Về phương pháp giảng dạytácphẩmvăn Lâu nay, trong nhiều hội nghị của ngành GD-ĐT và trên báo chí, người ta bàn thảo rất nhiều về việc đổi mới phương pháp dạy- học (PPDH) Văn. Bởi có một thực tế nổi cộm: chất lượng dạy- học Văn đang rất yếu kém. Theo tôi, cốt lõi của bộ môn Ngữ văn là tácphẩmvăn học (TPVH), và PPDHTPVH là khó khăn nhất, được bàn cãi nhiều nhất. Bài này chỉ bàn về PPDHTPVH (tương đồng với khái niệm Giảng văn). Cũng cần phải nói thêm rằng: Không nên quan niệm những phương pháp, biện pháp dạy- học Văn truyền thống đều lạc hậu, đáng loại bỏ, mà chỉ những cái xuất hiện ở thời điểm hiện tại thì mới là tiến bộ, là khoa học(!?). Thực ra, cái hiện tại và hiện đại của ta, nhiều khi cũng chỉ là cái tụt hậu của nước ngoài! Ví như: PPDH “lấy HS làm trung tâm”, đã xuất hiện ở Liên Xô những năm 50 của thế kỷ trước; nhưng mãi đến cuối những năm 90 của thế kỷ XX, ta mới nhập vào Việt Nam. Mà lại còn hiểu phiến diện, hiểu không đúng nữa. Sự thực thì: “lấy HS làm trung tâm” không chỉ là PPDH bao trùm (vì đối tượng tiếp nhận kiến thức là HS), mà còn nhấn mạnh về mục đích của sự nghiệp GD-ĐT là bồi dưỡng, đào tạo HS trở thành những người làm chủ xã hội! Vì vậy, nói: PPDH “lấy HS làm trung tâm” không có nghĩa HS là “nhân vật trung tâm” trong nhà trường; mà “nhân vật trung tâm” trong nhà trường nhất thiết phải là người thầy giáo! Người xưa đúc kết: “Không thầy, đố mày làm nên” đã chứng tỏ điều này. Đây cũng là điều liên quan mật thiết đến việc xác định PPDH Văn. Trở lại vấn đề PPDHTPVH (giảng văn), tôi xin gợi ra và đề xuất mấy điều cơ bản dưới đây. Một là: Trước hết, GV và HS phải đọc kỹ TPVH. Dạy TPVH mà GV và HS không đọc kỹ, không nghiền ngẫm TP thì thật là vô lý ! Tình trạng hiện nay, HS (và cả GV) rất ngại đọc TPVH; mà số lượng TPVH có trong chương trình không phải là nhiều! Tôi dạyVăn ở bậc đại học, nhưng cũng tham gia giảngdạyVăn ở một số trường THPTDL, nên tôi biết rõ thực trạng này. TPVH ngắn hay dài, thuộc bất cứ thể loại nào, HS đều ngại đọc. Ngay khi đến giờ giảng văn, HS cũng chưa hề đọc tác phẩm. Khi thầy, cô gọi một vài HS đọc tácphẩm trước khi giảng, thì rất nhiều HS khác vẫn chỉ nói chuyện riêng, hoặc để “tâm hồn treo ngược trên cành cây”, thành thử không biết gì về nội dung tác phẩm! Còn GV thì chỉ đọc sơ qua, rồi dựa vào sách hướng dẫn, mà soạn giáo án và lên lớp. Với những tácphẩm dài, được trích giảng, thì GV và HS càng ngại đọc toàn tác phẩm. Thế cho nên, các bài văn thi ĐH-CĐ nhiều năm nay, mới có những chuyện “râu ông nọ cắm cằm bà kia” và những bài văn ngô nghê, tức cười. Chẳng hạn như anh Chàng (viết sai chính tả, phải viết là Tràng- truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân) đã lãnh đạo nhân dân đứng lên phá kho thóc của Nhật, chia cho dân nghèo; Mỵ (trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài) là một cô gái đẹp lộng lẫy, làm dâu nhà Bá Kiến, bị Bá