Tài liệu BD HSG Địa theo chuyên đề_911

18 380 0
Tài liệu BD HSG Địa theo chuyên đề_911

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BD HSG Địa theo chuyên đề huyenanh911@gmail.com Câu 1. (3,0 điểm): Địa lí tự nhiên đại cương (L6) 1- Vị trí, hình dạng và kích thước Trái Đất; 2- Bản đồ (Tỉ lệ bản đồ; Phương hướng trên bản đồ. Kinh, vĩ độ và tọa độ địa lí); 3- Vận động tự quay của Trái Đất và các hệ quả; 4- Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Câu 2. (3,0 điểm): Địa lí KT-XH đại cương (P1 - L7) 1- Dân số; 2- Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới; 3- Quần cư. Đô thị hóa. Câu 3. (4,0 điểm): Địa lí tự nhiên Việt Nam (P2 - L8) 1- Vị trí, giới hạn và hình dạng lãnh thổ Việt Nam; 2- Vùng biển Việt Nam; 3- Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam; 4- Đặc điểm địa hình và các khu vực địa hình Việt Nam; 5- Đặc điểm khí hậu Việt Nam; 6- Đặc điểm sông ngòi Việt Nam; 7- Đặc điểm đất Việt Nam; 8- Đặc điểm sinh vật Việt Nam. Câu 4. (3,0 điểm): Địa lí dân cư Việt Nam (L9) 1- Cộng đồng các dân tộc Việt Nam; 2- Dân số và sự gia tăng dân số; 3- Phân bố dân cư và các loại hình quần cư; 4- Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống. Câu 5. (4,0 điểm): Địa lí các ngành kinh tế Việt Nam (L9) 1- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp; 2- Sự phát triển và phân bố nông nghiệp; 3- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp; 4- Sự phát triển và phân bố công nghiệp; 5- Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ; 6- Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông; 7- Thương mại và du lịch Câu 6. (3,0 điểm): Địa lí các vùng kinh tế Việt Nam (L9) 1- Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; 2- Vùng đồng bằng sông Hồng. III. CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM III. CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM SGK lớp 8 Câu 1. Từ B --> N phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu độ ? Bao nhiêu phút ? Từ đó suy ra nước ta nằm trong đới khí hậu gì - của bán cầu nào ? Trả lời: Câu 1 - Bài 23: - Lãnh thổ nước ta kéo dài: 23 0 23’B – 8 0 34’B = 14 0 49’ (1650km). --> Vậy nước ta nằm trong đới khí hậu nhiệt đới Bắc bán cầu. (GVHD cách tính nháp và dùng máy tính .) violet.vn/huyenanh911 1 BD HSG Địa theo chuyên đề huyenanh911@gmail.com Câu 2. Từ T --> Đ phần đất liền nước ta mở rộng bao nhiêu độ ? Bao nhiêu phút ? Từ đó suy ra nước ta nằm trong múi giờ thứ mấy (theo giờ GMT) ? Trả lời Câu 2 - Bài 23: - Lãnh thổ nước ta mở rộng: 109 0 24’Đ – 102 0 10’Đ = 7 0 14’ . --> Kinh tuyến 105 0 Đ đi qua giữa lãnh thổ --> Nước ta nằm trong múi giờ số 7 theo giờ GMT. (GVHD cách tính nháp và dùng máy tính .) Câu 3. Hãy đánh giá những ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên, KT-XH và ANQP nước ta. Trả lời Câu 3 - Bài 23: - Đối với tự nhiên: + Với khí hậu: Quy định tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa . + Với sinh vật: Phong phú, đa dạng; xanh tốt quanh năm . + Với khoáng sản: Mang lại sự giàu có về tài nguyên khoáng sản . + Với cảnh quan: Tạo nên sự phân hoá đa dạng giữa ( .) . + Thiên tai: Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai như ( .) . - Đối với KT-XH: + Với xã hội: Nhiều dân tộc; tương đồng về văn hoá; giao lưu thuận lợi. + Với kinh tế: Nằm trong vùng kinh tế sôi động ( .); nằm trên đường hàng