1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Gián án De cuong Học kỳ 1 Vat Lý 9 năm 20102011

9 528 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 145,5 KB

Nội dung

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP năm học: 2010 – 2011 MÔN: VẬT 9 A. PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM: (mỗi câu 0.25 điểm) Phần 1: Nhận biết: (12 câu) Câu 1: Công thức tính của định luật Ôm ? Chọn câu đúng? a. U I R = b. I = U.R c. R I U = d. U R I = Trong đó: I là cường độ dòng điện, U là hiệu điện thế, R là điện trở. Câu 2: Đơn vị của cường độ dòng điện là gì? Chọn câu trả lời đúng. a. Ω b. V c. A d. N Câu 3: Đơn vị của điện trở là gì? Chọn câu trả lời đúng? a. Ω b. V c. A d. N Câu 4: Đơn vị của hiệu điện thế là gì? Chọn câu trả lời đúng? a. Ω b. V c. A d. N Câu 5: Biểu thức của định luật Jun – Lenxơ là gì? Chọn câu trả lời đúng. a. Q = R.I 2 t c. Q = U.I.t c. Q = m.C.(t 2 – t 1 ) d. Q = P.t Trong đó: R là điện trở dây dẫn, U là hiệu điện thế, I là cường độ dòng điện, m là khối lượng, t là thời gian, t 1 và t 2 là nhiệt độ, P là công suất, Q là nhiệt lượng. Câu 6: Đơn vị của điện năng là Kwh. Nếu đổi 1 Kwh sang đơn vị J thì 1 Kwh sẽ có giá trị là bào nhiêu? Chọn câu trả lời đúng. a. 36.00J b. 36.000J c. 360.000J d. 3.600.000J Câu 7: Quy tắc bàn tay trái dùng để xác định gì? Chọn câu trả lời đúng. a. Xác định chiều của đường sức từ trong lồng ống dây b. Xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua. c. Xác định cực của ống dây dẫn khi có dòng điện chạy qua. d. Xác định số lượng vòng dây Câu 8: Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định gì? Chọn câu trả lời đúng. a. Xác định chiều của đường sức từ trong lồng ống dây b. Xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua. c. Xác định cực của ống dây dẫn khi có dòng điện chạy qua. d. Xác định số lượng vòng dây . Câu 9: Cách sử dụng nào dưới đây là tiết kiệm điện năng? Chọn cây trả lời thích hợp. a. Sử dùng đèn bàn có công suất 100W b. Sử dụng thiết bị điện khi cần thiết c. Sử dụng các thiết bị đun nóng bằng điện d. Sử dụng đèn chiếu sáng suốt ngày đêm. Câu 10: Định luật Jun – Lenxo cho biết điện năng biến đổi thành dạng năng lượng nào? Chọn câu trả lời đúng. a. Cơ năng b. Hóa năng c. Năng lượng ánh sáng d. Nhiệt năng. Câu 11: Công suất điện là gì? Chọn câu trả lời đúng? Trang 1 a. Khả năng thực hiện công của dòng điện b. Năng lượng của dòng điện c. Điện năng sử dụng trong 1 đơn vị thời gian d. Mức độ mạnh yếu của dòng điện. Câu 12: Số đếm của công tơ điện ở gia đình cho biết: điều gì? Chọn câu trả lời đúng. a. Thời gian sử dụng điện của gia đình b. Công suất điện mà gia đình sử dụng c. Điện năng mà gia đình sử dụng d. Số dụng cụ và thiết bị điện đang sử dụng Phần 2: Thông hiểu: (24 câu) Câu 1: Cần sử dụng tiết kiệm điện năng vì? Chọn câu trả lời thích hợp. a. Dùng nhiều điện ở gia đình dễ gây ô nhiễm môi trường b. Để giảm bớt chi phí cho gia đình đành nhiều điện năng cho sản suất c. Dùng nhiều điện dễ gây tai nạn nguy hiểm tới tính mạng con người d. Càng dùng nhiều điện thì tổn hao vô ích càng lớn và càng tốn kém cho gia đình và xã hội. Câu 2: Đối với đoạn mạch nối tiếp thì phát biểu nào sau đây là sai ? a. Cường độ dòng điện chạy qua các điện trở là như nhau. b. Hiệu điện thế