Kiến hành hạ dã man. A Phủ yêu Mỵ như điên như dại và xông đến nhà Bá Kiến cứu Mỵ, rồi hai người rủ nhau đi trốn; v. v . Cho nên, việc đọc trước và đọc kỹ tác phẩm- phải là điều bắt buộc đối với HS. Trước khi giảng bài, GV phải kiểm tra việc này, thông qua việc xem vở chuẩn bị bài (trong đó có phần tóm tắt nội dung tác phẩm, hoặc phát biểu cảm nghĩ ban đầu về tác phẩm). Có đọc trước và đọc kỹ tác phẩm, thì mới bước đầu cảm- hiểu tác phẩm, mới sơ bộ nắm được chủ đề, kết cấu, trạng thái cảm xúc, hay cốt truyện, tính cách các nhân vật và các biện pháp thể hiện của tác giả. Hai là: Phải nắm được tiểu sử của tác giả và hoàn cảnh ra đời của TPVH. Tác giả nào, tácphẩm ấy. TPVH là thế giới nội tâm của nhà văn, thể hiện tư tưởng, thái độ, tình cảm của nhà văn đối với cuộc sống, thể hiện khát vọng Chân- Thiện- Mỹ của nhà văn. Mỗi nhà văn đều sinh ra trong một hoàn cảnh gia đình, với những sở thích, lối sống nào đó và sống trong một bối cảnh lịch sử- xã hội nhất định. Môi trường gia đình và xã hội, với những biểu hiện đa dạng của nó về chính trị, kinh tế, văn hoá, ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng và tình cảm của nhà văn, và điều này được phản ánh trong tácphẩm ở một phạm vi nào đó. Vì không nắm được tiểu sử tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, cho nên HS viết rất lung tung; ví như: Xuân Diệu họ Ngô, cha là Ngô Xuân Lộc, sinh ra sau cách mạng tháng 8/1945, quê ở Bắc Ninh; “Ông Xuân Quỳnh là một nhà thơ tình vĩ đại. “Sóng” là bài thơ lổi tiếng của ông”! V. v . Không nắm được tiểu sử tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, thì không thể hiểu đúng, đánh giá đúng được tác phẩm. Ba là: Phải giảngdạy theo loại thể của TPVH. Nói cách khác, phải vận dụng kiến thức lý luận văn học (những vấn đề cơ bản nhất) về cấu trúc của TPVH và loại thể của TPVH trong việc giảng văn. Đây là vấn đề nguyên tắc, có ý nghĩa phương pháp luận. Về cấu trúc, TPVH nào cũng có đề tài, chủ đề, tư tưởng tác phẩm, các biện pháp thể hiện, hình tượng cảm xúc (đối với tácphẩm trữ tình), cốt truyện, các tính cách nhân vật (đối với tác phẩm tự sự), và hệ thống lập luận (đối với các tácphẩm nghị luận có giá trị văn học). Trong các yếu tố đó, thì chủ đề và tư tưởng tác phẩm- tức là chủ đích sáng tác của nhà văn, điều mà nhà văn muốn nhắn gửi đến người đọc- là hai yếu tố cốt lõi, chỉ đạo và quán xuyến toàn bộ tác phẩm. Mặt khác, TPVH nào cũng thuộc một loại thể nhất định (cũng có khi tác giả sử dụng đồng thời vài thể loại, nhưng bao giờ cũng có một thể loại chính). Mỗi loại thể (gồm nhiều thể loại) lại có những đặc điểm thi pháp riêng. Chẳng hạn, tácphẩm thuộc loại thể tự sự (có hai thể loại chính là truyện ngắn, tiểu thuyết), thì phải có cốt truyện (tình tiết, sự kiện), có nhân vật và lời kể của tác giả (tương ứng với các biện pháp thể hiện của tác phẩm). Tácphẩm thuộc loại thể trữ tình (có hai