hải quốc tế --> Thuận lợi giao thương . - Đối với QPAN: Do có vị trí kinh tế quan trọng và vùng biển rộng lớn nên nước ta có một vị trí địa chính trị và quân sự đặc biệt quan trọng . Câu 4. Hình dạng lãnh thổ nước ta có ảnh hưởng như thế nào đối với tự nhiên và GTVT ? Trả lời Câu 4 - Bài 23: Hình dạng kéo dài - hẹp ngang --> ảnh hưởng: - Với tự nhiên: Mang đến sự phân hoá đa dạng ( .). Trong đó có nhiều cảnh quan độc đáo . - Với GTVT: Hình dạng lãnh thổ kết hợp với địa hình gậy ra nhiều khó khăn cho GTVT. Ví dụ . Câu 5. Cho hình 24.1 (Trang 87), tính khoảng cách (km) từ Hà Nội đến Ma-ni-la, Ban- đa Xê-ri Bê-ga-oan, Xin-ga-po và Băng Cốc. Bài này có thể yêu cầu sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để tính. Trả lời Câu 5 - Bài 23: - Theo SGK: 1cm bản đồ = 300 km thực địa --> Theo đường thẳng: Hà Nội --> Ma-ni-la = 5,4cm x 300 = 1620km Hà Nội --> Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan = 6,4cm x 300 = 1920km Hà Nội --> Xi-ga-po = 6,9cm x 300 = 2070km Hà Nội --> Băng Cốc = 3,2cm x 300 = 960km (GVHD cách tính cụ thể. Tương tự như vậy khi tính trong Atlat) Bài 24. Vùng biển Việt Nam violet.vn/huyenanh911 2 BD HSG Địa theo chuyên đề huyenanh911@gmail.com Câu hỏi và bài tập Câu 1. Phần biển Việt Nam nằm trong Biển Đông tiếp giáp với vùng biển của những quốc gia nào ? Việc tiếp giáp như vậy có thuận lợi và khó khăn gì ? Trả lời Câu 1 - Bài 24: - Biển Việt Nam trong Biển Đông tiếp giáp với vùng biển 8 quốc gia: Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Xingapo, Brunây, Philíppin. - ảnh hưởng: + Thuận lợi: Giao thương phát triển KT-XH . + Khó khăn: Nảy sinh nhiều mâu thuẫn, bất đồng về quyền lợi, chủ quyền . Câu 2. Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với các ngành kinh tế của nước ta ? Trả lời Câu 2 - Bài 24: - Thuận lợi của biển: + Thuận lợi cho đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản; + Thuận lợi cho GTVT biển; + Thuận lợi cho khai thác khoáng sản biển; + Thuận lợi cho hoạt động du lịch biển . + Một số thuận lợi khác (điều hoà khí hậu, cơ sở để tiến ra biển .) - Khó khăn của biển: + Một số thiên tai (bão, sóng thần, hiện tượng sạt lở, cát bay, cát chảy .) Câu 3. Chứng minh Biển Đông có ý nghĩa chiến lược đối với nước ta cả về mặt phát triển kinh tế lẫn ANQP. Trả lời Câu 3 - Bài 24: - Về kinh tế: + Với đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản: biển rộng, ấm, nhiều tôm cá; đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh . + Với GTVT biển: nằm trên đường hàng hải quốc tế . + Với khai thác khoáng sản biển: thềm lục địa có nhiều dầu khí, ven biển có nhiều cát trắng, titan, muối . + Với hoạt động du lịch biển: nhiều bãi tắm đẹp, nhiều cảnh quan đẹp . - Với QPAN: + Tiếp giáp với biển của 8 quốc gia, nằm trong vùng có vị trí kinh tế chiến lược của thế giới . Câu 4. Tại sao việc giữ vững chủ quyền một hòn đảo, dù nhỏ, nhưng lại có ý nghĩa rất lớn. Trả lời: Câu 4 - Bài 24: * Là vì: - Các đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền .; - Các đảo là cơ sở để nước ta tiến ra biển trong tương lai .; - Các đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền của ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo .; - Các đảo là địa bàn để phân bố dân cư . Bài 26. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam violet.vn/huyenanh911 3 BD HSG Địa theo chuyên đề huyenanh911@gmail.com Câu hỏi và bài tập Câu 1. Khoáng sản là gì ? Chứng minh nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Trả lời: Câu 1 - Bài 26: - Khoáng sản là một loại tài nguyên thiên nhiên. Bao gồm các loại khoáng vật có ích mà ở một trình độ nhất định nó được sử dụng trong đời sống và sản xuất của con người. - Phong phú bởi vì nước ta có đủ các loại: + Khoáng sản năng lượng: than đá, dầu mỏ, khí đốt . + Khoáng sản kim loại: sắt, nhôm, đồng, chì, kẽm, vàng . + Khoáng sản phi kim loại: apatít, pyrít, phốtpho . + Khoáng sản vật liệu xây dựng: đá vôi, đất sét, cát sỏi . Câu 2. Tại sao nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú ? Trả lời Câu 2 - Bài 26: * Là vì: - Nước ta có lịch sử phát triển lãnh thổ lâu dài ( .) - Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa với đại dương . - Nước ta nằm liền kề với vành đai sinh khoáng TBD và ĐTH. Câu 3. Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài nguyên khoáng sản ở nước ta. Thử đưa ra một số giải pháp sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên khoáng sản. Trả lời: Câu 3 - Bài 26: - Nguyên nhân: + Khai thác nhiều; + Kĩ thuật khai thác lạc hậu; + Sử dụng không tiết kiệm . - Biện pháp: + Tìm nguyên, nhiên liệu thay thế . + Đầu tư công nghệ trong khai thác và sử dụng . + Tuyên truyền giáo dục… Bài 27-28. Đặc điểm địa hình Việt Nam và đặc điểm các khu vực địa hình Câu hỏi và bài tập Câu 1. Nêu các đặc điểm chung nhất của địa hình Việt Nam. Cho biết ảnh hưởng của nó đối với tự nhiên và KT-XH nước ta. Trả lời Câu 1 - Bài 27-28: - Đặc điểm chung: (4 đặc điểm) + Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp; + Cấu trúc địa hình khá đa dạng (hai hướng núi chính, hướng nghiêng TB-ĐN, địa hình được Tân kiến tạo làm trẻ lại); + Địa hình nước ta là địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa; + Địa hìnhnước ta chịu tác động mạnh của con người. - ảnh hưởng: + Thuận lợi: tạo ra sự đa dạng về tự nhiên; thế mạnh về rừng, khoáng sản, cảnh quan . + Khó khăn: trong GTVT, tăng cường ảnh hưởng của gió mùa ĐB, gây hiệu ứng phơn . violet.vn/huyenanh911 4 BD HSG Địa theo chuyên đề huyenanh911@gmail.com Câu 2. Địa hình nước ta được hình thành và biến đổi bởi những nhân tố nào ? Phân tích ảnh hưởng của nhân tố con người. Trả lời Câu 2 - Bài 27-28: - Các nhân tố hình thành và biến đổi địa hình: + Nội lực: gồm các vận động kiến tạo. Xu hướng làm tăng sự gồ ghề . + Ngoại lực: gồm các yếu tố khí hậu, sông ngòi . Xu hướng san phẳng . + Nhân tố con người: Làm biến đổi mạnh mẽ . - ảnh hưởng của nhân tố con người: Làm biến đổi mạnh mẽ các dạng địa hình thông qua các hoạt động lao động sản xuất và đấu tranh của mình --> nhiều dạng địa hình nhân tạo như: hang động, hầm mỏ, đê điều, hồ đập . Câu 3. Nêu khái quát đặc điểm địa hình khu vực đồi núi nước ta và cho biết những ảnh hưởng của khu vực này đối với đời sống và sản xuất của nhân dân. Trả lời Câu 3 - Bài 27-28: - Đặc điểm địa hình khu vực đồi núi: + Chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ; + Chủ yếu là đồi núi thấp (<1000m chiếm 85%; >2000m chỉ 1%); + Hướng núi: TB-ĐN và hướng vòng cung là 2 hướng chính. + Gồm 4 vùng núi chính: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. - ảnh hưởng của địa hình khu vực đồi núi: + Thuận lợi: rừng, thuỷ điện, khoáng sản, cảnh quan đẹp . + Khó khăn: giao thông, lũ quét, xói