ở 2 đầu mỗi điện trở là như nhau. c. Hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch bằng tồng hiệu điện thế trên từng điện trở. d. Điện trở tương đương của mạch bằng tổng có điện trở thành phần. Câu 3: Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính công suất tiêu thụ điện năng P của đoạn mạch được mắc vào hiệu điện thế U, dòng điện chạy qua có cường I và điện trở là R. a. P=UI b. P=U/I c. P=U 2 /R d. P= I 2 R Câu 4: Đơn vị nào dưới đây không phải đơn vị điện năng? a. J b. Ninton c. Kwh d. Số đếm công tơ điện Câu 5: Điện năng không thề chuyển hóa thành dạng năng lượng nào dưới đây? Chọn câu trả lời đúng? a. Cơ năng. b. Nhiệt năng. c. Hóa năng. d. Năng lượng nguyên tử . Câu 6: Nam châm có đặc tính gì? Chọn câu trả lời đúng. a. Hút tất cả các vật khác. b. Chỉ hút được các vật bằng sắt, nhôm, đồng. c. Luôn có 2 cực Bắc và Nam d. Hai nam châm đặt gần nhau luôn luôn hút nhau. Câu 7: Để chế tạo 1 nam châm vĩnh cửu từ 1 thanh thép ta làm như thế nào? Chọn cách làm đúng. a. để thanh thép trong lòng ống dây có dòng điện 1 chiều chạy qua. b. Nung nóng thanh thép ở nhiệt độ cao. c. Dùng búa đập nhẹ thanh thép nhiều lần. d. Để thanh thép trong lòng ống dây có dòng xoay chiều chạy qua. Trang 2 Câu 8: Đoạn mạch gồm 2 điện trở R 1 và R 2 song song nhau thì hệ thức nào sau đây là đúng? a. U = U 1 + U 2 . b. I = I 1 + I 2 c. R = R 1 + R 2 d. I = I 1 = I 2 Câu 9: Trong các kết luận sau, kết luận nào là không đúng? a. dây dẫn càng dài thì điện trở càng lớn b. dây dẫn có tiết diện càng lớn thì điện trở càng lớn c. dây dẫn có điện trở càng lớn thì nhiệt lượng tỏa ra càng lớn d. dụng cụ điện có công suất càng lớn thì điện năng tiêu thụ càng lớn. Câu 10: Hai điện trở R 1 vaø R 2 mắc song song thì công thức nào sau đây là đúng? a. 21 R 1 R 1 R += b. 21 21 RR RR R + = c. 21 21 RR RR R + = d. 21 21 RR RR R 1 + = Câu 11: Đoạn mạch gồm 2 điện trở R 1 và R 2 nối tiếp nhau thì hệ thức nào sau đây là đúng? a. U = U 1 = U 2 . b. I = I 1 + I 2 c. 21 21 RR RR R + = d. I = I 1 = I 2 Câu 12: Trong những cách làm dưới đây. Cách nào là không tiết kiệm điện năng? a. Tắt điện trước khi ra khỏi phòng. b. Đun nấu bằng điện trong thời gian tối thiểu cần thiết. c. Mở tivi lúc đã ngủ d. Sử dụng các thiết bị có công suất phù hợp. Câu 13: Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết điều gì? Chọn câu trả lời đúng? a. Công suất định mức của bóng đèn b. Điện trở của đèn c. Cường độ dòng điện định mức của đèn d. Hiệu điện thế định mức của đèn. Câu 14: Khi hiệu điện thế giữa 2 đầu dây dẫn tăng thì: a. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn không đổi. b. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn lúc tăng lúc giảm. c. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tăng. d. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỷ lệ thuận với hiệu điện thế. Câu 15: Công thức tính điện năng tiêu thụ của các đồ dùng điện là? a. A = P.t b. P A t = c. A = P . S d. A = F.t Câu 16: Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn tỷ lệ thuận với: a. bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây cùng chiều dài của dây. b. bình phương cường độ dòng điện, với điện trở của dây cùng tiết diện của dây. c. bình phương cường độ dòng điện, với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua. Trang 