1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng Chuyên đề phụ đạo HS yếu kém

6 2,7K 61

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 64 KB

Nội dung

Chuyên đề: “Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém ở trường THCS” Chuyên Đề : “ Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém ở trườngTHCS” I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Lý do: Đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động sáng tạo, độc lập tiếp thu tri thức khoa học kỹ thuật hiện đại, biết vận dụng và thực hiện các giải pháp hợp lý cho những vấn đề trong cuộc sống xã hội và trong thế giới khách quan là một vấn đề mà nhiều nhà giáo dục đã và đang quan tâm. Vấn đề trên khơng nằm ngồi mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn lịch sử hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là tổ chức các hoạt động tích cực cho người học, kích thích, thúc đẩy, hướng tư duy của người học vào vấn đề mà họ cần phải lĩnh hội. Từ đó khơi dậy và thúc đẩy lòng ham muốn, phát triển nhu cầu tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh trong tự bản thân của người học từ đó phát triển, phát huy khả năng tự học của họ. Đối với học sinh bậc THCS cũng vậy, các em là những đối tượng người học nhạy cảm việc đưa phương pháp dạy học theo hướng đổi mới là cần thiết và thiết thực. Vậy làm gì để khơi dậy và kích thích nhu cầu tư duy, khả năng tư duy tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo phù hợp với đặc điểm của mơn học đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh? Trước vấn đề đó người giáo viên cần phải khơng ngừng tìm tòi khám phá, khai thác, xây dựng hoạt động, vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học trong các giờ học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng cho học sinh một hướng tư duy chủ động, sáng tạo. Bên cạnh đó, vấn đề học sinh yếu kém hiện nay cũng được xã hội quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này, để đưa nền giáo dục đất nước ngày một phát triển tồn diện thì người giáo viên khơng chỉ phải biết tìm tòi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu kém. Vấn đề nêu trên cũng là khó khăn với khơng ít giáo viên nhưng ngược lại, giải quyết được điều này là góp phần xây dựng trong bản thân mỗi giáo viên một phong cách và phương pháp dạy học hiện đại giúp cho học sinh có hướng tư duy mới trong việc lĩnh hội kiến thức. Là một giáo viên giảng dạy mơn Tiếng Anh, bản thân đã nhiều đêm trăn trở và suy nghĩ. Chúng ta nên làm sao để học sinh thuộc diện yếu kém có thể biết nghe, nói, đọc, viết. Phải chăng những học sinh yếu là do khơng được quan tâm một cách thích đáng, do hồn cảnh gia đình hay do các em lêu lỏng dẫn đến mất gốc, chán nản, khơng thích học… Vì vậy trong phạm vi chun đề : “ Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém ở trường THCS” tơi xin phân tích một số ngun nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém để từ những ngun nhân đó có thể tìm ra hướng khắc phục khó khăn giúp học sinh vươn lên trong học tập. Giáo viên thực hiện: Tề Xốn - 1 Chuyên đề: “Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém ở trường THCS” 2. THỰC TRẠNG: 2.1. Về phía học sinh: Học sinh là người học, là người lĩnh hội những tri thức thì ngun nhân học sinh yếu kém có thể kể đến là do cá nhân học sinh trong đó có thể kể đến một số ngun nhân sau: - Học sinh lười học: qua q trình giảng dạy, tơi nhận thấy rằng đa số các học sinh yếu kém là những học sinh cá biệt, vào lớp khơng chịu chú ý chun tâm vào việc học, về nhà thì khơng xem bài, khơng chuẩn bị bài, cứ đến giờ học thì lại cắp sách đến trường, nhiều khi học sinh còn khơng biết hơm đó học mơn gì, vào lớp thì