mòn đất, sương muối, . Câu 4. Nêu khái quát đặc điểm địa hình khu vực đồng bằng nước ta và cho biết những ảnh hưởng của khu vực này đối với đời sống và sản xuất của nhân dân. Trả lời Câu 4 - Bài 27-28: - Đặc điểm địa hình khu vực đồng bằng: + Chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ; + Gồm 2 loại đồng bằng: • Đồng bằng châu thổ sông: ĐBSH, ĐBSCL. • Đồng bằng ven biển: Thanh - Nghệ - Tĩnh; Nam - Ngãi - Định, Phú - Khánh . - ảnh hưởng của địa hình khu vực đồng bằng: + Thuận lợi: phát triển nông nghiệp, thuỷ sản; thuận lợi cư trú, phát triển công nghiệp, giao thông . + Khó khăn: lụt, xâm nhập mặn, bão . Câu 5. Địa hình bờ biển và thêm lục địa nước ta có đặc điểm gì ? ảnh hưởng của nó đối với đời sống và sản xuất. Trả lời Câu 5 - Bài 27-28: - Đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa: + Bờ biển dài 3 260km (28/63 tỉnh thành phố giáp biển); + Gồm 2 loại bờ biển: • Bờ biển bồ tụ: châu thổ sông Hồng, châu thổ sông Cửu Long. violet.vn/huyenanh911 5 BD HSG Địa theo chuyên đề huyenanh911@gmail.com • Bờ biển mài mòn: Từ Đà Nẵng đến Bà Rịa - Vũng Tàu. + Bờ biển khúc khuỷ, nhiều vũng vịnh sâu và kín gió; + Thềm lục địa nông và rộng lớn. - ảnh hưởng của địa hình bờ biển và thềm lục địa: + Thuận lợi: nhiều bãi tắm đẹp, nơi xây dựng hải cảng và nuôi trồng thuỷ sản; nhiều khoáng sản . + Khó khăn: sạt lở bờ biển, bão, xâm nhập mặn . Câu 6. Vì sao các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp và kém phì nhiêu hơn hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long ? Trả lời Câu 6 - Bài 27-28: - Là vì: Sự tác động tổng hợp của các nhân tố sau: + Các sông trong vùng này chủ yếu là nhỏ, ngắn và dốc; + Sự chia cắt của các dãy núi đâm ngang ra biển .; Câu 7. Địa hình châu thổ sông Hồng giống và khác với địa hình châu thổ sông Cửu Long ở điểm nào ? Trả lời Câu 7 - Bài 27-28: - Giống nhau: Đều là địa hình châu thổ có thềm lục địa mở rộng . - Khác nhau: + Châu thổ sông Hồng bị chia cắt bởi hệ thống đê điều. Từ đó chia làm 2 khu vực địa hình là trong đê (thấp, là các ô trũng và không được bồi đắp phù sa) và ngoài đê (cao hơn, thường xuyên được bồi đắp phù sa)… + Châu thổ sông Cửu Long bị chia cắt bở hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; vào mùa lũ nhiều vùng đất trũng bị ngập nước… Bài 31. Đặc điểm khí hậu Việt Nam Câu hỏi và bài tập Câu 1. Nêu khái quát những đặc điểm chung của khí hậu nước ta. Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở chỗ nào ? Trả lời: Câu 1 - Bài 31: - Đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam: + Tính chất nhiệt đới, ẩm, gió mùa: • Tính nhiệt đới: nhiệt độ TB 20 - 22 0 C, số giờ nắng 1 400 - 3 000 . • Tính ẩm: tổng lượng mưa 1 500 - 2 000 mm, cân bằng ẩm dương . • Gió mùa: Có 2 loại gió hoạt động theo mùa và mang đến những đặc điểm khí hậu khác nhau. + Tính chất đa dạng và thất thường: • Đa dạng: phân hoá theo B-N, Đ-T - chia làm 4 miền khí hậu (phía Bắc, Đông Trường Sơn, phía Nam, Biển Đông); phân hoá theo độ cao . (HS có thể sử dụng Atlat). • Thất thường: năm rét sớm, năm rét muộn; năm mưa lớn, năm khô hạn; năm ít bão, năm nhiều bão . - Nét độc đáo thể hiện ở chỗ: nước ta có cùng vĩ độ với khu vực Tây á và Bắc Phi nhưng chúng ta lại không bị khô hạn như vậy. violet.vn/huyenanh911 6 BD HSG Địa theo chuyên đề huyenanh911@gmail.com Câu 2. Trình bày những hiểu biết của mình về tính đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta (biểu hiện, nguyên nhân). Trả lời: Câu 2 - Bài 31: - Biểu hiện: Như trên câu 1 ( .) - Nguyên nhân: + Do vị trí nước ta nằm kề một vùng biển rộng lớn .; + Do đặc điểm địa hình nước ta .; Câu 3. Hãy nêu ít nhất 5 câu ca dao hay tục ngữ phản ánh đặc điểm khí hậu - thời tiết ở nước ta hoặc địa phương bạn sinh sống. Trả lời: Câu 3 - Bài 31: 1. Cơn đằng Đông vừa trông vừa chạy/ Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi. 2. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa; Bay cao thì nắng; Bay vừa thì râm. 3. Ráng mỡ gà, ai có nhà thì chống. 4. Chớp Đông nhay nháy, gà gáy thì mưa. 5. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa… Câu 4. Lập bảng so sánh giữa gió mùa mùa đông với gió mùa mùa hạ ở nước ta theo các tiêu chí: nguồn gốc, tên gọi, hướng, thời gian, không gian, ảnh hưởng. Trả lời: Câu 4 - Bài 31: Gió mùa mùa đông Gió mùa mùa hạ Hướng gió chủ yếu – Đông Bắc – Tây Nam Nguồn gốc – Áp cao Xibia – Nửa đầu mùa hạ: áp cao Bắc Ấn Độ Dương – Nửa cuối mùa hạ: áp cao cận chí tuyến nam bán cầu Phạm vi hoạt động – Miền Bắc (đến 16 0 B) – Cả nước Thời gian hoạt động – Từ tháng XI đến tháng IV – Từ tháng V đến tháng VII – Từ tháng VI đến tháng X Tính chất – Lạnh khô nửa đầu mùa đông, lạnh ẩm, có mưa phùn nửa cuối mùa đông – Nóng ẩm Ảnh hưởng đến khí hậu Mùa đông lạnh ở miền Bắc – Mưa cho Nam Bộ và Tây Nguyên, khô nóng cho Trung Bộ – Mưa cho cả nước Ngoại lệ Từ Đà Nẵng trở vào, gió Tín phong BBC thổi theo hướng ĐB gây mưa vùng ven biển miền Trung, còn Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô. Miền Bắc: gió này di chuyển vào Bắc Bộ theo hướng đông nam (do ảnh hưởng áp thấp Bắc Bộ) tạo nên "gió mùa Đông Nam". Câu 5. Dựa vào bảng số liệu dưới đây, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của hai địa điểm. violet.vn/huyenanh911 7 BD HSG Địa theo chuyên đề huyenanh911@gmail.com Bảng: Nhiệt độ ( 0 C) của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Tháng I II III IV V VI VII VIIIIX X XI XII Năm Hà Nội 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 23,5 TP HCM 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 27,1 Trả lời: Câu 5 - Bài 31: - Nhận xét: + HN có 3 tháng (I, II, XII) nhiệt độ dưới 20 0 C, còn TP HCM thì không có tháng nào nhiệt độ dưới 20 0 C. + Nhiệt độ TB năm ở TP HCM cao hơn ở HN 3,6 0 C. + Biên độ nhiệt năm ở HN (12,5 0 C) cao hơn ở TP HCM (3,2 0 C). + Tháng có nhiệt đọ cực đại của TPHCM là tháng IV còn của HN là tháng VII, nhưng đều có nhiệt độ là 28,9 0 C - Giải thích: + Do vị trí: TP HCM có vĩ độ thấp hơn . + Do ảnh hưởng của gió mùa: HN chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh còn TP HCM thì không . Câu 6: Cho hình sau: a) Đặt tên cho hình vẽ. b) Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra trong hình. c) Tính độ cao trung bình tại nơi có nhiệt độ 7 0 C. (Nêu rõ cách tính). d) Hiện tượng này xảy ra ở vùng nào của Việt Nam và vào thời gian nào ? violet.vn/huyenanh911 8 BD HSG Địa theo chuyên đề huyenanh911@gmail.com (ý d này có thể hỏi khác đi là: Hãy nêu giới hạn hoạt động về không gian và thời gian của hiện tượng này ở nước ta.). Trả lời: Câu 6 - Bài 31: a) Đặt tên: Hiện tượng gió phơn b) Mô tả và giải thích hiện tượng phơn: Gió ẩm thổi đến sườn đón gió (sườn Tây) trườn lên cao, nhiệt độ giảm theo đoạn