3 d. cường độ dòng điện, với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua. Chọn đáp án đúng. Câu 17: Trên 1 bóng đèn dây tóc có ghi 220v – 75W có nghĩa là? a. 220V là điện áp định mức, 75W là công suất định mức b. 220V là dòng điện định mức, 75W là công suất định mức. c. 220V là dung tích chứa, 75W là dòng điện định mức d. 220V là công suất định mức, 75W là điện áp định mức. Câu 18 : Nam châm điện được ứng dụng trong các dụng cụ nào? Chọn đáp án đúng. a. Rơ le điện từ b. Các thiết bị ghi âm bằng từ c. Ampe kế từ d. Cả a, b, c đúng Câu 19: Theo quy tắc bàn tay trái thì ngón tay cái choãi ra 90 0 chỉ chiều nào dưới đây? Chọn câu trả lời đúng. a. Chiều của dòng điện chạy qua dây dẫn. b. Chiều từ cực Bắc đến cực Nam của nam châm. c. Chiều từ cực Nam đến cực Bắc của nam châm. d. Chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện chạy qua. Câu 20: Trong các trường hợp nào dưới dây, trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng? Chọn câu trả lời đúng. a. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín lớn b. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín được giữ không thay đổi. c. Số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín thay đổi d. Từ trường xuyên qua tiết diện S của cuộn dây dẫn kín mạnh. Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về la bàn? Chọn câu trả lời đúng. a. La bàn là dụng cụ dùng để xác định phương hướng. b. La bàn là dụng cụ dùng để xác định nhiệt độ. c. La bàn là dụng cụ dùng để xác định độ cao. d. La bàn là dụng cụ dùng để xác định hướng gió. Câu 22: Từ trường không tồn tại ở đâu? Chọn câu trả lời đúng. a. Xung quanh nam châm b. Xung quanh dòng điện c. Xung quanh điện tích đứng yên d. Xung quanh Trái Đất. Câu 23: Nam châm điện là 1 ống dây có dòng điện chạy qua trong lòng ống dây có 1 lõi bằng? a. Sắt non b. Niken c. Cô ban d. Thép Câu 24: Có thể tăng lực từ của nam châm điện lên 1 vật bằng cách nào sau đây? Chọn cách làm sai. a. Tăng cường độ dòng điện qua ống đây b. Tăng số vòng dây của ống dây Trang 4 c. Giảm số vòng của ống dây. d. Tăng khối lượng nam châm, cho lõi sắt có hình dạng thích hợp. Phần 3: Vận dụng thấp: (12 câu). Câu 1: Dòng điện chạy qua dây dẫn có cường độ 6mA khi nó được mắc vào hiệu điện thế 12V. Muốn dòng điện chạy qua nó có cường độ giảm đi 4mA thì hiệu điện thế là: a. 3V b. 8V c. 5V d. 4V Câu 2 : Trên 1 bóng đèn có ghi 12v- 6W. Khi đèn sáng bình thường thì điện trở của bóng đèn là bao nhiêu? a. 24Ω b. 34Ω c. 14Ω d. 4Ω Câu 3: Một bếp điện hoạt động liên tục trong 2 giờ ở hiệu điện thế 220V. Khi đó số chỉ của công tơ là 1.5 số. Lượng điện năng mà bếp sử dụng trong thời gian trên là: a. 5.4. 10 -6 J b. 5.4. 10 -7 J c. 5.4. 10 -3 J d. 5.4. 10 -5 J Câu 4: Một bếp điện hoạt động bình thường có R = 80Ω và cường độ dòng điện chạy qua bếp là I = 1.25 A. Nhiệt lượng mà bếp tòa ra trong 1 giây là: a. 5J b. 50J c. 500J d. 5000J Câu 5: Trên 1 bóng đèn có ghi 12v-6W. Khi đèn sáng bình thường thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu? a. 0.5A b. 1A c. 1.5A d. 2A Câu 6: Hai điện trở R 1 và R 2 = 4R 1 được mắc song song nhau thì điện trở tương đương của đoạn mạch là? a. 5R 1 b. 4R 1 c. 0.8R 1 d. 1.25R 1 Câu 7: Một bàn là được sử dụng đúng với