khơng chép bài vì lí do là khơng mang theo tập học của mơn đó. Còn một bộ phận khơng ít học sinh thì khơng xác định được mục đích của việc học, học để có điều kiện đi chơi, đến lớp thì lo chọc phá bạn bè, gọi đến thì khơng biết trả lời, đang giờ học thì xin ra ngồi để chơi. Theo sách giáo khoa hiện hành thì để dễ dàng tiếp thu bài, nhanh chóng lĩnh hội được tri thức thì người học phải biết tự tìm tòi, tự khám phá, có như thế thì khi vào lớp mới nhanh chóng tiếp thu và hiểu bài một cách sâu sắc được. Tuy nhiên, phần lớn học sinh hiện nay đều khơng nhận thức được điều đó. Học sinh chỉ đợi đến khi lên lớp, nghe giáo viên giảng bài rồi mới ghi vào những nội dung đã học rồi về nhà lấy tập ra “học vẹt” mà khơng hiểu nội dung đó nói lên điều gì. - Học sinh khơng có thời gian cho việc tự học: Với một vùng nơng thơn nghèo như Định An, đa số người dân sống bằng nghề làm th để kiếm sống qua ngày, cuộc sống rất bấp bênh nhưng vẫn cố gắng lo cho con em đi học. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cứ nghĩ học sinh đến trường, học những gì giáo viên giảng dạy là đủ rồi mà chưa chú ý đến vấn đề tự học của học sinh. Một số bộ phận học sinh thì theo cha mẹ đi làm th, một số khác phải làm cơng việc nhà, chăm sóc em nhỏ….nếu các giáo viên có điều kiện đi ngang qua con đường đến trường trong những ngày thu hoạch lúa thì chắc chắn thầy cơ sẽ thấy đâu đó học sinh của mình đang gặt lúa, đang vác lúa hay làm một cơng việc gì đó ở ngồi đồng, thậm chí phải đi bán vé số mà đáng lí ra thời gian đó học sinh phải ngồi trên lớp hoặc đang thảo luận với bạn bè trong những giờ học nhóm. - Học sinh bị hỏng kiến thức từ lớp nhỏ: Đây là một điều khơng thể phủ nhận, với chương trình học tập hiện nay, để có thể học tốt, đặc biệt là các mơn như: Tốn, văn, Tiếng Anh… thì để việc học tập có kết quả thì đòi hỏi trước đó học sinh phải có vốn kiến thức nhất định. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều học sinh đã khơng có được những vốn kiến thức cơ bản ngay từ lớp nhỏ, từ đó càng lên các lớp lớn hơn, học những kiến thức mới có liên quan đến những kiến thức cũ thì học sinh đã qn hết cho nên việc tiếp thu kiến thức mới trở thành điều rất khó khăn đối với các em. Ngun nhân này có thể nói đến một phần lỗi của giáo viên là chưa đánh giá đúng trình độ của học sinh. 2.2. Về phía giáo viên: Học sinh yếu khơng phải ngun nhân tồn là ở học sinh mà một phần ảnh hưởng khơng nhỏ là ở người giáo viên. Thầy hay thì mới có trò giỏi. Ngày nay, để có thể thực hiện tốt trong cơng tác giảng dạy thì đòi hỏi người giáo viên phải khơng ngừng học tập nâng cao trình độ chun Giáo viên thực hiện: Tề Xốn - 2 Chuyên đề: “Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém ở trường THCS” mơn nghiệp vụ. Tuy nhiên, ở đây khơng phải giáo viên nào có trình độ học vấn cao, tốt nghiệp loại giỏi thì sẽ giảng dạy tốt mà ở đây đòi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp dạy học nào là tốt với từng đối tượng học sinh và với từng nội dung kiến thức. Qua q trình cơng tác ở trường THPT Định An tơi nhận thấy, vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề, chỉ rập khn theo một khn mẫu nhất định mà chưa chú ý quan tâm đến các đối tượng học sinh. Chưa tìm tòi nhiều phương pháp dạy học mới kích thích tính tích cực chủ động của học sinh. Chưa thật sự quan tâm tìm hiểu đến hồn cảnh của học sinh, có khi học sinh hỏi một vấn đề gì đó thì giáo viên lại tỏ ra khó chịu hay trả lời cho học sinh với thái độ cọc cằn làm cho học sinh khơng còn dám hỏi khi có điều gì chưa rõ. Trên đây là một số ngun nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu kém mà bản thân tơi nhận thấy trong q trình cơng tác ở trường. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Để nâng dần chất lượng học sinh khơng phải là chuyện một sớm một chiều mà nó đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm của người giáo viên. Phụ đạo học sinh yếu kém phải thật sự được giáo viên quan tâm nhất là trong tình hình học tập hiện nay của học sinh, nhưng phụ đạo như thế nào, phương pháp ra sao thì đó cũng là một vấn đề đòi hỏi giáo viên cần phải khơng ngừng tìm hiểu. Sau đây tơi xin trình bày một vài biện pháp cũng như kinh nghiệm mà bản thân tơi đã tích lũy được trong q trình giảng dạy các em trong nhiều năm qua. 1. Các biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém: 1.1. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh: - Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh ở bộ mơn mình, tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập bộ mơn từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của mơn học trong thực tiễn. - Phải tạo cho khơng khí lớp học thoải mái nhẹ nhàng, đừng để cho học sinh sợ giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương u, tơn trọng mình. Giáo viên khơng nên dùng biện pháp đuổi học sinh ra ngồi khơng cho học sinh học tiết học đó khi học sinh khơng ngoan, khơng chép bài. Vì làm như thế học sinh sẽ khơng được học tiết đó thế là học sinh lại có một buổi học khơng thu hoạch được gì. Chúng ta phải tìm cách khun nhủ, nhắc nhở học sinh giáo dục ý thức học tập của học sinh hoặc dùng một biện pháp giáo dục đó chứ đừng đuổi học sinh ra ngồi trong giờ học. - Bên cạnh đó, việc giáo dục ý thức học tập của học sinh cũng phụ thuộc rất lớn vào giáo viên chủ nhiệm, giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với học sinh, phải tìm hiểu đối với từng đối tượng học sinh, thường xun theo dõi các em về cả học lực và hạnh kiểm để kịp thời giáo dục, uốn nắn học sinh của mình. Ví dụ 1: Học sinh Danh A, học sinh lớp 8A , khơng thích học nhưng vì bị gia đình ép buộc đi học nên đến lớp khơng chú ý nghe giảng mà chỉ lo nói chuyện, làm mất trật tự trong giờ học, chọc phá bạn bè làm cho bạn học khơng được. Kết quả là học sinh đó học tập kém. Giáo viên thực hiện: Tề Xốn - 3 Chuyên đề: “Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém ở trường THCS” ►Hướng giải quyết: Trước tiên, giáo viên chủ nhiệm trao đổi với chính học sinh đó để tìm hiểu ngun nhân dẫn đến sự yếu kém của học sinh, đồng thời hỏi bạn bè của học sinh đó về hồn cảnh gia đình và sinh hoạt của học sinh. Từ đó giáo viên tìm hiểu được ngun nhân và thường xun gần gũi, khun nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các trò chơi có lồng ghép việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức vươn lên trong học tập, làm cho học sinh nhận thấy tầm quan trọng của việc học. Bên cạnh đó, giáo viên trao đổi với gia đình, phối hợp với gia đình giáo dục ý thức của học sinh, khun nhủ gia đình khơng nên q gò ép học sinh mà từ từ hướng dẫn học sinh học tập, thường xun gần gũi giúp đỡ em để em thấy được sự quan tâm của gia đình mà phấn đấu. 1.2. Kèm cặp học sinh yếu kém: - Ngay từ đầu năm, giáo viên phải lập danh sách học sinh yếu kém bộ mơn mình ở năm học trước để nắm rõ các đối tượng học sinh, lập danh sách học sinh yếu kém và chú ý quan tâm đặc biệt đến những học sinh này trong mỗi tiết học như thường xun gọi các em đó lên trả lời, khen ngợi khi các em trả lời đúng… - Tổ chức các nhóm học tập cho học sinh, trong nhóm có đủ các đối tượng học sinh khá, giỏi, trung bình, yếu kém. Lên kế hoạch cụ thể cho các nhóm học sinh này hoạt động và thường xun theo dõi, đơn đốc, và thường xun kiểm tra các nhóm để có thể nắm bắt kịp thời tình hình của học sinh. - Tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém: lập danh sách học sinh học yếu kém lên kế hoạch dạy phụ đạo cho các em, một mặt là giúp các em có thể nêu lên những thắc mắc của các em về những điều các em chưa hiểu trong tiết học chính khóa để giáo viên có thể giải đáp cho học sinh đồng thời hướng dẫn cho học sinh làm bài tập. Mặt khác, ở buổi học phụ đạo này, giáo viên từng bước bồi dưỡng cho học sinh, từng bước lấp đầy những chổ hỏng kiến thức của học sinh, giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản nhất về chương trình học. Khi thực hiện việc dạy phụ đạo, giáo viên phải thường xun theo dõi kiểm tra học sinh để ln nắm được tình hình học tập của các em, từ đó giáo viên rút kinh nghiệm cho những giờ học sau. - Đội TNTP phát động phong trào “đơi bạn cùng tiến” để học sinh có thể giúp đở lẫn nhau trong học tập. - Ví dụ 2: Trong lớp 8A có vài học sinh bị học yếu mơn Tiếng Anh do là ở những lớp trước học sinh khơng nắm rõ các kiến thức cơ bản, khi lên các lớp sau học sinh học tới những kiến thức mới có liên quan đến kiến thức lớp dưới thì học sinh khơng nhớ nên khơng thể hiểu được nội dung của bài mới. Từ đó làm học sinh chán nãn và khơng thích học tập mơn Tiếng Anh nữa. Và kết quả là học sinh đó chỉ đạt điểm trung bình 3.0 mơn Tiếng Anh ở cuối học kì I. ►Hướng giải quyết: Đối với giáo viên bộ mơn Tiếng Anh phải lập danh sách học sinh có kết quả học tập yếu, kém. Qua q trình giảng dạy giáo viên tìm hiểu ngun nhân. Từ những ngun nhân đó, giáo viên lên kế hoạch phụ đạo cho các em. Giáo viên soạn ra các bài tập cơ bản, tập hợp các em học yếu, kém lại hướng dẫn các em học tập. Tổ chức nhóm học tập cho học sinh trong mỗi nhóm có 1 – 2 học sinh khá giỏi Giáo viên thực hiện: Tề Xốn - 4 Chuyên đề: “Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém ở trường THCS” để các em giúp đỡ nhau học tập. Trong q trình phụ đạo giáo viên thường xun kiểm tra để nắm bắt kịp thời sự tiến bộ của học sinh để có hướng dạy thích hợp hơn. 1.3. Một số biện pháp đối với học sinh cá biệt. Đối với các học sinh cá biệt thì việc giúp cho các em vươn lên quả là một điều hết sức khó khăn vì các em khơng có ý thức học tập, vào lớp thì khơng chịu học bài, khơng chú ý nghe giáo viên giảng bài, về nhà khơng chuẩn bị bài mà chỉ lo đi chơi. Đối với đối tượng học sinh này, giáo viên bộ mơn cần phải phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm thường xun nhắc nhở các em về ý thức học tập, thường xun kiểm tra tập của học sinh, khi học sinh vi phạm thì giáo viên nên kết hợp với phụ huynh để răn đe, giáo dục các em. Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình giám sát việc học nhóm, học phụ đạo của học sinh. 1.4. Rèn luyện về chun mơn nghiệp vụ của giáo viên: Giáo viên cần phải khơng ngừng tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, tìm ra và vận dụng tốt các phương pháp dạy học mới. Người giáo viên dạy giỏi mới giúp cho học sinh có thể đi đến lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng và nhanh chóng. Giáo viên thường xun dự giờ trao đổi rút kinh nghiệm một cách thẳng thắng để cùng bàn bạc tìm ra phương pháp dạy học hay cho từng nội dung giảng dạy. Với mức độ phát triển của cơng nghệ thơng tin như hiện nay thì việc giáo viên tìm tòi học hỏi những sáng kiến kinh nghiệm của các bạn ở nơi xa cũng khơng phải là một chuyện q khó. Giáo viên chỉ cần chịu khó tìm hiểu thêm về Internet để biết cách truy cập mạng tìm những sáng kiến kinh nghiệm về đọc để có thể rèn luyện thêm về kĩ năng và phương pháp giảng dạy. 2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Từ những ngun nhân và biện pháp được nêu như trên, bản thân tơi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm như sau: - Giáo dục ý thức học tập cho học sinh. - Kèm cặp học sinh yếu kém. - Một số biện pháp giáo dục đối với học sinh cá biệt. - Rèn luyện về chun mơn nghiệp vụ của giáo viên. ► Như vậy muốn nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường thì chúng ta phải thường xun tổ chức nhiều chun đề hơn thế nữa, và mỗi giáo viên phải ý thức dự giờ các bạn đồng nghiệp nhằm trao đổi rút kinh nghiệm trong cơng tác giảng dạy. III. ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ: Thiết nghĩ, là một giáo viên thì chắc hẳn ai cũng muốn học sinh của mình ngoan và học giỏi, chính vì thế mỗi giáo viên phải khơng ngừng tìm tòi hơn nữa, tìm ra nhiều biện pháp để giáo dục học sinh của mình học tập tốt hơn. Để có thể vận dụng được những biện pháp trên nhằm nâng cao chất lượng học sinh tơi có một số kiến nghị như sau: - Về phía nhà trường: Chỉ đạo và theo dõi chặt chẽ cơng tác phụ đạo học sinh yếu kém, chỉ đạo cho các bộ phận đồn thể trong nhà trường thực hiện tốt vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục ý thức học tập cho học sinh. Thực hiện tốt phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực. Bên cạnh đó BGH nhà trường cần Giáo viên thực hiện: Tề Xốn - 5 Chuyên đề: “Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém ở trường THCS” thường xun tham gia các cuộc họp tổ chun mơn để tìm hiểu, trao đổi một số kinh nghiệm hay cho các giáo viên tham khảo và học hỏi, tìm hỏi tâm tư nguyện vọng của một số giáo viên mà có lẻ họ có những suy nghĩ, ý tưởng hay nhưng khơng có cơ hội để bày tỏ và trình bày. Từ những bước đi nhỏ như vậy thì chất lượng giáo dục ở nhà trường và chun mơn của các giáo viên ngày càng được nâng cao hơn. - Về phía Đồn – Đội: Phát động nhiều phong trào thi đua học tập trong học sinh đồng thời tạo nhiều sân chơi lành mạnh cho học sinh. Cùng phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để tìm ra những biện pháp giáo dục ý thức học tập, cũng như giáo dục đạo đức của các em. Đây là khâu rất quan trọng, bởi vì học sinh muốn học giỏi, ham học thì phải có ý thức và đạo đức tốt. - Về phía giáo viên chủ nhiệm: Tăng cường cơng tác giáo dục ý thức học tập của học sinh, phối hợp chặt chẻ với phụ huynh học sinh để kịp thời uốn nắn các em. Kết hợp với Đồn – Đội để tìm ra những biện pháp giáo dục ý thức học tập, cũng như đạo đức của các em. - Về phía giáo viên bộ mơn: Cố gắng học hỏi và tìm ra những biện pháp giáo dục có hiệu quả, thường xun theo dõi học lực của học sinh để so sánh và đánh giá mức độ tiến bộ của học sinh, phải thường xun rèn luyện nghiệp vụ sư phạm để giáo dục học sinh, phục vụ tốt cho cơng tác giảng dạy. ► Trên đây là “Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém ở trường THCS” nhằm nâng cao chất lượng học sinh, hy vọng rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến bổ ích và đóng góp giúp cho hồn thiện chun đề này để trường THPT Định An trong thời gian tới thực sự có chuyển biến tích cực về cơng tác phụ đạo học sinh yếu kém, góp phần hồn thành tốt cơng tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở (PCGD THCS) và nhiệm vụ năm học 2010 – 2011. Duyệt của BGH Định An, ngày 15 tháng 12 năm 2010 ……………………………………. Người thực hiện ……………………………………. ……………………………………. …………………………………… ……………………………………. Tề Xốn Giáo viên thực hiện: Tề Xốn - 6 . Chuyên đề: “Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém ở trường THCS” Chuyên Đề : “ Một số biện pháp phụ đạo học sinh yếu kém ở trườngTHCS” I. ĐẶT VẤN ĐỀ:. hình của học sinh. - Tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém: lập danh sách học sinh học yếu kém lên kế hoạch dạy phụ đạo cho các em, một mặt là giúp các

Ngày đăng: 27/11/2013, 15:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w