nhiệt ẩm 0,6 0 C/100m, hơi nước ngưng tụ cho mưa ở sườn này. Sang đến sườn khuất gió (sườn Đông), nhiệt độ tăng theo đoạn nhiệt khô 1 0 C/100m nên không khí rất khô và nóng. c) Tính độ cao: Độ cao tại nơi có nhiệt độ 70C là: 2 500m. Vì: - Tại 0m nhiệt độ là 22 0 C (nhiệt độ giảm theo tiêu chuẩn không khí ẩm - trung bình 0,6 0 C/100m. - Tại 2.000m, nhiệt độ là 10 0 C - chênh 3 0 C so với 7 0 C --> Chênh 500m độ cao. Vậy độ cao tại nơi có nhiệt độ 7 0 C là: 2 000m + 500m = 2 500m. d) Liên hệ: Hiện tượng gió phơn xảy ra ở nước ta tại khu vực Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hoá đến Thừa Thiên - Huế, mạnh nhất tại Nghệ An, Hà Tĩnh), tại Tây Bắc và diễn ra vào mùa hè. Bài 33. Đặc điểm sông ngòi Việt Nam Câu hỏi và bài tập Câu 1. Nêu và giải thích các đặc điểm sông ngòi Việt Nam. Trả lời: Câu 1 - Bài 33: - Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước ( .). Do địa hình nước ta 3/4 là đồi núi, bị chia cắt mạnh, lượng mưa hàng năm lớn . - Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là TB-ĐN và vòng cung. Do đó cũng chính là 2 hướng chính của địa hình Việt Nam. - Sông ngòi nước ta nhiều nước, giàu phù sa ( .). Do nước ta có một số sông lớn bắt nguồn từ vùng núi cao, chảy qua vùng đất dễ xói mòn . - Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước (lũ - cạn) rõ rệt. Do sông ngòi nước ta có nguồn cung cấp nước từ mưa là chủ yếu mà chế độ mưa của nước ta theo mùa . Câu 2. Tại sao nước ta có nhiều sông suối, song chủ yếu lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc ? Trả lời: Câu 2 - Bài 33: - Nước ta có nhiều sông suối là do địa hình nước ta 3/4 là đồi núi, bị chia cắt mạnh, lượng mưa hàng năm lớn . - Các sông chủ yếu ngắn và dốc do hình dạng lãnh thổ nước ta (hẹp ngang); do địa hình nước ta (một số dãy núi có sườn bất đối xứng) . Câu 3. Hãy kể các nguồn lợi mà sông ngòi Việt Nam mang lại cho đời sống và sản xuất của nhân dân ta. Trả lời: Câu 3 - Bài 33: - Thuỷ nông: đảm bảo tưới - tiêu cho nông nghiệp . - Thuỷ năng: có tiềm năng thuỷ điện lớn, nhất là ở thượng lưu sông . - Thuỷ sản: là địa bàn để đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản . - Khoáng sản: là nơi khai thác cát, sỏi, vàng . - Với công nghiệp: là nơi cung cấp nước cho nhiều nhà máy công nghiệp . violet.vn/huyenanh911 9 BD HSG Địa theo chuyên đề huyenanh911@gmail.com - Với GTVT: là các tuyến đường thuỷ quan trọng trong nội địa . - Một số nguồn lợi khác: . Câu 4. Có ý kiến cho rằng: “Lũ ở đồng bằng sông Cửu Long hàng năm gây nhiều thiệt hại nhưng cũng mang đến một số nguồn lợi cho đồng bằng này”. Dựa vào kiến thức và hiểu biết của bản thân bạn hãy làm rõ ý kiến trên. Trả lời: Câu 4 - Bài 33: * Đó là ý kiến đúng. Vì: - Thiệt hại của lũ: + Với nông nghiệp: ngập các đồng lúa chưa thu hoạch . + Với thuỷ sản: vỡ bè, tràn ao . + Với đời sống: đi lại, sinh hoạt khó khăn; dịch bệnh phát triển . - Nguồn lợi do lũ mang lại: + Lượng phù sa màu mỡ; + Nước ngọt để thau chua, rửa mặn; + Nguồn tôm cá theo lũ . Câu 5. Sự khác nhau giữa đặc điểm lũ ở đồng bằng sông Hồng với lũ ở đồng bằng sông Cửu Long là gì ? Tại sao có sự khác nhau đó ? Trả lời: Câu 5 - Bài 33: - Lũ ở ĐBSH lên nhanh, rút nhanh do tác động của hệ thống đê điều. - Lũ ở ĐBSCL lên chậm, rút chậm do tác động của Biển Hồ, do diện tích rộng, địa hình phẳng và không có hệ thống đê điều. Câu 6. Để