hiệu điện thế định mức, trong 15 phút thì tiêu thụ 1 lượng điện năng là 720J. Công suất của bàn là là bao nhiêu? a. 800W b. 800kW c. 800J d. 800N Câu 8: Một dòng điện có cường độ 2A chạy qua dây dẫn có điện trở 20Ω trong thời gian 30 phút thì tỏa ra nhiệt lượng là bao nhiêu? a. 1200J b. 144000J c. 7200J d. 24000J Câu 9: Hai dây nhôm cùng tiết diện có điện trở lần lượt là 5Ω và 6Ω. Dây thứ nhất có chiều dài 15m. Chiều dài dây thứ 2 là bao nhiêu? a. 16m b. 17m c. 18m d. 20m Câu 10: Hai dây đồng có cùng chiều dài, dây thứ nhất có tiết diện 10mm 2 , dây thứ 2 có tiết diện 30mm 2 . Hãy so sánh điện trở của 2 dây này? a. 2Ω b. 3Ω c. 6Ω d. 18Ω Trang 5 Câu 11: Cần làm 1 biến trở 20Ω bằng 1 dây constantan có tiết diện 1mm 2 và điện trở suất 0,5.10 -6 Ωm. Chiều dài của dây constantan là bao nhiêu? a. 10m b. 20m c. 40m d. 60m Câu 12: Một bàn là ghi 220V – 800W mắc vào mạng điện có hiệu điện thế 160V. Cường độ dòng điện qua bàn là là bao nhiêu? a. 3.6A b. 5.0A c. 2.6A a. 4.2A Phần 4: Vận dụng cao: (12 câu). Câu 1: Một đoạn mạch gồm 2 điện trở R1 = 10Ω và R2 = 20Ω mắc nối tiếp với nhau vào 2 điểm có hiệu điện thế 12V. Cường độ dòng điện qua đoạn mạch là? a. 0.2A b. 0.3A c. 0.4A d. 0.6A Câu 2: Một đoạn dây dẩn có điện trở 40Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 250mA, thì hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa 2 dây dẫn là? a. 1000V b. 100V c. 10V d. 6.25V Câu 3: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài, một dây có tiết diện S 1 và điện trở 4Ω, dây kia có tiết diện S 2 và điện trở 12Ω. Tỉ số 1 2 S S bằng: a. 1 2 b. 2 c. 1 3 d. 3 Câu 4: Cho R 1 //R 2 //R 3 . Điện trở của ba điện trở này song song nhau. Điện trở tương đương của đoạn mạch này là? a. 1 Ω b. 11Ω c. 9Ω d. 8Ω Câu 5: Hai điện trở R 1 và R 2 = 4R 1 được mắc song song nhau. Điện trờ tương đương của đoạn mạch là: a. 5R 1 b. 4R 1 c. 0.8R 1 d. 1.25R 1 Câu 6: Một dây đồng có điện trở suất là 1,7.10 -8 Ωm, dài 628m, đường kính 2mm thì có điện trở là: a. 0.85Ω b. 3.4Ω c. 5.08Ω d. 4.3Ω Câu 7: Hai điện trở R 1 = 3R 2 và R 2 mắc nối tiếp vào nguồn điện có hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện trong mạch là 1.5A. Giá trị của R 1 và R 2 lần lượt là bao nhiêu? a. R 1 = 6Ω; R 2 = 2Ω b. R 1 = 0.6Ω; R 2 = 0.2Ω c. R 1 = 0.3Ω; R 2 = 0.1Ω d. R 1 = 3Ω; R 2 = 1Ω Câu 8: Hai điện trở R1 = 2Ω và R2 = 4Ω mắc song song vào nguồn điện điện có hiệu điện thế 12V. Cường độ dòng điện qua mạch chính là bao nhiêu? a. 9A b. 6A c. 2A d. 3A Câu 9: Dòng điện 2mA chạy qua dây dẫn có điện trở 3kΩ. Công suất tỏa nhiệt trên dây dẫn có độ lớn là? a. 6W b. 6000W c. 0.012W d. 18W Câu 10: Hai điện trở R 1 = 1Ω và R 2 = 3Ω mắc nối tiếp vào nguồn điện có hiệu điện thế 12V. Hiệu điện thế hai đầu R 1 và R 2 là? Trang 6 a. U 1 = 3V; U 2 = 6V b. U 1 = 9V; U 2 = 3V c. U 1 = 3V; U 2 = 9V d. U 1 = 6V; U 2 = 3V Câu 11: Trong đoạn mạch có hiệu điện thế 36V, cường độ dòng điện qua là 4A. Nối thêm R x vào đoạn mạch để cường độ còn 1.5A. Tính giá trị R x ? a. 4Ω b. 15Ω c. 25Ω d. 40Ω Câu 12: Có bao nhiêu cách mắc 3 bóng đèn giống nhau thành mạch điện có điện trở tương đương khác nhau? a. 3 cách b. 6 cách c. 4 cách d. 5 cách B. PHẦN II: TỰ LUẬN: Phần 1: Thông hiểu: ( 6 câu, mỗi câu 1 điểm). Câu 1: Phát biểu định luật Ôm. Viết công thức, trình bày đơn vị của các đại lượng trong định luật. Áp dụng: Đặt vào 2 đầu điện trở R một hiệu điện thế U = 12V, thì cường độ chạy qua điện trở là 1.5A. Hỏi điện trở R có giá trị là bao nhiêu? Câu 2: Phát biểu định luật Jun – Len xơ. Viết công thức, trình bày đơn vị của các đại lượng trong định luật. Áp dụng: Một dòng điện có có cường độ 2A chạy qua dây dẫn có điện trở 20Ω trong thời gian 30 phút. Tính nhiệt lượng tỏa ra. Câu 3: Phát biểu qui tắc bàn tay trái. Áp dụng: Dùng quy tắc bàn tay trái xác định chiều của đại lượng vật còn thiếu trong hình. Câu 4: Phát biểu qui tắc nắm tay phải. Xác định cực của ống dây trong hình. Trang 7 Câu 5: Một dây dẫn làm bằng nikêlin dài có tiết diện 0.5mm 2 và điện trở suất là 0,4.10 -6 Ωm thì có điện trở 80Ω. Tính chiều dài của dây. Câu 6: Khi mắc 1 bóng đèn vào hiệu điện thế 220V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là 4A. Tính công suất của bóng đèn này và điện trở của bóng đèn khi đó. Phần 2: Vận dụng thấp ( 3 câu, mỗi câu 1 điểm). Câu 1: Cho 2 điện trở R 1 = 6Ω và R 2 = 12Ω mắc nối tiếp với nhau dưới hiệu điện thế 12V. Tính hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở R 1 và hiệu điện thế giữa 2 đầu điện trở R 2 . Câu 2: Cho mạch điện như sơ đồ hình vẽ, trong đó R 1 = 20Ω và R 2 = 30Ω, ampe kế A chỉ 1.2A. Tính số chỉ các ampe kế còn lại. Câu 3: Cho 3 điện trở R 1 = 5Ω, R 2 = 10Ω, R 3 = 15Ω mắc song song nhau. Tính điện trở tương đương của 3 điện trở này. Phần 2: Vận dụng cao ( 2 câu, mỗi câu 1 điểm). Câu 1: Cho mạch điện như sơ đồ, trong đó R 1 =15Ω, R 2 =R 3 =30Ω, U AB =12V. .a Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB. .b Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở. Câu 2: Một gia đình có 1 đèn loại 220V – 40W, một loại đèn 220V – 1000W. Nguồn điện sử dụng là 220V. a. Tính điện trở của mỗi dụng cụ. b. Trong 1 ngày đêm các đèn dùng trung bình 5 giờ. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng thắp sáng 2 bóng đèn trong 1 tháng. Biết 1Kwh giá 800 đồng. Trang 8 CẤU TRÚC ĐỀ THI PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm). Phần 1: Nhận biết: 04 câu (1 điểm) Phần 2: Thông hiểu: 08 câu. (2 điểm) Phần 3: Vận dụng thấp: 04 câu (1 điểm) Phần 4: Vận dụng cao: 04 câu (1 điểm) PHẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm). Phần 1: Thông hiểu: 03 câu (3 điểm) Phần 2: Vận dụng thấp: 01 câu (1 điểm) Phần 3: Vận dụng cao: 01 câu (1 điểm) Trang 9 . ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP năm học: 2 010 – 2 011 MÔN: VẬT LÝ 9 A. PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM: (mỗi câu 0.25 điểm) Phần 1: Nhận biết: (12 câu) Câu 1: Công thức tính của. Câu 10 : Hai điện trở R 1 vaø R 2 mắc song song thì công thức nào sau đây là đúng? a. 21 R 1 R 1 R += b. 21 21 RR RR R + = c. 21 21 RR RR R + = d. 21 21 RR

Ngày đăng: 27/11/2013, 21:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

trong hình. - Gián án De cuong Học kỳ 1 Vat Lý 9 năm 20102011
trong hình (Trang 7)
Câu 2: Cho mạch điện như sơ đồ hình vẽ, trong đĩ R1= 20Ω và R2= 30Ω, ampe kế A chỉ 1.2A - Gián án De cuong Học kỳ 1 Vat Lý 9 năm 20102011
u 2: Cho mạch điện như sơ đồ hình vẽ, trong đĩ R1= 20Ω và R2= 30Ω, ampe kế A chỉ 1.2A (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w