TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TƯ CÂUHỎI ÔN TẬP HK I TỔ: LÝ – CÔNG NGHỆ MÔN: VẬTLÝ8 A. TRẮC NGHIỆM: I. Nội dung 1: chuyển động và vận tốc: Câu 1: Một ô tô chạy trên đường. Câu mô tả nào sau đây không đúng? a. Ô tô chuyển động so với mặt đường. b. Ô tô đứng yên so với người lái xe. c. Ô tô chuyển động so với người lái xe. d. Ô tô chuyển động so với cây bên đường. Câu 2: Người lái đò đang ngồi yên trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Câu mô tả nào sau đây là đúng? a. Người lái đò đứng yên so với dòng nước. b. Người lái đò chuyển động so với dòng nước. c. Người lái đò đứng yên so với bờ sông. d. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền. Câu 3: Khi xét đứng yên hay chuyển động của 1 vật thì vật được chọn làm mốc a. phải là Trái Đất. b. phải là vật đứng yên c. phải là vật gắn với Trái Đất. d. có thể bất kỳ vật nào. Câu 4: Một máy bay đang chuyển động trên đường băng để cất cánh. Đối với hành khách đang ngồi trên máy bay thì a. máy bay đang chuyển động b. người phi công đang chuyển động c. hành khách đang chuyển động d. sân bay đang chuyển động. Câu 5: Chọn câu đúng. Mộtvật đứng yên khi: a. vị trí của nó so với điểm mốc luôn thay đổi. b. khoảng cách của nó đến 1 đường thẳng mốc không thay đổi. c. khoảng cách của nó đến 1 điểm mốc không đổi. d. vị trí của nó so với vật mốc không đổi. Câu 6: Đơn vị vận tốc là: a. km.h b. m.s c. km/h d. s/m Câu 7: Một ô tô rời bến lúc 6h với vận tốc 40km/h. Lúc 7h củng từ bến trên 1 người đi mô tô đuổi theo với vận tốc 60km/h. Mô tô và ô tô gặp nhau lúc mấy giờ? a. 8h b. 9h c. 8h 30 phút d. 7h 40 phút. Câu 8: Công thức nào sau đây tính vận tốc trung bình của 1 người đi trên 2 quãng đường S 1 và S 2 với thời giang t 1 và t 2 a. 1 2 tb V V V 2 + = b. 1 2 tb 1 2 V V V S S = + Trang 1 c. 1 2 tb 1 2 V S S t t + = + d. cả 3 công thức trên đúng. Câu 9: Chuyển động nào sau đây là chuyển động đều? a. Vận động viên trượt tuyết từ dốc núi xuống. b. Vận động viên chạy 100m đang về đích. c. Máy bay đang bay từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh. d. Không có chuyển động nào kể trên là chuyển động đều. Câu 10: Một chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước chảy với vận tốc 3km/h. Vận tốc của chiếc thuyền so với dòng nước là: a. 0 km/h b. 3km/h c. 12km/h d. 18km/h II. Nội dung 2: Lực và quán tính: Câu 11: Khi có 1 lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào? a. không thay đổi. b. chỉ có thể tăng dần. c. chỉ có thể giảm dần. d. có thể tăng dần củng có thể giảm dần. Câu 12: Lực là đại lượng vectơ. Điều này có nghĩa là lực có (các) thành phần nào kể sau: a. gốc (điểm đặt). b. phương và chiều c. cường độ (độ lớn) d. các phần tử a, b, c Câu 13: Cặp lực nào sau đây tác dụng lên 1 vật đang đứng yên tiếp tục đứng yên? a. hai lực cùng cường độ, cùng phương. b. Hai