thể loại chính là thơ trữ tình, tuỳ bút, .) thì phải có cấu tứ, hình tượng cảm xúc (ví dụ như hình tượng “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh), hình ảnh và nhịp điệu câu thơ (Xuân Diệu từng nói: “Nhịp điệu cũng chính là xúc cảm”), v. v .Do đó, giảng dạytácphẩm tự sự, thì trọng tâm phải phân tích và bình giá cốt truyện (ví dụ như bình giá tình huống truyện trong “Vợ nhặt”, .) và tính cách các nhân vật (diễn biến theo thời gian và hoàn cảnh). Giảngdạytácphẩm trữ tình, thì phải chú trọng phân tích hình tượng cảm xúc, hình ảnh, ngôn ngữ cô đọng và nhịp điệu của câu thơ, đoạn thơ. V. v . Giảng giải, phân tích, bình luận các yếu tố đó để làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm. Bốn là: GV Văn học- Nhà khoa học sư phạm, người nghệ sĩ. GV là kiến trúc sư trí tuệ, kiến trúc sư tâm hồn của HS-SV. Hơn ai hết, người GV Văn học rất xứng đáng với danh hiệu cao quý ấy. Thủ tướng PhạmVăn Đồng từng nói: GV là “nhân vật trung tâm” của nhà trường. Tôi rất tán đồng quan điểm này; và nhấn mạnh rằng: Ngay trong mỗi giờ dạy học, GV cũng vẫn là và phải là “nhân vật trung tâm”! GV là người chủ đạo, người truyền thụ kiến thức, người hướng dẫn, gợi ý để HS tìm hiểu, tiếp nhận, khám phá các giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. GV phải chủ đạo, định hướng cho HS-SV tìm hiểu, phân tích tác phẩm, nhưng nhiều khi phải khuyến khích các em tinh thần phản biện, tìm tòi, phát hiện những cái đẹp, cái hay (và cả cái khiếm khuyết) của tác giả trong tác phẩm; nghĩa là phải phát huy tinh thần “dân chủ” trong giờ học, nhưng không nên “theo đuôi quần chúng”(lời Bác Hồ), vì HS-SV có thể sa đà vào những điều lệch lạc, không trọng tâm. Đồng thời, GV phải sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học: khi thì phát vấn (có nhiều loại câu hỏi: câu hỏi tìm hiểu, câu hỏi phát hiện, câu hỏi phân tích, câu hỏi bình giá, câu hỏi gợi cảm xúc, câu hỏi khái quát và tổng hợp, .); khi thì phân tích, tổng hợp; khi thì diễn giảng (HS-SV rất thích những lời diễn giảng hay); có khi còn tạo ra những “khoảng lặng nghệ thuật” để học trò thẩm thấu tác phẩm. Về sử dụng các hình thức dạy học, theo tôi, trong giờ giảng văn, phát vấn (nêu câu hỏi) là cần thiết, nhưng không nên đề cao quá mức hình thức này, không nên đặt ra tràn lan quá nhiều câu hỏi; và không nên ngộ nhận rằng: có nhiều câu hỏi, giờ học mới sinh động, mới đạt hiệu quả cao (?!). Càng ở các lớp trên, như lớp 12 THPT và SV ĐH-CĐ, càng không nên có những câu hỏi vụn vặt, tầm thường. Cũng không nên lạm dụng hình thức trắc nghiệm. Bên cạnh đó, trong giờ giảng văn, không nên lạm dụng công nghệ thông tin (tức soạn giảng theo giáo án điện tử). Trong giờ giảng văn, thì lời giảng của GV (bao gồm cả cách đặt câu hỏi, cách dùng từ ngữ, lời lẽ phân tích, bình giảng, giọng điệu gợi cảm của GV phù hợp với sắc thái tình cảm của tác phẩm) là rất quan