phòng chống lũ ở đồng bằng sông Hồng, nhân dân ta đã làm gì ? Việc làm đó có thể áp dụng cho đồng bằng sông Cửu Long không ? Tại sao ? Trả lời: Câu 6 - Bài 33: - Để phòng chống lũ ở ĐBSH, nhân dân ta đã xây dựng hệ thống đê điều. - Việc làm trên không thể áp dụng cho ĐBSCL vì ở đây địa hình thấp, diện tích rộng, nền địa chất yếu và vì lũ còn mang đến một số nguồn lợi . Câu 7. Lũ quét thường xảy ra ở khu vực nào ở nước ta và trong điều kiện nào? Cần phải làm gì để hạn chế lũ quét? Trả lời: Câu 7 - Bài 33: - Lũ quét thường xảy ra ở khu vực đồi núi trong điều kiện mất lớp phủ thực vật (rừng) và mưa lớn trong một thời gian ngắn . - Để hạn chế lũ quét cần: + Trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn; + Quy hoạch các điểm quần cư dân miền núi; + Dự báo chính xác về mưa lũ; + Các biện pháp khác như tuyên truyền, giáo dục . Câu 8. Việc xây dựng các hồ thuỷ điện có ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nước sông ? Cho ví dụ cụ thể. Trả lời: Câu 8 - Bài 33: - Việc xây dựng các hồ thuỷ điện có tác dụng điều hoà chế độ nước sông. - Ví dụ: Việc xây dựng hồ thuỷ điện Tuyên Quang làm cho Thị xã TQ và các vùng hạ lưu sông Lô không còn bị lũ hàng năm nữa do khi nước dồn về thì đã có hồ điều hoà . Bài 36. Đặc điểm đất Việt Nam violet.vn/huyenanh911 10 [...]... núi với đồng bằng (số liệu chứng minh); - Giữa miền núi với miền núi (số liệu chứng minh); - Giữa đồng bằng với đồng bằng (số liệu chứng minh) b) Giải thích: - Do lịch sử cư trú; - Do điều kiện sống khác nhau c) ảnh hưởng: - Nơi nhiều tài nguyên thì lại thiếu lao động (miền núi); - Nơi diện tích hẹp thì lại tập trung đông dân cư (đồng bằng); violet.vn/huyenanh911 16 BD HSG Địa theo chuyên đề huyenanh911@gmail.com... thoa của các luồng sinh vật ( ); - Lãnh thổ gồm 3 bộ phận (vùng đất, vùng biển, vùng trời); - Khí hậu và địa hình phân hoá đa dạng; - Hoạt động sản xuất của con người Câu 2 Cho bảng số liệu sau: Sự biến động diện tích rừng từ năm 1943 đến 2005 (Đ.vị: triệu ha) violet.vn/huyenanh911 12 BD HSG Địa theo chuyên đề Năm Tổng diện tích rừng Diện tích rừng tự nhiên huyenanh911@gmail.com Diện tích rừng trồng 1943... số người chưa có việc làm thường xuyên và rút ra nhận xét violet.vn/huyenanh911 17 BD HSG Địa theo chuyên đề huyenanh911@gmail.com Trả lời: Câu 3 - Bài 4: a) Vẽ biểu đồ thanh ngang: - Bước 1: Tính tỉ lệ số người chưa có việc làm thường xuyên (nháp) - Bước 2: lập bảng số liệu tỉ lệ số người chưa có việc làm thường xuyên theo kết quả tính ở trên - Bước 3: Vẽ biểu đồ thanh ngang (cột nằm) thể hiện tỉ lệ... Thuận lợi: nền văn hoá đa dạng; tình hữu nghị + Khó khăn: mâu thuẫn quyền lợi, ý thức hệ Câu 2 Theo các bạn, tại sao Đảng và Nhà nước ta lại thực hiện các chính sách ưu tiên đối với đồng bào các dân tộc ít người trong nhiều lĩnh vực ? Trả lời: Câu 2 - Bài 1: Là vì: violet.vn/huyenanh911 13 BD HSG Địa theo chuyên đề huyenanh911@gmail.com - Thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa; - Thực hiện xoá dần khoảng... - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm đều (sl) do tỉ suất sinh và tử đều giảm Câu 3 Cho bảng số liệu sau: Dân số và tốc độ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 1970 - 2007 Năm Số dân (triệu người) Tỉ lệ GTDS tự nhiên (%) 1970 41,0 3,2 1999 76,3 1,6 2005 83,1 1,3 2007 85,2 1,2 violet.vn/huyenanh911 14 BD HSG Địa theo chuyên đề