lực cùng phương, ngược chiều c. Hai lực cùng phương, cùng cường độ, cùng chiều. d. Hai lực có cùng cường độ, có phương nằm trên 1 đường thẳng, ngược chiều. Câu 14: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chạy bổng thấy mình bị nghiêng về phía bên trái, chứng tỏ xe a. đột ngột giảm vận tốc b. đột ngột tăng vận tốc c. đột ngột rẽ sang phải d. đột ngột rẽ sang trái. Câu 15: Khi xe đạp xe máy đang xuống dốc, muốn xe dừng lại 1 cách an toàn nên thắng bánh nào? a. bánh trước. b. bánh sau. c. đồng thời cả 2 bánh. d. bánh trước bánh sau đều được. Câu 16: Cặp lực nào sau đây là cặp lực cân bằng? Trang 2 Câu 17: Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải lực ma sát? a. lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường. b. lực xuất hiện làm mòn đế giày. c. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn d. Lực xuất hiện giữa dây cuaro với bánh xe truyền chuyển động. Câu 18: Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát? a. tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. b. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc Trang 3 c. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc d. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. Câu 19: Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây? a. lực ma sát giữa viên bi với ổ trục xe đạp b. lực ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt bàn c. lực ma sát giữa vỏ xe với mặt đường khi xe đang chạy. d. lực ma sát giữa má phanh với vành xe. Câu 20: Người ta đưa vật nặng hình trụ lên cao bằng 2 cách, hoặc lăn vật trên mặt phẳng nghiêng hoặc kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng. Cách nào ma sát lớn hơn? a. lăn vật b. kéo vật c. cả 2 cách như nhau d. không so sánh được III. Nội dung 3: áp suất chất rắn, lỏng, khí: Câu 21: Trường hợp nào sau đây áp lực người đứng trên mặt sàn là lớn nhất? a. người đứng cả 2 chân. b. Người đứng có 1 chân c. Người đứng cả 2 chân nhưng cúi gập xuống d. Người đứng cả 2 chân nhưng tay cầm quả tạ. Câu 22: Một người tác dụng lên mặt sàn 1 áp suất 17000N/m 2 . Diện tích 2 bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0.03m 2 . Trọng lượng người đó là? a. 510N b. 51N C.500N d. 5000N Câu 23: Một áp lực 600N tạo ra áp suất 3000N/m 2 lên diện tích bị ép có độ lớn: a. 2000cm 2 b. 200cm 2 c. 20cm 2 d. 0.2cm 2 . Câu 24: Ở 1 cây cầu người ta có biển báo cấm xe tải trên 20 tấn. Đó là khối lượng lớn nhất mà cầu chịu được. Vậy khi xe có khối lượng trên 20 tấn qua cầu thì cầu bị hỏng bởi? a. khối lượng xe b. áp lực do xe tạo ra c. áp suất do xe tạo ra d. các câu a, c, c có liên quan nhau. Câu 25: Có 3 bình đựng 3 chất lỏng có cùng độ cao. Bình (1) đựng cồn, bình (2) đựng nước, bình (3) đựng nước muối. Gọi P 1 , P 2 , P 3 là áp suất khối chất lỏng tác dụng lên đáy bình. Ta có: a. P 1 >P 2 >P 3 b. P 3 >P 2 >P 3 