh giá tácđộng môi trường của dự an đầu tư xây dựng vàkinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KKT, Khuvực và CCN đã được cơ quan quản lý nhà nước

có thẩm quyền phê duyệt

- Ưu tiên các dự án có công nghệ sản xuấthiện đại, công nghệ cao, không hoặc ít gây ônhiễm môi trường, các dự án áp dụng công nghệsản xuất sạch hơn, công nghệ thân thiện môitrường, tiết kiệm năng lượng

- Không tiếp nhận các dự án có công nghệ,thiết bị lạc hậu, hiểu quả sử dụng nguyên liệuthấp, phát sinh nhiều chất thải, có nguy cơ gây ra

ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

4 Tăng cường khả năng chủ động ứng phó

với BĐKH, giảm nhẹ tốc độ gia tăng phát

thải khí nhà kính

- Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt độnglàm phát sinh chất thải rắn phải nộp phí cho việcthu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn

- Chất thải phải được phân loại tại nguồnphát sinh, được tái chế, tái sử dụng, xử lý và thuhồi các thành phần có ích làm nguyên liệu và sảnxuất năng lượng

- Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý chấtthải rắn khó phân huỷ, có khả năng giảm thiểukhối lượng chất thải được chôn lấp nhằm tiếtkiệm tài nguyên đất đai

Trang 39

V.7.3 Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường

a Đánh giá hiện trạng môi trường

- Môi trường hiện tại chủ yếu là đất nông nghiệp, đất trống, đất nuôi trồng thủy sản

và một phần dân cư hiện hữu, chưa xuất hiện các tác động mạnh đến môi trường sinhthái của khu vực Chất thải rắn và nước thải chưa phát sinh nhiều

- Hiện trạng tài nguyên sinh học: Hiện trạng khu đất quy hoạch chủ yếu là đất nôngnghiệp, đất trồng nuôi trồng thủy sản và một phần đất dân cư hiện hữu

b Phân tích diễn biến môi trường khi không thực hiện quy hoạch

- Trong trường hợp như hiện nay nếu không thực hiện quy hoạch khu côngnghiệp, không quy hoạch lại hệ thống thoát nước và hệ thống thu gom xử lý chất thảirắn mà phát triển dân cư tự phát thì trong tương lai khu vực sẽ bị ô nhiễm môi trườngnặng hơn và gây mất cảnh quan thẩm mỹ khu vực

- Diện tích đất nông nghiệp khu vực khá lớn, trong tương lai nếu không quyhoạch lại cơ cấu sử dụng đất (chuyển từ đất nông nghiệp sang đất công nghiệp) thìtình trạng ô nhiễm nước thải và không khí do thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu sẽgây ô nhiễm môi trường rất lớn, gây mất cân bằng sinh thái và ảnh hưởng đến pháttriển bền vững khu vực, từ đó đi ngược lại xu hướng phát triển đô thị Việt Nam.Ngược lại, nếu quy hoạch Khu công nghiệp-dịch vụ và có các biện pháp bảo vệ môitrường phù hợp sẽ giảm thiểu và hạn chế ô nhiễm môi trường trong khu vực, hướngđến phát triển bền vững

V.7.4 Dự báo tác động và diễn biến môi trường khi thực hiện quy hoạch

a Đánh giá tính phù hợp của các quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường của dự

án với các quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường

Bảng đánh giá sự phù hợp giữa định hướng mục tiêu qui hoạch với mục tiêu môi trường

St

t Mục tiêu qui hoạch

Ô nhiễm Môi trường tự

nhiên

Mục tiêu về xã hội, văn hóa

BV Nguồ

n nước mặt

BV Nguồn nước ngầm

BVMT không khí

Bảo

vệ cảnh quan

Bảo tồn nông nghiệp

Biến đổi khí hậu

Lao động việc làm

CL cuộc sống

Sức khỏe cộng đồng

1 Xây dựng mới khu dân cư

2 Xây dựng mới thương mại dịch

vụ

3 Công trình dịch vụ công cộng

xây dựng mới,

4 Xây dựng mảng xanh trong khu

ở, công viên tập trung, cây xanh

cảnh quan

5 Nâng cấp hạ tầng kỹ thuật: giao

thông, cấp thoát nước, xây dựng

hệ thống xử lý nước thải

Trang 40

Xung đột kiềm chế tuyệt đối Hỗ trợ hoàn toàn

Xung đột kiềm chế đáng kể Tác động không chắc chắn

Tác động tích cực hoặc hỗ trợ

Tác động không quan trọng

b Dự báo xu hướng các vấn đề môi trường trong trường hợp thực hiện quy hoạch

Xác định tiềm năng ảnh hưởng đến môi trường của các thành phần quy hoạch

Xây dựng mới khu nhà

máy, sản xuất, khu

công trình công cộng,

thương maị dịch vụ,…

- Lượng chất thải sinh hoạt, công nghiệp tăng lên tương ứng, gia tăng nhu cầu khai thác sử dụng các tài nguyên thiên nhiên

- Ô nhiễm môi trường không khí do phát thải công nghiệp

- Tiếng ồn và bụi từ các hoạt động sản xuất

- Rối loạn giao thông do việc vận chuyển vật liệu và chất thải

2 San nền và thoát nước mặt

- Cản trở sự di chuyển của người và động vật

- ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn và bụi từ các hoạt động san nền

3 Phát triển giao thông

- Làm suy giảm chất lượng không khí do khí thải của các phương tiện đường bộ Tăng nồng độ một số thành phần khí độc (bụi,

SO 2 , NO X , CO…)

- Giảm chất lượng nước do các chất độc hại: bụi kim loại và cao

su, sản phẩm dầu mỏ (nhiên liệu và dầu mỡ bôi trơn) phát sinh trong quá trình vận chuyển

- Nhiễm bẩn dầu mỡ, nhiên liệu của các phương tiện giao thông trên đường và các chất thải từ các khu dịch vụ và sản xuất.

- Tăng mức độ rung động do các phương tiện vận chuyển trên đường

4 Cấp nước

- Trong giai đoạn đầu chưa có nguồn nước máy, nước ngầm được sử dụng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất, nguy cơ lún đất có thể xảy ra khi khai thái nước ngầm quá mức

- Ô nhiễm tiếng ồn và bụi trong quá trình xây dựng

- Lượng nước thải tăng lên do nhu cầu sử dụng nước cấp tăng.

Ngày đăng: 13/04/2021, 22:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w