trọng- vì TPVH là “nghệ thuật ngôn từ”! Mặt khác, GV Văn học cần phải thể hiện tính nghệ sĩ (hiểu một cách đúng đắn từ này) trong giờ dạy Văn. Khát khao truyền đạt những cái đúng, cái hay, cái đẹp của tác phẩm, với những cảm xúc phù hợp và chân thành biểu hiện trên gương mặt, dáng vẻ, cách đọc tácphẩm và giọng nói, cùng với chữ viết bảng đẹp và lối trình bày sáng láng của GV sẽ rất cuốn hút HS-SV. Đối với các trường, lớp CĐ- ĐH khối C, D, giảngdạy TPVH cũng tuân theo các bước trên đây; song phải ở mức độ rộng hơn, sâu hơn, cao hơn bậc PT. Bài giảng TPVH ở bậc CĐ-ĐH, bên cạnh việc bồi dưỡng năng lực tư duy hình tượng, tư duy lô-gích (các thao tác phân tích, so sánh, khái quát, tổng hợp, .), phải là một hệ thống các luận điểm, luận cứ và luận chứng xác đáng và có chiều sâu, phải vận dụng các phương pháp quy nạp, diễn dịch, tổng- phân- hợp một cách hợp lý, đồng thời chú trọng phương pháp gợi mở, phương pháp nghiên cứu khoa học từng phần, để SV tiếp tục nghiên cứu tácphẩm sau giờ thầy giảng. Ba điều kiện thiết yếu để đổi mới PPDH TPVH, cũng như PPDH Ngữ văn: 1- Phải nâng cao chất lượng đào tạo SV Ngữ văn và chất lượng bồi dưỡng thường xuyên GV Văn các cấp. Người SV Ngữ văn từ trong giảng đường ĐH mà không học khá, học giỏi thực sự, không say mê môn học, và khi trở thành GV Ngữ văn lại không thường xuyên học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ và hun đúc niềm say mê văn học, thì không thể giảngdạy tốt. Nói cách khác, PPDH dù có khoa học đến mấy, cũng vẫn chỉ là lý thuyết; còn việc vận dụng PPDH một cách linh hoạt và sáng tạo, để đạt hiệu quả cao trong thực tế giảng dạy- thì tuỳ thuộc rất nhiều vào tài năng của người GV. 2- Phải chọn lọc chu đáo các TPVH thực sự có giá trị để đưa vào chương trình Ngữ văn từ bậc PT cho đến CĐ-ĐH (khối C, D). Có như thế, giờ học Văn mới hấp dẫn GV và HS-SV! Cho phép tôi nói thật điều này: Văn học Việt Nam qua các thời kỳ, nhất là văn học hiện đại- rất ít tácphẩm hay! Nhiều tácphẩm có tính nhân văn, nhưng thiếu tính nghệ thuật; thường sa vào sự đơn giản, khuôn mẫu, gò bó, gượng ép theo một mục đích nào đó. Các nhà văn, nhà thơ và nhà nghiên cứu văn học nước ta cần phải nhìn thẳng vào thực trạng này. 3- HS và SV cũng phải có ý thức học tập tốt môn Ngữ văn, phải coi trọng và say mê môn học này. Thầy giáo không thể dạy tốt, nếu học trò lười học và coi thường môn Văn. Các em cần hiểu rằng: Môn Ngữ văn tuy không dễ kiếm tiền, kiếm danh - nhưng có vai trò cực kỳ to lớn vì nó dạy ta trở nên Con Người (viết hoa)- có văn hoá đích thực và có nhân cách! Đào Ngọc Đệ . (PPDH) Văn. Bởi có một thực tế nổi cộm: chất lượng dạy- học Văn đang rất yếu kém. Theo tôi, cốt lõi của bộ môn Ngữ văn là tác phẩm văn học (TPVH), và PPDHTPVH. các tác phẩm nghị luận có giá trị văn học). Trong các yếu tố đó, thì chủ đề và tư tưởng tác phẩm- tức là chủ đích sáng tác của nhà văn, điều mà nhà văn