c. P 2 >P 1 >P 3 d. P 2 >P 3 >P 1 Câu 26: Hình bên vẽ mặt cắt của 1 con đê chắn nước, cho thấy mặt đê bao giờ củng hẹp hơn chân đê. Đê cấu tạo như thế để: Trang 4 a. tiết kiệm đất đấp đê b. làm thành mặt phẳng nghiêng tạo điều kiện cho người đi trên đê. c. Có thể trồng cỏ trên đê để đê khỏi bị lở d. Chân đê có thể chịu được áp lực lớn hơn nhiều so với mặt đê. Câu 27: Nơi sâu nhất của đại dương là 10900m. Cho biết khối lượng riêng của nước biển là 10300N/m 2 . Vậy áp suất dưới đáy biển là: a. 11227.10 2 N/m 3 b. 11227 N/m 3 c. 11227.10 3 N/m 3 d. 11227104 N/m 3 Câu 28: Bình thường áp suất khí quyển khoảng: a. 76cm b. 76N/m 2 c. 76cmHg d. 760cmHg Câu 29: Càng lên cao áp suất khí quyển : a. càng tằng b. càng giảm c. không thay đổi d. có thể tăng củng có thể giảm. Câu 30: Một căn phòng rộng 4m, dài 6m, cao 3m. Cho biết khối lượng riêng của không khí là 1.29kg/m 3 . Vậy khối lượng không khí sẽ là. Chọn câu đúng: a. 92.88 kg b. 928.8kg c. 9.288 kg d. 9288kg Câu 31: Để đo áp suất khí quyển ta dùng: a. lực kế b. vôn kế c. áp kế d. ampe kế. IV. Nội dung 4: Lực đẩy Fa và sự nổi: Câu 32: Lực đẩy Acsimet có tác dụng lên vật nào dưới đây? a. vật chìm hoàn toàn trong chất lỏng b. vật lơ lửng trong chất lỏng c. vật nổi trên mặt chất lỏng d. cả 3 trường hợp trên Câu 33: Lực đẩy Acsimet có những đặc điểm nào kể sau: a. phương thẳng đứng b. chiều từ dưới lên c. độ lớn bằng trọng lượng của khối chất lỏng mà vật chiếm chổ d. cả 3 đặc điểm a, b, c. Câu 34: Công thức tính lực đẩy Acsimet là: a. F A = d lỏng . V b. F A = d vật . V vật c. F A = d vật . V phần nước bị vật chiếm chổ d. F A = d lỏng . V phần nước bị vật chiếm chổ Câu 35: Có 3 thỏi kim loại đặc làm cùng 1 chất, có khối lượng bằng nhau. Nhúng chìm 3 vật đó vào 3 chất lỏng khác nhau đó là nước biển, nước, dầu. Hỏi lực đẩyAcsimet tác dụng lên vật như thế nào? Chọn câu đúng> Trang 5 a. F A nước biển = F A nước = F A dầu b. F A nước biển < F A nước < F A dầu c. F A nước biển > F A nước > F A dầu d. Kết quả khác Câu 36: Thả 1 quả cầu thép vào thủy ngân thì a. quả cầu chìm vì d Fe > d Hg b. quả cầu nổi vì d Fe < d Hg c. quả cầu chìm vì d Fe < d Hg d. quả cầu nổi vì d Fe > d Hg Câu 37: Một ghe chở đá neo đậu trong 1 cái ao nhỏ. Ghe lật úp số đá chìm xuống ao. Khi đó mực nước trong ao sẽ ra sao? a. ngang mức ban đầu b. nâng lên cao hơn c. hạ xuống thấp hơn d. không thể kết luận vì thiếu yếu tố. Câu 38: Kinh khí cầu bay lên được là do: a. lực hút của Mặt Trời b. lực hút của Trái Đất c. lực đẩy Acsimet trong không khí d. không có trường hợp nào Câu 39: Đơn vị của lực đẩy Acsimet là: a. Jun (J) b. met (m) c. kilogam (kg) d. Niutơn (N) Câu 40: Một chiếc xà lang có dạnh hình hộp dài 4m, rộng 2m, ngập sâu trong nước 0.5m. Tính trọng lượng của xà lang. Biết d nước là 10000N/m 3 a. 40000N b. 4000N c. 400000N d. 400N V. Nội dung 5: Công – định luật về công: Câu 41: Trường hợp nào sau đây không có công cơ học? a. lực sĩ nâng quả tạ từ thấp lên cao b. quả bưởi từ trên cao rơi xuống c. em học sinh cố gắn đẩy hòn đá nhưng không nổi d. người công nhân dùng ròng rọc kéo vật nặng nhưng không nổi. Câu 42: Phát biểu nào dưới đây là đúng: a. Jun là công của lực làm vật chuyển dời 1 m. b. Jun là công của lực làm dịch chuyển 1 vật có khối lượng 1kg một đoạn đường 1m. c. Jun là công của lực 1N làm dịch chuyển 1 vật đoạn 1 m theo phương của lực d. Jun là công của lực 1N làm dịch chuyển vật 1 đoạn 1m theo phương của lực. Câu 43: Mộtvật có trọng lượng 2N trượt trên mặt bàn nằm ngang công của lực là: a. 1 J b. 0 J c. 2J d. 0.5J Câu 44: Khi nâng quả tạ có khối lượng 250kg lên cao 2 m thì công sinh ra của người lực sĩ là: a. 500J b. 5000J c. 50KJ d. 2500J Câu 45: Đơn vị của công cơ học là? Trang 6 a. J/s b. J hoặc N.m c. N/s d. J.s Câu 46: Trường hợp nào sau đây ngọn gió không thực hiện công? a. gió thổi làm cành cây chuyển động b. gió xoáy hút nước lên cao. c. gió thổi vào bức tường thành. d. gió thổi mạnh làm tàu bè giạt vào bờ. Câu 47: Phát biểu nào dưới đây về máy cơ đơn giản là đúng? a. các máy cơ đơn giản không cho ta lợi về công b. các máy cơ đơn giản cho ta lợi về lực c. các máy cơ đơn giản luôn bị thiệt hại về đường đi d. các máy cơ đơn giản cho ta lợi cả về lực và đường đi. Câu 48: Kéo trực tiếp 1 vật nặng lên thì thấy khó khăn hơn dùng ròng rọc cố định. Vậy ròng rọc cố định có tác dụng gì? a. giúp ta tiết kiệm công b. giúp ta lợi về lực c. giúp ta lợi về đường đi d. giúp ta có tư thế thuận lợi hơn để nâng vật. Câu 49: Để lên tầng 5 của tòa nhà, 2 người bạn đi theo 2 cầu thang khác nhau. Giả sử trọng lượng của 2 bạn là như nhau thì: a. bạn nào đi cầu thang có nhiều bậc thì sẽ tốn nhiều công hơn b. bạn nào đi cầu thang ít bậc thì sẽ tốn công nhiều hơn c. bạn nào tốn ít thời gian thì tốn công ít hơn d. công của 2 bạn như nhau. Câu 50: Người ta dùng ròng rọc cố định để đưa 1 vật có khối lượng 50kg lên cao 15m. (bỏ qua ma sát). Tính công của lực kéo. Chọn kết quả đúng như sau: a. A = 2400J b. A= 12000J c. A = 24000J d. A = 240000J VI. GHÉP NỘI DUNG BÊN TRÁI VỚI NỘI DUNG BÊN PHẢI ĐỂ THÀNH CÂU CÓ NỘI DUNG ĐÚNG (0.25 đ/1 câu). 1. Chuyển động và đứng yên a. có độ lớn nhỏ hơn lực ma sát trượt 2. Chuyển động không đều b. là đại lượng vectơ 3. Hai lực cân bằng c. có tính tương đối tùy thuộc vào vật mốc 4. Lực ma sát lăm d. có vận tốc thay đổi theo thời gian 5. Khi có lực tác dụng vào vật đ. Cùng đặt lên 1 vật có cường độ bằng nhau, phương nằm trên 1 đường thằng, ngược chiều. 6. Quán tính của vật e. làm cho vật không thay đổi vận tốc đột ngột được 7. Độ lớn vận tốc của chuyển động f. làm cho vật biến dạng, thay đổi vận tốc 8. Áp lực g. biểu thị sự nhanh chậm của chuyển động Trang 7 9. Công thức tính áp suất h. F P S = 10. Đơn vị của áp suất k. A P t = 11. Đơn vị đo áp suất khí quyển l. pax can (pa) 12. Vật nổi lên mặt nước khi m. F A > P 13. Công thức tính áp suất chất lỏng n. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. 14. Công thức tính công cơ học o. milimet thủy ngân (mmHg) 15. Công thức tính lực đẩy Acsimet p. F A = d.V 16. Công thức tính vận tốc trung bình q. S v t = r. p =d.h s. A = F.S 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 c d đ a f e g n h l o m r s p q B. TỰ LUẬN: I. Lý thuyết: Câu 1: Khi đứng trên cầu nối giữa 2 bờ sông rộng nhìn xuống dòng nước lũ đang chảy xiết ta thấy cầu hình như đang bị trôi ngược lại. Hãy giải thích vì sao ta có cảm giác đó. Câu 2: Trong đêm tối, từ lúc thấy tia chớp sáng chói đến khi nghe thấy tiếng sấm khoảng 15 giây. Hỏi chổ sấm cách người đứng bao xa. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s. Câu 3: Nêu 2 ví dụ chứng tỏ lực làm thay đổi vận tốc, trong đó 1 ví dụ lực làm tăng vận tốc, 1 ví dụ lực làm giảm vận tốc. Câu 4: Dựa vào hiện tượng quán tính hãy giải thích : khi xe đang chạy tài xế bổng thắng đột ngột hành khách bị ngã về phía trước. Câu 5: Tại sao xe máy, ô tô máy móc sau 1 thời gian sủ dụng phải thay dầu mở định kỳ. Câu 6: Tại sao khi trời mưa đất mềm lầy lội người ta thường dùng 1 tấm ván đặt trên chổ lầy lội cho người và xe qua lại. Câu 7: Chân đê, chân đập bao giờ củng được xây dựng lớn hơn mặt đê, mặt đập. Giải thích? Câu 8: Tại sao ấm trà thường có 1 lỗ hở nhỏ ở nắp. Câu 9: Ba vật làm bằng 3 chất khác nhau: đồng, nhôm, thủy tinh có hình dạng khác nhau nhưng thể tích bằng nhau. Khi nhúng ngập cả 3 vật vào trong nước thì lực đậy Acsimet tác dụng lên 3 vật có khác nhau hay không? Tại sao? Trang 8Câu 10. Con tàu thép năng hơn viên bi thép khi thả vào nước thì viên bi thép chìm còn con tàu thép lại nổi. Biết con tàu thép không phải là khối thép dày đặc mà có nhiều khoảng rỗng. Hãy giải thích? Câu 11: Tại sao dầu lại nổi trong nước khi cho cả 2 chất lỏng này vào cùng 1 chậu đựng. Câu 12: Tay nắm 1 vật nặng nằm yên trong 1 thời gian thì có sinh công hay không? Tại sao ta cảm thấy mệt mỏi? Câu 13: Tính công của lực nâng mốt búa máy có khối lượng 20 tấn lên cao 120cm. Câu 14: Phát biểu định luật về công của các máy cơ đơn giản. II. Bài tập: Dạng 01: Tính V tb = 1 2 1 2 S S t t + + (lưu ý các đơn vị quãng đường và thời gian cho phù hợp). Dạng 02: Tính F P S = mà F = P (trọng lượng), trong đó P = 10.m Dạng 03: Tính p = d.h suy ra p h d = Dạng 04: Tính A = F.S suy ra A s F = Suy ra S v t = Trang 9 . 1.29kg/m 3 . Vậy khối lượng không khí sẽ là. Chọn câu đúng: a. 92 .88 kg b. 9 28. 8kg c. 9. 288 kg d. 9 288 kg Câu 31: Để đo áp suất khí quyển ta dùng: a. lực kế b đứng yên so với dòng nước. b. Người lái đò chuyển động so với dòng nước. c. Người lái đò đứng yên so với bờ sông. d. Người lái đò chuyển động so với chiếc