huyenanh911@gmail.com a) Vẽ biểu đồ thể hiện số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên... vị diện tích (thường là km2) trong một thời gian nhất định - Công thức: Mật độ = Số dân / Diện tích (người/km2) Câu 2 Cho bảng số liệu sau: Số dân và tỉ lệ dân thành thị giai đoạn 1990 - 2005 Năm Số dân thành thị violet.vn/huyenanh911 Tỉ lệ dân thành thị 15 BD HSG Địa theo chuyên đề huyenanh911@gmail.com (triệu người) (%) 1990 12,9 19,5 1995 14,9 20,8 2000 18,8 24,2 2005 22,3 26,9 a) Vẽ biểu đồ thể hiện... Câu 3 - Bài 36: a) Vẽ 2 biểu đồ tròn bán kính bằng nhau đảm bảo 3Đ: đúng, đủ, đẹp b) Nhận xét: - Có sự khác nhau trong cơ cấu: tỉ lệ đất lâm nghiệp nhiều nhất (số liệu) , tỉ lệ đất thổ cư ít nhất (sl) violet.vn/huyenanh911 11 BD HSG Địa theo chuyên đề huyenanh911@gmail.com - Có sự chuyển dịch trong cơ cấu: nhóm tăng tỉ lệ: đất nông nghiệp tăng (sl), đất lâm nghiệp (sl), đất thổ cư (sl); còn lại đất sông.. .BD HSG Địa theo chuyên đề huyenanh911@gmail.com Câu hỏi và bài tập Câu 1 Đất ở miền núi của nước ta đang bị xói mòn nghiêm trọng Em hãy cho biết nguyên nhân và biện pháp khắc phục Trả lời: Câu 1 - Bài 36: - Nguyên nhân: + Mất lớp phủ rừng; + Canh tác không hợp lí; + Nạn du canh du cư - Biện pháp: + Trồng và bảo vệ rừng; + Canh tác hợp lí: trồng cây theo băng, đào hố vảy cá;... cấp phổ thông Câu 2 Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế năm 2000 và 2005 (%) Thành phần kinh tế 2000 2005 Nhà nước 9,3 9,5 Ngoài Nhà nước 90,1 88,9 Có vốn đầu tư nước ngoài 0,6 1,6 a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2000 và 2005 b) Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta giai... sự khác nhau về tỉ lệ giữa các vùng Mong quý thầy cô thông cảm! Vì đây là tài liệu tham khảo chưa được hoàn chỉnh nên không giám tùy tiện để quý thầy, cô dùng, nếu quý thầy, cô nào có ý muốn sử dụng xin hãy cho ý kiến lên trang riêng, hoặc liên lạc qua mail: huyenanh911@gmail.com, tôi xin sẵn lòng phục vụ, trao đổi thêm tài liệu phục vụ dạy và học cùng quý thầy, cô ! violet.vn/huyenanh911 18 . vào bảng số liệu dưới đây, hãy nhận xét và giải thích chế độ nhiệt của hai địa điểm. violet.vn/huyenanh911 7 BD HSG Địa theo chuyên đề huyenanh911@gmail.com. mùa ĐB, gây hiệu ứng phơn . violet.vn/huyenanh911 4 BD HSG Địa theo chuyên đề huyenanh911@gmail.com Câu 2. Địa hình nước ta được hình thành và biến đổi

Ngày đăng: 27/11/2013, 16:11

Hình ảnh liên quan

Câu 4. Lập bảng so sánh giữa gió mùa mùa đông với gió mùa mùa hạ ở nước ta theo các tiêu chí: nguồn gốc, tên gọi, hướng, thời gian, không gian, ảnh hưởng. - Tài liệu BD HSG Địa theo chuyên đề_911

u.

4. Lập bảng so sánh giữa gió mùa mùa đông với gió mùa mùa hạ ở nước ta theo các tiêu chí: nguồn gốc, tên gọi, hướng, thời gian, không gian, ảnh hưởng Xem tại trang 7 của tài liệu.
Bảng: Nhiệt độ (0C) của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh - Tài liệu BD HSG Địa theo chuyên đề_911

ng.

Nhiệt độ (0C) của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Xem tại trang 8 của tài liệu.
Câu 3. Cho bảng số liệu sau: - Tài liệu BD HSG Địa theo chuyên đề_911

u.

3. Cho bảng số liệu sau: Xem tại trang 16 của tài liệu.
+ Đa dạng hoá các loại hình đào tạo. - Tài liệu BD HSG Địa theo chuyên đề_911

a.

dạng hoá các loại hình đào tạo Xem tại trang 17 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan